Hôm nay,  

Những Cây Bút Giết Người?

18/09/200700:00:00(Xem: 9564)

Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không" Chắc không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ thường nói, "mỗi tờ báo có sức mạnh bằng cả một sư đoàn""

Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng đọc truyện "BÚT MÁU" của nhà văn Vũ Hạnh, xin phép tóm tắt như sau:

Có một danh sĩ giàu có tên Lương Sinh, người Mãn châu, mà danh tài thi phú nổi tiếng khắp vùng, ai ai cũng biết. Nhân một chuyến ngao du sơn thủy, Sinh tình cờ tới một miền đất tiêu điều, dân cư thưa thớt. Quan Tổng trấn vùng nầy vốn là một tham quan tàn ác, đã hà hiếp, bóc lột dân lành, tạo nên biết bao oan khiên cao ngất. Nhưng Tổng trấn lại có một cô con gái xinh đẹp sắc sảo mà vừa thoáng thấy lòng Sinh đã ngất ngây, say đắm. Quan Tổng trấn vốn đã nghe danh tài tuấn của Sinh từ lâu nên ân cần mời mọc vào dinh, tiếp đãi hết sức nồng hậu với đủ thứ rượu nồng thịt béo. Quan tỏ vẻ đặc biệt kính trọng tài năng của Sinh. Hôm sau, quan còn tổ chức cuộc du xuân, đưa Sinh đi xem cảnh trí trong vùng. Nơi nào quan cũng cho thấy kỳ công của quan tạo lập cho dân: kia là dòng suối quanh co quan đã khai thông để dân lấy nước cày cấy; nọ là đồng ruộng bao la trước kia toàn là rừng rậm hoang vu quan đã tốn công khai phá cho dân trồng trọt.

Ngồi trên kiệu cao, Sinh nhìn theo ngón tay quan trỏ phía xa xa, mơ hồ thấy suối, thấy đồng nhiều vẻ khác màu (không giống như Sinh đã thấy trước đó không lâu), miệng không ngừng tán tụng. Hơi men nồng nàn, lòng Sinh chứa chan nhiệt tình đối với những bậc "dân chi phụ mẫu" mà xưa nay Sinh thường tỏ ý rẻ khinh. Đến đâu quan cũng xin Sinh lưu bút để cho khắc vào bia đá, cột đồng. Sinh phóng bút thao thao bất tuyệt. Mực thơm bút quý, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu. Trước khi giả từ, Sinh còn lưu lại bài tán tổng kết công đức của quan để khắc vào chốn công đường, và bài minh, ký để ghi tạc vào mấy cổ hồng chung tại các tháp đền quy mô trong hạt. Quan còn tặng chàng một con ngựa bạch và mấy nén vàng...

Giữa mùa xuân ấy Sinh lâm bệnh nặng, nằm liệt suốt một tháng...Một sớm đang nằm, nghe tiếng chim hoàng oanh hót ngoài vườn vụt tắt, thấy một tia nắng lọt qua khe cửa chợt tàn...Sinh gọi đem nghiên bút và tập hoa tiên. Vừa cầm bút lên, sinh bỗng kinh ngạc. Nghiên mực đỏ tươi sắc máu. Thử chấm bút vào, lăn tròn ngọn bút đưa lên, bỗng thấy nhỏ xuống từng giọt, từng giọt máu thắm hồng như rỉ chảy từ tim. Khiếp đãm, sinh ngồi sửng sờ, tâm thần thác loạn. Cố viết đôi chữ lên giấy, nét chữ quánh lại, lợn cợn như giọt huyết khô trên cát. Sinh vội buông bút, tưởng chừng bàn tay cũng thấm đầy máu. Đưa lên ngang mũi, mùi tanh khủng khiếp. Quệt tay vào áo, đau nhói trong người. Sinh nằm vật xuống, mê mang bất tỉnh...

Người cậu của Sinh từ lâu đã vào trong núi Hoa Dương ở với đạo sĩ họ Trình, một hôm tạt về thăm nhà thấy cháu suy nhược, rất là lo lắng. Sau khi nghe sinh thuật hết những điều quái dị vừa qua, ông suy nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên. Lưỡi gươm tuy ác mà có trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyển hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao, nhưng chẳng qua vì mờ mịt hư ảo mà không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôi...Hãy xem có lỡ hứng bút đi lệch đường chăng" Soát lại cho mau, soát lại cho mau, chớ để chậm thêm ngày nào!

"Lương Sinh nghe xong bồi hồi tấc dạ, trí tuệ xem như minh mẫn hơn nhiều, cơn bệnh do đó lui được khá xa. Sinh đem mấy tập thi tuyển của mỉnh đọc lại từng câu, dò lại từng chữ....Bỗng sực nhớ đến những lời phóng bút viết cho quan Tổng trấn...Sinh quyết định trở lại chốn cũ để tìm hiểu sự thật. Sinh đến chốn cũ vào một buổi chiều nắng vàng thê lương phủ trên cảnh vật tiêu điều xơ xác. Qua khỏi dòng suối cạn, Sinh bước vào một thôn trang vắng vẻ, thưa thớt những mái tranh nghèo, không một bóng người. Đến một gò cỏ úa héo chợt thấy một người nông phu ủ rủ trước nấm mộ mới hiu hiu mấy nén hương tàn, Sinh dừng bước, lại gần ngồi một bên khẻ hỏi thăm cớ sự....

