Hôm nay,  

Sắc Và Không Trong Bát Nhã Tâm Kinh Lược Giải

21/11/200700:00:00(Xem: 5673)

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.

Phần thứ nhất nói về nguyên do của Tâm Kinh Bát Nhã, ở đó Xá Lợi Phất đã thừa oai lực của Phật đảnh lễ Bồ tát Quán Tự Tại kính xin chỉ dậy yếu chỉ để hầu có thể vượt cõi mê mà đến được bờ giác. Bồ tát Quán Tự Tại chính là Bồ tát Quán Thế Am đã đạt được giải thoát nhờ quán mọi sự đều vô thường, không thể nắm bắt được nên ngài không còn chấp chặt hay dính mắc vào bất cừ điều gì trên thế gian, nhờ đó mò ngài vượt thoát được mọi khổ ách.

Sau khi được tôn giả Xá Lợi Phất đảnh lễ và hỏi đến phương pháp tu hành thì ngài từ từ cắt nghĩa từ thấp đến cao.

Trước hết ngài nói:

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc

Sắc tức thị không, không tức thị sắc

Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Dịch nghĩa như sau:

Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, Không chẳng khác sắc

Sắc tức là không, Không tức là sắc

Thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy.

Bản tiếng Phạn do tiến sĩ Harischandra Kaviratna sưu tập được coi như là chính xác nhất viết  như sau:

Iha Sariputra! Rupam sunyata sunyataiva rupam

Rupan na prithak sunyata, Sunyata na prithag rupam

Yad rupam sa sunyata, ya sunyata tad rupam

Evam eva vedana-samjna-samskara-vijnanam.

Bản tiếng Phạn được dịch như sau:

Này Xá Lợi Tử! Sắc là không, Không chính thật là sắc  

Sắc chẳng khác không, Không chẳng khác sắc

Nơi sắc là không, Nơi không là sắc

Thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy.

Tiếng Phạn là một thứ tiếng căn bản và phong phú có thể nói là một ngôn ngữ thánh linh được dùng trong các kinh điển tại An độ từ thời xa xưa đặc biệt là trong các kinh điển Vệ đà và Phật giáo. Tiến Sĩ Harischandra Kaviratna là một học giả người Tích Lan rất uyên thâm về ngữ pháp Bali và Sanscrit. Chữ  Sanscrit tức tiếng Phạn có những quy luật về văn phạm và âm vận riêng nên trong bản tiếng Phạn ta thấy có rất nhiều từ chỉ cùng một thứ mà lại viết khác đi thùy theo âm vận và ngữ pháp. Chẳng hạn như  ở câu kinh trên, chữ Sắc lúc thì viết là rupam khi thì viết là rupan, chữ Dị khi thì viết là prithak khi thì là prithag. Ở những lời kinh tiếp theo ta sẽ thấy có chỗ viết Xá Lợi Tử  là Sariputra, có chỗ viết là Chariputra.

Nhân đây cũng nói sơ về một vài quy luật tiếng Phạn. Khi chữ M ở cuối một từ mà từ  kế tiếp lại bắt đầu bằng chữ N, chữ M sẽ đổi thành N. Từ Rupam theo sau là Na thì đổi là Rupan na vì đọc như vậy sẽ suôi hơn. Chữ K theo sau là chữ R thì sẽ đổi là G như Pritak dứng trước chữ Rupam thì đổi thành Pritag Rupam.

Ngoài ra đôi khi các chữ còn ghép lại với nhau như  chữ Sunyataiva là do chữ Sunyata ghép với chữ eva sẽ đổi thành là Sunyataiva. Sunyata nghĩa là Không, eva nghĩa là chính thực, quả thực hay là đích thực. Do đó Sunyataiva rupam có nghĩa là Không chính thực là Sắc.

 Trở lại bài kinh, trước hết bồ tát Quán Tự Tại nói về các cảnh giới mà ta cảm nhận và suy nghĩ ra được dù là vật chất, tâm sinh lý hay siêu hình đều là các hiện tượng đối đãi trong cái pháp giới hiện tượng này, chúng đều là giả danh, quy ước, chuyển biến và không thường còn.

