Hôm nay,  

Biện Pháp Tiền Tệ Bất Thường

04/12/200800:00:00(Xem: 6505)

Biện pháp Tiền tệ Bất thường

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...Mỹ kim vẫn sẽ lên giá mạnh và chỉ tạm đứng giá vào giữa năm tới...
 Thứ Hai đầu tháng 12, Hoa Kỳ xác nhận là kinh tế đã chính thức trôi vào suy trầm kể từ tháng 12 năm 2007, tức là từ 12 tháng trước. Trong phương thức đối phó, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp tiền tệ bất thường khiến người ta nghĩ đến trường hợp Nhật Bản mươi năm trước, khi kinh tế bị giảm phát, hàng họ xuống giá mà vẫn ế và thất nghiệp kéo dài. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu biện pháp tiền tệ đó và về triển vọng hồi phục của kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, thế là kinh tế Hoa Kỳ đã chính thức trôi vào nạn suy trầm từ năm ngoái như thế giới vừa được thông báo hôm Thứ Hai mùng một tháng 12. Vì sao kinh tế của một siêu cường như Hoa Kỳ bị suy trầm cả năm sau rồi bây giờ ta mới được biết"
- Ông nêu ra một câu hỏi rất hay vì giúp ta nhìn ra vấn đề hầu tránh được những suy đoán hay lý luận sai và gây thiệt hại cho mình. Thứ nhất, khi nghiên cứu sinh hoạt kinh tế về dài, các nhà kinh tế nghiệm thấy là đà sản xuất có lúc tăng thì cũng có lúc giảm. Sự thăng giáng này thường xảy ra một cách định kỳ, theo khái niệm "chu kỳ kinh doanh". Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ thì từ hơn 150 năm nay, bình quân kinh tế thịnh đạt 38 tháng liền thì cũng sa sút mất 17 tháng. Nhờ sự hiểu biết ấy, từ ba chục năm nay người ta đã có phương cách ứng phó khi kinh tế trôi vào chu kỳ sa sút nên nạn suy trầm mới chỉ xảy ra có bốn lần, lần thứ bốn là bây giờ.
Hỏi: Thế suy trầm là gì" Vì sao có người gọi là suy thoái"
- Suy thoái là "depression" là khi có sự thoái lui, một tình trạng sa sút nặng nề và tổng quát. Suy trầm là khi sản xuất đình đọng trầm lắng, nếu ta nhớ vậy thì dễ hiểu và không dùng chữ sai gây ấn tượng bi quan vì nếu gọi recession là suy thoái, khi kinh tế bị depression thì ta gọi là gì" Về suy trầm hay recession, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF định nghĩa là khi đà tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa GDP suy giảm trong hai quý liền, tức là trong sáu tháng liền. Định nghĩa chính thức đó được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. Hoa Kỳ lại khác. Họ có một cơ quan nghiên cứu tư nhân, gọi là National Bureau of Economic Research hay NBER, chuyên phân tích các chu kỳ kinh tế. Họ định nghĩa suy trầm là khi tồng sản lượng GDP sút giảm trong sáu tháng liên tục, sự sút giảm ấy được ghi nhận ở các yếu tố như thất nghiệp tăng, lương bổng đình đọng và số lượng hàng bán lẻ sa sút.
