Hôm nay,  

Chúng Ta Thử Rút Được Bài Học Gì Từ Biến Cố 30/4/1975?

28/04/200800:00:00(Xem: 9143)

Tôi  thấy có hai loại bài học về biến cố 30 tháng 4,1975, một loại giúp cho mình hiểu về nguồn gốc của vụ đó, và một loại khác giúp mình suy đoán về tương lai của Việt Nam và Hoa Kỳ.

Bài Học Thứ Nhứt:

Có lẽ sau 33 năm  Cộng Sản thống trị đưọc cả nước Việt Nam, phần lớn người ở trong nước thấy không có ích lợi gì để nghiên cứu các nguyên nhân gây sự bại trận của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa  .

Theo tôi có hai người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với sự thất bại của một chế độ như Việt Nam Cộng hòa, có một quân đội lớn và mạnh .

Người đóng góp cho sự thất bại ấy nhiều nhứt là Henry Kissinger. Hồi tháng 5 / 1971, Kissinger đã đề nghị rằng sau khi quân đội Mỹ rút về Hoa Kỳ, thì Chánh phủ Hà Nội sẽ được phép giữ lại quân đội của họ trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.  Kissinger thỏa thuận với Hà Nội  nhưng khi về, ông dấu diếm những điều này với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu và với các viên chức lớn trong Chánh phủ Nixon, như Đai Sứ Ellsworth Bunker.

Như vậy, trong Hiệp Định Paris 1973, Hà Nội không có một điều kiện nào phải rút quân về Bắc. Hà Nội có lợi thế chờ đợi người Mỹ hoàn toàn mệt mỏi và không còn ý chí chiến đấu, hy sinh bảo vệ ông Thiệu nữa. Sau vụ Watergate, thì Hà Nội gặp được thời cơ thuận lợi hơn nữa. Chính sự may mắn bất ngờ này đã giúp Hà Nội thực hiện được tham vọng chiếm cả nưóc, đặt nền cai trị theo chế độ cộng sản độc tài mà ngày nay chúng ta biết .

Người thứ hai phải chịu trách nhiệm là Nguyễn văn Thiệu. Việt Nam Cộng Hòa bị ép ký kết Hiệp Định Paris, thì không khác gì bị ép phải đầu hàng Hà Nội. Cái ý nghĩa thật sự khi Mỹ đến để bảo vệ độc lập tự do cho Miền Nam là sự yêu thương, sự thông cảm của nhân dân Hoa Kỳ đối với dân tộc này. Nếu có nhiều người Mỹ nói chúng tôi không thích ủng hộ Chính Phủ Sài gòn nữa, thì Chánh phủ Mỹ bắt buộc phải ngưng mọi sự yểm trợ quân sự và kinh tế. Lúc bấy giờ, có đông đảo người Mỹ chạy theo phong trào phản chiến đang ồn ào khắp nước Mỹ. Họ cho lập luận chống chiến tranh Việt Nam của phong trào này là đúng .

Người phản chiến không thích ông Thiệu. Họ nói rằng ông Thiệu là độc tài, không thật tình biết thương dân miển Nam  Nếu ông Thiệu lúc 10-73 từ chức, không làm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nữa, thì mấy  phong trào phản chiến Mỹ sẽ giảm bớt sự chống đối Chánh phủ Miền Nam.

Hơn nữa, lúc 1972 ông Thiệu đã lập ra Đảng Dân Chủ để chuẩn bị thế tranh cử và thắng cử giúp ông tiếp tục cầm quyền lâu dài ở Miền Nam. Sau đó ông Thiệu phải giao các chức vụ lớn cho mấy người thân tín, thời đó dư luận ở Sài Gòn gọi là "gia nô", mặc dầu họ không có khả năng . Tiêu chuẩn chọn lựa : trung thành với ông là trên hết.

Như vậy, năm 1975 lúc Hà Nội đánh Phước Long và Ban Mê Thuộc, ông Thiệu không có đủ sĩ quan có đầy đủ ý chí chiến đấu, can đảm, để đánh lại quân cộng sản . Tướng Tá trung thành với ông Thiệu, đa số không có đủ uy tín và khả năng quân sự chỉ huy binh sĩ chiến đấu một cách nhiệt tình và hùng mạnh.

Vì biết rõ thực tế như vậy, ông Thiệu phải rút bỏ Quân Khu  Một và Hai, bỏ một nửa miền Nam. Cho đến bây giờ, hình như không có ai biết thật sự tại sao ông Thiệu quyết định bỏ Vùng Một và Vùng Hai Chiến Lược. Có người nói rằng ông Thiệu biết chỉ có mấy chiếc B-52 của Mỹ mới có thể cứu được miền Nam, nên ông phải vừa bè nheo, vừa gài Mỹ ở cái thế phải chịu giúp ông .

Nếu quả thật ông Thiệu đã suy nghĩ như vậy thì ông không phải là người lãnh đạo có bản lãnh, bởi kết quả là mất nước vào tay cộng sản, những người đã sát hại không biết bao nhiêu sinh mạng của người Việt Nam ..

