Hôm nay,  

Cúm Toàn Cầu

06/05/200900:00:00(Xem: 6293)

Cúm Toàn Cầu
Nguyễn Xuân Nghĩa

Ôn dịch trong thế toàn cầu hóa
Nhân loại đang bị suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh tác động vào các quốc gia theo thế toàn cầu hóa. Vi khuẩn cúm A(H1N1) cũng thế, đã theo trào lưu toàn cầu hóa lan khắp địa cầu. Sự thể rồi đây sẽ ra sao"
Từ ba tuần nay, cả thế giới nói đến nguy cơ đại dịch hay ôn dịch (pandemic) xuất phát từ xứ Mexico.
Ban đầu, tin tức loan tải là có 150 người thiệt mạng, bị nghi là do bệnh cúm heo gây ra. Hiểu biết hơn một chút, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đề nghị gọi lại tên, thay vì cúm heo - khiến giống lợn bị oan và kinh tế bị hại - thì gọi tên là cúm A(H1N1) cho chính xác. Những khám phá đầu tiên cho biết rằng đây là mầm dịch phát sinh một phần từ cúm heo, một phần từ cúm người, một phần từ cúm chim, mà vì chưa biết hư thực đúng sai thế nào thì mọi người đều hốt hoảng.
Nếu theo dõi kỹ hơn một chút, ta biết được rằng dịch cúm này đã lan khắp toàn cầu theo luồng giao lưu vận chuyển giữa các nước với nhau nên không thể khoanh riêng một vùng bị dịch bệnh mà giải quyết theo lối cách ly. Thứ nữa, tỷ lệ tử vong của dịch bệnh này lại đặc biệt cao, và thủ phạm chung lại là bệnh cúm, mà bị cảm lạnh hay cảm cúm thì có thể coi như nhau. Vì vậy mà thiên hạ càng dễ hốt hoảng. (Người viết đang bị cảm lạnh và ho, khi lên máy bay thấy mình rất khổ vì nếu cất tiếng ho quá nhiều là có khi được... mời xuống, rồi đưa vào phòng y tế thử nghiệm, dọc đường có khi lây cúm thật thì sao!...)
Khi hốt hoảng, thiên hạ lại nhớ tới đại dịch cúm Tây Ban Nha (Spain flu) vào cuối Thế chiến I khiến cho từ 50 triệu tới 100 triệu người bị thiệt mạng trong các năm 1918-1919. Rồi tin tức dồn dập càng khiến mọi người cho rằng nhân loại đang đứng trước nguy cơ đại dịch, có thể bùng nổ trong một hai ngày tới! Khi tổ chức WHO nâng mức báo động lên cấp năm trong sáu cấp, người ta càng tin như vậy. Chỉ còn một cấp nữa, một bước nữa, là nhân loại sẽ lâm dại dịch vì vi khuẩn cúm có thể lây từ người qua người và hoành hành ở khắp mọi nơi.
Chúng ta đang đứng trước một nguy cơ khủng hoảng toàn cầu mà lại biết rất ít về nguồn gốc. Đó là một vấn đề.