- Nói chung, cả hai cách đo đều có một nét là ta chỉ biết sinh hoạt kinh tế có suy trầm hay chưa sau khi thu thập dữ kiện, phân tích và điều chỉnh lại cho chuẩn xác. Cho nên, khi có đủ dữ kiện kết luận là kinh tế bị suy trầm thì thực tế có khi đã ra khỏi suy trầm mà mình chưa kịp đếm, kịp biết. Nếu không khéo đối phó, như bệnh nhân đã khỏi mà cứ bắt uống thuốc, thì có khi mình lại gây ra hậu quả xấu.
Hỏi: Lần này, nạn suy trầm kéo dài suốt một năm mà nay mình mới biết. Thế thì trong các đợt suy trầm trước đây, kinh tế Hoa Kỳ đã bị lâu hay mau"
- Theo định nghĩa của Văn phòng NBER thì lâu nhất là trận suy trầm hai năm, từ tháng Giêng  năm 1980 tới tháng 11 1982. Ngắn nhất là tám tháng suy trầm tính tới tháng Ba năm 1991. Mới nhất là sau khi bể bóng đầu tư cổ phiếu năm 2000 rồi Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công năm 2001, là một vụ suy trầm kéo dài 12 tháng. Dù sao, nếu kinh tế Hoa Kỳ đã bị suy trầm từ cuối năm ngoái, tức là sa sút trong 12 tháng liền, thì tình hình có thể sẽ sáng sủa hơn từ giữa năm tới trở đi. Sở dĩ như vậy là vì từ ba tháng nay, do hậu quả của khủng hoảng tài chính, Mỹ đã tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế chưa từng thấy từ mấy chục năm nay.
Hỏi: Nhưng ông giải thích thế nào về sự kiện dư luận Hoa Kỳ và thế giới lại e ngại là kinh tế toàn cầu có thể bị suy xụp mạnh và thậm chí bị nạn giảm phát như Nhật Bản đã từng bị" Một trường hợp như vậy có thể xảy ra không"
- Nhật Bản bị bể bóng cổ phiếu từ năm 1991 và ba lần chống đỡ mà không xong nên mới bị nạn giảm phát, deflation. Lần đầu là từ 92 đến 94, lần hai là từ 95 đến 96 và lần ba là từ 97 đến 99. Sau khi hạ lãi suất gần với số không, mãi tới năm 2002 đến 2006 họ mới tìm ra liều thuốc là bơm thẳng tiền vào kinh tế. Họ gọi đó là "lượng đích kim dung hoà hoãn chính sách", Mỹ gọi chính sách đó là "quantitative easing" mà ta có thể dịch là biện pháp "gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng". Nôm na là không chỉ hạ lãi suất cho đồng tiền trở thành rẻ hơn, là biện pháp định phẩm, mà còn định lượng là bơm thẳng tiền vào doanh nghiệp. Đây là biện pháp rất đặc biệt hãn hữu và xuất phát từ bài học thất bại của Nhật Bản ngày trước. Dù không dùng từ ngữ đó, hôm Thứ Hai vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ đã thông báo chính sách này. Mà cũng cần nói rằng đây là chính sách đang được Ngân hàng Trung ương ECB của Âu Châu và Ngân hàng Trung ương của Anh quốc áp dụng. Đề tài này khá chuyên môn nên tôi không rõ là mình có nên trình bày ở đây không"


