Hôm nay,  

Nguồn Thiện Trong Tôi: Chuyến Về Aán Độ Với Đại Sư Geshe Tsultim Gyeltsen

11/04/200900:00:00(Xem: 10098)

Nguồn Thiện Trong Tôi: Chuyến Về Aán Độ với Đại Sư Geshe Tsultim Gyeltsen


Phạm Khánh Thư
Các hình ảnh kèm theo bài là cảnh tu viện Ganden Shartse chờ đón kim thân Geshela, áo quan kim loại màu silver đựng kim thân Thầy, áo mũ và kim thân Geshela ngập hoa trong chính điện, kim thân thầy thu nhỏ trong kiệu đưa tới tháp hỏa thiêu, ngọn khói đầu tiên hướng về Tây Bắc, và dấu chân của Geshela để lại trên hoa sen Mandala chỉ hướng Tây Bắc.
(LTS: Sau đây là trích nhật ký của một nữ sinh viên California vừa mới đi Aán Độ sau khi Thầy cô là Đại Sư Geshe Tsultim Gyeltsen viên tịch. Kim thân Đại Sư từ Long Beach, California, được hãng hàng không Delta nhận lời đưa sang Aán Độ. Tác giả, nữ sinh viên Phạm Khánh Thu, cùng với phái đoàn chùa TD Ling cũng bay sang Aán Độ để dự các nghi lễ cuối cùng cho vị thầy. Cô tự nói rằng chưa từng trải qua kinh nghiệm giác ngộ lớn lao nào, nhưng muốn các suy nghĩ này được chia sẻ, để giúp cảm hứng cho các sinh viên bạn đạo.)
Thứ Sáu (13-2-2009): Từ Long Beach, California.
Thầy Geshela đã quyết định hôm nay là ngày Thầy vào thiền định tịnh quang. Tôi chỉ là người sơ học, nhưng tin rằng bất kỳ ơn phước nào từ Thầy trao cho sẽ được sử dụng khi cần. Tôi tin theo trực giác rằng tôi sẽ biết những gì phải làm. Bây giờ, tới lúc rồi.
 Thứ Bảy (21-2): Atlanta, Georgia.
Chúng tôi ghi nhận điều quan trọng rằng Delta, một trong vài hãng hàng không đồng ý thực hiện chuyến bay quý giá này, cũng chọn bay tuyến xa nhất tới Aán. Thế là Thầy Geshela thực sự muốn chúng tôi thêm ơn phước cho tới tận cùng, và góp nhiều "dặm đường linh thánh" càng nhiều càng tốt. Thanh tịnh hóa nghiệp lực cũng có thể sẽ là một chuyến đi gian nan.  Tu sĩ Jangchub Chopel, một người bạn của tôi, gọi đây là "chuyến đi anh hùng" và tôi thấy đây đúng là chuyến bay mà tôi nên đi.
Sau chuyến bay nửa đêm rời Los Angeles, chúng tôi tới Atlanta, nơi chúng tôi sẽ phài chờ 12 tiếng ở phi trường. Chúng tôi quyết định đi xe lửa xuống phố, tới công viên Centennial Park, nơi tôi nhớ Đức Đạt Lai Lạt Ma từng thuyết giảng ở đây. Trong nhiều năm, tôi đã học để xem tất cả các chuyến đi của tôi đều là những cuộc hành hương. Bất cứ nơi nào tôi đi, tôi đều tìm các nơi linh thánh. Đời sống thì ngắn ngủi. Nếu bạn không tự đi tìm chân, thiện, mỹ và sự thăng hoa, nó sẽ không tự động tìm tới bạn.
Đây là một thành phố truyền thống của người Mỹ gốc Phi, nổi tiếng về lòng hiếu khách và về vai trò đi đầu trong phong trào dân quyền. Sau khi trùng tu, thành phố này trở thành khuôn mặt của Miền Nam Hoa Kỳ. Tôi vui mừng khi biết đại học Emory University nơi đây đã mở một chương trình Tây Tạng Học. Tôi ưa thích khi mình đi đây cũng gặp Phật Pháp.