***
Giới khoa học, các bác sĩ hay sinh học, có thể nghĩ và nói về đại dịch pandemic trong một số ý nghĩa nhất định (lan rộng trong địa cầu và truyền bệnh cho rất nhiều người) nhưng không thể nói rõ về hậu quả trong xã hội và tâm lý con người. Mà đa số con người lại không là bác sĩ y khoa nên khi nghe tổ chức WHO hoặc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh CDC của Hoa Kỳ họp báo tường trình kết quả khảo cứu và nâng cấp báo động thì mọi người đều sợ hãi.
Giới khoa học vì vậy bị đặt trước một vấn đề là vừa thông tin để trấn an cho dư luận khỏi hốt hoảng vừa chuẩn bị cho dư luận biết cách ứng phó. Gây quan tâm chú ý mà không gây hốt hoảng là việc không dễ.
Và càng khó hơn khi khoa học chưa chẩn đoán được dịch bệnh cho chính xác.
Lạc quan thì người ta mong rằng dịch cúm này cũng sẽ bùng lên rồi thuyên giảm như dịch SARS (viêm phổi cấp tính) hay cúm chim của mấy năm trước. Bi quan thì người ta sợ dịch cúm sẽ hoành hành dữ dội hơn nhân mùa cúm hàng năm tại nhiều quốc gia. Sự kiện là số tử vong rất cao tại Mexico, mà đa số nạn nhân lại đang ở tuổi cường tráng càng khiến cho người ta lo sợ vì trận đại dịch 1918 đã xảy ra như vậy (thông thường thì thiếu nhi và người cao niên mới dễ bị cúm theo mùa vì cơ thể có ít khả năng miễn nhiễm nên tỷ lệ tử vong trong thành phần này mới cao hơn cả).
Thế rồi, trong cơn hốt hoảng chung, tới độ giết heo và cấm bán lợn, người ta mới thấy rõ hơn đôi chút về bệnh này.
Trước hết, con số tử vong khoảng 150 người tại Mexico chỉ bị nghi là do cúm A(H1N1) gây ra, nhưng tuần qua thì giới khoa học biết thêm rằng chỉ có hai chục trường hợp khả dĩ liên hệ đến vi khuẩn này mà thôi. Trên thế giới không có một ca nào xảy ra như vậy (nạn nhân vừa chết tại Hoa Kỳ là một em nhỏ từ Mexico City qua).
Thứ hai, sự thiếu hiểu biết hoặc nhầm lẫn có khi đã gây ấn tượng đại dịch trong tâm lý con người, chứ dịch bệnh này có lẽ giống với bệnh cúm thường hay xảy ra theo mùa. Hàng năm, nửa triệu người trên thế giới có thể chết do mùa cúm đó (tại Hoa Kỳ, con số là 36 ngàn). Chúng ta mong rằng những khám phá ngày càng rõ hơn có thể đưa tới kết luận là dịch cúm này có thể chỉ là một trận cúm theo mùa, nhưng mạnh hơn mọi năm mà thôi.
Nghĩa là hú vía!
Nhưng, nếu thế giới của thế kỷ 21 trong cảnh toàn cầu hoá mà gặp đại dịch thật thì sẽ ra sao"


