Hôm nay,  

Cộng Hòa: Tang Gia Bối Rối

14/12/200700:00:00(Xem: 9036)

...Có lẽ TT Bush  sẽ về vui thú điền viên trong tình trạng rối ren nhất...

Trong những tuần lễ qua, người ta đã chứng kiến cảnh đảng Cộng Hòa Mỹ đi từ tiểu họa này đến đại họa kia kiểu "họa vô đơn chí". Hoàng Đế Bush chưa băng hà, nhưng quả là tình trạng tang gia bối rối tột cùng.

Bắt đầu từ tổng thống Bush càng ngày càng bơ vơ trơ trọi, thất bại liên tục tại quốc hội, trong khi cái gân gà Trung Đông vẫn còn dai hơn lúc nào.

Hậu thuẫn của TT Bush trong quần chúng Mỹ cũng vẫn đì đẹt ở cấp thấp nhất lịch sử Mỹ, khoảng ba mươi phần trăm. Do đó ông đang cố vật lộn để leo lên cao hơn một chút, làm sao để lại một gia tài coi cho được một chút. Nhưng hình như "mệnh thiên tử" đã hết nên chẳng những không leo lên đâu hết, mà trái lại, ngày càng lún sâu thêm, kéo cả đảng Cộng Hòa theo luôn.

Trong vòng vài tháng gần đây, các cộng sự viên thân tín và quan trọng nhất của Bush đã lần lượt ca bài vĩnh biệt. Không kể các cấp nhỏ, chỉ từ thượng tầng thân cận nhất với tổng thống, cũng đã có hơn một tá viên chức giã biệt. Từ quân sư tối cao Karl Rove, đến các cố vấn chính trị, cố vấn kinh tế, cố vấn an ninh, cố vấn giao tế, phát ngôn viên, v.v… Ai cũng biết TT Bush chỉ còn tại chức một năm nữa thôi, và trong năm cuối cùng, ông sẽ chỉ lo dọn dẹp hành trang nên cũng chẳng làm nên chuyện gì, do đó họ có ra đi để sớm lo cho tương lai của họ thì cũng dễ hiểu và cũng chẳng có hại gì nhiều. Nhưng ra đi hàng loạt như vậy, chẳng chút thắc mắc gì đến ông thuyền trưởng đang vật lộn với những cơn sóng lớn thì hình như có vẻ hơi dã man quá. Nhất là sau khi phủi áo ra đi thì vội vàng viết sách bật mí những chuyện hậu trường nói xấu xếp cũ một cách tận tình, thì đúng là chỉ có… Mỹ mới có thể cạn tầu ráo máng như vậy thôi.

Nước Mỹ có rất nhiều điều hay lạ chúng ta cần học hỏi, nhưng những  chuyện ăn cháo đá bát kiểu này, mong con cháu chúng ta đừng học.

Trước tình trạng hậu thuẫn của quần chúng càng ngày càng yếu, TT Bush cũng ngày một mất tư thế và ảnh hưởng trong quốc hội. Chẳng những khối đa số Dân Chủ càng ngày càng làm mạnh, biểu quyết nhiều điều luật bất lợi cho phe Cộng Hòa và TT, khiến TT phải sử dụng quyền phủ quyết nhiều hơn trước, mà ngay cả các dân biểu nghị sĩ đồng chí Cộng Hòa cũng phớt lờ, thậm chí công khai chống đối lại đảng trưởng Bush. Điển hình là các vụ chiến tranh Iraq với càng ngày càng nhiều ông dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa chống cuộc chiến, và vụ dân cư ở lậu trong đó đa số mấy ông Cộng Hòa chủ trương trái ngược hẳn lập trường của Bush, bất chấp mọi lời kêu gọi của Bush.

Tại Trung Đông, tình hình Iraq có vẻ sáng sủa hơn trước vì các vụ tấn công của quân khủng bố giảm sút rõ rệt trong hai tháng qua, nhưng giải pháp dài hạn vẫn chưa ai nhìn thấy. Chính phủ Iraq do nhóm Shiites kiểm soát, vẫn nhất quyết không nhượng bộ chia bớt quyền hành và tiền dầu lửa cho nhóm thiểu số Sunnis, mặc dù áp lực nặng nề của Bush. Rõ ràng là ngay tại Iraq, tiếng nói của Bush cũng rất nhẹ ký.

Về vụ Iran, TT Bush vừa lãnh một quả bom CBU và đang bối rối không biết đỡ làm sao.