Chủ Nhật (22-2): Paris, Pháp Quốc.
Chúng tôi ở Paris trọn ngày, nhưng không rời khách sạn. Nghỉ ngơi.
Thứ Hai (23-2): Bangalore, Aán Độ.
Chúng tôi tới Bangalore, Nam Aán Độ, và ban đêm. Ba vị sư tu viện Ganden Shartse tới đón. Khi chúng tôi lên 4 xe hơi để đón kim thân của Geshela ở một cổng đặc biệt ngoài phi trường, thì là nửa đêm. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh chiếc xe đẩy đặc biệt trên nơi đón ở phi trường, vây quanh bởi các nhân viên người Aán trang nghiêm, lặng lẽ nửa đêm bày tỏ tôn kính kim thân của Thầy. Đây là Aán Độ, nơi các đạo sư được tôn kính.
Thực sự, được đặt chân lên Aán Độ mới biết giáo pháp của Đức Phật vẫn còn lưu truyền nơi đây. Cho dù không còn ở với chúng ta bằng xương thịt, hiện diện của Đức Thích Ca lịch sử vẫn còn lưu một sức chấn động mãnh liệt như một hướng dẫn đầy thuyết phục, cuộc đời Đức Phật là một món quà làm mới liên tục cho chúng ta. Thiện tâm và đức vô úy của Phật vẫn còn vươn tới tận sâu thẳm trong thời mạt pháp của chúng ta. Nhưng làm sao tôi có thể biết tới Đức Phật và giáo pháp nếu không qua vị đạo sư"
Thứ Ba (24-2): Mundgod, Aán Độ, tại Tu Viện Ganden Shartse Monastery
Sau khi băng qua 3 khu bảo tồn hoang dã quốc gia, qua hai giao lộ xe lửa, hai nơi ngừng uống trà, qua vô số cánh đồng hoa hướng dương, và khoảng 300 dặm miền quê Aán Độ, chúng tôi tới Mundgod, một trại định cư lớn của người Tây Tạng. Đây là lần thứ ba tôi tới Aán Độ, và tới từ thành phố, những con đường đã được tu sửa nhiều. Một bài viết mới đây trên tạp chí National Geographic mới đây nói về việc sửa hệ thống xa lộ liên bang theo hình Bốn Cạnh Vàng, lần đầu trong lịch sử nhiều ngàn năm của Aán sẽ nối được 4 góc của tiểu lục địa này.
Không chỉ là chúng tôi đi tuyến đường dài, mà như dường còn đi ngược cả về thời gian. Ngồi trên xe, qau chuyến đi dài xuyên Aán Độ là cơ hội để tập định lực. Đây là đất nước của nhiều trái nghịch, mâu thuẫn. Bạn sẽ thấy những hình ảnh quá nghèo và quá giàu, những kiến trúc cổ rụi tàn bên cạnh các cao ốc chọc trời. Tôi đang tập không phê phán: chỉ đơn giản nhìn tất cả mọi mặt của nhân loại.
Thứ Ba (24-2, khoảng trưa): Lễ Cúng Dường Lửa Trí Tuệ Lên Geshela.
Chiếc xe chở kim thân Geshela dẫn đầu đoàn xe đi qua cổng tu viện. Hình ảnh trang nghiêm, tuyệt đẹp của cảnh đón rước đã giữ không để tôi khóc. Hai bên đường, đứng các hàng dài, gần một ngàn người đứng đón Thầy Geshela về: các vị sư tu viện Ganden Shartse, học sinh Tây Tạng và Aán Độ quanh vùng, và các viên chức đứng thành hàng, cầm hoa, hương và khăn trắng khatas. Hình ảnh trang nghiêm để đón một vị Pháp Vương, và Geshela đúng là như thế.
Chiếc quan tài kim loại màu bạc được đưa xuống bởi các viên chức của toàn bộ 11 khu trong tu viện, đưa lên một căn phòng ở tầng lầu thứ nhì trong hội trường giành cho việc tranh luận. Và sau đó là toàn bộ các bức tường của hội trường tranh luận của Ganden Shartse âm vang bởi các bài kinh tụng lớn tiếng, cảm xúc.
