Hôm nay,  

Ông Bush Xuất Quân - Lần Nữa

11/01/200700:00:00(Xem: 9779)

Ông Bush Xuất Quân - Lần Nữa

Đây là một trận tổng phản công cuối cùng của Tổng thống Bush...

Khi số báo này lên khuôn, Tổng thống George W. Bush chưa nói chuyện với quốc dân và quốc tế về chiến lược mới của ông tại Iraq. Tuy nhiên, qua những trình bày của Phòng Báo chí tòa Bạch Cung vào buổi chiều Thứ Tư mùng 10, người ta có thể thấy trước được sáu chủ điểm của chiến lược này.

1. Thứ nhất là hãy để dân Iraq lãnh đạo việc xây dựng quốc gia và dân chủ của họ;

2. Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ giúp Iraq bảo vệ người dân;

3. Đồng thời cô lập các phần tử hay lực lượng quá khích.

4. Hoa Kỳ sẽ góp phần tạo điều kiện cho tiến trình thảo luận và hoà hợp chính trị;

5. Đa diện hoá nỗ lực chính trị và kinh tế.

6. Và sau cùng, đặt chiến lược Iraq vào trong khuôn khổ an ninh toàn khu vực.

Tổng thống Bush cố thuyết phục quốc dân về hậu quả nghiêm trọng nếu Hoa Kỳ thất bại Iraq, trước tiên là hậu quả tai hại trên mặt trận chống khủng bố toàn cầu và chiến binh Mỹ sẽ phải chiến đấu trong những điều kiện còn nguy ngập hơn hiện nay.

Muốn khỏi thất bại, chiến lược mới sẽ đòi hỏi từng yếu tố then chốt là An ninh, Chính trị,  Kinh tế và Hợp tác Khu vực.

Về an ninh, như một mục tiêu giai đoạn cho chính trị, ông Bush đề nghị một số hành động 1) với chính quyền Iraq, 2) với Liên quân (do Hoa Kỳ lãnh đạo) tham gia chiến trường Iraq và 3) từ sự phối hợp giữa chính quyền Iraq với Liên quân.

Chính quyền Iraq phải nêu rõ trách nhiệm của mọi phe liên hệ là giải trừ bạo động trong các hệ phái tôn giáo và sắc tộc, phải đảm nhiệm việc bảo vệ an ninh cho khu vực Baghdad và không cho các lực lượng khủng bố được phá hoại tiến trình thảo luận chính trị và tăng cường nỗ lực bảo vệ an ninh đồng đều trên toàn lãnh thổ. Một đòi hỏi mới là phải lập kế hoạch giải giới các lực lượng võ trang dân quân và tài trợ các chương trình giải giới này.

Với Liên quân, ông Bush đề nghị tăng cường yểm trợ và tăng quân nếu cần, để giúp chính quyền và người dân Iraq bảo vệ an ninh hầu thúc đẩy tiến trình hòa hợp chính trị. Trong nỗ lực ấy, Liên quân cũng sẽ giúp các bộ tộc tại Anbar cùng truy lùng khủng bố al-Qaeda.

Một cách cụ thể, với cả chính quyền Iraq và Liên quân, ông Bush đề nghị ráo riết tiêu diệt khủng bố al-Qaeda và các nhóm phiến loạn, chuyển giao trách nhiệm bảo an và phương tiện võ trang cho các đơn vị Iraq và tăng cường quân số Bộ binh Iraq: từ 10 lên 13 sư đoàn, từ 36 lên 41 Lữ đoàn và từ 112 lên 132 Tiểu đoàn. Ông cũng đề nghị thành lập những bộ chỉ huy mới về hành quân, diệt trừ khủng bố và đặc nhiệm tác chiến. Đáng chú ý nữa là đề nghị cải tổ bộ Nội vụ cho minh bạch và hữu trách hơn và tổ chức lại hệ thống Cảnh sát Quốc gia cho hữu hiệu hơn.

Về chính trị, chiến lược mới của ông Bush đề nghị hàng loạt biện pháp cụ thể cho chính quyền Iraq, như cải tổ lại nội các cho bình đẳng đồng đều hơn và thi hành những cam kết về hòa giải và hợp tác (luật Dầu khi để phân phối quyền lợi dầu hỏa, Luật giải trừ đảng Baath nhưng chiêu hồi những đảng viên có thực tâm hợp tác và cả Luật bầu cử cấp địa phương).

Đáng chú ý trong địa hạt này là quyền truy lùng và tiễu trừ khủng bố được giao cho Liên quân lẫn An ninh Iraq để diệt hết các phần tử quá khích đồng thời tạo điều kiện hợp tác cho những thành phần ôn hòa. Những đề nghị về chính trị được bổ xung bằng nhiều biện pháp kinh tế cụ thể nhằm vừa tạo ra tài nguyên lợi tức, công ăn việc làm vừa phân phối đồng đều cho các địa phương, sắc tộc.

Sau cùng, về mặt hợp tác cấp vùng, ông Bush đề nghị sự tham dự của các quốc gia Á Rập (xin chú ý, Iran là một nước Hồi giáo thuộc sắc tộc Ba Tư, Persian, không phải Á Rập) trong một diễn đàn quốc tế và quyết liệt ngăn ngừa các hoạt động phá hoại ngoại nhập, kể cả từ lực lượng Kurd.

Nhiệm vụ của Liên quân trong địa hạt quốc tế ấy là tăng cường ngăn chặn ảnh hưởng của Iran và Syria trong lãnh thổ Iraq, tăng cường sự hiện diện quân sự trong vùng, mở rộng hợp tác quân sự với các đồng minh trong khu vực và khuyến khích các nước Á Rập bang giao với Iraq, đồng thời giúp hai nước Iraq và Turkey cải thiện quan hệ.

Xuyên qua những điều được tiết lộ trước như vậy, người ta có thể có những kết luận sơ khởi như thế nào"

Trước hết, các đơn vị Mỹ ở cấp tác chiến sẽ hết bị cột tay mà được phép đánh tận lực, và sẽ vừa diệt khủng bố, vừa giải trừ mầm tham nhũng ỷ lại ngay trong quân đội Iraq.

Thứ hai, người ta sẽ có một thang điểm, một danh sách chấm điểm, để theo dõi tiến độ một cách cụ thể, thay vì chỉ dựa vào ấn tượng và những loan tải phiến diện. Thứ ba, quân số được tăng cường, “nhồi thêm”, thật ra là những đơn vị đã có mặt ở gần chiến trường Iraq, và thời gian tái phối trí sẽ tiến hành khá nhanh. Nhưng, kết quả sẽ chỉ thấy rõ trong một thời hạn lâu hơn, có thể là trong mươi tháng nữa.

Trong các kỳ tới, chúng ta sẽ theo dõi tiếp nội dung và dự đoán kết quả của chiến lược mới. Đây là lượt ra quân cuối cùng của ông Bush trước khi nước Mỹ bước qua năm 2008 là khi mà mọi vấn đề đều bị chìm trong cuộc tranh cử và ông Bush sẽ khó rộng quyền quyết định. Xin hãy chờ xem....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, sắp đến Tết  Mậu Tý 2008, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước mưa đông lạnh thành nước đá đóng mặt đường
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.