Hôm nay,  

Hoa Kỳ Nên Làm Gì Tại Iran?

20/06/200900:00:00(Xem: 8335)

Hoa Kỳ Nên Làm Gì Tại Iran"
Nguyễn Xuân Nghĩa

Mà có thể làm gì đã, và cho ai"
Một tuần sau cuộc bầu cử, Lãnh tụ Tối cao Iran là Giáo chủ Ali Khamenei đã lên lưới ra chiêu.
Trưa Thứ Sáu 19, ông dự thánh lễ trước công chúng và có bài thuyết pháp gay gắt. Ít khi nào mà vị Giáo chủ lãnh đạo một nước Cộng hoà theo thần quyền này - Cộng hoà theo Thần quyền" - lại nói chuyện công khai như vậy trước đám đông. Nhưng, tình hình Iran đang sôi sục và ông phải là người hạ hỏa để làm lắng dịu mọi chuyện. Giáo chủ Khamenei không làm như vậy, ông lấy lửa dập lửa!
Đại loại, Khamenei tái khẳng định lập trường là ủng hộ Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad - những ai phê phán chánh sách của Tổng thống là mặc nhiên phê phán chính ông - bác bỏ mọi lời cáo cuộc là đã có gian lận bầu cử hôm 12 - nếu có thì vài trăm ngàn phiếu chứ không thể 11 triệu lá phiếu được. Và chuyển đề tài ra chuyện quốc tế: các thế lực bên ngoài đang khai thác những khó khăn nội bộ của Iran - trong đó có cả ... truyền thông quốc tế "mà đa số trong tay bọn Do Thái gian xảo theo chủ nghĩa Zionism". Ba quốc gia bị kết án nặng nhất là Anh quốc, Hoa Kỳ và Israel.
Sau đó, ông ra tối hậu thư cảnh cáo dân biểu tình và các lãnh tụ của họ là phải chấm dứt chống đối, hoặc chịu trách nhiệm nếu có đổ máu. Nhiều nguồn tin từ bên trong cho biết là các đơn vị Vệ binh Cách mạng được lệnh báo động từ hôm 15 và nay Lực lượng Đặc biệt của họ đã tiến vào thay thế cảnh sát tại nhiều địa điểm trong thủ đô Tehran. Cuối tuần này sẽ là những ngày rực lửa của Mùa Xuân Tehran. 
Như vậy, sau cuộc bầu cử đầy tai tiếng, nay Khamenei đứng về phe Ahmadinejad, hăm dọa sẽ dùng bạo lực và gián tiếp tố cáo đối lập là để cho ngoại bang khai thác. Nôm na là "chống đối kết quả bầu cử là đồng lõa với bọn xấu nước ngoài", và "yêu nước là phải yêu Ahmadinejad..." Dù không mấy ngạc nhiên về lập trường cực đoan ấy của Khamenei, người ta vẫn có thể tự hỏi vì sao ông lại quyết định như vậy"
Chỉ vì bây giờ ông đã ở vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, lùi cũng chết mà tiến cũng nguy, ông quyết định là sẽ tiến. Iran có thể gặp cảnh mau đồ thịt rơi trong những ngày tới. Lực lượng Vệ binh Cách mạng sẽ lãnh nhiệm vụ tái lập trật tự để cứu đạo và cứu nước. Chế độ thần quyền của các Giáo chủ có thể tiêu vong vì phải được sự bảo vệ của một chế độ quân phiệt. Và dân Iran có khi tắm máu.
Trong hoàn cảnh ấy, Hoa Kỳ nên làm những gì"
***
HOA KỲ LÀ NHỮNG AI"
Có lẽ, chúng ta nên đặt lại câu hỏi. Ai làm, làm được những gì, và cho ai, vì mục tiêu gì"
Quyền lợi của Hoa Kỳ trong thế giới Hồi giáo là cần có một xứ Iran ôn hoà, không chống Mỹ, không chế tạo và phổ biến võ khí nguyên tử, không can thiệp vào Iran, không yểm trợ và xuất cảng khủng bố tại Palestine (qua lực lượng Hamas) và Lebanon (lực lượng Hezbollah) và không đòi tiêu diệt Israel. Lý tưởng hơn cả, Hoa Kỳ cần có một Iran làm đồng minh để cùng giải quyết ung nhọt Taliban tại xứ A Phú Hãn.
