Hôm nay,  

Tết (đón Xuân)

26/01/200800:00:00(Xem: 8288)

Phong tục tập quán chúng ta đều kính trọng để hài hòa, đồng thời cũng là những dịp để tỏ lòng chân thành, yêu thương, chia xẻ với nhau mọi vui, buồn trong cuộc sống.

Đón Xuân là một trong những tục lệ vui tươi nhất của người Việt Nam. Tục lệ này có rất nhiều sắc thái được phơi bày vừa kín đáo, vừa phô trương, mà chúng ta có thể nhìn thấy qua mấy ngày Tết; Nó bao gồm tất cả những Đạo Đức, Hiếu Hạnh, Nề Nếp, Gia Phong, Lễ Nghi, Cổ Kính của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung.

Những phong tục của những ngày trước Tết, những ngày trong Tết và những ngày sau Tết đều rất quan trọng! Nhưng đặc biệt là những ngày trước Tết đã làm tất cả mọi người, mọi gia đình, cả làng, cả nước, ai nấy đều lăng xăng, bận rộn tạo nên một không cảnh nhộn nhịp, vui tươi, háo hức và hân hoan từ nhà tới trường học, trong mọi công sở, nhất là các chợ Tết và đối với trẻ con thì không còn gì sung sướng hơn, vì chúng sẽ được mặc quần áo mới, chờ những bao tiền lì xì đầy tay, và sẽ được nghỉ học nữa! Trước Tết còn là dịp tốt cho chúng ta mua quà bánh đem biếu xén, còn gọi là đem "Tết" Ông Bà, Cha Mẹ, Họ Hàng, những người có liên hệ đến ân nghĩa và những ai thật thân thiết nữa.

Để đón Xuân, chúng ta:

- Lo dọn dẹp lau chùi một cách tỉ mỉ tất cả mọi thứ, đặc biệt là Bàn Thờ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ; Lau chùi từng phòng, mọi nơi, mọi chỗ, sân trước, sân sau, kể cả những đồ vật như thùng rác đều được sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất tuyệt đối để đón Xuân.

- Mọi cây kiểng và mọi thứ hoa trái đặc biệt thuộc ngày Tết, được cắt tỉa thật đẹp, để trang hoàng khắp mọi nơi mà đón Xuân.

- Quần áo mới của người lớn, và của trẻ con cũng đã được lo, có khi cả mấy tháng trước để mặc trong những ngày Tết.

- Đồ ăn đặc biệt của những ngày Tết như: Bánh Chưng, Bánh Tét, Dưa Hành, Dưa Món, các thứ Mứt, Kẹo, Hạt Dưa Đỏ, bánh trái nào cũng được làm kỹ càng hơn, và mỹ thuật nhất dành riêng cho Tết; Không một nhà nào mà không có một vài những thứ ấy để đón Xuân dù là nghèo tới đâu!

- Thức uống: Các thứ rượu ngon đã được chuẩn bị từ lâu, các thứ trà được ướp sen, ướp hoa nào thơm nhất v…v...để uống mừng Xuân mới.

Chúng ta sửa soạn hoàn hảo như thế, để kịp đón năm mới vào đúng 12 giờ đêm, gọi là "Lễ Đón Giao Thừa".

Trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, và một mâm Lễ Vật được đặt ở trước sân nhà, để Cúng và Đón Giao Thừa. Với quần áo mới tề chỉnh, gia chủ ra sân trước, Làm Lễ và Khấn Khứa: "Tiễn Cựu, Nghinh Tân tức là Tiễn Năm Cũ với mọi xui xẻo đi! Và đón Năm Mới tới với mọi may mắn, tài lộc bằng năm, bằng mười năm cũ!". Sau đó chọn người nào thật tốt nhất, có Đạo Đức, có Địa Vị, Giầu Sang, Hạnh Phúc để "Xông Nhà", có nghĩa là dựa vào cái phúc của người ấy, sẽ mang mọi may mắn, tài lộc, an lành đến cho mình và gia đình mình!