Vào lúc 3 giờ chiều, sau vài nghi lễ riêng, kim thân của Geshela được đặt lên một quan tài trên xe đầy vào lò thiêu ở ngoài sân, nơi đối diện với hội trường tranh luận. Đại Sư Zong Rinpoche hướng dẫn khoảng 50 vi tu sĩ cao cấp và nghi lễ, làm các nghi lễ Mật Tông cho Geshela. Chúng tôi cũng đọc nhỏ các bài kinh và dâng thêm các khăn khatas. Các thợ hồ Aán Độ làm việc nhanh chóng, lấy gạch và xi măng bít kín lò thiêu, và sơn trắng chung quanh. Kim thân của Thầy, mặc bộ trang phục Mật Tông, được đặt vào lò. Một số cây, cỏ đặc biệt và vài vật liệu cũng đưa vào lò.
Điều xảy ra kế tiếp là hình ảnh của gió. Lễ cúng dường lửa trí tuệ đã gửi những đại nguyện linh thánh nhất sang cõi khác. Các cuộn khói đen bốc lên giữa buổi chiều nóng bức Aán Độ. Geshela đã trao cho toàn thân của ngài, trí tuệ tuyệt đối và tâm từ bi của ngài, được hình thành một cơ thể và đã tan rã một cơ thể, và sẽ tái sinh lại vì lợi ích cho chúng sinh. Không gì so sánh được khi được hiện diện trong tâm từ bi của một vị giác ngộ, để cư ngụ trong vòng ôm của Thầy, là năng lực của Thầy. Hình ảnh như siêu thực trước mắt tôi là minh chứng sự kiện rằng không có lời nào có thể chứa đựng cái tâm bao la nguyên thủy của chúng ta. Bởi vì đó là điều tốt nhất các vị thầy đã dạy chúng ta: rằng niềm vui giải thoát thì bất khả so sánh.
Thứ Tư (25-2): Tết Tây Tạng (Losar)
Vào lúc 4 giờ sáng,  các bài kinh đặc biệt lại tụng đọc trong chính điện âm vang lan ra các hàng lang mát dịu của tu viện. Từ nơi tôi đang ở khu vực giành cho khách, tôi nghe tiếng chuông, các vị sư tụng kinh chung nhau, giọng đọc sâu lên bổng xuống trầm. Aâm thanh nghe xưa cổ và như sấm sét; tôi cảm xúc biết là mình đang ở đây. Không qua lờiù, đây chính là nơi linh thánh, không đo lường nổi tầm quan trọng của tu viện này với sự tồn sinh của văn hóa Phật Giáo Tây Tạng lưu vong.
Ngày đầu của Năm Mới gọi là Lama Day (Ngày Đạo Sư), là lúc để viếng thăm tạ ơn và cúng dường tới tất cả các vị thầy của bạn. Các vị sư lúc đó thường mặc các bộ y mới và đã quét vôi các tường tu viện. Nhưng năm mới cũng đầy các lễ hội và nghỉ ngơi, với các sư trẻ chạy ra ngoài đường phố; tuy nhiên, năm nay thì phải trầm lắng hơn.
Tết năm nay là Năm Con Trâu Đất, năm thứ 2136 theo lịch Tây Tạng, không đón mừng toàn cầu để chia sẻ với cuộc kháng cự đang diễn ra ở Tây Tạng. Năm nay là tròn 50 năm quân CSTQ chiếm đóng Tây Tạng.  Ý nghĩa của việc Geshela viên tịch trong thời điểm quan trọng này của lịch sử Tây Tạng sẽ được tôi nhớ hoài.
Đại Sư Geshe Tsultim Gyeltsen, người đã mang ơn phước vượt ngoài lời nói tới vùng Los Angeles trong ba thập niên, là một hiện thân tuyệt đối của di sản sinh động của Tây Tạng. Thầy là một nhân vật lớn của thế hệ tiên phong hào hùng nhất của Tây Tạng, có lẽ là một trong những vị thầy cuối cùng mà thế hệ xuất sắc nhất Tây Tạng từng có được. Ngài viên tịch là mất mát lớn cho mọi người Tây Tạng và những người hỗ trợ.
