Hôm nay,  

Xâu Xé Biển Đông

10/01/200800:00:00(Xem: 8478)

Ngày 2 - 12 - 2007, Quốc vụ viện Trung quốc tuyên bố, lấy đảo Hoàng  Sa và Trường Sa, thành lập chung vào huyện Tam Sa, thuộc đảo Hải Nam. Người Việt trong cũng như ngoài nước đều bức xúc khi nghe tin này. Người viết tham khảo những sách báo về Hoàng Sa và Trường Sa (có nhiều sách báo đã tham khảo cho bài viết này, mong mỏi những sách báo được tham khảo  cảm thông), để tìm hiểu chi tiết về biển Đông. Sau đây, một vài định nghĩa về luật biển, để bổ túc thêm cho bài viết này:

- Lãnh hải (Territorial Waters): Vùng biển ven bờ biển, thuộc chủ quyền của các quốc gia miền duyên hải, được Quốc tế quy định không quá 12 hải lý chiều rộng.

- Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone): là một khu vực đặc biệt, chỉ dành riêng cho quốc gia được hưởng quyền lợi kinh tế nơi ấy, mà người khác không được. Vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế quy định 200 hải lý.

- Đường cơ sở (Baselines): Đường quy định dọc theo bờ biển các nước, từ đó tính chiều rộng lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

- Hải lý (Nautical Mile): Đơn vị đo chiều dài trên mặt biển, 1 Hải lý bằng 1,852km.

I - Vị Trí của Hoàng và Sa Trường Sa

Đảo Hoàng Sa có khoảng trên 100 đảo, trong đó có 2 nhóm đảo quan trọng.

1- Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent) các đảo quan trọng của nhóm này là:

a – Hoàng Sa (Pattel) có diện tích 0.56 km2 nơi đây có hải đăng và khi xưa có 1 Trung đội của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đóng ở đó.

b - Đảo Cam Tuyền (Robert) diện tích 0.32km2  là đảo san hô, có cây cối thấp.

c - Đảo Duy Mộng (Drummond) diện tích 0.41km2 . Trước năm 1963 có Thủy quân Lục chiến của QLVNCH trú đóng ở đây.....

 2- Nhóm đảo Tuyên Đức (Amphitrite), các đảo quan trọng của nhóm này là:

a - Đảo Phú Lâm (Woody Island) có diện tích 1.32km2

b - Và nhiều đảo khác, nhỏ hơn như: Đảo Cây, Đảo Nam, Đảo Bắc....

Các đảo Hoàng Sa ở vào vĩ tuyến 17005’ - 15045’Bắc, ở phía đông của tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Đảo Trường Sa có khoảng trên 500 đảo, nằm rải rác từ Việt Nam đến Phi Luật Tân, trong đó có 9 đảo tương đối lớn. Đảo lớn nhất là Trường Sa (Spartley) có diện tích 0.175km2, ở đảo này có nhiều chim trú ngụ, có nhiều cây, có những cây dừa có trái. Trong số trên 500 đảo ấy, có vô số cồn, đá, bãi và bãi ngầm. Đảo Trường Sa ở vào vĩ tuyến 17000’ – 15000’ Bắc, dọc theo bờ biển từ tỉnh Khánh Hoà đến Cà Mau.

 II - Công ước Quốc tế về Luật Biển (Law of Sea Convention)

Để minh định rõ ràng cho những nước có vùng duyên hải. Vào năm 1982, có 119 quốc gia hội họp, trong đó có Trung quốc và Việt Nam, đã đồng ý ký kết về Luật Biển. Luật Biển quy định, các quốc gia duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế, chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý.

Sau khi Đại diện của Trung quốc, ký xong Công ước Quốc tế về luật biển, chính quyền Trung quốc, xem xét kỹ càng lại về đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì thấy rằng: Đảo Hoàng Sa cách bờ biển của Trung quốc 270 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 155 hải lý. Đảo Trường Sa cách bờ biển của Trung quốc 750 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý.

