Hôm nay,  

Quốc Hội Mỹ Nghe Thảo Luận Về Nhân Quyền Tại Việt Nam

03/04/200900:00:00(Xem: 4508)

Quốc Hội Mỹ Nghe Thảo  luận về Nhân Quyền tại Việt Nam
Tuyết Mai


Hình ảnh trong buổi thảo luận nhân quyền.
Hoa Thịnh Đốn.- Congressional Vietnam Human Rights Caucus gồm các Dân biểu Quốc Hội HK: DB Zoe Lefgren, DB Loretta Sanchez, DB Chris Smith và DB Cao Quang Ánh đã bảo trợ một cuộc thảo luận, chuẩn bị những câu hỏi cho một cuộc chất vấn CSVN về "Nhân Quyền ở VN" trước Liên Hiệp Quốc vào ngày 8 Tháng 5, 2009 tại Geneva.  Cuộc hội luận  này được tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày 1 Tháng Tư, 2009 tại Văn Phòng Quốc Hội HK, Cannon HOB, Room 234.
Được biết theo sự thay đổi mới,  mỗi năm Liên Hiệp Quốc họp các quốc gia thành viên để thảo luận về vấn đề  "Nhân Quyền". Năm nay vào ngày 8 Tháng 5, 2009, CSVN sẽ được mời ra trước LHQ để các quốc gia, các tổ chức nhân quyền địa phương hay thế giới, chất vấn  vấn đề Nhân  quyền ở VN. Mục đích buổi thảo luận này ở Quốc Hội HK là để trao đổi ý kiến, chuẩn bị những câu hỏi quan trọng sẽ đựơc đặt ra đối với Chính quyền CSVN tại  Geneva. 
Ban tổ chức buổi thảo luận này là Ông Scott Flipse, Senior Staff  US Commission for International Religious Freedom và Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản. 
Tham dự trong trong buổi  hội thảo có  bốn nhóm chính:
1.Congressional Vietnamese Human Rights Caucus gồm có Dân biểu Lofgren (D) CA, DB Smith (R ) New Jersey, DB Cao Quang Ánh (R) Louisiana. DB Sanchez bận việc ở Homeland Security.  Bà Felicia Gaer, Chair of Commissioners for USCIRF; Hans-Joachim, Hogrefe , Senior Staff for Tom Lantos, Congressional Human Rights Commissionon Foreign Affairs Committee; Bà Leo, Acting Director for DHRL, State Dept và Ông Brett Blackshaw, Chief Officer at VN desk, State Dept.; Bà Andrea Worden, Counselor of Executive Congressional Commission on China…
2. Về phía VN có Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐVN/HTĐ, MD&VA; Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Nghị Hội; Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển; Đại diện Hội Khmers Kampubhea Krom Federaltion  và nhiều vị sư từ New Jersey…
3. Nhiều vị đại diện các tòa đại sứ Austria, Romania, Estonia, Bulgaria, Mexico, Greece, Poland.
4. Nhiều tổ chức NGOs như Bà Sophie Richardson, Asia Director of Human Rights Watch; Washignton,  Director of Reporters Without Border; Rebecca Vo, Program Officer of Freedom House; Jim Geheren, Executive Director of Initiatives for China; Maran Turner, Executive Director of Freedom Now…
Mở đầu Bà Felicia Gaer, Chủ Tịch Ủy Hội HK về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế trình bày, LHQ đã hủy bỏ Cao Ủy Nhân Quyền, thay  thế bằng tổ chức mới là Hội Đồng  Nhân Quyền LHQ (Human Rights Council), mỗi năm có buổi duyệt xét sự tiến triển về nhân quyền của các quốc gia thuộc LHQ. Vào  Tháng 5, 2009  là đến  lượt  của VN, nghĩa là đại diện VN sẽ ra trình diện để  mọi người, đại diện các quốc gia, các tổ chức,  chất vấn về vấn đề nhân quyền ở VN. 
Bà Gaer cho biết mục đích của buổi họp là để  chúng ta trao đổi ý kiến, chuẩn bị đưa ra những câu hỏi quan trọng về nhân quyền với  Hà Nội. Trước đây trong những buổi họp về nhân  quyền ở LHQ,  chúng ta nói lên những nguyện vọng của chúng ta và liệt kê danh sách những nạn nhân bị bỏ tù , bị đánh đập vv…nay những vấn đề này coi như đã được biết rồi,  vì trong năm những tổ chức như Human Rights Watch, Phóng Viên Không  Biên Giới hay Freedom Now…đã báo cáo những vi phạm rồi. Vì vậy trong buổi họp về nhân quyền sẽ không nhắc lại những vụ vi phạm nữa, mà chúng ta chỉ chất vấn, tìm hiểu vấn đề dưới hình thức đặt câu hỏi như vấn đề này, nọ đã đi đến đâu  vv…


