Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Của Nguyễn Thụy Long: Xem Phim Việt Nam

07/07/200700:00:00(Xem: 12721)
Phim ảnh Việt Nam thời gian này ra nhiều về số lượng cũng như về chất lượng, dĩ nhiên có phim hay phim dở, phim được đánh giá cao có và phim đánh giá thấp , hoặc chẳng ai nhắc đến, hoặc người ta nói là phim"mì ăn liền", nghĩa là chẳng có gì để nói. Cốt nhanh, gọn và nhiều rồi bán luôn thu tiền cho gọn, trong đó có tiền lời cho nhà sản xuất. Những cuốn phim đó không có giá trị gì hết, thu hút được khách xem hay không thì ở phía người làm phim và người xem phim. Hãng phim không biết "thuê" báo chí hay nhờ báo chí tâng bốc cuốn phim của mình lên, các diễn viên được tâng lên hàng "ngôi sao", dù tài năng của ngôi sao đó chưa có gì đáng để người ta chú ý, cũng có khi làm một cú "sì căng đan" để la trời cho người ta biết đến. Khán giả nào đó nghe lời quảng cáo đường mật chót xem thì khi ra khỏi rạp hối hận vô cùng, như mình bị lừa. Hãng phim nhà nước, hãng phim tư nhân , cả hãng phim do đạo diễn Việt Kiều về làm cũng có. Nhiều "mầu sắc" cho phim ảnh lắm, các nhà phê bình tha hồ mà làm việc, khen có và chê cũng có. Những nhà phê bình phim ảnh này không phải tất cả đều có tài năng và có sự công bằng, nó "muôn hồng ngàn tía". Biết thế nào mà theo quan điểm của người này hay của người kia. Độc giả đành chờ đợi vào sự công bằng của nhà phê bình  điện ảnh chân chính.
Cũng trong số báo CA phát hành ngày 27, 29-3-2007, tôi đọc được bài đăng hai kỳ báo của ông Trần Trọng Đăng Đàn. Tôi không biết gọi ông là gì, nhà nghiên cứu văn học hay học giả, nhà phê bình điên ảnh hay chức vụ nào khác cho đúng chức năng cầm bút của ông, dù ông có bằng Phó Tiến Sĩ, Phó Giáo Sư chấp bút phê bình tố cáo cuốn phim Ao Lụa Hà Đông là cuốn phim mang đầy tính cách phản động, làm mất đi chính nghĩa giải phóng miền Nam, của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, của Cộng Sản Bắc Việt, mà ông gọi là cuộc Cách Mạng chân chính của dân tộc, mà ai cũng phải có bổn phận tham gia. Kẻ đi trái lại điều đó tức là phản động. Lời buộc tội khá là nặng nề cho người đạo diễn, nhà sản xuất phim vì đã không theo đúng đường lối trên đã đề ra, như vậy là sai đường lối, chính sách, vậy thì anh là người có tội với cách mạng chân chính, hình phạt phải như thế nào chưa biết, vì ông chỉ là người vạch ra những sai trái của người làm phim. Ông là người Cộng Sản, trung thành với chế độ, ông cứ làm việc của ông, như ông đã từng làm hồi ba chục năm trước, thuở đó miền Nam mới bại trận. Thuở đó, khi ông chưa là phó tiến sĩ, nhưng đã viết và xuất bản được một cuốn sách khá vĩ đại, hình như luận án thi tiến sĩ của ông, kết tội phản động cho hầu hết văn nghệ sĩ miền Nam là những tên bồi bút, cho chế độ Ngụy Cộng Hoà, đáng bị bỏ tù và trừng phạt. Tên cuốn sách đó là Những Tên Biệt Kích Văn Nghệ, tôi chỉ nhớ mang máng như thế, chứ cũng chẳng đọc làm chi. Kết quả là hàng trăm Văn Nghệ Sĩ Miền Nam bị bỏ tù, có người vài ba năm, năm mười năm không chừng và có người đã bỏ xác trong tù, hoặc tha cho về rồi chết do "đao bút" của ngài Trần Trọng Đăng Đàn. Tôi và số anh em còn lại chỉ còn biết "nức nở" khen ngòi bút của phó tiến sĩ phó giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn lợi hại thật. Sắc hơn cả đao chém đầu của đao phủ chuyên nghiệp.