Hỏi: Chính là vì nó quá chuyên môn nên xin ông phân tích cho thính giả hiểu vì sao lại hãn hữu và liệu có công hiệu không" Trong nhiều chương trình trước, ông có nói đến bốn loại biện pháp kích thích kinh tế, đầu tiên là tiền tệ; vậy biện pháp gia tăng lưu hoạt tiền tệ có định lượng này có thuộc loại giải pháp tiền tệ ấy không" Và có triển vọng gì không"
- Biện pháp tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương là trước tiên hạ lãi suất. Khi đã giảm lãi suất gần tới số không mà chưa công hiệu thì kinh tế có thể bị rơi vào hoàn cảnh các kinh tế gia gọi là "bẫp xập tiền tệ", tức là có tiền đó mà không ai dám xài, cũng bất lực tựa như ta đẩy một sợi dây, là trường hợp Nhật Bản. Khi đó ta có loại biện pháp bất thường cũng trong lĩnh vực tiền tệ.
- Thứ nhất, là cho dân chúng biết rằng lãi suất ngắn hạn ấy sẽ được duy trì rất lâu ở mức thấp đó để mọi người nghĩ rằng lãi suất thấp sẽ đẩy lạm phát. Công dụng của lời phát biểu là khiến cho thiên hạ sợ lạm phát làm đồng tiền mất giá, nên hết dám ghim trong nhà mà đem ra xài. Thứ hai là Ngân hàng Trung ương có thể in thêm bạc đem ra mua lại các tài sản đầu tư tài chính. Tất nhiên, không ai nói là "in bạc" theo lối thô thiển như vậy mà nói là "gia tăng bảng kết toán tài sản" của Ngân hàng Trung ương. Thực chất vẫn là Ngân hàng Trung ương đem tiền ra chợ mua lại tài sản của các doanh nghiệp tài chính để khai thông ách tắc tín dụng hay nạn cạn kiệt thanh khoản. Thứ ba, ngay trong cấu trúc các loại tài sản được mua lại, Ngân hàng Trung ương có thể chọn mua những khí cụ tài chính có kết quả kích thích kinh tế cao nhất. Thí dụ là ào ạt mua công khố phiếu dài hạn khiến phân lời sút giảm, tức là làm lãi suất dài hạn của nhiều loại tín dụng cũng giảm với kết quả tương tự như hạ lãi suất ngắn hạn. Loại biện pháp bất thường này đã được Ngân hàng Trung ương Mỹ áp dụng từ tháng Chín. So sánh với Nhật Bản là mất 10 năm xoay trở mới đi tới đó, Hoa Kỳ và Âu Châu đã phản ứng nhanh hơn, nhất là Hoa Kỳ, vì quy chế độc lập của hệ thống Ngân hàng Trung ương, tức là Hội đồng Dự trữ Liên bang.
Hỏi: Nhưng nếu ta hiểu không lầm thì biện pháp ấy có thể thổi lên nguy cơ lạm phát hay không"
- Chính vì vậy mà mình mới nói đến việc cho con bệnh uống thuốc khi bệnh đã lui thì nguy lắm! Thực tế thì nguy cơ lạm phát đã giảm trong các nước công nghiệp vì thương phẩm hạ giá, dầu thô tuột giá hai phần ba trong năm tháng có góp phần cho hiện tượng đó. Nói cho đơn giản và quá khich, giới hữu trách còn mong là vì thị trường sợ lạm phát mà đem tiền ra đầu tư tiêu thụ nhiều hơn hầu khỏi gây ra nạn giảm phát còn đáng sợ hơn lạm phát.
Hỏi: Nhưng nếu Mỹ áp dụng biện pháp tiền tệ ấy thì đồng bạc của Mỹ có bị mất giá hay chăng" Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là ở tại Việt Nam.
- Trên nguyên tắc, khi lãi suất hạ và tiền nhiều thì trị giá đồng bạc phải giảm. Nhưng đô la Mỹ sẽ mất giá là so với ngoại tệ nào khi mà các nền kinh tế kia còn sa sút hơn kinh tế Mỹ" Tiền Mỹ chỉ mất giá khi lạm phát tại Mỹ cao hơn các xứ khác là điều chưa và khó xảy ra. Tôi thiển nghĩ Mỹ kim vẫn sẽ lên giá mạnh và chỉ tạm đứng giá vào giữa năm tới khi kinh tế Mỹ ra khỏi suy trầm.
Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông: dựa trên cơ sở gì mà ông vẫn lạc quan tin rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ ra khỏi suy trầm"
- Vì cuộc tranh cử, dân Mỹ mất một năm bi quan than khóc và gây hốt hoảng cho các thị trường và khủng hoảng cho hệ thống tài chính. Cuộc tranh cử đã xong, nước Mỹ sẽ có lãnh đạo mới và có nhiệm vụ quản lý kinh tế nên hết dự báo thảm kịch làm dân chúng sợ hãi. Khi tin tức suy trầm được công bố hôm Thứ Hai, ta còn thấy ra là tình hình không thể là một vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933 như đã từng cảnh báo. Và với quyết định tiền tệ khá đặc biệt mình vừa trình bày, tương lai sẽ không là một vụ suy thoái kéo dài như Nhật Bản đã bị. Thứ ba, sau cả ngàn tỷ Mà Hoa Kỳ đã  tung ra, Chính quyền mới của Tổng thống Barack Obama có nhu cầu kích thích kinh tế rất mạnh, với kế hoạch có thể lên tới 500 tỷ là ít, để lập thành tích trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2010.
- Thứ tư, sau sáu tháng kiềm hãm sản xuất liên tục vì dự báo số cầu sút giảm, doanh nghiệp chế biến sẽ phải tái lập tồn kho kể từ quý hai năm tới trở đi, tức là sẽ nâng mức sản xuất và tuyển dụng. Thứ năm, vì số cầu sút giảm, hàng hóa giảm giá sau khi đã tăng trong sáu tháng đầu năm nay do e sợ lạm phát. Hiện tượng giảm giá ấy cũng sẽ kích thích tiêu thụ trong bối cảnh chung là lãi suất ngắn và dài hạn cùng hạ. Vì vậy, tin xấu vừa loan cũng thông báo là đêm dài đang chấm dứt. Dù sao, ta sẽ không thấy kinh tế tăng trưởng mạnh như sau mấy lần suy trầm trước và dân Mỹ sẽ thận trọng hơn khi tiêu xài và khi phán đoán những hứa hẹn của các chính trị gia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.