***
Chúng ta đều hiểu nhân loại có khi bị lây cúm từ hai loại cầm và súc, cầm là chim chóc gà vịt, súc là heo bò.
Dễ bị nhất là từ heo qua người rồi từ người qua người. Khó bị hơn là từ chim qua người. Rắc rối nhất là khi mầm bệnh lại là sự kết hợp của cả cúm chim lẫn cúm heo vì vi trùng cũng có khả năng tự chuyển hoá để tồn tại, và tăng trưởng. Gặp trường hợp đó, sức miễn nhiễm có giới hạn của cơ thể con người khiến thế giới chậm tìm ra nguyên nhân để có kế hoạch ứng phó.
Khi dịch bệnh có thể xảy ra trong quan hệ tay ba giữa người, heo và gà thì ai cũng có thể đoán rằng nơi xuất phát là các trại nuôi gia súc, nhất là nông thôn của các nước đang phát triển. Trước tiên là Á Châu, vùng đất có mật độ dân số rất cao và chưa có trình độ khoa học kiểm dịch tinh vi như các nước kỹ nghệ hóa Tây phương (lần này, Á Châu không bị chỉ tay vạch mặt mà Mexico tại Trung Mỹ mới là nghi can.)
Trong khung cảnh toàn cầu hóa ngày nay, dịch bệnh có thể xảy ra, và lan qua xứ khác rồi người ta mới biết. Những thông tin mới nhất cho thấy bệnh cúm A(H1N1) dường như đã phát sinh từ một nông trại trong tiểu bang Vera Cruz của xứ Mễ vào trung tuần tháng Ba. Khi Chính quyền Mexico biết được và thông báo (với sự lầm lẫn là cộng chung mọi trường hợp bị cúm lẫn số tử vong vì nhiều lý do khác) thì bệnh cúm đã lên máy bay lan khắp năm châu, kể cả những nơi xa xôi như Úc Đại Lợi hay Tân Tây Lan.
Nghĩa là vì toàn cầu hoá, bệnh lây nhanh hơn sự hiểu biết của con người. Khi biết thì đã quá trễ!
Chúng ta hãnh diện vì sống trong nền kinh tế tri thức và thế giới thông tin tức thì - instant information - thực tế thì vi trùng chạy nhanh hơn tin tức. Xưa nay, nhân loại chưa từng bị họa theo kiểu đó, một cảm nghĩ khiến chúng ta phải... khiêm nhường hơn về khả năng thông tin của mình! Kế đó, khi chúng ta bắt đầu hốt hoảng thì có khi nguy cơ đại dịch đã qua rồi, hoặc đã thuyên giảm. Khi loan truyền tin tức, có khi ta giữ lại mầm dịch trong trí tưởng tượng đầy lo sợ của con người. Nhưng, truyền thông không thể không loan tin và các chính quyền không thể không bày tỏ mối quan tâm hay khả năng tổ chức việc ứng phó để cứu nhân độ thế.
Hiện tượng ấy dẫn ta về... thời sự kinh tế.
Tình hình suy sụp tại Mỹ đang thuyên giảm dần và hy vọng mong manh đang ló dạng từ một yêu tố sinh tử: phản ứng lạc quan hơn của giới tiêu thụ. Nhưng, giới tiêu thụ không là... các bác sĩ về kinh tế. Hàng ngày chỉ thấy toàn tin xấu về kinh tế, những thống kê của quý trước, tháng trước, được báo chí đăng trên trang nhất, thì họ tiếp tục chột dạ. Và thắt hầu bao, để sự suy sụp kinh tế sẽ kéo dài một cách oan uổng.
***
Trở lại chuyện cúm, dịch bệnh lây lan khi con người tiếp xúc với con người, là chuyện trở thành phổ biến và thường xuyên hơn.
Cho dù tổ chức WHO hay các trung tâm y tế hiện đại nhất của nhân loại có bố trí việc phòng chống dịch bệnh tới trình độ cao nhất thì cũng luôn luôn chạy theo quá khứ, vì bệnh đã lan truyền rồi giới khoa học mới biết. Nếu muốn ngừa bệnh một cách chắn chắn thì thế giới phải đòi mọi người đóng cửa không được tiếp xúc với ai khác, là chuyện bất khả.
Vấn đề kế tiếp là dù biết chậm thì các tổ chức y tế vẫn phải chạy nhanh hơn khi cần ứng phó.
Tức là tìm trong kho kiến thức và dược phẩm đang có của mình những gì có thể ngăn được bệnh (thí dụ như thuốc Tamiflu). Sau đó, nếu những gì đã có mà không công hiệu thì tìm hiểu thêm xem có giải pháp nào khác, tức là chế tạo ra loại thuốc mới, và cả thuốc chủng mới. Rồi tổ chức việc sản xuất và phân phối theo thủ tục khẩn cấp. Cho tới nay, những gì người ta biết được về cúm A(H1N1) có thể dẫn tới kết luận là đa số nạn nhân bị chết là vì bệnh cúm gây biến chứng là làm xưng phổi và thuốc trụ sinh có thể giải cứu được chứng xưng phổi ấy. Có thể là nhờ vậy mà số tử vong đã giảm mạnh trong tuần qua.
Nhưng, dù biết vậy, từng quốc gia vẫn có thể xoay trở khác nhau, nhanh hay chậm là do khả năng tổ chức và tiếp tế dược phẩm. Nghĩa là do mạng lưới y tế có sẵn và nhìn như vậy thì các quốc gia kỹ nghệ hoá vẫn có triển vọng ứng phó cao nhất. Trong khi ấy, các nước nghèo thì có thể biết tin tức nhanh hơn trước nhưng chưa thể đối phó hữu hiệu hơn. Một dịch bệnh có khi chỉ như bệnh cúm thường, với số tử vong cao hơn, mà vẫn làm nhiều người chết oan.
Toàn cầu hóa quả là có nhiều tốc độ khác nhau và đặt ra nhiều bài toán rất lạ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.