Thú thật một điều trong nhiều năm nay tôi rất ít xem phim Việt Nam sản xuất, nói như vậy không có nghĩa là phim Việt Nam làm không hay, vẫn có phim hay đấy chứ, nhưng tôi phải nghe qua dư luận phê bình tôi mới xem, hoặc bỏ hẳn, quên đi. Nhưng cũng có cuốn phim tôi nhẫn nại ngồi coi hết tập nọ đến tâp kia của một cuốn phim dài do Việt Nam sản xuất. Như Đất Phương Nam, như Dưới Cờ Đại Nghĩa, cuộc kháng chiến chống Pháp của cả một dân tộc. Noi theo tinh thần yêu nước của người Việt Nam, mà bao nhiêu người anh hùng Việt Nam đã để lại cho hàng con cháu noi gương. Không thành công cũng thành nhân. Lời đó của Nguyễn Thái Học để lại cho muôn đời sau. Những phim làm có chất lượng của đạo diễn Việt kiều làm như Mùa len trâu, mùa đu đủ xanh chẳng hạn.

Có nhà giáo xem phim Ao Lụa Hà Đông về nói với học trò rằng phim 100 người xem ngồi trong rạp thì có tới 95 người khóc. ( Con tôi kể lại với tôi như thế).

Cuốn phim Ao Lụa Hà Đông thú thực rằng tôi chưa coi, nhưng qua dư luận của báo chí tôi biết cuốn phim đó là cuốn phim cũng coi được nói về chiến tranh trên đất nước Việt Nam. Phim do hãng phim tư nhân Phước Sang thực hiện do đạo diễn Lưu Huỳnh. Người đẹp Trương Ngọc Anh, nguyên là hoa hậu Noel 1992 đóng vai chính. Ngọc Anh đã hết sức mình đóng phim để hoá thân vào vai diễn, kết quả Ao Lụa Hà Đông lọt vào top 10 tại Pusan, Hàn Quốc với gần 250 bộ phim tham dự. Trương Ngọc Ánh đã bay ra Hà Nội để lãnh giải phim hay nhất, do khán giả bình chọn tại Liên Hoan Phim quốc tế. Tên Ao Lụa Hà Đông, một cuốn phim mang cái tên thơ mộng như bài thơ của Nguyên Sa, một trong những thi sĩ được coi như hàng đầu ở miền Nam trước năm 1975, bài thơ gây ấn tượng mạnh mẽ cho người yêu thơ, và bài thơ này đã được phổ nhạc đến bây giờ những ca sĩ thượng thặng vẫn cất tiếng hát. Nhưng Áo Lụa Hà Đông mang tên này mang tính cách khác, tố cáo chiến tranh, mà chiến tranh ở đâu cũng tàn nhẫn, không thể nói bên này hoặc bên kia mới là kẻ gây tội ác. Kẻ khốn khổ nhất vẫn là đám dân đen, không một tấc sắt trong tay mà hứng chịu tất cả đau thương và khốn nạn. Những nạn nhân đích thực. Cuộc tàn sát khủng khiếp trong thành phố Huế hồi năm Mậu Thân 1968, bên Quốc Gia cũng như bên Cộng Sản đổ lỗi cho nhau, bên Cộng Sản thì nói là chiến thắng Mậu Thân, bên quốc gia nói bên Cộng Sản giết người vô tội đến độ 2/3 chợ Đông Ba ở Huế đeo khăn tang trắng. Điều này được ghi lại trong Giải Khăn Sô cho Huế của nhà văn nữ Nhã Ca, người chứng kiến vụ tàn sát man rợ ấy tại xứ Huế cổ kính. Nay cuốn sách đó đã biến mất trên thị trường sách cũ tại Việt Nam, sau khi có lệnh thiêu hủy sách xuất bản tại miền Nam Việt Nam trước năn 1975. Sau lệnh Cải Tạo Văn Hoá.