Ông Thiệu thường trách ông Kissinger phản bội Đồng minh Việt Nam . Ông Thiệu nghĩ như vậy và nói như vậy là có lý. Nhưng sự thật đó lại không cứu được một người Việt Nam nào. Ông Thiệu vẫn là Tổng Thống Việt Nam. Ông có trách nhiệm làm cái gì có ích lợi cho dân ông, cho đất nước ông, trong tình hình rất bi đát lúc ấy .

Bài Học Thứ Hai

Một bài học quan trọng là Miền Nam mất không phải vì dân Việt Nam muốn có một chính quyền Cộng sản. Ngược lại, đến năm 1975 thì hơn 95% dân Miền Nam hiểu được hiểm họa cộng sản và chống Cộng sản vì họ muốn sống tự do theo chế độ dân chủ.  Miền Nam mất vì sự phản bội của Kissinger và sự bất tài của Nguyễn Văn Thiệu.

Như vậy, lòng dân Việt Nam không phục, không thương, không đồng tình với đảng cộng sản. Dân chỉ vâng lời đảng khi đảng còn  khả năng dùng bạo lực đàn áp . Khi nào đảng mất thế, thì sẽ mất lòng dân và sẽ bị một phong trào nhân dân hay một cuộc đảo chánh quân nhân làm cho chế độ sụp đổ ngay .

Nhất là sau sự sụp đổ của Liên Xô và cả phong trào cộng sản thế giới, đảng cộng sản Việt Nam bi lâm vào thế chẳng đặng đừng lần lần phải để cho dân chúng được tự do phần nào, tức họ không thể áp dụng Chủ Nghĩa Xã Hội theo đúng chủ trương của họ nữa. Nhờ đó mà bây giờ dân có tự do tôn giáo khá nhiều . Nhà nước không đàn áp quá thô bạo như trước đối với các đạo Công Giáo, Hòa Hảo, Phật Giáo, Cao Đài . Kinh tế theo thị trưòng tự do làm cho một bộ phận dân chúng trở nên giàu và một phần dân chúng khác có đời sống khá hơn nhiều. Người dân không đụng tới quyền hành và quyền lợi của đảng thì có thể tạm sống yên ổn được và nói chuyện khá tự do. Nếu biết cấu kết với công an, người dân có thể làm giàu. Thành phần này hiện nay xuất hiện khá nhiều ở Việt nam . Ngoài ra, Công An không còn tha hồ bắt bớ người này người kia như thời gian trước đây .

Nếu Việt Nam có dân chủ thì tốt hơn nhưng đảng cộng sản vẫn cố tình kéo dài sự cai trị của họ từ năm này qua năm kia.

Nên nhớ sự cố tình ù lỳ này không có lợi gì bao nhiêu cho sự sống còn của đảng.

Một bài học khác  nữa là người Mỹ vẫn bị chia rẽ làm hai phe - một phe có người chạy theo  phong trào phản chiến còn phe kia thì bực tức đã thua Cộng Sản . Phe phản chiến trở thành Đảng Dân Chủ bây giờ và phe thua trở thành Đảng Cộng Hòa ngày nay .

Đảng Dân Chủ cho mình có lý trong cách giải quyết chiến tranh Việt nam là đem Việt nam giao cho Hà nội . Lấy được Miền Nam, Hà Nội có chính nghĩa . Hoa Kỳ và chế độ miền Nam phải bị lên án là quân xăm lược và bọn bán nước . Như vậy, Đảng Dân Chủ có thái độ hướng về mọi sự đòi hỏi của Hà nội từ 1975 đến giờ. Đối với các nước khác - Trung Quốc, Bắc Hàn,  thái độ của Đảng Dân Chủ là hay hòa huởn hay nhượng bộ cho những đòi hỏi của họ . Đảng Dân Chủ nói nhiều về nhân quyền ở các nước nhỏ nhưng mà làm rất ít - thí dụ ông Clinton đối với Rwanda hay Bosnia.

Đảng Cộng Hòa lo sợ sự suy yếu của Hoa Kỳ, thành ra khi có vụ 11 Tháng 9 xảy ra, thì họ cảm thấy Hoa Kỳ phải biểu dương sức mạnh, tức phải đánh . Mà đánh ai đây" Họ đánh Taliban ở A phú Hãn, rồi thấy chưa đủ thỏa mảng nhu cầu tâm lý nên họ đánh thêm Saddam Hussein.

Chủ trương đánh phe Al-Queda và ở Irak một cách vụng về, thiếu tính toán kỹ, nên đã tạo ra nhiều khó khăn cho Hoa Kỳ kéo dài đến ngày nay . Cái khó khăn này đã không tránh khỏi làm cho người dân Hoa Kỳ còn bị ám ảnh bỡi cuộc chiến Việt Nam phản đối Chánh phủ, yêu cầu rút quân về, và đồng hóa với chiến tranh Việt Nam trước kia .

S.B. Young

(LTS: Bài trên thể hiện quan điểm của tác giả S.B. Young, một học giả giỏi Việt Ngữ và chuyên nghiên cứu về sử học VN, nhưng không phản ánh quan điểm của Việt Báo. Tòa soạn VB trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu S.B. Young đã gửi bài tới VB.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.