Chính quyền Trung quốc mới bật ngửa, giật mình. Nhưng bản chất tham lam đất đai, biển cả, xâm chiếm các nước láng giềng, đã có từ trong máu ông cha của họ di truyền cho cháu chắt. Trung quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam (Nhà Hán bị Trưng Vương đánh đuổi, nhà Tống bị Lý Thường Kiệt trừng trị, nhà Minh bị Lê Lợi bình định...). Nước Cao Ly (Korea) bị nhà Đường đem quân xâm lăng (Tiết Nhơn Quí chinh đông), hay bây giờ là Tây Tạng (Tibet) bị khó khăn bởi Trung cộng.

Chính quyền Trung, vội vã bám víu vào lá thư của ông Phạm Văn Đồng là Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ký gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, của nước Cộng sản anh em thâm hiểm là Trung quốc, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Đồng đã vô liêm sĩ và thiếu tỉnh táo xác nhận: Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đảo của Trung quốc. Nhưng chính quyền Trung quốc còn ngại ngần, nghĩ rằng: Vào năm 1958 đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Miền Nam Việt Nam), nên ông Đồng kể cả ông Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước lúc bấy giờ có ký, cũng không đủ yếu tố pháp lý. Cộng sản Hà Nội còn dâng cho Trung quốc khoảng 700km2 lãnh thổ ngày 30 - 12- 1999, khoảng 10.000km2 lãnh hải ngày 25 -12 - 2000, đều thiếu yếu tố pháp lý. Vì mọi sự cắt nhượng đất đai hay lãnh hải của quốc gia, phải được sự đồng ý của nhân dân hoặc lưỡng viện Quốc hội là cơ quan Lập pháp và đại diện cho dân. Chính quyền Trung quốc bị hoang mang, nên lật đật tập hợp khỏang 400 người: Học giả, sử gia, nhà văn, nhà báo...

Để dàn dựng viết lại biển lịch sử (Historic waters). Họ kéo tổ tiên của họ từ đời Hán Vũ Đế, bịa chuyện xa xưa đã đưa 100 ngàn Hải quân Trung quốc đi tuần thám, đã khám phá ra đảo Hải Nam, rồi nào là đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đã thăm dò, du ngoạn biển Đông. Rồi ngày 14 - 3 - 1988 Hải quân Trung quốc đánh chiếm Trường Sa, 74 chiến sĩ của Quân đội Nhân dân bị tử thương. Ngày 8 -1 - 2005 Hải quânTrung quốc, bắn vào tàu đánh cá ngư dân Thanh Hóa giết chết 9 người, bắt sống 8 người. Ngày 10 - 8 - 2007 Trung quốc mở tour du lịch ở hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa....tùm lum tà la, nhập nhằng để cưỡng đoạt Hoàng Sa và Trường Sa. Và đã áp đảo, phỉnh phờ chính quyền Cộng sản Hà Nội ký kết vùng đánh cá ( Fishery zone) chung, để đục nước béo cò.

Biển lịch sử Tàu có cái gọi là Lưỡi rồng Trung quốc, tới sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngãi 40 hải lý. Cách Natuna của Nam Dương 30 hải lý. Cách Palauvan của Phi Luật Tân 25 hải lý. Với sự tráo trở này, nó chiếm trọn 3 túi dầu khí: Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Red Bank của Phi Luật Tân

 III - Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ

 - Lê Quý Đôn viết trong “Phủ biên tạp lục” vào năm 1776, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Đại Việt từ thời nhà Lê, người Việt đã đến định cư tại Phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Người Pháp ông Chaigneau (1769 - 1825) viết cuốn “Memoire sur la Cochinchina” và Đức giám mục Taberd viết cuốn “Univers Histoire et de la Cochinchina” đã ghi nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

 - Năm 1816 vua Gia Long cho cắm cờ, xác nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.

 - Năm 1920 vua Minh Mệnh cho quân ra Hoàng Sa vẽ bản đồ và nghiên cứu hải trình. 

 - Năm 1956 Hải quân Việt Nam Cộng hòa, bắt đầu thay thế quân đội Pháp, tuần du trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiểu đoàn 1 TQLC của Việt Nam đóng trên đảo Hoàng Sa

 - Ngày 29 - 1 - 1959, Tổng thống Ngô Đình Diệm, cho ban hành sắc lệnh số 34/NV sát nhập Hoàng sa vào tỉnh Quảng Nam.