Nay cuốn phim Áo Lụa Hà Đông được giải thưởng và được trình chiếu thì ngài Trần Trọng Đăng Đàn ồn lên  phản đối trong hai kỳ đăng trên báo công an, cuốn phim đó là cuốn phim có tội với "nhân dân", với cách mạng theo ngài thì ai cũng phải tôn trọng, phải tôn thờ. Hai bài báo được đăng tải liền trong hai số báo CA ngày 27 rồi ngày 29-3-2007 hình như để ngăn chặn thêm hai giải thưởng mới được cấp vào lúc 20 giờ ngày 11-4 được phát tại cung Hữu Nghị Hà Nội, thay vì theo thông lệ hằng năm(vào tháng 3). Những bộ phim đạt giải phải đáp ứng tiêu chí đã công chiếu và được thẩm định chất lượng trong thời gian dài. Mà phim Ao Lụa Hà Đông là ứng cử viên "nặng ký". Theo phó giáo sư, phó tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn, người bảo vệ chế độ triệt để thì ông phải vung đao bút lên chém. Chém như thế nào là do cách hoa đao của ông.

Lại nói về phim Áo Lụa Hà Đông. Đó là tựa đề của bài viết mà tác giả là ngài Trần Trọng Đăng Đàn. "lại", chữ lại ở đây nói có nghĩa là cuốn phim đó từng được có những bài báo nói đến cuốn phim ấy, khen hay chê, hay của chính tác giả TTĐĐ cũng có nói đến rồi, khen hay chê không cần biết, bây giờ thì ngài Trần Trọng Đăng Đàn nói lại thêm một lần cho rõ. Cuốn phim được nêu ra những lỗi lầm "nặng ký", đăng trong một tờ báo nặng ký là báo Công An, thì đáng sợ thật cho người làm phim lẫn hãng phim tư nhân, khác nào như một lời cảnh cáo, mày coi chừng, công an đây ! Nói đến công an thì xứ này ai cũng từng sợ, phải coi chừng lời ăn tiếng nói. Chuyện ấy lâu rồi, từ thuở mới giải phóng miền Nam kia, nay dân chủ và chế độ có thoáng đi phần nào, và từng nghe nhà nước  muốn đi đến chuyện hoà hợp dân tộc, thì con ngáo ộp công an không còn là sự đe doạ mọi người nữa, nếu không làm gì nên tội, cả công an cũng thoáng hơn nhiều. Chí công vô tư, là bạn của dân như lời bác Hồ dậy. Ai còn sợ là quyền của họ vì lý do nào đó không biết. Để bảo vệ chế độ mà ngài TTĐĐ trung thành là quyền của ngài. Chiến tranh và chủ nghĩa thì muôn hình vạn trạng, nạn nhân chiến tranh hiểu theo cách nào là chuyện của họ, không thể ép buộc người ta phải hiểu theo cách nào khác, chỉ có địch mới xấu sa, còn ta thì vẹn toàn, nên không được nói đến, hay nói cạnh nói khóe, đạn bắn vào dân là đạn giả hay đạn mã tử, chẳng chết một con đỏ nào hết. Tôi nói người dân đen trong chiến tranh là khổ thôi, những nỗi khốn khổ ấy đến bất cứ từ đâu, không phải chỉ riêng một bên nói chuyện có chính nghĩa và một bên không, dồn tất cả những lỗi lầm dã man cho bên không có chính nghĩa, tức bên địch, còn bên có chính nghĩa theo ngài không được nói đến. Tôi là dân bên phía bại trận, thì một xu lẽ phải cũng chẳng có được. Mà hoàn toàn là sai trái, có bị chết cũng là chuyện của anh, của số mạng anh. Người mẹ có đứa con bị chết thảm cũng không được gào khóc thảm thiết. Mot trường học bị pháo kích trầm trọng, chết biết bao nhiêu mạng con trẻ và lá cờ vàng ba xọc đỏ bị đốn ngã thảm hại cũng không là cái gì cả, là chuyện đương nhiên với chính nghĩa giải phóng dân tộc, phải được vỗ tay reo mừng chiến tranh. Như thế mới không là man rợ. Ngày Mỹ bỏ bom miền Bắc, người dân miền Nam có đau lòng không, tôi khẳng định rằng có. Tôi nói những người miền Nam không chủ trương cho cuộc chiến tương tàn. Vì họ hàng bà con tôi vẫn còn rất nhiều ở miền Bắc. Chúng tôi cũng đau lòng vì những cái chết thảm ấy. Như tôi đau lòng ở sự tàn sát hồi tết Mậu Thân ở Huế, vì ở đó có  đồng bào tôi. Tôi đã đứng ở Huế tan hoang với những xác người, những hầm chôn người. Người ta sợ chiến tranh và lên án chiến tranh là vậy. Trong lúc thế cùng lực kiệt người ta giăng cờ trắng lên đầu hàng cũng không được, đó chính là chiếc áo lụa Hà Đông, vẫn bị bắn, bị tàn sát, từ phía nào " Ngài TTĐĐ khẳng định rằng bên phía cách mạng, để đổ tội cho những người chế tác ra cuốn phim đó có ý xấu, trút tội cho cách mạng, màngài nói là mang đầy chính nghĩa. Truyền đơn của MTGPMN giải, người dân không chịu nhặt lên để đọc mà thản nhiên chèo thuyền vượt qua cũng là có tội với chính nghĩa cách mạng. Nguyên văn của TTĐĐ như sau : "Với tác giả-đạo diễn Ao lụa Hà Đông, Dần đâu có muốn làm cách mạng, đâu có muốn giải phóng ! Nguyên nhân của nỗi đau đớn, ê chề từ trận đòn mà Dần phải gánh chịu đó là từ tờ truyền đơn, là vì "Mặt trận giải phóng"! Oi đổi trắng thay đen đến thế là quá đáng! (lời của ông TTĐĐ) Nhưng chưa hết : sợ chi tiết tội ác tờ truyền đơn chưa đủ độ cần thiết để tố cáo "tội ác" của "Mặt Trận Gỉai Phóng", tiếp ngay sau đó, những người chế tác ra phim Ao lụa Hà Đông nhấn thêm một vài nét bẩn nữa : Những hành vi thô bạo của kẻ đi giải truyền đơn; một tờ truyền đơn khác trải rộng trên mặt nước sông, ông già chèo thuyền ngang qua nhác thấy…nhưng không thèm nhặt, không thèm quan tâm mà vẩy mái chèo lướt qua nhanh!". Sao ngài Trần Trọng Đăng Đàn không có một ý nghĩ tiêu cực rằng người chèo thuyền ấy không biết chữ nghĩa là gì. Không thể nói người dân Việt Nam nào cũng phải biết chữ để đọc truyền đơn của Mặt Trận Gỉai Phóng. Ngay cả ngài cũng vậy, khi sinh ra nếu không được đi học thì ngài cũng là kẻ mù chữ vậy, vậy thì chuyện đi học là chuyện gặp được cơ may cho người ở nông thôn, không thì mù chữ, suốt đời mù chữ. Cũng có thể người chèo thuyền ấy sợ khi nhặt một tờ tuyền đơn nào đó lên rồi bị mang hoạ vào thân, như Dần chẳng hạn, nàng thừa sống thiếu chết khi lính Ngụy tìm thấy tờ truyền đơn trong giỏ của nàng. Không dám nhặt truyền đơn của bất cứ phe nào là tự bảo vệ mình thoát khỏi sự bất hạnh, dân đen chỉ nghĩ đơn giản như thế mà thôi. Chuyện đó kéo dài suốt cuộc chiến tương tàn trên đất nước này.