Ngày Mùng Một Tết, trước Bàn Thờ Tổ Tiên, khói hương nghi ngút, hoa trái đủ đầy, cổ bàn linh đình, chúng ta Quỳ Lạy trịnh trọng và trang nghiêm, kế đó chúng ta Mừng Tuổi và Chúc Ông Bà, Cha Mẹ được nhiều sức khỏe, tăng phúc, tăng thọ; Sau đó, chúng ta mừng tuổi nhau, chúc nhau toàn những điều hay, điều tốt, còn tặng nhau những bao tiền màu đỏ gọi là "Lì Xì" để lấy hên; Cứ tuần tự lớn trước, bé sau; Bé chúc lớn trước, lớn chúc bé sau.

Liền như thế trong ba ngày Tết, chúng ta đi Mừng Tuổi, Chúc Tụng Những Người Lớn, Những Vị Ân Nhân, Họ Hàng, Bạn Bè v…v...

- Những điều Kiêng Kỵ trong những ngày Tết:

¢ Không được cãi Cọ, không được Giận Dữ, không được Khóc Lóc, không được Mặt Nặng, Mặt Nhẹ v…v...vì nếu lỡ làm thế thì sẽ bị "Xung" suốt năm như vậy!

¢ Không được quét nhà, vì nếu quét rác ra, tức là quét tiền ra hết!

¢ Không được làm đổ vỡ cái gì hết, vì nếu lỡ làm đổ vỡ bất cứ cái gì là suốt năm mọi việc đều bị đổ vỡ, không thành công v…v…

- Những Mong Cầu:

- Đi hái lộc đầu Xuân để có tiền vào như nước!

- Đi Chùa Bà, Chùa Ông cầu tài, cầu lộc, cầu thi đổ, cầu tăng chức, cầu  khỏe mạnh, cầu giầu có, cầu gặp được đối tượng để thành Vợ thành Chồng, cầu tự xin được sinh con trai, hay xin được sinh con gái v…v…

- Xin thẻ, xin xâm, bói quẻ để xem năm mới này tốt xấu ra sao"

- Chọn giờ tốt để "Khai Bút".

- Chọn ngày, giờ tốt đầu Xuân để "Khai Trương" cửa hàng v…v…

- Dựng "Cây Nêu" để trừ Tà, trừ Quỉ!

Phong tục, tập quán những ngày "Tết" của người Việt Nam chúng ta đại khái là như thế! Có những cái rất hay, mà cũng có những cái rất dở! Có những cái đáng theo, mà có những cái không nên theo!

Chúng ta hòa đồng vui Xuân trong Lễ Nghi Truyền Thống, Hiếu Hạnh, Trên Dưới, Đạo Đức, Cốt Cách, Gia Phong, Nhớ Ơn, Đền Ân, Đáp Nghĩa Cho Nhau…DDó là những cái hay thật tuyệt vời nên gìn giữ.

Còn những "Phong Tục Mê Tín Dị Đoan" thì chẳng nên giữ làm gì:

- Những kiêng Kỵ vô lý đủ thứ như đã kể ở trên nào là: Xông Nhà, Xông Đất, nào là Không Được Quét Nhà, Không Được Đánh Đổ, Đánh Vỡ v…v…

- Những mong cầu đủ thứ như: Cầu đánh bạc được, cầu trúng số, cầu tăng chức, cầu tài lộc…Những thứ mong cầu ấy rất khó được vì mọi sự đã an bài trong Nhân Quả và Nghiệp Báo!

- Mời Đón Gia Tiên, Cữu Huyền Thất Tổ, Ông Bà, Cha Mẹ về Ăn Tết là   ngày 30 Tháng Chạp, tức ngày 30 Tết; Sau đó đến ngày Mùng 4 Tết là ngày "Hóa Vàng", cũng là ngày "Tiễn Gia Tiên" đi! Vậy thì một năm có 365 ngày, mà Gia Tiên chỉ được về ăn uống có 5 ngày Tết! Thử hỏi còn 360 ngày kia họ bị bỏ đói, bỏ khát hay sao"

- Đi hái lộc, cầu tài, thăng chức mà không chịu siêng năng làm việc, thì cũng khó có tài lộc và sự thăng chức, thăng tước!