 - Ngày 21 - 10 - 1969, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, ban hành sắc lệnh số 709/BNV, sát nhập Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.

 - Ngày 19 - 1 - 1974, Hải quân Trung quốc đánh chiếm Hoàng Sa, quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã chống cự quyết liệt, 58 quân nhân Việt Nam hy sinh. Trung quốc chiếm đảo Hoàng Sa. Cộng sản Hà Nội im lặng.

 - Sự kết hợp thiên nhiên: Từ dãy Trường Sơn đến bờ biển Việt Nam, có núi đồi thoai thoải, thấp dần chạy ra biển khơi, tạo ra những hòn đảo như: Cù Lao Chàm ở Quảng Nam, đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi... Điều này phù hợp với sự nghiên cứu của Tiến sĩ khoa học A. Krempf là Giám đốc Viện Hải học Đông Dương, vào năm 1925 ông quan sát, đo đạt trong 2 năm rồi ông phúc trình “Về mặt địa chất, những đảo Hoàng Sa là của Việt Nam” (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).

 - Về độ sâu: Hoàng Sa sâu 900m và Trường Sa sâu 200 - 400m là độ sâu của thềm lục địa Việt Nam. Ngược lại Hoàng Sa và Trường Sa đến bờ biển Trung quốc có 2 rãnh biển sâu 2300m và 4600m.

IV - Ngẫm nghĩ lịch sử và hiện tại:

- Đời Triệu Ai Vương (113 TCN), Sứ của nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý, tình nhân cũ của Cù Thị (mẹ Ai Vương) dụ đem Nam Việt dâng cho nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia và quần thần biết được, giết Thiếu Quý, Ai Vương và Cù Thị, rồi tôn Kiến Đức là con của Minh Vương lên làm vua, lấy đế hiệu Triệu Dương Vương.

- Năm 938, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Diên Nghệ. rồi thần phục Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Cung và cùng con là  Hoằng Thao, đem quân ào ạt đi xâm lăng nước ta. Dương Cát Lợi báo hung tin cho Ngô Quyền. Ngô Quyền nói:

“Thù trong ngỗ nghịch không tha

Giặc ngoài đánh đuổi, nước nhà mới yên”

Ngô Quyền đem quân đến Đại La. giết chết Kiều Công Tiễn, rồi lo đánh đuổi giặc. Ngày nay có những tên Thiếu Quý trong chính quyền Cộng sản Hà Nội không"! Ngày nay có ai là Lữ Gia, là Ngô Quyền, để đủ sức trừ “thù trong giặc ngoài” không" Có lẽ đủ điều kiện ấy là: Quân đội Nhân dân với toàn dân Việt nam.

-  Nhà Trần chống Quân Nguyên:

  1- Công chúa Trần An Tư: Vào đầu năm Ất dậu (1285). Quân Nguyên vây hãm Thăng Long, để hoà hoãn có thời giang chỉnh đốn quân lực. Nhà Trần phải đem Công chúa An Tư trao cho Thoát Hoan, Trung hiếu hầu Trần Dương lo việc thương thuyết cầu hoà. Công chúa còn trẻ, duyên dáng, hy sinh cá nhân để giang sơn tồn tại. Đến tháng tư quân nhà Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên hoàn toàn thất bại.

Dùng dằng giã biệt dạ phân vân

Hòa hoãn việc quân, há lữa lần

Nhẫn nhục má hồng, trao tướng giặc

Đớn đau mệnh bạc, biệt người thân

 2.- Tướng Trần Bình Trọng đem quân ngăn giặc ở Thiên Trường, để Hưng Đạo Vương phò vua đến Hải Dương, ông và các chiến sĩ của ông, chiến đấu dũng cảm, đã làm tròn nhiệm vụ giao phó, nhưng quân số ít oi. Kẻ thì hy sinh tại chiến trường, người thì bị bắt, ông Trần Bình Trọng vẫn khẳng khái không đầu hàng.