Về hình tướng thì có sắc và không là hai cái đối nghịch. Tuy đối nghịch nhưng cả hai không thể tách rời nhau được, chúng là hai phương diện của cảnh giới mà ta có thể nhận biết được. Chúng luôn hiện hữu bên nhau, nơi nào có sắc là nơi đó có không tỷ như hai bề mặt của một đồng tiền. Trong không có sắc và trong sắc có không. Cái khoảng không ở chung quanh ta tưởng chừng như không có gì, thực ra có vô số những bụi trần rất nhỏ nhiệm bay nhẩy, chuyển động không ngưng nghỉ.

Kinh Lăng Nghiêm nói rằng nếu ngồi nhìn ánh sánh chiếu qua khe cửa ta sẽ thấy vô số những vi trần chuyển động trong đó. Ngoài ra hãy thử quán sát một cục đá rắn chắc. Mới nhìn qua ta tưởng rằng nó là một khối rắn chắc, không ngăn cách. Thực ra nếu nhìn trong kính hiển vi thì thấy đó là những hạt đá li ti cuốn hút lẫn nhau và được ngăn cách nhau bởi những khoảng không.

Thuyết khoa học về lương tử cho thấy trong một vi trần có vô số những dạng sóng chuyển biến không ngưng nghỉ, khi thì cấu kết với nhau, khi thì tách rời xa nhau; khi cấu kết với nhau thì hình như là vật chất mà khi xa cách nhau thì hình như là khoảng không.

Thực ra nếu không có không gian thì ta chẳng làm sao nhìn thấy được gì vì mọi sự đều đặc nghẹt lại, đâu có ánh sáng và khoảng cách để con mắt có thể thấy được. Và nếu tất cả mọi thứ đều trống không thì làm sao thấy được gì vì ngay cả con mắt cũng chẳng có nữa lấy gì mà thấy.

Nói cho rõ thì nhờ có sắc tướng mà ta thấy được cái không, và nhờ có khoảng không mà ta nhận ra được hình tướng. Chính vì thế mà kinh nói, ngay sắc đó là không, ngay không đó là sắc hay nói một cách khác là sắc là chỉ ra cái không, không là chỉ ra cái sắc.

Nói về tâm pháp thì cũng vậy.

Trước hết xin nói về cảm thọ. Tại sao ta cảm thấy nóng" Ta cảm thấy được nóng là vì có cái không nóng. Cái không nóng tức là không, không tức là bình thường chứ không phải ta không có cảm giác. Ta cảm giác được nóng hoặc lạnh là vì nhiệt độ ở ngoài lúc thì cao hơn lúc thì thấp hơn lúc bình thường. Ta cảm thấy vui hay buồn thì cũng như vậy vì có những việc xẩy đến khiến ta ưa thích hay không ưa thích hơn những lúc bình thường.

Trong thiền tông có một công án, một vị thiền sư tới thăm một vị tăng đang đau nặng, khi gặp vị tăng nằm trên giường bệnh vị thiền sư hỏi vị tăng rằng, trong cái đau có cái gì không đau không. Trước kia khi đọc xong công án này thì tôi cũng ngớ ngẩn, chẳng thấy câu chuyện này có gì hay ho, nhưng khi đọc Bát Nhã Tâm Kinh thì tôi mới biết, à thì ra thế, sở dĩ biết mình đau vì có lúc mình không đau; ngoài ra nếu quán chiếu sâu hơn nữa thì thấy được trong tâm thức của mình có một cái gì đó vượt ra ngoài cả đau lẫn không đau.