- Cầu thi đỗ mà không chịu học bài thì cũng khó thi đậu lắm!

- Coi bói toán là người mắt sáng đi hỏi người mù mắt để xin "Đoán" này, "Đoán" kia! Mà đã gọi là "Đoán" thì là không biết chắc! Nếu đã biết chắc thì cần gì phải "Đoán"!

- Xin Xâm để xem vận mệnh tốt xấu, hên xui! Thì những quẻ Xâm ấy là do chính con người tạo ra, không phải là những Vị Thánh, hay những Vị Phật viết ra!

Trong thực tế, số mạng ở ngay trong tay của chúng ta, chúng ta có thể tự tạo nên những Mùa Xuân tươi vui, thanh bình nhất trong đời sống hàng ngày cho chính mình!

Nếu chúng ta không làm Ác, không nói Ác, không thủ đoạn, không lưu manh, không ăn gian, không nói dối, không ích kỷ, không ghét ghen, không tranh đua, không trộm cắp, không sát sinh v…v…. thì Thân Tâm lúc nào cũng nhẹ nhàng, trong sạch, không có gì phải ân hận, phải nghĩ ngợi…..thì đời sống sẽ an lạc từng giây, từng phút và sẽ sống lâu, mạnh khỏe, vui tươi như Tết!

Nếu ngày nào, giây phút nào cũng Hiếu Hạnh, ân trả, nghĩa đền, biết ghi ơn muôn loài, muôn vật thì ngày nào chẳng là ngày Tết!

Nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh thì đúng là "Nhà sạch thì mát, Bát sạch thì ngon cơm, Con sạch thì chóng lớn". Như vậy thì có hạnh phúc, vui tươi như Tết không"

Nếu chúng ta làm được như thế thì đúng là chúng ta đang Tu Hành ngay trong đời sống gia đình, ngay trong xã hội, ngay trong Vũ Trụ này, mà chúng ta không hề biết là chúng ta đang Tu! Chúng ta đang tự tạo và cũng là chúng ta đang tự động có những Mùa Xuân Vừa Đẹp, Vừa Vui, Vừa Hạnh Phúc và được những điều "Khó tin nhưng có thật" rất vi diệu, nhiệm mầu là:

- Mọi tai nạn và tật bệnh sẽ qua, nặng thì thành nhẹ, nhẹ thì thành hết!

- Mọi sự Chết Non, Chết Yểu sẽ được chuyển thành Sống Lâu, Trường Thọ!

- Mọi Xui Xẻo được chuyển thành Vui Tươi, Hạnh Phúc!

- Sự Già Cả thành Trẻ Trung vì Thân Tâm Thanh Tịnh, không bon chen, không lo lắng, không nghĩ ngợi mông lung!

Tóm lại tất cả chỉ là:

"Vì  Có Tu Nên Mới Có Chuyển Được Mọi Nghiệp"

Trong Kinh nói rằng: "Phiền Não Tức Bồ Đề" là thế đó!

Vậy thì việc gì phải chạy đôn, chạy đáo đi xin, đi cầu, đi lạy, đi van, để bị vào những Mê Tín Dị Đoan mà Tạo Nghiệp, lại chẳng được cái gì cả!