Ngăn giặc, để vua đến Hải Dương

Hiên ngang, bị bắt giữa sa trường

Khinh khi lời dụ, cho vàng bạc

Giận giữ tiếng khuyên, nhận tước vương

 3.- Trần Quang Khải là con của Trần Thái Tông, chức Chiêu Minh Vương, quan văn là Thái sư, quan võ là Thượng tướng, vậy mà khi nước nhà bị nguy biến, vẫn nai nịt ra chiến trường và dẫn quân xông xáo nơi trận mạc, tuân hành quân lệnh của Tiết chế Trần Quốc Tuấn.

Nước nhà điêu đứng, dẫu thân vương

Nai nịt hẳn hoi, đến chiến trường

Lẫm liệt xả thân, lo non nước

Lẫy lừng giải phóng, giữ Chương Dương

4.- Trần Khánh Dư là vương gia của nhà Trần, chức Nhân Huệ Vương, ông có công kháng Nguyên xâm lược lần thứ nhất, vậy mà khi có tội vẫn bị phạt phải đi đốt than kiếm sống như thường dân. Hưng Đạo Vương biết ông là vị tướng tài, nên xin vua cho ông phục chức để cùng đánh Nguyên.

Khánh Dư hoàng tộc của nhà Trần

 Thưởng phạt thẳng thừng, chẳng đặc ân

Bị  tội  đốt  than, dù  quốc  thích

Lập công ra trận, dẫu hoàng thân

5.-  Phạm Ngũ Lão lúc còn hàn vi thường ngồi đan sọt, ở ven đường, để bán sinh sống. Chuyện kể: một hôm có một vị quan lớn đi ngang qua, quân lính dọn đường gọi ông tránh, nhưng ông mải mê suy nghĩ nơi chiến trường, làm sao quân ta đánh tan quân Nguyên hung hãn, nên quên đi ngoại cảnh, ông bị lính đâm thủng đùi mà không hay. Sau khi ông được làm tướng nhà Trần, ông đã thể hiện cái tâm ái quốc ấy, ông cùng Trần Quang Khải đánh đuổi quân Nguyên tan tác ở bến Chương Dương, rồi phá giặc ở Vạn Kiếp.

Đan  sọt,  nước  non  tâm  vấn  vương 

Đánh Nguyên tan tác, bến Chương Dương

6.- Trần Quốc Toản là tôn thất của nhà Trần, con Hưng Đạo Vương. Năm 1282 triều Trần biết nhà Nguyên sửa soạn đem đại quân, xâm lược nước ta lần thứ hai, vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn bạc sách lược chống giặc. Trần Quốc Toản lúc ấy 16 tuổi đến xin vào họp, nhưng không được, vì tuổi còn quá trẻ; ông thẹn và giận, quả cam đang cầm trong tay bóp nát không hay.

Ông về nhà may cờ thêu 6 chữ “Phá cường địch, báo Hoàng ân”, rồi tập họp gia đinh, thân thuộc và lính giữ nhà, trang bị gươm giáo dẫn ra trận. Ông ra trận luôn luôn xông xáo đi đầu, dũng cảm can trường, nên quân Nguyên bị ông đánh đuổi tơi tả nhiều lần. Ông cùng Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái đánh bại Toa Đô ở bến Hàm Tử, rồi cùng Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão đánh đuổi Thoát Hoan ở bến Chương Dương, quân Nguyên bị đại bại. Ông làm vẻ vang cho thiếu niên Việt Nam. Dân gian ca tụng:

“Anh hùng Quốc Toản thiếu niên

Giúp vua đánh đuổi giặc Nguyên kinh hồn”

 7.- Ngày 21 tháng chạp, Giáp thân (1284), ở Hồ Quảng, Thái tử Thoát Hoan thống lãnh 50 vạn quân Nguyên, chia làm 2 đạo: Lý Hằng, Ô Mã Nhi đốc suất bộ binh. Toa Đô đem thủy quân, đến hướng Chiêm Thành để đổ bộ đánh vào Thanh Hóa. Khẩn cấp, cũng tháng chạp năm 1284, vua Trần triệu các bô lão và quần thần tới điện Diên Hồng hỏi han ý kiến, các bô lão và nhiều tướng sĩ đồng thanh quyết chiến. Mở tiếp hội nghị Vạn Kiếp, bàn bạc chiến lược chống giặc và kiểm điểm binh sĩ, tất cả được 20 vạn, kể cả quân ở các lộ: Bàng Hà, Na Sầm, chưa tuyển mộ quân ở Thanh, Nghệ, có lẽ nhà Trần nghĩ quân cốt tinh nhuệ, không cần đông đảo.