Trong suốt hai năm nay, sau khi tin tức tổng hợp của các cơ quan tình báo Mỹ qua phúc trình National Intelligence Estimate (là phúc trình an ninh tổng hợp nộp cho quốc hội) đã kết luận Iran đang chế tạo bom nguyên tử, TT Bush khua chiêng gõ trống, báo nguy với thế giới về hiểm họa Iran đang làm bom nguyên tử, hò hét tới độ nhiều người lo ngại Bush sẽ đánh Iran trong nay mai. Bất ngờ trong tuần qua, cũng cái cơ quan này lại đưa ra một phúc trình mới, với kết luận trái ngược là… Iran đã ngưng chương trình võ trang nguyên tử từ bốn năm nay rồi!

Chẳng ai hiểu chuyện gì đang xẩy ra. Người thì cho rằng các cơ quan tình báo của Mỹ vẫn bất tài bất lực hơn bao giờ hết, chỉ giỏi đoán mò lung tung, nay này mai khác. Người khác thì cho rằng cơ quan này âm mưu kéo giò TT Bush vì phúc trình được viết bởi ba viên chức có tiếng là cấp tiến chống chính sách đối ngoại của TT Bush. Cũng có người cho rằng sau khi tình báo Mỹ bị hố to vì vụ vũ khí giết người tập thể của Iraq, bây giờ các xếp mới được bổ nhiệm của các cơ quan tình báo Mỹ lạnh cẳng nên chơi đạo chắc ăn, nói Iran không có gì hết. Lại có giả thuyết TT Bush cho ra phúc trình này để lấy cớ thối lui, bớt hung hãn với Iran. 

Không cần biết nguyên nhân nào, chỉ biết là phúc trình mới này chắc chắn cột chân TT Bush khiến ông không còn có thể hăm dọa trừng phạt Iran nữa. Nhưng quan trọng hơn nữa là phúc trình này chẳng những khiến ông tổng thống Iran vui mừng la hét "Thấy chưa, tôi vẫn nói là tôi không có gì mà!"mà còn khiến các đồng minh của Mỹ như Do Thái, Anh, Pháp và Đức bối rối không biết phải giải thích làm sao chính sách của họ từ trước đến giờ là ủng hộ lập trường chống Iran của Mỹ. Phúc trình này cũng giúp cho Nga và Trung Quốc mạnh dạn hơn trong việc chống lại mọi biện pháp trừng trị Iran.

Ngoài Tòa Bạch Ốc, cảnh chạy loạn đào ngũ tập thể của phe Cộng Hòa cũng đã lan rộng từ hàng ngũ cộng sự viên của Bush qua cả quốc hội.

Hàng loạt dân biểu nghị sĩ thâm niên và uy tín nhất của Cộng Hòa đã hoặc là từ chức, hoặc tuyên bố sẽ không ra tranh cử lại năm 2008. Trong đó có lãnh tụ Cộng Hòa tại Thượng Viện Trent Lott và lãnh tụ Cộng Hòa tại Hạ viện Denis Hastert. Các nhân vật khác gồm có các nghị sĩ lão thành của Virginia, Nebraska, New Mexico… Ít nhất là tám vị, cho đến nay. Họ cảm thấy tương lai sẽ tiếp tục nằm trong khối thiểu số bị Dân Chủ đè đầu, chẳng còn quyền hạn gì nhiều nên về hưu cho khỏe. Tương lai Cộng Hòa trong kỳ bầu cử năm 2008 đen tối hơn bao giờ hết, và đảng Dân Chủ có hy vọng chiếm đa số với hơn 60 ghế tại thượng viện, là đa số có thể quyết định mọi chuyện, có khả năng vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống.

Thậm chí đến ông thị trưởng New York Bloomberg cũng nhẩy xuồng, bỏ đảng Cộng Hòa để hăm he dòm ngó ghế tổng thống, với tư cách ứng viên độc lập. Chỉ vì tình hình phe Cộng Hòa trong cuộc tranh cử tổng thống này cho đến nay vẫn còn mù mịt, không ai nhìn thấy gì rõ ràng hết.

Trong khi bà Clinton đang dẫn đầu rõ ràng bên Dân Chủ mặc dù sự hậu thuẫn bị kém đi nhiều trước các cuộc tấn công của các ông Obama va Edwards, thì bên Cộng Hòa vẫn rối loạn, có khi còn hơn trước đây.

