Hôm nay,  

Sổ Tay Thượng Đỉnh: Tổng Kết

09/04/200900:00:00(Xem: 4823)

Sổ Tay Thượng Đỉnh: Tổng Kết

Nguyễn Xuân Nghĩa
...Obama có cơ hội hòa giải hai nhóm đồng minh Âu-Thổ...
Thế Giới Sau Thượng Đỉnh
Tổng thống Barack Obama đã hoàn tất chuyến công du rất dài để tham dự bốn thượng đỉnh tại Âu Châu và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi bất ngờ ghé thăm Iraq cho phải đạo. Trong một loạt sáu bài "Sổ Tay Thượng Đỉnh" trên cột báo này - người viết đã theo dõi để trình bày bối cảnh của các cuộc gặp gỡ. Nay đã đến lúc tổng kết về sự thành bại.
Mà là thành bại của ai"
***
DẪN VÀO TUỒNG
Nói chung, truyền thông Hoa Kỳ chỉ chú ý đến "hiệu ứng Obama" - the Obama effect - tức là những gì Tổng thống Mỹ đã trình bày trong chuyến công du quốc tế vừa qua, mà không mấy chú ý đến vấn đề của xứ khác. Chuyện thường tình vì người Mỹ nói chung không mấy chú ý đến thiên hạ sự nếu như thiên hạ không lý vào nước Mỹ.
Trong một quốc gia rất trẻ, dân Mỹ ít am hiểu về lịch sử và địa dư thế giới bằng nhiều dân tộc khác. Các quốc gia kia không có hoàn cảnh như vậy vì thường bị ảnh hưởng của quốc tế nên có phản ứng theo dõi chuyện thiên hạ nhiều hơn dân Mỹ.
Ngoài ra, nhờ phương tiện kỹ thuật hiện đại, đa số dân Mỹ có thể biết rất nhanh và rộng về những gì đang xảy ra trên thế giới. Mà chỉ biết rất nông, một cách hời hợt, vì tin tức chớp nhoáng hay lời bình luận nóng vội của truyền thông. Họ thường không hiểu vì sao chuyện đó xảy ra và hậu quả sẽ như thế nào, cho những ai. Hiểu và biết nhiều khi xoay theo tỷ lệ ngược: nhiều người Mỹ tin rằng mình biết rất nhiều mà thật ra lại hiểu rất ít vì truyền hình không có thời giờ đào sâu thêm cho họ.
Cũng nói chung, đa số truyền thông Hoa Kỳ chỉ nhìn thấy vài điều tích cực của Tổng thống Obama và tường thuật lại như vậy cho dân Mỹ. Họ ít nhìn thấy các vấn đề do Hoa Kỳ hay Obama gây ra cho thế giới trong chuyến đi này. Cũng là chuyện thường tình! 
Hoàn cảnh người Việt chúng ta lại khác, nhất là người Việt tại Hoa Kỳ. Đa số nay đã có quốc tịch Mỹ và nhìn vấn đề theo quan điểm quyền lợi của Mỹ - hay của mình tại Mỹ. Nhưng một số không nhỏ vẫn không quên là đã có thời mà vận mệnh Việt Nam thay đổi sau những thượng đỉnh như vậy của lãnh đạo Hoa Kỳ. Vì vậy mà chúng ta có sự xa xỉ cần thiết là cố gắng nhìn vấn đề từ nhiều giác độ khác nhau khi nói về chuyện thành hay bại của loạt thượng đỉnh vừa qua.
Thí dụ, khi viết như truyền thông Mỹ rằng ông Obama tham dự hội nghị với hào quang của một Tổng thống được dư luận (Hoa Kỳ, thế giới và riêng Âu Châu) cực kỳ ái mộ nên nhờ đó đã tạo được quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Nga hay Chủ tịch Tầu, có lẽ người ta... chẳng hiểu gì cả! Chỉ vì quan hệ hay kết quả của các cuộc gặp gỡ song phương ấy tùy thuộc quyền lợi đôi bên trong từng loại vấn đề.
Và lãnh đạo của các nước không mấy dân chủ như Liên bang Nga hay Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc thường đánh giá thấp sự ái mộ của dư luận dành cho Tổng thống Mỹ: một sự phù du thất thường trong sinh hoạt dân chủ Hoa Kỳ. Họ quan tâm hơn đến khả năng xoay trở của Tổng thống Mỹ để có thể cưỡng lại hoặc chấp nhận yêu sách của họ. Muốn đánh giá trung thực hơn, người ta phải cố nhìn ra sự thể ở bên ngoài lăng kính của truyền thông Mỹ.
Đó là tinh thần của người viết. Nhìn được tới đâu thì lại là vấn đề khác, nhưng ít ra thì cũng phải cố...
***
MỘT VÒNG CHÂN TRỜI
Tổng thống Obama đã dự bốn loại thượng đỉnh và gặp gỡ song phương chừng một chục nguyên thủ quốc gia, với hậu quả nông sâu thế nào thì còn tùy. Ông khởi sự chuyến công du như diều gặp gió, với nhiều kỳ vọng của dư luận ở nhà và tham dự năm hội nghị cấp thượng đỉnh.
(Nhân đây xin lại... đi lạc vào chuyện ngôn ngữ: "thượng đỉnh" là một từ chúng ta đã dùng từ lâu để nói đến hội nghị của cấp nguyên thủ quốc gia. Hà Nội dùng chữ "hội nghị cấp cao" là điều rất thấp - vì tối nghĩa, cấp nào là cao" Ta nên dùng chữ cho minh bạch và chính xác hơn chứ không nên học theo thói xấu Hà Nội).
Bốn hội nghị đó là 1) thượng đỉnh của nhóm G20 hôm mùng hai tại Luân Đôn, tập trung vào hồ sơ kinh tế toàn cầu; 2) thượng đỉnh của Minh ước NATO trong hai ngày ba và bốn tại Pháp và Đức, tập trung vào các vấn đề riêng của liên minh quân sự; 3) thượng đỉnh giữa Liên hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ tại Cộng hoà Tiệp trong hai ngày năm và sáu; 4) thượng đỉnh giữa Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Hoa Kỳ trong nửa ngày mùng sáu và ngày mùng bảy tháng Tư. Từ Thổ trở về, Tổng thống Obama bất ngờ ghé Iraq, như nhiều người dự đoán, để thăm chiến binh Mỹ tại đó, nhưng không vào Baghdad vì lý do thời tiết. Có thể là Thủ tướng Iraq Nouri al-Malaki phải tới trại quân của Mỹ để gặp ông.