Bài Thơ: "Chúc Mừng Năm Mới"

Thanh Tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi Phật nhập diệt, ngài Đại Ca Diếp đã nhanh chóng kêu gọi huynh đệ kết tập lần đầu, lưu lại lời giáo huấn của Ân-Sư. Sau nhiều thập niên bị hoàn cảnh lịch sử gián đoạn, Trưởng-tử Như Lai và hàng tứ chúng khắp các châu lục cũng đang gọi nhau về, cùng góp tâm lực khởi công lần đầu kết tập phiên dịch Đại Tạng Kinh ra Việt ngữ, hầu tiếp nối hoài bão Chư Vị Minh Sư phải bỏ dở dang!
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Kết qủa của cuộc bầu cử vào ngày 26/9/2011 là ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Xanh (Grüne) và Dân chủ Tự do (FDP) chiếm được đa số tại Quốc hội. Để nắm quyền cai trị trong bốn năm tới, các đảng này phải thoả hiệp nhau để tìm ra một đường lối chung định hình cho một chính sách liên minh mới mà báo chí gọi tắt theo một biểu tượng là “đèn hiệu giao thông”, bao gồm ba màu đỏ, (đảng SPD) xanh lá cây (đảng Xanh) và vàng (đảng FDP). Nói chung, đảng Xanh quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đảng FDP phát huy tự do cho nền kinh tế thị trường trong khi đảng SPD ưu tiên bảo vệ công bình xã hội, quyền lợi công nhân và tôn trọng nhân quyền. Ngày 21/10, 22 nhóm chuyên gia của ba đảng bắt đầu các cuộc họp chuyên đề và đúc kết các dị biệt trong một văn bản chung quyết để thỏa thuận việc cầm quyền được gọi là Koalitionsvertrag (Hợp đồng Liên Minh), được mệnh danh là "Mehr Fortschritt wagen“ (Dám tạo ra nhiều tiến bộ). Kết quả này được trình bày trước công luận và báo chí vào ngày 26/1
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng chỉ cần hít thở chậm và sâu vài lần sẽ làm giảm sự kích thích sinh lý đáng kể của trẻ nhỏ. Bằng cách đo lường các tác động trong môi trường tự nhiên như cắm trại ban ngày và tại sân chơi, nghiên cứu đồng thời cũng mang tính đột phá, phản ánh sự tiếp cận gần gũi trải nghiệm với trẻ em hơn là việc chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
"Văn hóa Việt Nam hiện nay đang bị xơ cứng, mất tính sáng tạo, nhiều năm liên tục vắng bóng tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn...". “Môi trường văn hóa nước nhà bị xâm thực, “ô nhiễm” khá nghiêm trọng.” Nhà sử học, nguyên Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu như trên vào dịp Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội ngày 24/11/2021, sau 73 năm, kể từ Hội ghị lân thứ hai tại Phú Thọ ngày 20/07/1948.
Khi Max Hofmann hỏi bà sẽ làm gì nếu không còn tại vị, bà Merkel nói: "Bây giờ tôi không biết mình sẽ làm gì sau đó. Tôi nói là, trước hết, tôi sẽ nghỉ ngơi một chút và hãy xem điều gì sẽ xảy ra trong đầu tôi." Bà sẽ đọc và ngủ rất nhiều. Bà Merkel đã nhấn mạnh nhiều lần rằng, bà tin rằng bà có thể từ bỏ quyền lực khá dễ dàng, điều mà bây giờ bà nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn với DW, "một trong những người cuối cùng" trên cương vị nừ Thủ tướng Liên bang.
Tác giả Đoàn Hưng Quốc (tên thật Đoàn Văn Tân) hiện hành nghề kỹ sư ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Học kinh tế chỉ có 1 lớp Econ 101 hơn 30 năm trước – cho đến nay thì chữ nghĩa của thầy đã trả lại thầy để thầy còn vốn mà dạy sinh viên khác. Tác giả bắt đầu quan tâm đến ngành kinh tế tài chánh vì thua lổ chứng khoáng trong cuộc Đại Suy Trầm 2007-08, lúc đó làm việc liên quan đến toàn cầu hóa trong ngành sản xuất điện thoại cầm tay mà trong đầu cứ nhớ câu nói “follow the money” - phải theo dõi dấu vết của đồng tiền mới rõ tiền nhân hậu hoạn của sự việc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.