Trong Bá Trượng Ngữ Lục có kể câu chuyện thiền sư Bá Trượng cùng đi dạo với đệ tử là Hoàng Bá. Thấy một đàn vịt trời bay qua. Bá Trượng hỏi Hoàng Bá, thấy, thấy gì không" Hoàng Bá trả lời, đã qua rồi. Liền đó bị Bá Trượng bẹo mũi một cái đến đau điếng. Khi về tăng phòng Hoàng Bá nằm mấy ngày đêm trằn trọc khóc lóc, không ăn uống và ngủ nghỉ được gì cả. Có một vị tăng tới hỏi Bá Trượng rằng tại sao vậy" Bá Trượng bảo về tăng phòng hỏi Hoàng Bá đó. Khi vị tăng hỏi thì Hoàng Bá cười hả hả. Thế là làm sao"

Tại sao lúc đầu thì Hoàng Bá khóc lóc không ăn, không ngủ được, lúc sau thì lại cười hả hả. Lúc đầu thắc mắc không hiểu sao lại bị thầy bẹo mũi nên khóc lóc không ăn ngủ được, sau này trực ngộ thì cười ha hả. Ngộ ra cái gì" Xin quý vị thử quán chiếu.

Phương pháp của thiền tông là nương vào chỗ không hiểu mà dốc tâm quán chiếu thì cũng ló lúc ta tự mình trực ngộ ra được. Đôi khi giải ra cho đệ tử biết là làm mất cái mấu chốt cho đệ tử tham thiền. Nhưng đôi khi không giải ra thì đệ tử sẽ chán nản vì không thấy có nơi nào để bám víu.

Cuốn Bích Nham Lục có liệt kê cả trăm công án với những lời luận giải. Một thời gian sau có một vị thiền sư đem đốt đi tất cả tài liệu về Bích Nham Lục. Sau này lại có vị thiền sư khác cố công gom nhặt và phổ biến lại. Vậy thì ai làm đúng và ai làm sai" Thật ra như trên đã nói cả hai vị đều có tâm lão bà. Tâm lão bà là danh từ thường thấy trong thiền tông ám chỉ cái lòng từ bi của một mẹ già đều muốn đệ tử có cơ hội và phương tiện để giác ngộ.

Cũng như vậy đối với tưởng, sở dĩ ta tưởng tượng ra được hình ảnh này hay hình ảnh khác, hoặc cảnh giới này hay cảnh giới khác, những lúc vui, lúc buồn, lúc yêu thương, lúc giận ghét vì cũng có lúc ta không có tưởng tượng ra cái gì, có những lúc đầu óc ta trống không.

Đối với những vận hành trong tâm thức thì cũng tương tự như thế, nhiều khi ta suy nghĩ, so đo hết chuyện này đến chuyện khác và cũng có lúc ta chẳng suy nghĩ gì cả, có những đêm ta trằn trọc thao thức, hết nghĩ chuyện này đến chuyện khác, có những đêm ta thấy đầy mộng mị và cũng có những đêm ta ngủ say như chết.

Tất cả những cảm thọ, những nhớ tưởng và những suy nghĩ đó là những dữ kiện gây ra sự tạo tác trong tâm thức của chúng ta. Chúng là những hạt giống cấu tạo nên cái bản chất của chúng ta trong kiếp sống hiện tại và chúng cũng là những chủng tử nghiệp cấu tạo nên cái tâm thức của chúng ta sau này cho kiếp vị lai.

Nói chung thì cái không và có, cái có hình hài và không có hình hài, cái có cảm giác, cái có nhớ tưởng, cái có suy nghĩ và cái có tâm thức đối với không là đặc tính đối đãi của thế giới hiện tượng.

Tất cả các sự vật và sự viêc trên thế gian này chỉ là một sự đối đãi và tương đối, chúng tưởng chừng như không thay đổi chứ thật ra chúng thay đổi liên tục và chớp nhoáng, không bao giờ nhưng nghỉ. Chúng ta thấy đời sống trăm năm của chúng ta là lâu dài, đôi khi có người còn nghĩ nó là vĩnh viễn, chứ thật ra chúng thay đổi từng giây từng phút. Cứ trong từ phần trăm của giây là trong ta có hằng tỷ tế bào chết đi và hằng tỷ tế bào mới được sanh ra nhưng chúng ta nào có để ý đến. Chỉ khi nào cầm những tấm hình chụp ta hồi nhỏ còn nằm trần truồng trong nôi so với bây giờ đã là một người trưởng thành hay là một người già miệng móm, răng rụng gần hết, da đồi mồi, tóc bạc phơ ta mới thấy sự thay đổi chuyển biến nơi hình hài của ta.