Giặc tấn công tới tấp, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông phải rời khỏi Thăng Long. Tháng 2 năm 1285 thế giặc mạnh, các đại thần: Trần Kiện, Lê Tắc, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng nhục nhã đầu hàng giặc. Tháng 5 năm 1285 quân ta phản công mạnh mẽ, bắn chết Toa Đô, tướng Tàu là Lý Quán, dấu Thóat Hoan vào một ống đồng kéo chạy về Tàu.

Diên Hồng hội họp, không nhân nhượng

Xâm lược hãi hùng, hết nhiễu nhương

 8.- Trần Quốc Tuấn văn võ song toàn, ông là con của An Sinh vương Trần Liễu. Vua Trần phong ông chức Tiết Chế (như Nguyên soái), tước Hưng Đạo Vương. Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu đem gả cho Trần Thái Tông, nên Trần Liễu dặn con là Trần Quốc Tuấn sau này phải giết vua để trả thù nhà, nhưng Vương đặt quyền lợi quốc gia, trên quyền lợi gia đình.

Gia cừu, nhường nhịn, lo non nước

Quốc loạn đắn đo, giữ thổ cương

    Năm 1284, quân Nguyên sắp sửa xâm lăng nước ta lần thứ 2, thế giặc mạnh quá vua than: “Trẫm muốn hàng để tránh đao binh cho muôn dân bá tánh”. Vương thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”. Nhờ vậy mọi người đều hăng hái đánh giặc. Năm 1288 quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ 3, trên bờ Vương cho phục binh, lăn đá gỗ chặn đường, dùng tên bắn giặc chết nằm ngổn ngang. Dưới sông Bạch Đằng, Vương cho đóng cọc, khi thủy triều lên đem quân khiêu chiến, thủy triều xuống phản công tới tấp, giặc chết vô số. Vương truyền “Hịch tướng sĩ” lời lẽ hào hùng, thống thiết, khi nghe xong, ai cũng nức lòng đánh giặc.

Trên bộ bắn tên, Nguyên mạc lộ

Dưới sông đóng cọc, giặc cùng đường

Bạch Đằng hiển hách, tan hồn giặc

Vạn Kiếp ngạt ngào, tỏa khói hương

Nước Đại Việt chiến thắng quân Nguyên, là vì từ vua đến dân đều tận tâm, tận sức.

Dân như Phạm Ngũ Lão khi còn cơ cực, trong lúc đang làm lụng vẫn đắn đo nơi chiến trường; vua thì mở hội nghị bàn bạc với dân nên hòa hay chiến, Tướng như Trần Bình Trọng, Nguyễn Khoái... và binh sĩ lúc bấy giờ, thì can trường chống chọi xâm lăng, sẵn sàng tử chiến. Thái sư Trần Quang Khải, vẫn nai nịt ra trận, Công chúa An Tư đem thân ngọc ngà trao cho Tướng giặc, để hoà hoãn cho quân ta chỉnh đốn quân ngũ, còn có thể cung cấp tin tức của địch cho ta. Thiếu niên 16 tuổi như Trần Quốc Toản thì tự nguyện xông xáo chiến trường. Luật pháp nghiêm minh, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư khi có tội vẫn bị phạt như thường dân. Trần Quốc Tuấn dẹp bỏ thù nhà, dốc lòng lo lắng quê hương. Một đất nước mà tất cả quân dân một lòng, vua tôi hoà thuận, luật pháp nghiêm minh, lại được một nhân tài lỗi lạc là Đức Trần Hưng Đạo điều quân khiển tướng, thì quân Nguyên mạnh mẽ đến mấy, hung hãn đến đâu, cũng bị đánh đuổi tả tơi, thì làm sao Việt Nam không chiến thắng vẻ vang.