Cờ trắng là cờ của đầu hàng, khi được phất lên, có cái gì trăng trắng phất lên cũng là biểu hiện cho kẻ đầu hàng, bất kể nó bẩn hay sạch, người dân Việt Nam sống trong chiến tranh đều hiểu điều đó. Việt Nam từng chịu chiến tranh, tôi từng thấy những lá cờ trắng phất lên khi bị lực lượng nào đó truy sát, có khi được tha tội chết, có khi vẫn bị tàn sát man rợ. Người dân miền Trung Việt Nam rất nghèo, nhưng sống trong vùng lửa đạn thường xuyên, tôi đã thấy những người nông dân ấy đều cố gắng may lấy một bộ quần áo trắng, khi túng thế, kẹt giữa hai lằn đạn thì kéo nhau ra cánh đồng rộng, đầy những người mặc quần áo trắng để hai bên tham chiến vì lòng nhân đạo không bị bắn lầm. Dân đấy, xin các ông nương tay cho một chút, chúng tôi đầu hàng tất cả mọi phía. Người dân khốn khổ ấy hy vọng vào lượng hải hà của cả hai bên, dù chỉ một chút xíu.

Ngoài mặt trận, khi tôi còn làm phóng viên chiến trường đã thấy điều đó, phất lên ngọn cờ trắng, có giá trị như một tấm bùa hộ mạng. Tôi đã thấy một ông già khi đến nơi an toàn, nghĩa là ngoài vòng chém giết, ông già lột cái áo trắng ra, gấp lại cẩn thận cất vào bọc. Ông già trả lời tôi đơn giản :

-Tau phải cất đi sài lần sau…Nó rách rồi nè phải vá lại thôi.