Ma mãnh hơn thế, Hoa Kỳ cần một xứ Iran thân Mỹ và đủ mạnh để lãnh đạo hệ phái Shia trong thế giới Hồi giáo hầu cân bằng lực lượng với các nước Á Rập Hồi giáo theo hệ phái Sunni (như Saudi Arabia, Egypt hay Jordan): hai khối cứ canh chừng nhau mà không tấn công quyền lợi của nước Mỹ.
Ngần ấy chuyện đều chưa thể có, dù bất cứ ai lên làm Tổng thống Iran, Mamoud Ahamdinejad hay Mir Hossein Mousavi. May lắm - mà chưa chắc - Mousavi sẽ có lập trường ôn hoà hơn với Mỹ để khởi sự tiến trình đàm phán theo lối vừa dọa vừa dụ, vừa đánh vừa đàm... Ít ra thì còn khá hơn Chính quyền của Ahmadinejad.
Nhưng Hoa Kỳ cũng là một siêu cường lý tưởng nên không thể chỉ nghĩ đến quyền lợi mà còn phải đề cao và bảo vệ các nguyên tắc đạo đức cao đẹp của nhân loại.
Hiến pháp Mỹ có quy định như vậy, lãnh đạo của nước Mỹ phải đếm xỉa tới đòi hỏi ấy để lên tiếng khi thấy có chà đạp nhân quyền, nhân phẩm hay sinh mệnh con người. Tố cáo nạn diệt chủng hay đàn áp là một yêu cầu về ngoại giao. Chỉ vì quyền lợi có khi là chính đáng mà nhắm mắt trước tệ nạn chính trị ở xứ khác là điều mà người Mỹ không chấp nhận được.
Đảng Cộng Hoà thì thực tiễn nhấn mạnh đến đòi hòi thứ nhất, đảng Dân Chủ thì lý tưởng nên thường chú ý đến đòi hỏi thứ nhì. Nếu dung hoà và cân nhắc được cả hai, thì nước Mỹ có một đối sách "lưỡng đảng". Phe "Tân bảo thủ" trong đảng Cộng hoà, gồm thành phần trí thức thiên tả của đảng Dân chủ bị thất vọng nên bước qua bên kia lằn ranh với chủ trương cực kỳ thực tiễn là dùng sức mạnh nếu cần thiết - hầu bảo vệ các nguyên tắc lý tưởng.
Vụ khủng hoảng tại Iran đang gây tranh luận ngay trong nội bộ từng đảng và từng phái của nước Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ không chỉ có chính quyền.
Người dân Mỹ có khả năng hoạt động rất lớn rất mạnh, cho những mục đích chính trị hay đạo lý mà họ đề cao. Họ lập ra các tổ chức phi chính phủ hay ngoài chính phủ để vận động cho mục tiêu ấy. Các tổ chức gọi tắt là NGO này cũng hoạt động mạnh trên thế giới, theo nghị trình và chủ trương của họ, không nhất thiết phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của chính quyền Mỹ. Họ đòi bảo vệ môi sinh, hoặc soi mói vào tình hình chính trị xứ khác - và ngay cả tại Mỹ - để tố cáo vi phạm nhân quyền, nạn khai thác lao động thiếu nhi, v.v... Họ cũng xung phong đưa người vào giúp đỡ xứ khác về giáo dục, xã hội và cả tôn giáo.
Chính quyền Mỹ có thể yểm trợ được các tổ chức này, hoặc tìm cách giảm thiểu những bất lợi nếu có mâu thuẫn về quan điểm, chứ không thể kiểm soát hay ngăn cấm được họ.