Là người có cơ duyên trưởng thành trong lời dạy của Thầy là một phép lạ sống động, tôi tìm cách nắm giữ những quý giá ban cho từ Thầy, người đã đặt chân lên địa cầu nhẹ nhàng và hân hoan trong 86 năm. Mặc dù sự lớn lao và linh thánh của Thầy không gì mô tả được, tôi chỉ có cách duy nhất là dùng lời để nói.
Geshela đã dạy với toàn thân, khẩu, ý của ngài, thực sự là dạy bằng toàn thể sự hiện diện của ngài. Bằng cách chọn thân người, Thầy đã dạy cho chúng ta sự vô thường. Hãy sẵn sàng cho mọi thứ.
Trong gần hai thập niên quan sát Thầy, tôi chưa bao giờ thấy Thầy thực sự bất mãn với ai. Khi cần, Thầy nghiêm túc và cứng rắn, nhưng Thầy là một Bồ Tát thực sự. Trong những lời nguyện Bồ Tát, có lời nguyện không bỏ một chúng sinh nào, và Geshela không bao giờ rời bỏ lời nguyện này, cho dù trong một giây đồng hồ. Ngay cả tên ngài, "Tsultim Gyeltsen" cũng nêu lên việc giữ giới thường trực và cho thấy khả năng gìn giữ chánh pháp.
Một trong các phẩm tính đặc biệt của Thầy là tiếp cận tới mọi người với sự quan tâm chân thành, cho dù họ là Phật Tử hay không. Bất kể trình độ và khuynh hướng của học trò, Thầy đã đưa tài năng của học trò ra được, giúp học trò thể hiện tốt nhất.
Lúc nào cũng thấy Thầy mỉm cười. Mọi thứ Thầy có là đều hiện ra tuyệt vời tự nhiên, không cần quảng bá. Thường trực thực hiện 4 pháp bố thí, Thầy ban cho chúng ta những tài nguyên thầy có, lòng từ bi, giáo pháp, và tâm vô úy - đặc biệt khi chúng ta không tìm cầu.


Cho dù là buồn vô kể, tôi cũng cảm nhận tràn đầy ân sủng nhờ đã biết và học từ Thầy. Là học trò của Thầy, tôi nghĩ chúng tôi thực sự là công việc giành sẵn cho mình: làm sao chúng tôi có thể giữ tâm vào các chân lý như lời Thầy dạy là phải thường trực" Không dễ dàng, nhưng tôi hy vọng chúng tôi có thể tu tập như thế để Thầy tự hào. Tôi hy vọng chúng tôi có thể tu tập trong một cách để chung sức mời gọi Thầy về lại cõi này với chúng ta.
Thứ Năm tới Thứ Bảy (26-29 tháng 2-2009): Cư trú ở tu viện.
Một thời khóa biểu được định ra cho chúng tôi, gồm có buổi cúng dường buổi sáng (1,000 ly nước chưng hoa) và nghi lễ nơi lò thiêu, các buổi nghe pháp riêng với các vị lạt ma cao cấp, các bữa ăn đặc biệt và viếng thăm nhiều khu nhà và các cơ viện trong tu viện, và các buổi tụng kinh buổi tối. (Tiếng âm vang khi tụng kinh là âm thanh trong toàn vũ trụ mà Geshela ưa thích, và tôi hoan hỉ nghe âm vang này trong các đêm muỗi bay đầy.)
Có một lúc, chúng tôi cũng đi xa hai dặm để tới thăm tu viện Drepung Monastery (một lần nữa, đúng là tâm thức hành hương), vui sướng lễ lạy và cúng dường trong các đền thờ và hội trường khổng lồ. Trên đường phố đầy các tu sĩ trong những bộ y màu vàng đỏ đi bên các  con bò và trên các xe gắn máy chạy giữa bụi mịt mù dưới nắng cháy.
