Hôm nay,  

Houston: Sách Của TT Tuệ Sỹ Ra Mắt Thành Công Lớn

08/11/200700:00:00(Xem: 8289)

Nhà thơ Phạm Công Thiện nói chuyện trong buổi ra mắt sách của TT Tuệ Sỹ.

HOUSTON (VB) -- Buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ tại Houston, TX, ngày 04 tháng 11 năm 2007” đã thành công lớn, theo các thông tin trong tùy bút nhan đề “Mặc” của Sư Cô Thích Nữ Huệ Trân.

Sư cô cho biết chữ “Mặc” được chọn làm nhan đề bài tùy bút là từ “diễn giả đầu tiên trong chương trình là triết-gia Phạm Công Thiện, người được ban tổ chức mời giới thiệu về tác giả và tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật.”

Thông tin từ bài tùy bút “Mặc” cho biết, trích đoạn như sau:

“...Buổi ra mắt sách do Hội Dharma Wheel Corporation tổ chức. Hội trưởng là Thượng Tọa Thích Nhật Trí, trụ trì chùa Pháp Vũ, Florida, với sự đóng góp tham gia của các cư-sỹ đồng quan điểm với hội là yểm trợ và phát huy bốn lãnh vực Giáo dục, Văn hóa, Hoằng pháp và Từ thiện.

Địa điểm ra mắt là nhà hàng Kim Sơn, từng nổi tiếng về sự rộng rãi, khang trang. Phục vụ lịch sự, chu đáo.

Chúng tôi tưởng chỉ mình tới đúng giờ ghi trong thiệp mời là 5 giờ chiều chủ nhật 04 tháng 11, 2007. Ấy thế mà sau khi đậu xe, nhìn quanh bốn phía, hướng nào cũng có những giòng xe đang tiến vào và chủ nhân những chiếc xe đó, đa số là khách đến tham dự buổi ra mắt sách... (...)

...Phòng được chọn cho buổi ra mắt sách ở trên lầu. Bước vào phòng mới biết rằng, không chỉ chúng tôi đến đúng giờ mà nhiều người đã đến trước giờ. Sáu mươi bàn, dự trù mời sáu trăm quan khách, không bàn nào không đã có người ngồi. Và thật ngạc nhiên, chưa đầy ba mươi phút sau, sáu mươi bàn, dường như không còn ghế trống. Với bốn bàn trước sân khấu dành cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng, Ni, chúng tôi ghi nhận có Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa (viện chủ chùa Từ Đàm, Dalas, Texas), Hòa Thượng Thích Nguyên An (trụ trì chùa Cổ Lâm, Seattle), Hòa Thượng Thích Nguyên Trí (Trụ trì chùa Bát Nhã, Nam Cali), Hòa Thượng Thích Trí Đức (Trú xứ chùa Việt Nam), Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh (Trụ trì chùa Việt Nam, Houston), Thượng Tọa Thích Linh Quang (Nepal), Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu (Trụ trì chùa Phật Đà, San Diego, Nam Cali), Thượng Tọa Thích Hạnh Tuấn (Trụ trì chùa Trúc Lâm, Chicago), Thượng Tọa Thích Tâm Hòa (trụ trì chùa Pháp Vân, Canada), Thượng Tọa Thích Nhật Trí (Trụ trì chùa Pháp Vũ, Florida), Thượng Tọa Thích Thông Hải (Thiền viện Chân Không), Thượng Tọa Thích Chơn Lễ, Đại Đức Thông Đức, Đại  Đức Tâm Bình, Đại Đức Minh Phước, Đại Đức Quảng Kim, Đại Đức Quảng Minh, Đại Đức Thiện Nhẫn, Đại Đức Nhuận Thành …

Chúng tôi cũng nhận thấy sự hiện diện của Quý Ni thuộc các ni-viện Hương Nghiêm, Hương Lâm, Huệ Lâm …

Các cơ quan truyền thông, truyền thanh, truyền hình, báo chí, chúng tôi ghi nhận sự hiện diện của tuần báo Việt Tide, bán nguyệt san Thế Giới, tạp chí Xây Dựng, chương trình phát thanh Tiếng Chuông Tỉnh Thức, đài phát thanh Saigon-Houston; cùng các Hội đoàn như Hội Văn Hóa Khoa Học, Hội ái hữu cựu nữ sinh Gia Long, An Giang, Sương Nguyệt Ánh …

Chúng tôi phải xin lỗi, vì không thể nào ghi hết ra đây.