Bên cạnh phản ứng tự phát rồi đoàn ngũ hoá của tư nhân thành các cơ quan NGOs, Hoa Kỳ cũng có các doanh nghiệp làm ăn tại Mỹ và trên thế giới. Vì nhu cầu doanh lợi, các cơ sở này không thể coi thường phản ứng của quần chúng - hay giới tiêu thụ - mà tiếp tay chính quyền xứ khác để khai thác lao động hoặc kiểm soát người dân. Nếu dân Mỹ mà biết được sự đồng lõa ấy - thường thì qua sự phanh phui của các NGOs - họ sẽ có phản ứng bất lợi cho việc kinh doanh.
Vì vậy, các doanh nghiệp không thể không quan tâm đến chuyện an ninh hay xã hội của xứ khác và cũng phải suy nghĩ về cách phản ứng. Dù không kinh doanh tại Iran vì lệnh cấm vận của Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ vẫn phải theo dõi chuyện Iran. Trường hợp của Google, MicroSoft hay các doanh nghiệp về truyền thông là những thí dụ nóng hổi mà ta không quên được.
Cho nên, khi hỏi rằng Hoa Kỳ có thể làm gì, ta không nên quên ngần ấy thành phần, ở trong và ngoài chính quyền Mỹ. Mỗi thành phần có thể phản ứng một khác cho nên câu trả lời quả thật là không đơn giản...
Nhìn ra bối cảnh như vậy, ta có thể tìm hiểu về cách phản ứng.
***
VÕ CÔNG BA TƯ
Sau khi ngả về một phe, lập trường của Giáo chủ Ali Khamenei là làm một phép quy nạp để tấn công chính nghĩa của những người bất đồng chính kiến. Trước tiên là những người đang hiện hữu trong chính quyền Iran, như ba ứng cử viên tổng thống bị thất cử, hoặc nhân vật chủ chốt đằng sau hậu trường là Giáo chủ Ali Akbar Hashemi Ranfsanjani, nguyên Tổng thống Seyed Mohammad Khatami, hay Chủ tịch Quốc hội Majlis là Ali Larijani.
Nếu các nhân vật này tiếp tục phản đối kết quả bầu cử hoặc nhất định chống đối Ahamdinejad, họ... làm lợi cho địch, hai Đế quốc độc ác - Hoa Kỳ và Anh - và bọn Do Thái theo chủ nghĩa Zionism cực đoan, là Israel.


Đây là phép vu cáo cổ điển, nhưng cho thấy sự tuyệt vọng của Khameinei khi phải đưa yếu tố "thù trong giặc ngoài" vào cuộc đấu tranh nội bộ. Chính quyền Hoa Kỳ phải tránh rơi vào cái bẫy quá sơ đẳng ấy. Đấy là tính toán của Tổng thống Barack Obama ngay từ những ngày đầu của cuộc bầu cử: Hoa Kỳ không chọn phe nào trong cuộc tranh cử tại Iran.
Nhưng, Obama sẽ phạm sai lầm nặng nếu vẫn rón rén đứng ngoài sau khi Khamenei công khai đả kích Hoa Kỳ. Chính quyền Mỹ nên nói, phải nói, một cách chung chung cho phải đạo.
Tại Cairo vừa qua, Obama cố vuốt ve tự ái Hồi giáo để mở đường nói chuyện với Tehran, nay được các Giáo chủ trả lời một cách phũ phàng khi dàn cảnh cho Ahmadinejad tái đắc cử với tỷ lệ rất lớn. Đấy là một thất bại ngoại giao của chủ trương hòa dịu kiểu Obama. Nếu vì thất bại đó mà Chính quyền Mỹ nhảy ngay vào cuộc để phản đối kết quả bầu cử thì Hoa Kỳ chứng tỏ là mình non yếu trong phản ứng, và gây hậu quả "chống Mỹ" không có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ.
Nhưng khi nín thinh trước nạn đàn áp và nguy cơ tắm máu tại Iran để khỏi mang tiếng là có thiên vị, chính quyền Obama phạm sai lầm còn nặng hơn.