Hãy thử nhìn ngọn đèn đầu ở trong phòng, nếu không nhận xét kỹ thì ta thấy ngọn đèn đó luôn cháy sáng, nhưng nếu ta thử suy tư một chút thì thấy đó là những ngọn lửa cháy tắt không ngưng nghỉ, cứ tim đèn này cháy hết thì làm mồi cho tim đèn kế tiếp, ta chỉ thấy ngọn lửa tắt khi đèn hết dầu hay khi tim đèn bị cháy hết.

Cuộc sống của chúng ta hay là của tất cả vạn vật trên thế gian chỉ là những chuỗi sanh diệt không ngưng nghỉ như những sự cháy tắt của tim đèn, chúng nhanh chóng tức thời mà kinh Phật thường nói đến là sát na sanh diệt.
Trên thế gian này không phải chỉ có sanh diệt không đâu, còn có vô số những trái nguợc nhau như âm dương, đàn hồi, sự tăng trưởng và sự co giảm, sự sung mãn và sự suy nhược, cái lớn cái nhỏ, cái trong sáng cái tối tăm, cái dơ dáy cái sạch sẽ, v.v.. và v.v…Chúng cứ liên tiếp thay đổi không ngưng nghỉ khi thì lớn khi thì nhỏ, khi thì chuyển động lúc thì đứng yên, khi thì tăng trưởng lúc thì giảm thiểu, khi thì sạch sẽ thơm tho lúc thì bẩn thỉu hôi hám. Đôi khi ta thấy sự vật hình như cố định, ù lỳ mà thật ra chúng đang chuyển động tỷ như trái đất mà chúng ta đang sinh sống đây tưởng chừng như nằm yên mà thật sự nó đang chuyển động quay quanh mặt trời.

Tất cả đều do chúng ta đặt để và quy ước, đôi khi cái chúng ta cho là bẩn thỉu thối tha thì loài dòi nhặng thì thấy là thơm tho, cái chúng ta cho là rác rưởi lại là phân bón làm cho cây cối mùa màng tươi tốt và tăng trưởng. Trong kinh có nói cái mà ta nói là con sông đó, nơi đó ta chỉ xuống ngụp lặn vui chơi trong chốc lát thì đối với loài thủy ngư thì dòng sông đó là giang sơn của chúng, là cung vàng điện ngọc của chúng. Loài trời thì thấy là dòng ngọc lưu ly, còn loài ma quỷ thì thấy đó là dòng lửa, nơi dầu sôi lửa bỏng mà chúng không dám đến gần.  Nói cho cùng tất cả những gì trên thế gian này dù là vật chất hay là tâm sinh lý cũng đều vô thường, đối đãi, sanh diệt và đều là sự chuyển hiện của Chân Tâm.

Kinh Lăng Nghiêm nói rằng vì một niệm vô minh mà Chân Tâm chuyển biến và hiện khởi ra thế giới và chúng sanh. Thế giới và chúng sanh đó đều là cái tướng của Chân Như. Nếu ví Chân Như là mặt biển, vô minh là những luồng gió thổi thì thế giới và chúng sanh là những đợt sóng trồi lên và lặn xuống trên mặt biển. Sóng thì có lên xuống, to nhỏ, tăng giảm chứ mặt biển thì không thay đổi. Chúng sinh có thể bị hủy diệt bởi đao kiếm hay bom đạn nhưng đao kiếm và bom đạn thì không hủy diệt được tâm thức. Tâm thức có thể chuyển biến nhưng Chân Tâm thì luôn thường còn.

Nói khác đi tất cả các pháp có sanh phải có diệt, có tăng phải có giảm, có xấu thì phải có tốt nhưng Chân Như thì luôn thanh tịnh và thường còn.

Bồ tát Quán Tự Tại nói các pháp là cái tướng của Không. Không ở đây phải được hiểu là Chân Không, là Chân Như, Chân Tâm hay Phật Tánh và v.v… chứ không phải cái không đối với cái có như đã nói về thế giới hiện tượng ở trên.

