Hôm nay,  

Cộng Hòa Tuột Dù?

14/09/200700:00:00(Xem: 8697)

...Những nước không có tự do dân chủ, sự lạm dụng và sai lầm sẽ trầm trọng gấp trăm ngàn lần Mỹ, vì bưng bít và không có cơ hội tự điều chỉnh...

Mùa bầu cử tổng thống và quốc hội Mỹ còn hơn một năm nữa mới đến, chưa ai biết sẽ ngã ngũ như thế nào, nhưng hiển nhiên là đảng Cộng Hòa đang trải qua một thời kỳ đen tối, từ bị thương đến ngắc ngoải. Nếu không mau chóng chỉnh đốn, sẽ đại bại trong mùa bầu cử tới.

Bắt đầu từ ông tổng thống đang bận rộn thu xếp đồ đạc chuẩn bị dọn nhà về Texas, cho đến các nghị sĩ và dân biểu, tất cả đều đang đi từ tiểu nạn này đến đại nạn khác. Ta có câu “họa vô đơn chí”. Mỹ có câu còn chính xác hơn: “when it rains, it pours”, tạm dịch là “khi trời mưa thì mưa như thác đổ”.

Bắt đầu bằng TT Bush.

Cựu tổng thống Carter lên tiếng chê Bush là tổng thống dở nhất lịch sử Mỹ, mặc dù ông Carter chỉ làm tổng thống có đúng một nhiệm kỳ thì đã bị mời về quê trồng đậu phộng tiếp tục. Tuy còn hơn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ, nhưng đã có rất nhiều cuộc bàn cãi về gia tài của TT Bush để lại cho nước Mỹ. Khen thì không có bao nhiêu. Chê thì… nghe mệt nghỉ.

Từ ngày đảng Dân Chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2006, đảng này đã không bỏ lỡ thời cơ tấn công đối thủ là TT Cộng Hòa Bush. Liên tục từ đầu năm đến giờ, hàng loạt xì-căng-đan và thất bại của TT Bush đã được khui ra, mang ra trước quốc hội để khai thác lợi thế chính trị. Chuyện lớn chuyện nhỏ kê ra không hết. Mỗi tiểu ban của quốc hội đều thấy có vấn đề cần điều nghiên, điều tra và điều trần. Tất cả trên dưới 300 vụ.Thật ra đây không phải là hiện tượng mới lạ gì, cũng chẳng thể hiện một dã tâm đen tối đặc biệt nào của đảng Dân Chủ, mà chỉ phản ảnh một thứ truyền thống trong chính trị Mỹ. Tất cả những tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai luôn luôn bị mang ra làm thịt một cách tận tình, coi như là một cách ghi nhận công ơn của các vị tổng thống đã hy sinh ra thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhìn lại quá khứ gần, chúng ta thấy TT Nixon với vụ Watergate, đi đến bắt buộc phải từ chức; TT Reagan với vụ bán vũ khí cho Iran lấy tiền yểm trợ kháng chiến Nicaragua, xém mất chức; TT Clinton với vụ Monica đến xém bị truất phế. Các TT Ford, Carter, và Bush 41 thoát nạn vì đã được về hưu non, rớt đài khi ra tranh cử nhiệm kỳ hai. TT Bush 43 đắc cử nhiệm kỳ hai, chạy trời không khỏi nắng nên cũng không thoát được. Nhưng có điểm đặc biệt đáng chú ý là đích thân Bush không trực tiếp bị dính dáng đến những chuyện lem nhem nào, mà chỉ bị đánh gián tiếp là bất tài hay nhu nhược vì được bao bọc bởi toàn những người thiếu khả năng hay thiếu tư cách, hay dung túng cho các hành vi tham nhũng bê bối.