Nước Mỹ phải chính thức lên tiếng, rằng Hoa Kỳ tôn trọng quyền bầu cử của mọi dân tộc, trong đó có dân chúng Iran, dân Mỹ muốn là họ có quyền tự do đầu phiếu, và vì vậy không hề muốn bất cứ ai can thiệp bằng cách này hay các khác vào chuyện bầu cử hôm 12 vừa qua. Khi Khameinei tố cáo Hoa Kỳ về rối loạn trong nội bộ Iran, ông có hành vi vu cáo xuyên tạc.
Nghĩa là Mỹ cũng phải dõng dạc như Chính quyền của Thủ tướng Anh Gordon Brown khi họ lập tức triệu tập Đại sứ Tehran tới để phản đối và ông Brown lên diễn đàn trực tiếp trả lời. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao với Tehran nhưng không thiếu gì cách lên tiếng. Các lãnh tụ Âu Châu đã họp tại Bruzelles để lên tiếng về chuyện này, Mỹ không thể im được!
Nếu giữ im lặng thì lập trường tưởng rằng hòa dịu ấy sẽ được Tehran suy diễn và giải thích là "Mỹ có tật giật mình!"
Mà phản bác lời vu cáo ấy vẫn chưa đủ.
Hoa Kỳ phải nhắc tới quyền tự do và nhân quyền của toàn cầu để cảnh cáo Tehran về mọi quyết định sử dụng bạo lực chống lại chính người dân Iran. Thế giới có bổn phận bảo vệ dân Iran, Hoa Kỳ khẳng định như vậy và sẽ vận động Liên hiệp Âu Châu, Liên hiệp quốc hay các định chế quốc tế cho việc đó.
Chúng ta nhớ lại là dù chậm mất vài ngày, Chính quyền Ronald Reagan đã làm như vậy với chế độ Ferdinand Marcos - thân Mỹ - tại Philippines vào năm 1986. Sau đó là với chính quyền quân phiệt Nam Hàn, cũng thân Mỹ. Trong vụ lãnh đạo Bắc Kinh tàn sát dân biều tình tại Quảng trường ở Thiên an môn đầu tháng Sáu năm 1989, Chính quyền George H. Bush đã chấm dứt mọi chương trình thăm viếng và buôn bán võ khí với Trung Quốc. Dù chậm mất vài ngày nhưng ông Bush cha cũng có lên tiếng khi Liên bang Xô viết thời Chủ tịch Michail Gorbachev và Tổng thống Cộng hoà Nga Boris Yeltsin trong liên bang bị bọn phản động đảo chánh ngày 19 tháng Tám năm 1991....
Hoa Kỳ cần lên tiếng, một cách rất chung chung trên nền tảng của đạo lý và như vậy mới đúng là thi triển võ công Ba Tư, cho dân tộc Ba Tư - và cho người Hồi giáo.
Rất mau mắn, Quốc hội Hoa Kỳ có thể ra nghị quyết phản đối khi dân Iran bị đàn áp. Là chuyện đã xảy ra, với hai nghị quyết của hai viện trên dưới.
Nhưng, xin đừng quá sốt sắng theo chiều hướng dại dột truyền thống của Quốc hội này là lồng vào nghị quyết một điều khoản viện trợ để phát huy dân chủ tại Iran, hoặc lật đật gia tăng ngân sách cho đài phát thanh Farda bằng tiếng Ba Tư.... Chuyện ấy đáng lẽ phải làm từ trước.
Bây giờ mới phản ứng như vậy thì rõ là... phản động, và chỉ chính trị hoá truyền thông hay các tổ chức NGOs. Tai hại nhất là lại còn đòi tài trợ các tổ chức đối lập tại Iran. Làm như vậy là khoác cho họ nhãn hiệu "tay sai Mỹ" và đâm sau lưng phong trào dân chủ. Phải tin rằng người dân Iran có khả năng tìm ra con đường dân chủ của họ mà khỏi cần Quốc hội Mỹ dẫn đắt!
Đấy là về mặt dương của thế đánh, đầy tính chất đạo đức và không tập trung vào chuyện bầu bán hoặc đấu tranh dân chủ của Iran. Bây giờ, về mặt âm nhu...