Cái tướng tức cái chuyển hiển hiện ra, cái mà ta có thể thấy và cảm nhận hay suy nghĩ được. Tất cả các hiện tượng tâm sinh vật lý đều chuyển biến sanh diệt không ngưng nghỉ và đều là sự chuyển hiện từ Chân Tâm.

Chân Tâm còn gọi là Chân Như luôn hiện hữu, và bao trùm tất cả, bao trùm cả không gian lẫn thời gian. Không gian bao gồm tất cả ba cõi: cõi thế gian, cõi trời và cõi địa ngục hoặc cọi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Thời gian thì bao gồm cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Kinh Hoa Nghiêm nói cái Tâm bao trùm tất cả và tất cả không ra ngoài Tâm: Một là tất cả, tất cả là một. Tâm ở đây phải hiểu là Chân Tâm hay Chân Như.

Kinh diển Phật giáo đều dịch từ tiếng Phạn ra mà tiếng Phạn thì thật xúc tích và uyên thâm nên nếu chỉ hiểu nghĩa từng chữ mà chưa có kinh nghiệm giác ngộ, đôi khi còn làm sai lệch cả yếu nghĩa của lời kinh. Với sự học hỏi thường tình chúng ta chỉ mới giải ngộ, tức là giải thích để hiểu ra một phần nào cái thâm sâu của các lời kinh vì các danh từ dùng trong đó chỉ là quy ước và tạm đặt ra để chỉ cho chúng ta một phần nào của cái chân lý thôi. Nếu chúng ta không thực hành các phương pháp để đi sâu vào tâm thức thì chúng ta có đọc hằng vạn các luận giải thì chúng ta cũng không thể trực ngộ được chân lý, chúng ta sẽ mãi là những con vẹt nhai đi nhai lại các câu kinh câu kệ và những lời giải thích của bậc đại giác. Đôi khi càng nghiên cứu nhiều, càng chấp chặt vào chữ nghĩa và các lời thuyết pháp ta càng bị lạc lõng giữa một rừng lý luận đầy mâu thuẫn khiến chúng ta hoang mang không biết bám víu vào đâu.

Viết tới đây tôi chợt nhớ đến câu chuyện nói về một anh thủy thủ già và một học giả mà thiền sư Goenka nói ra trong khi giảng giải về thiền Minh Sát (Vipassana). Câu chuyện như sau, trên con tầu hải hành nơi biển cả bao la có một anh thủy thủ già hay đến lân la với một vị học giả. Một hôm vị học giả hỏi anh thủy thủ già rằng anh có biết gì về địa dư không" Anh thủy thủ già nói không. Vị học giả nói, anh là thủy thủ mà không biết gì về địa dư là anh lãng phí cả phần tư cuộc đời rồi. Anh thủy thủ hỏi, sao thế" Vị học giả nói anh đi biển thường ghé bến này bến kia mà không biết địa danh cùng văn hóa, lịch sử , kinh tế , phong tục tập quán của những nơi tầu ghé bến thì chẳng là thiếu sót lắm sao" Anh thủy thủ già gật gù thấy quả là lời nói của một vị có hiểu biết. Hôm khác vị học giả lại hỏi anh thủy thủ rằng anh có biết gì về khí tượng học không" Anh thủy thủ già lại nói không. Thế thì lại chết một phần tư cuộc đời nữa rồi, đi biển cả đời mà không biết về khí tượng thì làm sao biết được thời tiết lúc thế này lúc thế khác, làm sao đoán được hướng đi của những cơn bão hầu lái tầu lẩn tránh. Anh thủy thủ già thật là khâm phục vị học giả, cứ tiếc cho cuộc đời ít học hỏi của mình. Hôm khác vị học giả lại hỏi, anh biết gì về thiên văn không. Cũng không nốt. Thật là lãng phí một phần tư cuộc đời nữa rồi, không biết thiên văn thì làm sao biết phương hướng để hải hành. Bỗng một hôm anh thủy thủ chạy hớt ha hớt hải kiếm vị học giả và hỏi, thưa ngài có biết bơi không" Vị học giả trả lời không. Anh thủy thủ già la lớn, thế thì ngài mất cả cuộc đời rồi. Vị học giả hỏi sao thế" Anh thủy thủ nói như hét, tầu bị vô nước sắp chìm, bây giờ mà ngài có đọc cả vạn quyển sách về bơi lội mà ngài chưa bao giờ thật sự biết bơi thì làm sao ngài bơi vào bờ được.