Theo đúng chương trình, sau phần chào cờ và giới thiệu thành phần tham dự, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Hội Trưởng Hội Dharma Wheel Corporation (DWC) đã long trọng khai mạc buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật (HTDMC) của TT Tuệ Sỹ và tiệc chay gây quỹ cho những chương trình hoạt động của  DWC qua hình ảnh nhập thế đầy Trí Tuệ và Từ Bi của hành giả Duy Ma Cật.

Diễn giả đầu tiên được mời lên giới thiệu về tác phẩm và tác giả HTDMC là triết gia Phạm Công Thiện. Ngôn ngữ của một triết gia có thể có đôi chút xa lạ với số đông quần chúng nhưng nhân dáng thì gần gũi, thân thương với chòm râu bạc, mái tóc thưa phơ phất. Ông chậm rãi chia xẻ: “DDứng trước khung cảnh rất tinh túy nghệ thuật, rất tinh túy thi ca này, nhìn xuống là Quý Thầy, Quý Ni và đông đảo đồng hương, tôi cảm thấy như mình đang ở chùa, những ngôi chùa tôi từng thấp thoáng thấy bóng dáng hai chú tiểu cực kỳ thông minh, mới trên hai mươi tuổi đã nghiêm túc đứng trên bục giảng các giảng đường Đại Học. Hai chú tiểu đó chính là Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh đang có mặt trong buổi này, và Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ ở bên trời Quê Hương. Thầy Tuệ Sỹ, với đôi mắt rực sáng từ thuở ấu thơ cho đến tuổi già xế bóng không chỉ là sự rực sáng của nhãn quan mà phải là sự rực sáng từ Tâm Bồ Tát. Nên khi Thầy Tuệ Sỹ viết HTDMC, với tôi, là cuốn sách tuyệt vời nhất. Cuốn Kinh Đại Thừa này, tôi chỉ tóm gọn trong một chữ. Chữ MẶC.”

Tiếng vỗ tay không dứt khi triết gia kết luận như vậy. Ông buông lửng cho mỗi người tự cảm nhận.

“Mặc”, phải chăng là sự tĩnh mặc Vô Ngôn của Bậc Đại Trí Duy Ma Cật khi Ngài Văn Thù hỏi về Pháp Bất Nhị"

Diễn giả Doãn Quốc Sỹ đã rất khiêm nhường khi trích dẫn Kinh Pháp Cú để nói về ý vị cao siêu của Duy Ma Cật trong cuộc đời. Đó là hình ảnh đóa sen nở giữa bùn nhơ, là hình ảnh Đại-sỹ đứng thẳng giữa phàm phu sân, uế.

Diễn giả thứ ba bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt, và  những búp tay thầm lặng chắp lại, biểu tỏ lòng tôn kính. Đó là H.T. Thích Nguyên Hạnh, trụ trì chùa Việt Nam, Houston. Với nhân dáng nhu hòa, điềm đạm, giọng nói nhỏ nhẹ, chậm rãi nhưng ẩn chứa âm thanh của đường gươm Bát Nhã Vô-Úy, H.T đưa ra hình ảnh vị Tăng-sỹ tài hoa thông tuệ 1600 năm trước đã viết nhiều bộ Triệu-luận mà người sau gom lại, đã được coi như Trung Quán Luận của Trung Hoa. Vị Tăng-sỹ trí tuệ tuyệt luân đó đã hơn một lần  ngẩng cao đầu trước bạo quyền, bình thản nhìn lưỡi gươm sẽ chém xuống đầu mình chẳng khác chi gươm chém ngọn gió Xuân!

Hòa Thượng đã mượn hình ảnh Ngài Tăng Triệu để nói về Thầy Tuệ Sỹ, mà theo H.T. nói về Thầy Tuệ Sỹ là nói về một Tăng-sỹ đã mang Đại Bi Tâm vào đời với hạnh Vô Úy.

Con người đó cũng đã bất khuất trước bạo quyền, đôi mắt sáng rực nhìn thẳng tử thần không chút nao núng. 

Con người đó cũng là nhà tư tưởng, luôn nhìn sâu vào tận cùng nỗi thống khổ nhân gian nên tư tưởng đó không phải là son phấm điểm trang cho đời mà là những hoài bão gắn liền với khổ đau dân tộc.