Người giữ trọng trách  ghi nhận, thu thập  tất cả những câu  hỏi đề nghị là Tiến sĩ Scott Flipse, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế . Ông sẽ đúc kết thành một bản tổng kết rồi chuyển cho  tất cả những tổ chức, những người có mặt trong buổi họp và sẽ đưa ra trước LHQ vào tháng 5 tới đây .  
DB Zoe Lofgren (D) CA, DB Smith ( R) New Jersey đã phản đối  khá nhiều về vấn đề không dược tự do trên mạng ở VN. Hà Nội đang có luật được quyền nói chuyện cá nhân chứ không được nói chuyện chính trị trên mạng. Bà Lofgren cho biết, mới đây bà và nhiều dân biểu đã ký tên chung trong một thư  gởi cho Yahoo và Google yêu cầu họ phải bảo vệ quyền tự do tư tưởng của những người dùng  hệ thống của họ.  DB Cao Quang Ánh cũng ủng hộ luật tự do trên mạng. DB Smith cho biết, trong vài ngày nữa ông sẽ đưa ra dự luật về Nhân quyền cho VN.  Trước đây ông đã đưa ra ba dự luật nhân quyên cho  VN,  đã thông qua Hạ Viện dễ dàng nhưng không qua được Thượng Viện .
Cả ba vị dân biểu Lofgren, Smith và Cao quang Ánh đã đồng ý là sẽ đề nghị đưa  Hà Nội trở lại danh sách các quốc gia đáng quan tâm (CPC).
Giáo Sư  Nguyễn Ngọc Bích có đưa ra câu hỏi, nếu trước buổi họp ở LHQ, CSVN tránh né không trả lời thì sao". Bà Gaer trả lời, có một số các quốc gia tìm cách tránh né không trả lời. Tuy nhiên họ cũng cố gắng trả lời nếu câu hỏi đó là vấn đề quan tâm của thế giới.  Họ cố gắng trả lời để bảo vệ lập trường của họ. Vấn đề thứ hai là câu hỏi có cụ thể không, nếu hỏi khơi khơi thì họ dễ tránh né. Vấn đề thứ ba là thời gian trả lời có giới hạn, họ sẽ đưa người phe họ đặt câu hỏi, có lợi cho họ Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị để đưa những câu hỏi quan trọng ra trước LHQ.
Vấn đề đáng lưu tâm  trong buổi thảo luận này là có sự đổi mới trong sinh hoạt "Nhân Quyền" ở LHQ. Trước kia chỉ có quốc gia thành viên mới được quyền đặt câu hỏi.  Bây giờ thì những  tổ chức phi chính phủ NGOs  hay bất cứ tổ chức nhân quyền địa phương hay  thế giới nào có ghi danh, có mặt đều có quyền đặt câu hỏi.  Vấn đề bây giờ là chất vấn, đặt câu hỏi , chứ không đưa danh sách tố cáo vi phạm nhân quyền như trước đây. 
Vì vậy chúng ta phải đặt những câu hỏi mà CSVN không chối cãi được, chẳng hạn như CS có luật "Tự do tôn giáo", những tôn giáo  nào chưa  được công nhận thì có quyền ghi danh xin chính phủ cho hoạt động.  Chúng ta hỏi, từ đó đến nay CSVN đã cấp  bao nhiêu giấy phép cho các tổ chức tôn giáo ở VN được hoạt động"….
Tiếp theo là phần phát biểu của Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình,  Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Bà Nguyễn Ngọc Giao và đại diện của phái đoàn KKKF…
Sau buổi hội thảo, BS Bình đề nghị các Dân Biểu gữi một lá thư tới Bộ Trưởng Ngoại Giao Clinton, Ambassador Rice,  US Mission in Geneva, các Tòa đại sứ và  ủy ban các nước trong LHQ kèm theo các câu hỏi đã được soạn thảo, nhằm khuyến khích các quốc gia trong đó có Mỹ, đặt nhiều câu hỏi về nhân quyền ở VN trong buổi điều trần của CSVN trước LHQ, tại Geneva  vào Tháng 5 sắp  tới đây.
Bác sĩ Bình đề nghị, chúng ta cần tiếp tay nhau, đóng góp nhiều câu hỏi thiết thực và vận động mạnh với nhiều quốc gia quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở VN. Muốn biết thêm chi tiết hay đóng góp câu hỏi, xin liên lạc:
Bs Nguyễn Thể Bình binhnguyenmd@gmail.com
hay Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích  nguyennbich37726@aol.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.