Đơn giản, thật là đơn giản rất nông dân, không rắc rối tí nào về lá cờ trắng đầu hàng trong Ao Lụa Hà Đông mà ông Trần Trọng Đăng Đàn đã nói đến. Phim Ao Lụa Hà Đông trước khi phát hành phải được nhà nước Việt Nam biên tập, có khi biên tập khắt khe nữa, nhưng ông Trần Trọng Đăng Đàn làm như không biết đến điều đó, ông lên án nhà làm phim, trong khi ông quá biết, vì chính ông là người nhà nước, ông là kẻ ở trong chăn, nếu biết chăn có rận thì bắt trước đi, sao sau khi cuốn phim được tung ra, ăn khách, được giải thưởng ông mới nói, binh vực chính nghĩa của cách mạng một cách muộn màn vậy. Hay là người ta quên mất ông là người quan trọng. Tôi vẫn sợ ngài Trần Trọng Đăng Đàn vì cuốn sách Biệt kích văn nghê của ông hồi nào, tố cáo những văn nghệ sĩ Nguỵ. Qua bài viết nặng ký của ông TTĐĐ  chẳng lo gì cả, không phải chỉ có một mình tôi mà có nhiều người có phản ứng lại bài viết ấy của ông Đàn. Trong số báo Công An thứ ba 3-4-2007 có đăng bài : Đôi điều thưa lại với ông Trần Trọng Đăng Đàn về ÁO LỤA HÀ ĐÔNG.

Trước khi vào bài viết của độc giả báo Công An có viết lời toà soạn như sau :Trong hai số báo ra ngày 27 và 29-3-2007, báo C A T P đăng bài "Lại nói vể phim Ao Lụa Hà Đông" của cộng tác viên Trần Trọng Đăng Đàn. Từ một tiếp cận hoàn toàn mới, ông Trần Trọng Đăng Đàn phân tích những điểm sai trái nghiêm trọng về tư tưởng của bộ phim. Đây là ý riêng của ông Đàn. Sau khi bài báo được đăng toà soạn nhận được nhiều bài viết trao đổi lại với tác giả. Trong đời sống văn học nghệ thuật sự cảm nhận khác nhau về một tác phẩm là chuyện bình thường. Toà soạn tôn trọng các ý kiến khác nhau đó và xin giới thiệu cùng bạn đọc để cùng trao đổi, thảo luận, tiến tới một cảm nhận trung thực nhất.

Bài Đôi điều thưa lại với ông Trần Trọng Đăng Đàn không phải là một bài dài, một bài ngắn thôi, ghi lại vài điểm chính mà ông Đàn nhất định gán cho đạo diễn có ý đồ xấu gán ghép cho đạo diễn  đổ tội ác cho cách mạng, có lẽ tôi nên trích ra nguyên văn :

Sau khi mô tả lại trường đoạn "trường học bị đạn pháo tấp cập triệt hạ…bãi tử thi dài ngun ngút các cháu học sinh đắp chiếu chờ người thân nhận diện. Đặc biệt là cảnh Dần khóc rống lên như muốn đứt hơi như khi nhận được xác chết của con" Ông Trần Trọng Đăng Đàn đổ tội rằng biết đâu không phải đạn pháo của Mỹ Nguỵ giết hại nhân dân (!), sao lại đổ cho cách mạng.

 Ta sống trong cuộc chiến dài, và từng nói câu "súng đạn vô tình". Thì đạn bên nào cũng thế mà thôi, chỉ khác nhau có chủ ý hoặc không .

Sau bài phê bình về điện ảnh của ông Trần Trọng Đăng Đàn, giới làm điện ảnh có làm một buổi họp trên truyền hình, có đạo diễn nói rằng nhiều khi báo chí phê bình điện ảnh có sự thiên lệch, có người không biết gì về điện ảnh mà nói càn, phê bình bậy, cuốn phim đáng được phê bình được đề cao từ kỹ thuật đến nội dung không được nói đến, mà những cuốn phim hàng chợ, mì ăn liền thì ca tụng hết mình, thật ra chẳng có gì đáng để nói đến. Không thể liệt vào hàng tác phẩm điện ảnh./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.