Thanh thiếùu niên Việt Nam bây giờ, nung nấu tấm gương oanh liệt của Trần Quốc Toản, những tấm lòng nhiệt huyết của Sinh viên, biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9- 12 - 2007 và ngày 16 - 12- 2007. Là ngọn lửa hào hùng, lại bị Công an đàn áp. Vì sao"!

Quân đội được gọi “Khó khăn nào cũng vượt  qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” thì im hơi lặng tiếng. Chính quyền thì lo bắt bớ những người đấu tranh dân chủ, lo bòn rút của cải nhân dân, tẩu tán tài sản quốc gia, củng cố địa vị, thì làm sao giữ gìn toàn vẹn giang sơn.    

 - Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt Vua Lê,viết chiếu nhương ngôi. Đầu năm 1541, biết nhà Minh lăm le xâm lăng nước ta, lấy kế phạt tội họ Mạc soán ngôi nhà Lê, Mạc Đăng Dung tự trói mình trước phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan, nhục nhã nạp dâng vàng bạc và 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu cho nhà Minh. Ông lo lắng và thẹn thùng trước sự dâng hiến đất đai nhục nhã này, nên buồn bực bị bệnh mất vào năm ấy.

Hí hửng lên ngai, người bội bạc

Nhuốc nhơ dâng đất, kẻ toi đòi

Mạc Đăng Dung dâng đất cho ngoại bang bị nhân dân nguyền rủa, khinh khi, nhưng ông ta còn biết thẹn thùng, sau khi dâng đất cho nhà Minh, về nhà, ngẫm nghĩ thấy xấu hổ, nên lâm bệnh mà chết. Ngược lại ông Phạm Văn Đồng, ông Hồ Chí Minh và các ông Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hiện  nay, cũng dâng đất cho ngoại bang, nhưng không biết xấu hổ, vẫn hí hửng phè phỡn sống. Vì sao"!

V - Khẩn khỏan đề nghị:

1.- Chính phủ Việt Nam cũng như các Tổ chức đấu tranh, trình bày cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về việc Trung quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, gây ra xung đột, có thể bị Trung quốc phủ quyết, nhưng đấy là một bằng chứng.

2.- Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với các nước: Hoa Kỳ (Mỹ lo ngại sự bành trướng cuả Trung cộng), Nhật Bản (Nhật bản và Trung quốc có nhiều sự bất hoà), Ấn Độ (Ấn Độ và Trung quốc rắc rối về biên giới giữa hai nước và gần đây công ty dầu khí Ắn Độ ONGC Videsh cũng không hài lòng với Trung quốc). Khi liên hiệp với các cường quốc này rồi, thì Việt Nam bớt lo lắng thân phận nhược tiểu của mình.

3 - Việt Nam liên minh với các nước đang bị Trung quốc lấn chiếm Trường Sa là

Malasia, Philipines, Indonesia... lập ra cơ chế để giải quyết ranh giới biển Đông  nơi Trường Sa được công bình và hợp lý, cho mỗi quốc gia liên hệ.

4.- Yêu cầu Cộng sản Hà Nội, công bố các văn kiện về việc dâng đất và biển cho Trung quốc, kể cả những hiệp định đã biết và chưa biết.

5.- Đồng bào  trong và ngoài nước Việt Nam, không mua hàng hóa sản xuất từ Trung quốc, để chứng tỏ đồng bào Việt Nam phản đối Trung quốc khắp nơi.

6.- Đồng bào trong và ngoài nước liên tục biểu tình, đòi trả lại đất đai và các hải đảo, biển khơi của Việt Nam mà Trung quốc đã cưỡng chiếm.

7.- Hiện nay có khoảng 6.000 Sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ, chúng ta là người Việt hải ngoại, hãy xem những Sinh viên ấy là ruột rà, đáng được thân thiện, mặc dù cha mẹ của họ là các cán bộ Cộng sản Việt Nam đáng trách. Nhưng các em đâu có lỗi lầm gì, vì sao chúng ta không gần gũi, phân trần cái tai hại, lỗi thời của chế độ Cộng sản và nắm tay anh em Sinh viên ấy, cùng chống kẻ thù Phương Bắc, đã đang và sẽ xâm lấn hay xâm lượt non nước Việt Nam.

Bất bình mà viết, cuối năm 2007

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.