Thật là tuyệt vời khi hồi nhớ rằng nơi này từng là sa mạc. Chính phủ Aán Độ đã tách riêng vùng đất khô cằn này ra, vào lúc chính phủ Aán bắt đầu xây dựng nền dân chủ. Các vị sư tới vùng Mundgod này với không bao  nhiêu thứ mang theo trong các thập niên 1960s và 702 đã sống trong lều, lúc đó không có điện nước gì.
Bất kể nhiệt độ nóng tới 100 độ, qua nhiều năm, họ đã xây lên 2 khu tu viện hoàn toàn tự túc (có lẽ, trong các tu viện lớn nhất thế giới, với ít nhất tu sĩ nơi đây) nằm giữa 9 khu tị nạn riêng trong vùng Tây Tạng mới này. Bên cạnh các xưởng làm thảm cỡ nhỏ, các trung tâm thủ công mỹ nghệ, và các cánh đồng rau nhỏ, thị trấn nhỏ này độc đáo vì, đối với tôi, đã sản xuất một trong các sản phẩm quý giá nhất cho thế giới: một số học giả, hành giả, người gìn giữ tông môn Phật Giáo hiện nay.
Kinh nghiệm của tôi đối với tăng đoàn ở Ganden Shartse không thể tóm gọn trong 1 câu, nhưng có thể chỉ trong một câu hỏi: Làm sao đã có sự tốt đẹp như thế trên đời này"
Trong một thế giới đau thương, đầy các kinh hoàng và bạo lực khỗng mô tả nổi, một hành tinh rực cháy lửa địa ngục do tự con người tạo ra, làm sao lại có thể có một ốc đảo thế này của thương yêu, hòa bình và thanh tịnh" Làm sao thế được"
Chúng tôi có quen một số vị pháp huynh này qua nhiều chuyến họ tới hoằng pháp ở Hoa Kỳ và họ trở thành thân thiết như gia đình với chúng tôi. Thực ra, chúng ta ở cõi người, nên nói tu viện là thiên đường thì là quá ngây thơ. Tu viện cũng có đầy những khó khăn để tồn tại. Nhưng hiển lộ thấy rõ là phẩm chất mà nơi này đã cho thấy. Nếu bạn thật lặng lẽ và bình an, bạn có thể cảm nhận sức sống nơi này.
Điều tôi mang ơn là yếu tố không thể bác bỏ về đạo đức giới luật trong nhiều định chế Phật Giáo đã giúp đạo Phật tồn tại qua nhiều thế kỷ. Tôi chỉ còn buồn lúc này là biết có sự thiếu sót cách tu học theo định chế tu viện khi đạo Phật vào thế giới Tây Phương. Không có định chế tu viện để gìn giữ tiêu chuẩn, người Tây Phương tu theo kiểu Mỹ đang mất một dây nối quan trọng tới cội nguồn.
Hướng dẫn, cố vấn và an ủi chúng ta, các vị sư là các pháp huynh thực sự trong cuộc chiến dài của chúng at để chống chọi vô minh, và khó để nói quá lời về tình huynh đệ, sự ngưỡng mộ và tôn trọng sâu thẳm giành cho các thầy. Họ là nơi chúng ta nương tựa trong mọi nghĩa. Nơi nào chúng tôi không cảm thấy quý thầy" Vừa sợ, vừa vinh dự để được ngồi ăn, ngủ và hít thở trong nơi linh thiên như thế này; tình yêu thương vây quanh chúng  tôi từ mười phương, đó là tâm từ bi tới từ cả tăng đoàn thế gian và siêu nhiên.
Thực sự, tôi cảm thấy một phần của sự chữa trị cho địa cầu nằm ở nơi này.
Bây giờ tôi hiểu vì sao, từ cuối thập niên 1980s, tên các chuyến hoằng pháp của tu viện Gaden Shartse lấy tên là "Địa Cầu Linh Thiêng." Các vi sư đi hoằng pháp không chỉ tụng, hát, nhảy múa, sơn và thiết lập các mạn đà la bằng cát. Với năng lực thiền định, trí tuệ và lòng từ bi, các vị sư thực sữ đang chữa lành Địa Cầu bằng ơn phước của họ. Họ thấy Địa Cầu này linh thánh và đang bị đảo ngược.