Cuộc chiến Iraq dĩ nhiên “nổi cộm” trong các sai lầm to lớn của Bush. Nặng lời một chút thì  Bush bị tố cáo đã nói láo, ngụy tạo lý do và chứng cớ chỉ cốt mang quân đi đánh Iraq để kiếm tiền cho các đại gia dầu hỏa, mặc dù chính những người chỉ trích này lại là những người đã từng mạnh mẽ hô hào có hành động đối với Saddam Hussein ngay từ dưới thời TT Clinton. Nhẹ lời hơn thì Bush bị chỉ trích đã hoàn toàn “quản lý” sai cuộc chiến, đánh với quá ít quân vì sợ ảnh hưởng chính trị bất lợi, nghe lời mấy ông quân sư trốn lính như Phó TT Cheney, Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumsfeld, Phụ tá Quốc Phòng Wolfowitz, mà bỏ qua ý kiến của các quân sư nhà binh có thành tích trận mạc như Ngoại Trưởng Powell, Thượng Nghị Sĩ McCain. Những người chỉ trích này quên rằng trong chế độ dân chủ kiểu Mỹ, chiến lược quân sự bắt buộc phải bị chi phối bởi tác dụng chính trị.

Tiếp đến là câu chuyện Bộ Trưởng Tư Pháp Gonzalez bị phe Dân Chủ tố cáo lạm quyền cho về vườn 8 ông công tố viện không hợp nhãn TT Bush trong sáu năm cầm quyền. Mấy ông dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ này lập lờ không hề nhắc đến chuyện TT Clinton khi lên nắm quyền đã mau mắn trong một năm sa thải một hơi 93 công tố viện do TT Bush 41 (cha) bổ nhiệm.

Rồi lại đến thảm họa bão Katrina tàn phá New Orleans, mà TT Bush bị tố đã điều động việc cứu nạn quá tệ hại. Điều phe chỉ trích Dân Chủ không nói đến là theo Hiến Pháp Mỹ, đây là trách nhiệm hàng đầu của tiểu bang và địa phương, không phải của liên bang. Mà ở cấp tiểu bang và địa phương, tất cả các viên chức cao cấp nhất đều thuộc đảng Dân Chủ, kể cả bà Thống Đốc Louisiana, Thị Trưởng New Orleans, và tất cả các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang Louisiana. Chưa kể những chi tiết như khi TT Bush đề nghị gửi Vệ Binh Quốc Gia tới giúp thì bà Thống Đốc không cho phép vì đòi phải có quyền chỉ huy lực lượng này, là điều không thể có vì Vệ Binh là của liên bang, do đó bị trì trệ mấy ngày để “ddiều đình”. Khi cần di tản nạn nhân thì mấy trăm chiếc xe buýt không sử dụng được vì các bác tài do Thị Trưởng bổ nhiệm đã trốn về nhà hết. Khi cần cảnh sát địa phương để duy trì an ninh thì khám phá ra một số lớn cảnh sát đã nhập cuộc mang súng đi cướp phá tiệm buôn. Những người chỉ trích Bush cũng không nhắc đến chuyện khi cần tìm nơi định cư thì TT Bush đã dùng ảnh hưởng cá nhân áp đặt Texas phải nhận cả trăm ngàn người khiến Houston ngày nay đã trở nên thành phố với mức tội phạm cao nhất Mỹ. Họ cũng không nói gì về tình trạng bê bối trong cuộc gây dựng lại New Orleans do các cấp tiểu bang và địa phương lo. Hai năm sau cơn bão, cảnh tiêu điều vẫn còn đầy dẫy mặc dù chính quyền Bush đã bỏ vào mấy trăm tỷ Mỹ kim cứu giúp, và ít nhất là một tỷ đã bị các viên chức địa phương cắt xén bỏ túi riêng.

Nói chung, TT Bush cũng bị tố là một người lãnh đạo “có huông” với các đại nạn như vụ 9/11, Katrina, và tiểu nạn như gẫy cầu, sập hầm mỏ, đồng thời có tay “sát thủ” làm chết người như rạ qua các cuộc chiến Afghanistan và Iraq.

Trên đây chỉ là vài vấn đề chính. Còn biết bao chuyện khác đang bị khui móc. Nào là vụ hành hạ tù nhân Abu Graib, nghe lén điện thoại bất hợp pháp, …

Rồi đến vấn đề của các nghị sĩ và dân biểu Cộng Hòa.