Bên lề bốn hội nghị lớn ấy, Tổng thống Mỹ gặp nhiều lãnh tụ nước khác trong các thượng đỉnh song phương (như Nga, Ấn, Hoa, Nhật, Nam Hàn, v.v...) và lãnh tụ các nước cũng gặp nhau riêng trong hội nghị tay đôi của họ, mà có lẽ chúng ta không biết vì truyền thông Mỹ không tường thuật. Những nội dung song phương ấy tất nhiên có tùy thuộc vào nhiều cam kết quốc tế trong bốn hội nghị kể trên.
Điểm lý thú và đáng chú ý nhất là thượng đỉnh Thổ-Mỹ vào lúc cuối lại ảnh hưởng ngược vào cơ chế NATO và Liên Âu ngay sau khi Obama rời NATO và Âu Châu thăm viếng một thành viên NATO và một quốc gia nửa Âu nửa Á là Thổ Nhĩ Kỳ.
Phần hấp dẫn ấy, xin đề dành cho đoạn cuối của bài tổng kết!
***
G20, NATO và TRỌNG LỰC MERKEL
Thượng đỉnh mùng hai của nhóm G20 có ảnh hưởng nhất về kinh tế (gồm những ai, xin đọc bài cũ "Mà G20 Là Gì Vậy"" trong số ra ngày Thứ Sáu mùng ba) đã đạt một số thoả thuận về tài chánh và luật lệ.
Về tài chánh là các nước sẽ bơm thêm chừng hơn ngàn tỷ đô la cho các định chế quốc tế - nhất là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, thay vì tiến hành tăng chi để kích cầu như Tổng thống Obama đề nghị - và đành lờ đi khi các nước kia không đồng ý. IMF thắng lớn, Oabma không thắng mà vẫn coi là chưa thua!
Về luật lệ, G20 sẽ lập ra một Hội đồng Ổn định Tài chánh FSB thay thế Diễn đàn Ổn định Tài chánh FSF đã có từ 1999 để tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp thế giới. Đây là thắng lợi lớn của Âu Châu, nhất là Pháp và Đức, nếu so với quan điểm bị đẩy vào phe thiểu số của Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ.
Nhưng dù được Âu Châu hỗ trợ mạnh, quyết định thứ hai này sẽ không có tương lai. Lý do là từng nước vẫn có quyền bác bỏ, hoặc cho chìm xuồng nhưng quy định ở cấp chuyên gia hay Tổng trưởng Tài chánh trước khi Hội đồng FSB đệ nạp dự luật vào tháng 11 tới tại Scotland. Rất huê dạng mà thiếu thực chất.
Tuy nhiên, FSB sẽ gây khó không ít cho ông Obama ở nhà. Doanh nghiệp Mỹ đang nghẹt thở vì kinh tế tài chánh, lại bị nguy cơ quốc hữu hoá của Chính quyền Obama, nay mai có khi sẽ bị chi phối bởi luật lệ do các công chức quốc tế quy định đâu đó tại Âu Châu trong khuôn khổ FSB. Chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều trận đánh về kỹ thuật và luật lệ ngay trong chính trường Mỹ. Một hậu quả bất ngờ của G20 và bất lợi cho Obama, nhưng nằm ngoài sổ tay này.
Mà đó vẫn là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là vai trò đại gia Âu Châu của nước Đức và của Thủ tướng Angela Merkel, một lãnh tụ có trọng lực.
Nước Đức có nền kinh tế nặng nhất Âu Châu và chỉ thua Nhật và Mỹ trên toàn cầu, nên mọi quyết định quốc tế hoặc Âu-Mỹ, đều phải có sự chấp thuận của Đức, cụ thể là của bà Merkel. Obama được dư luận công kênh lên trời, kể cả dư luận Đức, cũng không thoát khỏi sức nặng này. Và ông bị Merkel kéo xuống đất. (Nước Nhật thì khác, vì bị khủng hoảng nặng hơn và Thủ tướng Nhật Taro Aso có tương lai chính trị còn bấp bênh hơn, nên giữ thế khép nép trong thượng đỉnh và các buổi họp song phương, trừ việc châm thêm 100 tỷ cho IMF.)
Hoa Kỳ bị trọng lực của Merkel như thế nào"
Nước Đức là cường quốc có hơn 82 triệu dân, đông nhất Âu Châu, đang bị Nga bắt bí vì khí đốt và rất cần xuất cảng để ra khỏi hố sâu của nạn suy thoái - xuất cảng vào Mỹ. Obama muốn tăng chi để làm cách mạng ở nhà và... nhân tiện cứu nguy kinh tế. Vì vậy muốn Đức cũng tăng chi để chia sẻ gánh nặng vì kinh tế Mỹ mà ra khỏi suy trầm thì Đức cũng có lợi. Mâu thuẫn kinh tế Đức-Mỹ nằm ở đó. Và Merkel thắng lớn vì không có chuyện tăng chi kiểu Obama.
Mâu thuẫn thứ hai thuộc về tài chánh, bạc tiền.
Các nước Tây Âu - kể cả và nhất là Đức - đã hồ hởi như... Mỹ khi đầu tư quá tay vào Đông Âu và khủng hoảng tài chánh tại Đông Âu đang dội ngược về Tây Âu. Âu Châu cứ chửi Mỹ là gây ra khủng hoảng mà không thấy phần trách nhiệm của mình. Bây giờ, giải pháp mà nhiều người, kể cả trong Chính quyền Obama, trông đợi là Liên hiệp Âu Châu sẽ cùng cấp cứu hệ thống ngân hàng Đông Âu - bằng tiền bạc của Âu Châu.