Người nông phu bỗng long lanh đôi mắt như không dằn được tấm lòng dồn nén bật lên những tiếng căm hờn:

- ...Đã bao năm rồi, sống dưới nanh vuốt của tên Tổng trấn họ Lý độc dữ hơn hùm beo, đồng ruộng gầy khô, dân lành đói rách. Đầu xuân nầy có khâm sai đi về, cụ thôn trưởng chúng tôi, mặc dù già yếu cũng quyết vì dân làm bản trần tình, cản đầu ngựa, níu bánh xe mà tỏ bày sự thật. Thế nhưng khâm sai đi khắp mọi nơi, chỗ nào cũng thấy bia đá cột đồng đầy lời hoa mỹ tán dương công đức Tổng trấn của thằng danh sĩ đốn mạt nào đó nên ném bản trần tình, không xét, bảo rằng:"Muôn ngàn lời nói của lũ dân đen vô học đâu bằng mấy vần từ điệu cao xa của kẻ danh nho. Danh sĩ bao giờ cũng biết tự trọng. Tổng trấn được hạng ấy tôn xưng, hẳn không phải bất tài". Thế đã thôi đâu, khâm sai đi rồi, Tổng trấn phái sai nha  về tróc nã những người đã đầu đơn tố cáo nó. Bao người phải chết vì nổi cực hình thảm khốc, vợ góa con côi, một trời nước mắt, ruộng đồng từ nay đành để nuôi loài cỏ dại mà thôi!

Sinh chết điếng cả người, giây lát mới gượng gạo hỏi:

- Chẳng hay bác có biết...danh sĩ ấy tên gì không"

Người nông phu trợn trừng cặp mắt, gào lên:

- Làm gì mà biết! mà biết làm gì" Những hạng hiếu lợi hiếu danh, trốn trong từ chương để tiếp sức cho kẻ ác mà cứ tưởng mình thanh cao, hạng ấy thì đâu chẳng có! Dân làng đây ai cũng nguyền rủa hắn mà hắn có biết đâu! Nghĩ thương cho cụ trưởng tôi mấy lần đứng ra chịu nhận tội để cứu bao người mà chúng chẳng chịu tha, cứ việc tàn sát thẳng tay, lôi đi lớp người nầy rồi đến lớp người khác, nên khi bị dẫn qua đây cụ tự móc họng cho trào máu ra mà chết để khỏi bị đày đọa...

Người nông phu dừng lại nghẹn ngào rồi tiếp:

- Nhưng bao nhiêu người khổ ở đây, bao kẻ chết nơi kia còn đáng thương xót gấp trăm ngàn lần!

Đoạn cụ gục đầu trước mồ khóc than thảm thiết. Sinh cũng gục xuống hòa tiếng khóc theo...  

Kể sơ lược câu chuyện trên đây, thầy Chơn Quang, trong cuốn "Luận Về Nhân Quả", đã nhận xét như sau:

Đời nay cũng vậy, nhiều kẻ trí thức cũng vì không nhận định kỹ đúng sai thiện ác, rồi vì sự mua chuộc bởi tình, tiền và địa vị đã dùng ngòi bút để gieo rắc sai lầm cho nhiều thế hệ mai sau. Những ngòi bút của họ đã là giông bão quay cuồng, thúc giục chiến tranh thù hận, đã là thuốc độc ghê gớm giết chết nghĩa nhân thiện lạc (...).Người cầm bút phải thấy trách nhiệm nặng như núi của mình, trước hết phải tâm nguyện đem ánh sáng của tình thương và chân lý thắp sáng giữa nhân sinh, quyết không vì tiền bạc địa vị mà nói sai lẽ phải...

Thiết tưởng không cần có thêm một lời bình nào nữa, bởi vì câu chuyện tự nó đã nói lên đầy đủ quá rồi. Ghi lại chuyện nầy, tôi chỉ tha thiết cầu mong những ai, vì lý do nào đó, đang sử dụng ngòi bút quý giá của mình để đổi trắng thay đen, tán dương "công đức" của một kẻ lưu manh chánh trị, tôn xưng hắn như thần thánh, như minh quân, ngang hàng vua Nghiêu, vua Thuấn, hãy mau mau dừng tay lại trước khi quá muộn. Dầu nay hắn đã thành một xác chết chưa chôn, linh hồn hắn chưa thể nào siêu thoát, đến nỗi con cháu hắn phải đưa hắn vô chùa, đặt bên Đức Phật từ bi để cho hắn ngày ngày được nghe tiếng kệ câu kinh mà ăn năn sám hối, nhưng hàng vạn oan hồn trong cải cách ruộng đất, trong Tết Mậu Thân, trong Mùa hè đỏ lửa, trên Đại lộ kinh hoàng...vẫn đang chờ đợi hắn ở thế giới bên kia. Hắn đã thoát khỏi công lý của thế gian, nhưng không thể nào thoát khỏi công lý của Trời. Tiếp tục ngợi ca tội ác là đồng lõa với tội ác, là gián tiếp giết người bằng chính ngòi bút cong quẹo của mình. Xin đừng tiếp tay với bọn cầm quyền lang sói để chúng tiếp tục chà đạp quyền sống, quyền làm người của 80 triệu đồng bào ruột thịt đáng thương xót của chúng ta.

Hãy biết bắt chước Lương Sinh, đưa ngòi bút lên mũi ngửi, để thấy mùi tanh của máu mà kinh sợ, và gục đầu nhỏ giọt lệ ăn năn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.