Có một lúc trong chuyến hoằng pháp Hoa Kỳ đó, các vị sư nói chuyện tại một trường tiểu học miền quê. Một thiếu niên đã tới và nói rằng, "khi bạn gặp nguy hiểm, bạn gọi cảnh sát. Khi nhà bạn cháy, bạn gọi lính cứu hỏa. Nhưng khi bạn buồn, bạn gọi các nhà sư."
Mang kim thân Geshela về Aán Độ là cách chúng tôi gọi tới quý Thầy. Sự đáp ứng trung thành của quý thầy, như truyền thống cổ truyền, là chứng cớ cho sức mạnh thâm sâu của qu1y thầy. Đây là vinh dự riêng của quý thầy, cũng như của chúng tôi. Quý thầy đã vui mừng tiếp đón kim thân Geshela trong cách tốt nhất có thể. Biết rằng Geshela là một trong những hiện thân cao nhất của tinh thần Tây Tạng, nơi nào tốt hơn để mang kim thân ngài về" Như thế, đây không chỉ là những giọt nước mắt buồn, nhưng còn là của niềm vui.  Thật thích nghi để mang kim thân Geshela về tu viện vì đây là đời của thầy, tim của thầy, nhà của thầy, để thầy có thể được tiếp nhận bởi chính các huynh đệ trong dòng pháp của thầy.
Chủ nhật (1-3): Hoàn tất lễ.
Hôm này là ngày mở lò thiêu. Vào lúc 6 giờ sáng, nhiều vị sư tới đập cửa lò, tìm thấy xá lợi của Geshela, diễn giải các dấu hiệu, cùng với nhiều học trò chứng kiến.
There is no gift that Geshela did not give that was not already contained so succinctly in his teachings on Renuncation, Bodhicitta, and the Wisdom Realizing Emptiness.
Từ trước tới giờ, món quà nào mà Geshela trao ra cũng mang theo giảng dạy của Thầy về đời sống đơn sơ, về tâm Bồ Đề, và về Trí Tuệ Chứng Ngộ Tánh Không.
Chuyến đi này là một tái xác nhận lời dạy của Geshela: chúng ta không cách biệt với vũ trụ. Trong cõi phức tạp của đau đớn và mang ơn mà tôi đang bước, tôi run rẩy nhớ rằng chúng ta là những mảnh nhỏ của một trận đồ lớn hơn nhiều. Đặc tính liên lập này cho chúng ta sức mạnh để sống với các nơi thật và sâu nhất của chúng ta ở đời thường. Nó làm chúng ta sống với sự thật. Và rồi, chúng ta cần thấy những gì đẹp nhất trong tất cả những người, những nơi và những hoàn cảnh chúng ta gặp. Ý nghĩa phổ quát về trách nhiệm mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy sẽ giúp nâng chúng ta tới chỗ trí tuệ vô hạn. Nếu chúng ta muốn trả ơn các vị thầy, thì cần sống như thế.
Hiện diện của tôi nơi đây nhắc tôi rằng Phật Pháp cần được vun trồng, tu học như một thể hiện sinh động, đang hít thở, vì nói một  cách chính xác thì Phật Pháp chính là các niệm đang sinh động, đang hít thở. Phật Pháp không chỉ là để trên một kệ sách, ở một góc chùa.
Khi bạn tập trung vào một bài kinh hay thiền định, bạn lạc mất theo dõi thời gian, và đôi khi quên nơi bạn đang ở. Tất cả các hoạt động phí phạm đời thường tan đi và bạn bắt đầu thấy điều thực sự quan trọng: vun trồng phước đức. Chúng at nhớ rằng nghiệp là thứ duy nhất chúng ta thừa hưởng. Chúng ta thấy rằng chúng ta là nguồn cội thực sự của cả sự hủy hoại và sự giải thoát của mình. Chúng ta xuyên qua bức màn  nhị nguyên khi chúng ta cảm thấy các câu trả lời là một phần gắn bó của bản chất cao nhất của chúng ta.