Thật ra có nhiều việc mà mình không thật sự tiếp xúc thì mình cũng không thể nào tưởng tượng ra được. Ví dụ anh chưa bao giờ thấy hoa lài thì dù tôi có diễn tả hằng giờ, anh vẫn không hình dung ra được cái hoa gì mầu trắng mà lại thơm thơm. Mà thơm thì cũng có nhiều loại thơm, mùi thơm của hoa sen thì khác với mùi thơm cuả hoa dạ lý hương. Chỉ khi anh nhìn thấy tận mắt cây hoa lài thì lúc đó anh mới thật sự biết được hình dạng và mùi hương của nó ra sao.

Cũng thế tôi tả cho anh bạn thân của tôi về một người bạn khác. Anh này chỉ gật gù qua loa cho tôi vui mà thôi chứ làm sao mà mường tượng ra cái người mình chưa bao giờ gặp. Nhưng một hôm tôi dẫn anh bạn khác đó lại giới thiệu cho anh bạn thân của tôi. Khi đó anh bạn thân này la lên, tưởng ai chứ lại là anh này thì tôi đã gặp nhiều lần, hằng ngày đi đón con tôi đều gặp anh này đi bộ ngang qua trường của con tôi.

Ý tôi muốn nói đạo Phật có cả tam tạng kinh điển mục đích là tùy theo căn cơ của từng người mà hướng dẫn đưa đến sự tin tưởng để mà thực hành,  giữ giới thực tập thiền định hầu trực ngộ ra được cái bản lai diện mục của mình khi chưa có cha mẹ sanh ra, tức là thực chứng được cái tánh Phật nơi mỗi chúng sanh như Phật đã chỉ dậy trong kinh Pháp Hoa.

Trong Bát Nhã Tâm Kinh thì Bồ tát Quán Tự Tại dùng đến chữ KHÔNG. Chữ không này khi dùng trong cái cảnh giới hiện tượng đối đãi thì có nghĩa là không ngơ, là cái không đối ngược với cái có như nói ở phần Sắc và Không ở trên. Mà khi dùng để nói đến cái bản thể uyên nguyên của mọi cảnh giới thì có nghĩa là Chân Như, Chân Không Diệu Hữu là nơi mà các pháp từ đó chuyển hiện ra.

Chữ KHÔNG trong lời kinh kế tiếp phải được hiểu là Chân Không Diệu Hữu hay là Chân Như Phật Tánh. Lời kinh như sau:

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không tướng

Bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Xá Lợi Tử! Tất cả các pháp đều là tướng của Không

Không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm.

Xuất xứ tiếng Phạn là:

Iha Sariputra! Sarva-dharma Sunyata-laksana

Anutpanna aniruddha, amala avimala, anuna aparipurnah

Sunyata-laksana phải hiểu la hiện tướng của chân không. Sunyata dịch ra tiếng Mỹ là emptiness, laksana là appearance. Sunyata-laksana dịch ra tiếng Mỹ là appearance of emptiness là cái hiện ra ngoài, là cái bề ngoài của chân không. Emptiness ở đây phải hiểu theo nghĩa Chân Không ( true emptiness) tức Chân Như chứ không phải không ngơ như trong câu sắc bất dị không, không bất dị sắc.

Cái hiện tướng tức cái bề ngoài của Chân Như do vô minh chuyển hiện ra thì có sanh diệt, có nhơ có sạch, có tăng có giảm, còn cái bản thể tức cái Chân Như thì không sanh không diệt, không nhơ không sạch và cũng không tăng không giảm.