Từ trưởng khối Cộng Hòa, dân biểu Tom DeLay, đến dân biểu Ohio là Robert Ney, bị tố tham nhũng tiền bạc đến phải từ chức. Rồi đến dân biểu Florida là Mark Foley và Thượng Nghị Sĩ Idaho là Larry Craig lem nhem chuyện tình dục đồng tính, cũng phải từ chức luôn. Và Thượng Nghị Sĩ thâm niên nhất của Cộng Hòa, Ted Stevens của Alaska thì còn đang bị điều tra vì tham nhũng. Hai Thượng Nghị Sĩ uy tín nhất của Cộng Hòa, John Warner của Virginia và Chuck Hagel của Nebraska cũng tuyên bố sẽ về hưu sang năm tới, có thể vì áp lực nội bộ trong đảng Cộng Hòa vì đã mang tội “phản đảng” chống lại TT Bush trong cuộc chiến Iraq, mà cũng có thể vì thấy trước sẽ gặp khó khăn khi tái tranh cử năm tới. Đến cả thị trưởng New York, ông Bloomberg, cũng ca bài “tôi bỏ đảng”, có thể để dễ dàng ra tranh cử tổng thống hơn.

Tham nhũng và bê bối thật ra là những căn bệnh có trong máu hầu hết các chính trị gia Mỹ, Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng vậy thôi. Vài ví dụ điển hình của phe Dân Chủ:

- Dân biểu Dân Chủ Jefferson của Louisiana vừa bị bắt quả tang ăn hối lộ, giấu 90.000 đô tiền mặt trong tủ lạnh trong văn phòng tại quốc hội.

- Bà dân biểu Nancy Pelosi của California, đắc cử Chủ Tịch Hạ Viện sau khi Dân Chủ thắng lớn cuối năm ngoái. Bà nhậm chức Chủ Tịch tháng 1 năm 2007. Qua tháng 2, con trai của bà, một anh “loan officer” trẻ của một ngân hàng nhỏ ở Los Angeles, được công ty INFO-USA (công ty đút lót ông bà Clinton cả triệu đô như đã được kể trong một bài trước đây) mời ngay làm Phó Tổng Giám Đốc (Vice President) lãnh lương 180.000 một năm để… chẳng làm gì hết. Giao kèo làm việc mới cho phép ông Phó Tổng này vẫn tiếp tục giữ job loan officer cũ, mặc dù có chức mới và lương mới. Nhất cử lưỡng tiện!

- Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Harry Reid của Nevada cũng đắc cử Chủ Tịch Thượng Viện cùng lúc với bà Pelosi. Ngay sau đó, cả ba ông con trai và một ông con rể của ông Reid có job mới ngay, làm lobby cho mấy công ty đại gia, lãnh thù lao bạc triệu ngay.

- Còn chuyện quyên tiền tranh cử nữa chứ! Nghị sĩ Hillary Rodham Clinton vừa phải trả lại - cho những ai" - 850 ngàn tiền ủng hộ do một doanh gia gốc Hoa có thành tích đáng nghi ngờ là bị truy nã mà vẫn lẩn trốn phát luật và mươi năm sau xuất hiện thành một ủng hộ viên đắc lực cho đảng Dân chủ. Norman Hsu bị truy nã mà đi trốn, khi bị tố giác thì nộp hai triệu tiền thế chân để được tại ngoại hầu tra. Đến ngày ra toà để xin giảm tiền thế chân lại vù mất và sau bị bắt khi đi xe lửa từ California qua Colorado. Anh chàng này gom tiền của ai và cho những ai trong đảng Dân Chủ là chuyện ly kỳ mà ít ai nói tới!

Đảng Dân Chủ rất giỏi luật và giỏi lách, lại được sự thiện cảm của truyền thông nên khỏi lo bị sét đánh. Và ung dung nhìn đảng Cộng Hòa đang bối rối với cuộc tranh cử tổng thống năm tới.

