Hôm nay,  

Kiều Hối Gửi 10 Tỉ Về Năm 2007 CS Đẩy Mạnh Tuyên Truyền

02/06/200800:00:00(Xem: 6823)
Lượng tiền từ Việt Kiều gửi về đã giúp thúc đẩy kinh tế VN, theo một bản tin trên báo ĐCSVN hôm 28-5, dựa theo phúc trình của Vụ tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại Giao.

Bản tin ghi là "Theo thống kê của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2007, lượng kiều hối gửi về qua kênh chính thức lên tới 6,1 tỷ USD, cao gấp 157 lần so với năm 1991, mức tăng bình quân liên tục trong 16 năm qua là 37%/năm. Dự báo lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2008 sẽ tăng lên mức trên 6 tỷ USD. Điều này cho thấy kiều hối vẫn được xác định là nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế." Tuy nhiên, nhà nước nhìn nhận rằng thực tế, con số thực của kiều hối gửi về VN có thể là 10 tỉ đô la.

 Bản phúc trình cũng phân tích rằng kinh tế Việt Nam nhờ đó đã hưởng lợi nhiều phần so với các  tiền đầu tư khác, vì tiền Việt Kiều gửi về là cho không, khỏi cần nhà nước đầu tư và không điều kiện gì, theo bài báo:

"Trong các nguồn lực thì kiều hối là kênh ngoại tệ mạnh, tập trung vốn đầu tư cho đất nước mà không có một kênh thu hút nào có thể sánh nổi.

Đối với kênh xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng hóa, vận chuyển ra nước ngoài, thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu bị kiện bán phá giá của nước ngoài, ngoài ra còn chi phí tiếp thị, quảng cáo v.v.. Còn chưa kể đến một lượng ngoại tệ không nhỏ chi cho việc nhập nguyên vật liệu để sản xuất và tiêu dùng.

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì vốn là của nhà tư bản nước ngoài, vốn họ thu hồi, lãi họ hưởng, nếu không xuất khẩu được thì sẽ cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước. Qua kênh này chúng ta chủ yếu được lợi nhờ thu thuế, giải quyết việc làm, tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý v.v..

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là một kênh vốn quí giá, vừa được vay trong thời gian dài, vừa có lãi suất thấp, có thời gian ân hạn tới 10 năm, ngoài ra còn một phần (khoảng 10%) là viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên việc giải ngân của kênh vốn này không đơn giản. Phần lớn vốn đầu tư là vốn vay, đặc biệt nếu sử dụng không hiệu quả thì vốn vay mới cũng chỉ để trả nợ cũ và để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu."

Và tiền này cứ tăng liên tục. Bản tin nói là kiều hối là một nguồn lực lớn và có tốc độ tăng nhanh liên tục qua từng năm.

Trong 17 năm qua, lượng kiều hối được gửi về Việt Nam qua kênh chính thức đến nay đã lên tới 29,4 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1988 và cao gấp rưỡi lượng vốn ODA được giải ngân từ năm 1993. Trong khi con số thực cao hơn rất nhiều. Riêng năm 2006, theo số liệu điều tra của tờ New York Times (Mỹ), tổng số tiền Việt kiều gửi về nước là 6,82 tỷ USD, đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ tư châu Á.

Bản tin nói là có hai nguồn kiều hối chính bơm tiền  về: từ người lao động xuất khẩu và từ Việt Kiều, hoặc gửi về hoặc khi mang theo khi về thăm nhà.

Thứ nhất là nguồn kiều hối từ những người xuất khẩu lao động. Năm 2005, có 4 tỷ kiều hối thì trong đó 1,7 tỷ là từ xuất khẩu lao động, chiếm 1/3. Trong vòng 5, 6 năm nay Nhà nước mới thực sự đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Có nhiều khả năng năm 2008 tỷ lệ 1/3 này sẽ không thay đổi, thậm chí sẽ còn tăng lên. Lí do là vì mấy năm gần đây, số lượng người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ngày càng tăng.

Nguồn xuất khẩu lao động chủ yếu là nông dân nên số tiền gửi về sẽ được trực tiếp đổ vào khu vực nông thôn và cải thiện đời sống khu vực này. Nhiều gia đình đã xây nhà cửa khang trang, mua sắm phương tiện đi lại, tậu trâu tậu bò, có tiền cho con cái ăn học, ngoài ra sẽ được đem gửi tiết kiệm.

Thứ hai là nguồn kiều hối từ Việt kiều ở hải ngoại là những người vượt biên năm 1975. Phần đông những người này trước khi vượt biên đều sinh sống ở đô thị nên tiền chuyển về cũng có địa chỉ tại các đô thị lớn.

Số tiền này có hai ý nghĩa: thứ nhất là giúp cải thiện đời sống ngắn hạn cho gia đình, thứ hai là đầu tư nhà đất, chứng khoán, kinh doanh. Ý nghĩa thứ hai có tác động tích cực đến nền kinh tế mặc dù cũng góp phần đẩy giá nhà đất lên cao. Trong khi ở ý nghĩa thứ nhất, nhiều khả năng chỉ làm gia tăng nhập siêu vì nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ tăng.

Bài báo nhìn nhận, "Với việc kiều hối chuyển qua đường chính thức có thể lên đến 7 tỷ USD trong khi qua đường không chính thức lên đến 10 tỷ USD, khiến người ta phải kinh ngạc về tiềm lực kinh tế của người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài."

Bài báo cũng nói là con số thống kể lúc nào cũng ít hơn con số thực, và ước đoán tiền Việt Kiều gửi về có thể là tới 10 tỉ đô năm 2007, vượt xa tiền FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) và tiền ODA (tiền viện tor75 pháp triển):

"Theo nhiều nguồn thống kê không chính thức, năm 2007 Việt Nam nhận 5 tỷ vốn FDI thực hiện trên thực tế, 10 tỷ kiều hối chuyển về thực tế, 3 tỷ ODA thực hiện thực tế."

Và đó là lý do nhà nước muốn thò tay ra hải ngoại, bản tin kết luận:

"…Hiện nay Việt Nam có hơn 3 triệu kiều bào sinh sống ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có gần 300.000 trí thức, là những người được học hành, đào tạo bài bản ở những nước tiên tiến. Trong thời gian tới cần có giải pháp thích hợp nhằm làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để các thế hệ Việt kiều trở về thăm quê hương và chuyển tiền về giúp đỡ thân nhân, xây dựng quê hương, đất nước."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
Vào đầu năm tới, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Việt Nam, một ngôi sao đang lên". Hội nghị do tạp chí chuyên đề nổi tiếng
Sau khi thành công chế tạo bom áp nhiệt, một loại vũ khí quan trọng đã giúp giảm thiểu số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ
Vì thời tiết ẩm ướt đang đến, các giới chức tiểu bang và liên bang thúc giục cư dân tiểu bang California bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn năm 2007
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.