Bồ tát Thế Thân nói các pháp trên thế gian chỉ là giả và đều là sự chuyển hiện nơi tâm thức. Các pháp trên thế gian thì trùng trùng duyên khởi chứa đựng cả muôn loài và vũ trụ. Các pháp này gồm Ngã và Pháp, tức là ta và thế giới cùng muôn loài chúng sanh. Các pháp này chỉ là giả và chỉ là do chuyển biến nơi tâm, chúng không có tánh chất chân thật và cũng không phải tự nhiên mà có.  Chỉ khi nào ta tu tập phá trừ được hết vô minh, loại trừ được hết những chấp trước của phân biệt và mê vọng thì ta mới thấy được thể tánh chân thật của các pháp. Thể tánh đó là Chân Như . Chân Như đó là cái cái thể tối thắng của các pháp. Kệ của bồ tát Thế Thân viết trong Duy Thức Tam Thập Tụng như sau:

Do giả thuyêt ngã pháp

Hữu chủng chủng tướng chuyển

……….

Sơ tức tướng vô tánh

Thứ vô tự nhiên tánh

Hậu do viễn ly tiền

Sở chấp ngã pháp

Thử chư pháp thắng nghĩa

Diệc tức thị Chân Như.

Các học giả thường y ngữ mà giải nghĩa, thường nhầm lẫn và dịch chữ Sunyata-laksana là 'tính không' dịch ra tiếng Mỹ là Characteristics of Emptiness hay là Emptiness  characteristics. 'Tính không' lại bị lẫn lộ với cái 'tánh không', rồi từ 'tánh không' đó lại bị hoang mang bởi bài dịch chữ Hán Việt là 'không tướng' mà chuyển ra tiếng Việt là 'tướng không'. Các học giả và các bậc tu hành đã tốn rất nhiều giấy mực để diễn giải cái mấu chốt 'không tướng' này trong Bát Nhã Tâm Kinh. Thậm chí có ngài đã giảng giải ròng rã cả trên 50 năm, sau này phải thú nhận rằng mình đã giảng sai từ trước đến giờ và đưa ra một luận giải khác không kém phần rối rắm. Đâu là trúng, đâu là sai không phải mục đích của bài diễn giải này. Chúng ta có thể lấy đề mục này mà tham thiền. Bài diễn giảng này chỉ là một sự chia sẻ cái hiểu biết của một hành giả trên bước đường tu đạo.

Trước khi ngưng phần diễn giải này xin viết ra bài kệ trong kinh Lăng Già Tâm An để chúng ta cùng suy tư:

Ví như nai khát tưởng, Động chuyển tâm mê loạn

Nai tưởng là nước, Mà thật không có nước.

Như thế chủng tử thức, Động chuyển thấy cảnh giới

Người ngu vọng tưởng sanh, Như mắt nhậm bị che

Nơi sanh từ vô thủy, Chấp trước tánh nhiếp thọ

Như ngược chốt tháo chốt, Xa lìa tham nhiếp thọ

Như huyễn chú máy động, Mây nổi mộng điển chớp.

Quán thế được giải thoát. Hằng đoạn ba tương tục

Nơi kia không người tạo, Ví như nắng trong không

Như thế biết các pháp, Tức là không chỗ biết

Đoạn được ba cái tương tục là đoạn được ba thứ nó làm ta chìm đắm mãi trong mê vọng. Đó là Nghiệp Báo, Thế giới và Chúng sanh cùng Sanh Tử Luân Hồi. Tôi xin ngưng bài viết hôm nay ở đây và sẽ trình bày phần kế tiếp khi có đủ nhân duyên.

Thích Trí Châu

(LTS: Thầy Thich Trí Châu hiện đang mở KHÓA YOGA VÀ THIỀN CĂN BẢN.

Mỗi thứ bẩy hằng tuần từ 11AM đến 1PM thầy Thích Trí Châu có hướng dẫn miễn phí  về Yoga và Thiền Căn Bản.

Nếu muốn tham dự xin liên lạc số điện thoại số (714) 839-2579 hoặc e-mail vanmon_chan@yahoo.comđể lại lời nhắn và số điện thoại. Xin nói chậm và rõ, nhớ nhắc số điện thoại của mình 2 lần. Sẽ trả lời và cho biết chi tiết.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.