Chính quyền Tehran đã ra lệnh kiểm soát báo chí và khép lại các cổng giao lưu điện tử để ngăn chặn tin tức bên trong. Cả thế giới đều biết vậy và đang cố xuyên thủng bức màn che giấu này để phòng ngừa một vụ thảm sát nữa.
Trong các quốc gia trên thế giới, Mỹ có khả năng kiểm thính cao nhất để có thông tin thực tế về hiện tình Iran. Khi ta nghe nói đến việc dân chúng Iran liên lạc bằng email hay cell phone với nhau thì mình phải đoán rằng nếu muốn, các cơ quan an ninh của Mỹ có thể đã nhặt được các thông tin này trên không gian điện toán. Họ có khả nănh theo dõi rất sát, và... cứ để nguyên nếu an ninh Mỹ không bị đe dọa. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng có nhiều đường dây liên lạc với các tổ chức hay sắc tộc đang hoạt động bên trong Iran. Vì vậy, Mỹ vẫn có cách gây ảnh hưởng và tất nhiên là họ đã làm và nếu đã làm thì không nói!
Nhưng sẽ làm sai như đã làm sai khi hà hơi tiếp sức cho nhóm này người kia.
Không nên "nuôi người của mình" bên trong hàng ngũ địch. Ngược lại, nên tạo điều kiện cho mọi người, bên trong lẫn bên ngoài các nhóm đấu tranh, đều có thông tin chính xác và rộng rãi về sự thể ở mọi nơi. Không nên đi tìm hay đào tạo ra lãnh tụ cách mạng thân Mỹ mà chỉ cần giúp cho mọi người, kể cả những người ít anh hùng tính hay tham vọng, đều biết được sự thật. Họ sẽ sử dụng sự thật ấy.
Từ chính quyền qua Quốc hội tới các cơ quan hữu trách, ta thấy Hoa Kỳ có nhiều cách phản ứng.
Nhưng đạt hiệu quả lớn mà rủi ro chính trị nhỏ là nên tạo điều kiện cho tư nhân, các hội thiện, các tổ chức NGOs hay doanh nghiệp có thể bạch hoá sự thật bên trong bức màn bưng bít của các Giáo chủ. Các tổ chức tư nhân có thể công khai trình này giải thích và hướng dẫn mọi người về kỹ thuật vượt qua được sự ngăn chặn thông tin. Nghiên cứu về kỹ thuật kiểm soát của... Trung Quốc khi Bắc Kinh e sợ dân chúng kỷ niệm 20 năm vụ Thiên an môn cũng là một cách giúp cho dân Iran. Phổ biến danh mục và địa chỉ của các Twitter, hay bloggers liên hệ đến Iran cũng vậy..,
Nếu nam nữ sinh viên học sinh có thể liên lạc qua điện thoại di động hay điện toán cá nhân, qua Twitter, Facebook, YouTube hay Internet, thì việc thông tin và huy động của họ sẽ hữu hiệu hơn. Mà không biến họ thành âm binh cho những "âm mưu của Mỹ"! Đây là đòn âm nhu mà công khai và phổ biến khắp mọi nơi, thì kết quả sau cùng là dân Iran vẫn có lợi, hệ thống cai trị độc đoán của các Giáo chủ bị thách đố.
Cách mạng vốn là nhiệm vụ của toàn dân, không của một số người thân Mỹ. Nhưng cuối cùng thì Hoa Kỳ vẫn gặt hái được thành quả cách mạng khi Iran có thay đổi về chính trị. Đó là thực tế của nước Mỹ, của người Mỹ.
Sau cùng, chuyện Iran thật ra... không xa chuyện Việt Nam! Chúng ta nên theo dõi tình hình xứ này từ nhiều khía cạnh khác nhau để ngẫm nghĩ xem là khi Việt Nam hữu sự - với Bắc Kinh đứng sau lãnh đạo Hà Nội - người ta có thể làm gì được cho bà con ở nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.