Ngôi sao già Thompson chưa mọc đã tắt. Cụ McCain ì ạch leo thang mãi mà vẫn chưa lên được bao nhiêu bực. Ông Romney thì vẫn bận rộn phân trần giải thích hết chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện đạo Mormon của ông đến chuyện người làm vườn là dân Mễ ở lậu, rồi đến chuyện trước đây đã từng chấp nhận phá thai bây giờ lại chống. Ông Giuliani vẫn quanh đi quẩn lại chỉ quảng cáo được thành tích 9-11 mà chẳng nói được chuyện gì khác, ngoại trừ việc biện hộ cho mấy tay đàn em đang bị ra tòa vì tham nhũng trước đây. Hai ông Romney và Giuliani bắt đầu đánh nhau túi bụi khiến ông cựu thống đốc Arkansas Mike Huckabee bất ngờ nhẩy lên vai trò ngư ông thủ lợi, từ 1% hậu thuẫn trong đảng vọt lên đến hơn 20%, thua Giuliani sát nút.

Ông Huckabee "có tướng" hơn nhiều ứng viên khác: đẹp trai hơn Thompson, hiền lành hơn Giuliani, trẻ hơn McCain, đáng tin hơn Romney. Tướng mạo cũng rất quan trọng trong chính trị Mỹ. Quan trọng hơn thế là tính bảo thủ của ông Huckabee.

Ông có lẽ là nhân vật bảo thủ nhất trong tất cả các ứng viên tổng thống trong cả hai chính đảng, triệt để chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống đồng tính trong quân đội, không muốn có nữ quân nhân, đã từng kêu gọi cô lập những bệnh nhân AIDS, và chủ trương bãi bỏ tất cả mọi thứ thuế ngoại trừ thuế bán hàng (sales tax), do đó đang được nhóm bảo thủ cực hữu của Cộng Hòa ủng hộ triệt để như là ứng viên biểu tượng cho tư tưởng Cộng Hòa nhất. Nhưng cái khổ của đảng Cộng Hòa là nếu ông ta đắc cử để đại diện cho phe Cộng Hòa thì Cộng Hòa sẽ nguy to, khó chiếm được Nhà Trắng vì dân Mỹ nói chung khó chấp nhận một tổng thống là người cực hữu đã từng là nhà truyền giáo trước đây. Chưa gì thì những thăm dò dư luận mới nhất đã ghi nhận ông Huckabee này sẽ thua đậm tất cả ba ứng viên hàng đầu của Dân Chủ.

Tóm lại, cho đến giờ thì thiên hạ vẫn chỉ thấy cảnh "kẹt xe" bên Cộng Hòa, lố nhố nửa tá ứng viên mà chẳng ai có tư thế nổi bật như bà Clinton bên Dân Chủ, và vẫn chưa ông nào có được sự ủng hộ của một phần ba đảng viên Cộng Hòa, chứ chưa nói tới cả nước Mỹ.

Từ Tòa Bạch ốc đến hành lang quốc hội và cả cuộc tranh cử tổng thống, trước sau gì chỉ toàn là những tin "không vui" cho Cộng Hòa.

Trước tình trạng bi đát này, TT Bush bắt buộc phải "làm một cái gì" để lưu danh sử xanh và lấy điểm cho Cộng Hòa. Nhìn đi nhìn lại vẫn chẳng thấy có gì có thể làm được trong những vấn đề quốc nội vì phe Dân Chủ vẫn nắm quyền ở Quốc hội và chắc chắn sẽ không hợp tác.

Bèn phải nhìn ra ngoài nước Mỹ.

Kết quả tương đối thành công, áp lực được Do Thái và Palestine đến Annapolis để họp thượng đỉnh tìm giải pháp cho cuộc chiến trường kỳ giữa hai này. Nhưng tựu chung vẫn chỉ là đồng ý gặp nhau, và cùng nhau hứa hẹn sẽ… tiếp tục gặp nhau trong suốt năm tới! Có nghĩa là cho đến khi TT Bush về hưu thì cũng sẽ vẫn chưa có gì mới lạ. Trong khi đó Iraq sẽ còn lủng củng ít ra là vài năm nữa, cho dù Cộng Hòa hay Dân Chủ chiến thắng trong cuộc bầucử tổng thống tới đây.

Có lẽ TT Bush này sẽ đi về vui thú điền viên trong tình trạng rối ren nhất của đảng Cộng Hòa từ hơn mười năm qua. Chắc phải mười năm nữa thì hy vọng mới vươn lên cho phe Cộng Hòa.

Vũ Linh

12-11-07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.