Trong khi bà Hillary Clinton đang đè bẹp các đối thủ Dân Chủ thì bên Cộng Hòa, chẳng có được một khuôn mặt nổi bật nào. Hết người đến độ phải mang ông tài tử xi-nê-ma Fred Thompson ra tiếp sức. Khổ nỗi ông tài tử này cũng chẳng có gì sáng giá cả. Chỉ chuyên đóng vai phụ trong các phim truyền hình nhẹ ký, mà lại nổi tiếng là… làm biếng (lazy). Cái “hào quang” này có được trong thời gian tám năm ông làm Thượng Nghị Sĩ. Trong suốt một nhiệm kỳ rưỡi tám năm này (ông thay thế TNS Al Gore khi ông này ra làm Phó Tổng Thống cho Clinton, sau đó đắc cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm), ông chỉ giúp cho ra được bốn điều luật nhỏ chẳng ai biết tới.

Những tai họa chồng chất trên đe dọa Cộng Hòa sẽ gặp đại nạn trong mùa bầu cử 2008, chẳng những mất Nhà Trắng, mà sẽ mất thêm ghế tại lưỡng viện quốc hội luôn.

Tóm lại, sự thật TT Bush thành công hay thất bại dĩ nhiên tùy người nhận định. Đồng tiền hai mặt, hai người đứng hai phía sẽ có hai cái nhìn khác nhau mà chẳng ai phạm tội nhìn sai hết. Nhưng nói chung, những chỉ trích của đảng Dân Chủ thật sự quá đáng. Tuy nhiên không phải hoàn toàn oan cho Bush và phe Cộng Hòa.

Điểm mạnh của Bush và đảng Cộng Hòa gần đây (cho đến trước kỳ bầu cử 11/2006) là đã khai thác được sự bất mãn của dân chúng Mỹ đối với TT Clinton, đã làm được chuyện khó khăn là chẳng những mang lại chiến thắng cho Bush trong hai kỳ tranh cử năm 2000 chống đương kim Phó Tổng Thống Al Gore, và năm 2004 chống Thượng Nghị Sĩ John Kerry, mà còn thành công nắm trọn vẹn cả quyền lập pháp và tư pháp trong tay, lại nắm luôn cả đa số hơn 30 chức Thống Đốc trong số 50 tiểu bang Mỹ (trong đó có những tiểu bang lớn nhất Mỹ là New York, California, Florida, Texas, Ohio, và Indiana đều trong tay Cộng Hòa), chưa kể quyền kiểm soát đa số các ngành lập pháp và tư pháp cấp tiểu bang luôn.

Điểm yếu của Bush và Cộng Hòa, đúng như Dân Chủ chỉ trích, là một sự tự tin và kiêu căng quá đáng, đưa đến tình trạng làm ăn cẩu thả, sai lầm và lạm dụng, phách lối coi thường thiên hạ, làm sai cũng không chịu sửa. Các dân biểu ăn bẩn mà không thèm chùi mép, các viên chức bộ tư pháp chẳng tế nhị, v.v… chỉ thể hiện tình trạng bất cẩn và bất cần của phe Cộng Hòa. Đó là chưa nói đến chuyện Iraq với thái độ ngạo mạn vô lối có tính cách thách thức thiên hạ của bộ trưởng Quốc Phòng Rumsfeld.

Như vậy mới thấy rõ, cho dù là ở Mỹ là nước có truyền thống dân chủ từ cả trăm năm nay, việc một đảng nắm tất cả mọi quyền hành là điều tối kỵ, làm tê liệt cơ cấu “kiểm soát và cân bằng” (check and balance) quyền thế, nếu không đưa đến lạm dụng thì cũng đưa đến sai lầm. Những chỉ trích của phe đối lập Dân Chủ, mặc dù quá đáng, vẫn là điều cần thiết.

Đối với mấy nước không có tự do dân chủ, những lạm dụng và sai lầm đó sẽ trầm trọng gấp trăm ngàn lần ở Mỹ, vì bị bưng bít hết, và không có cơ hội tự điều chỉnh như chúng ta đang thấy ở Mỹ./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.