 Cuối cùng, với chuyến đi này tới Ganden Shartse, tôi may mắn nhìn thấy một thoáng những gì xảy ra khi vun trồng giáo pháp từ nơi chân thành nhất: giáo pháp trở thành đời sống của chính bạn. Tôi mang ơn vì là người tu học Phật Pháp. Tôi đã được dạy về cách để giành thời gian và nơi chốn thiêng liêng trong đời mình, và về cách bảo vệ như thế với giáo pháp này. Tôi sẽ ra sao nếu không có Thầy tôi và nỗ lực của Thầy, nguồn của mọi sự thiện nơi tôi"
 Thứ Hai - Thứ Năm (ngày 2-3 tháng 3-2009):
Chúng tôi nghỉ ngơi và thăm vài nơi trong các dự án và được bảo trợ bởi Geshela (Trường Học Sinh Mù Aán Độ, Trường Tây Tạng cho lớp mẫu giáo tới lớp 8 ở Trại số 6, Nhà Dưỡng Lão Tây Tạng, Ni Viện Jangchub Choeling Nunnery). Geshela đã ủy thác cho một vị sư nơi đây điều hành các ngân quỹ để giúp cộng đồng địa phương, đặc biệt với trẻ em mù Aán Độ.
Vị sư này đã lập một hội bất vụ lợi nhỏ, nhằm điều hợp công việc theo luật pháp Aán Độ. Như thế, cho vị sư này làm việc với chính quyền Aán, lập các y viện khám bệnh lưu động, và chăm sóc y tế phòng ngừa khắp tiểu bang Karmataka của Aán. Thành quả quý giá của công trình này đã lấp lánh trong mắt của 5 cậu bé khiếm thị, thừa hưởng từ ơn phước bố thí của Geshela. Ngày mai, các em sẽ được mổ mắt và một số em sẽ thấy thế giới này bằng cả hai mắt lần đầu tiên. Các em rất vui mừng. Lớp học khoảng 20 em học sinh mù này đã khởi sự với các thứ mà Geshela đã mau cho các em. Các bài ca tiếng Aán làm chúng tôi vừa nhảy múa theo, vừa khóc cùng lúc.
Có quá nhiều dự án để có thể kể hết nơi đây, nhưng Geshela đã hỗ trợ tất cả. Các em khuyết tật, thiếu nhi, người già, và phụ nữ: Gehsela hỗ trợ cho quá nhiều thành phần yếu thế ở xã hội - không chỉ nơi đây ở Mundgod, nhưng cũng giúp nhiều nhóm Tây Tạng lưu vong khác nhau, kể cả các sinh viên sư phạm thế tục. Không chỉ cúng dường riêng cho trường cũ, tu viện cũ, Gehsela đã cúng dường cho các tu viện thuộc cả bốn tông phái Phật Giáo Tây Tạng. Ngài chưa bao giờ nói nhiều về bố thí rộng rãi như thế; Ngài chỉ đơn giản làm như thế. Chúng tôi thăm nơi này và xác chứng quyết tâm tiếp tục các công trình xã hội của Thầy.
 
Thứ Tư (4-3-2009): Mumbai, Aán Độ
Lái xe một giờ tới Hubli, bay tới Mumbai, phải chờ 12 tiếng đồng hồ ở khách sạn gần đó, trong khi tin về quân khủng bố phục kích một đội tuyển quốc gia Sri Lanka môn bóng cầu cricket ở  Pakistan tràn ngập đưa tới. Chúng tôi mệt mỏi, nhưng tinh thần vững vàng.
Thursday (March 5):  Fly to Atlanta, Home to L.A.
I am to take home with me His Eminence Lati Rinpoche's assurance that Geshela is always present "in terms of energy and spirit." Through my practice, I can feel his blessings. I know he is there.
Thứ Năm (5-3-2009): Bay tới Atlanta, về lại Los Angeles.
Tôi về lại nhà, cùng với lời bảo đảm của Đại Sư Lati Rinpoche rằng Geshela luôn luôn hiện diện "về mặt năng lực và tinh thần." Thực vậy, qua các tu tập của tôi, tôi có thể cảm nhận ơn phước của Thầy. Tôi biết, Thầy hiện diện như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.