Con người đó, vượt trên mọi tư duy Đời-Thường, đã lặng lẽ ngồi trong góc tối, trong cõi-riêng đời mình để hoàn thành Huyền Thoại Duy Ma Cật, chạm tới vĩnh cửu ngay trong khoảnh khắc ta-bà, tựa câu kinh Pháp Cú:

“Như tảng đá kiên cố

Không gió nào lay động

Cũng vậy, giữa khen chê

Người trí không giao động”

Diễn giả thứ tư là lời nhà xuất bản cuốn HTDMC, T.T Thích Nguyên Siêu. Thượng Tọa khẳng định rằng, con đường Giáo dục Phật-Việt là thành trì bảo vệ và tài bồi nền Văn hóa của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm qua, và sẽ còn mãi mãi ngàn sau. Cũng theo TT, sự tham dự nồng nhiệt, đông đảo của Chư Tôn Đức Tăng, Ni và đồng hương, Phật tử hôm nay nói lên niềm ưu tư chung về trọng điểm phát huy nền Văn hóa tự trị.

Tới đây thì nhân viên nhà hàng đang tuần tự mang tới những món chay tinh khiết, được trình bầy mỹ thuật. Đây cũng là thời điểm bước sang phần hai của chương trình. Đó là phần Thơ Nhạc đạo vị.

Đêm nay, người nghệ sỹ mà đại đa số khán thính giả mong được thưởng thức tài nghệ là nam danh ca Tuấn Ngọc. Cảm nhận như thế nên anh là người mở đầu phần Thơ Nhạc.

Người nghệ sỹ nào cũng mang theo hành trang là những tác phẩm đắc ý quen thuộc và thường trình diễn, hoặc được yêu cầu những tác phẩm đó. Thật bất ngờ và thật cảm động khi Tuấn Ngọc tiết lộ rằng, bản nhạc đầu tiên anh sẽ trình bày là một bài thơ trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ. Đó là bài Tống Biệt Hành mà nhạc sỹ Hoàng Quốc Bảo đã phổ thành ca khúc. Anh cũng xin phép khán thính giả cho anh được nhìn vào bản nhạc vì anh mới tập với ban nhạc có …. mấy tiếng đồng hồ trước.

Âm thanh bát đũa im bặt khi người ca sỹ cất tiếng vút cao, chuyên chở giòng thơ bi tráng của một Người-Việt-Nam-Bất-Khuất:

“Một bước đường thôi, nhưng núi cao

Trời ơi mây trắng đọng phương nào

Đò ngang neo bến đầy sương sớm

Cạn hết ân tình, nước lạnh sao"

Một bước đường xa, xa biển khơi

Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời

Thuyền chưa ra bến bình minh đó

Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi …”

Nói là mới tập, nhưng Tuấn Ngọc trình bày như đã từng trình bày từ muôn kiếp trước.

Phần ngâm thơ cũng xúc cảm vô cùng với giọng ngâm cô Bạch Hạc trong bài “Những năm anh đi”, giọng ngâm anh Vĩnh Tuấn trong bài “Phố trưa” và “Một bóng trăng gầy” giọng ngâm GS Kim Oanh trong bài “Tóc huyền” qua phần phụ họa đàn bầu, đàn tranh của Hải Yến, Kim Oanh và tiếng sáo réo rắt Hoàng Nhật Thành. Tất cả những bài thơ này đều trích từ thi phẩm GMTS của Thầy Tuệ Sỹ.

Trong khi khán thính giả còn bùi ngùi với âm thanh diễn tả như tiếng nấc của anh Vĩnh Tuấn ở câu thơ cuối, bài Phố Trưa “Người yêu cát bụi quê mình là đâu"” thì loáng thoáng đó đây có tiếng yêu cầu Thầy Tâm Hòa ngâm bài thơ Khung Trời Cũ, bài thơ mà ai biết đến thi phẩm GMTS không thể không thuộc dăm câu...”

Cũng cần ghi chú rằng tác giả bản nhạc  Tống Biệt Hành là nhạc sỹ Hoàng Quốc Bảo, và nhạc sỹ bây giờ đã xuất gia, sau 2 thập niên làm chuyên viên điện toán ở Quận Los Angeles nay đã trở thành một vị sư trong Thiền Viện Đaị Đăng, Nam California.

Bài tùy bút “Mặc” còn dài, kể laị diễn tiến khi quý Thầy trả lời nhiều câu hỏi quan tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.