Giải pháp của Merkel là IMF sẽ làm chuyện cứu nguy đó - bằng tiền bạc của IMF. Nghĩa là có cả tiền của các nước ngoài Âu Châu, như Nhật, Tầu và... tất nhiên là Mỹ. IMF đang lo cứu nguy chừng 18 nước thì đã có 11 nước Âu Châu ngả nón xin tiền, và danh sách này đang tăng từng ngày! Nếu chịu khó theo dõi thì ta biết rằng 80% các khoản tín dụng cứu nguy của IMF là đang trút vào Đông Âu. Kết cuộc thì Merkel thắng lớn! Báo chí Mỹ không nhìn ra vấn đề và tính toán của Đức nên chỉ nói đến tài hùng biện của Obama...
Bước sang chuyện NATO thì A Phú Hãn là món quà đắng cho Obama.
Tài hùng biện của ông chỉ thuyết phục được dân Mỹ chứ không làm các thành viên Âu Châu của NATO gửi thêm các đơn vị tác chiến vào chiến trường A Phú Hãn. Dư luận nói đến 5.000 quân của NATO sẽ do Obama mà đặt chân vào đấy. Nhưng đấy chỉ là một đóng góp tượng trưng, có thời hạn ngắn với nhiệm vụ thu hẹp là canh gác thùng phiếu cho tháng Tám và huấn luyện binh lính A Phú Hãn trong trại.
Như vậy, đứng trên vùng hoả tuyến và lãnh rủi ro mất mạng - làm Obama mất phiếu - vẫn là các lữ đoàn tác chiến của Mỹ (xin xem lại bài "NATO Đá Ra Biên" trong bài Sổ Tay Thượng Đỉnh 6 - ngày Thứ Hai mùng sáu trên cột báo này).
Kết cuộc thì Obama phải nhượng bộ nhiều hơn là chúng ta nghĩ hay biết.
Thủ tướng Merkel sắp phải tái tranh cử và chẳng có lý do chiều lòng Hoa Kỳ. Trong cuộc tranh cử Mỹ, dân Đức hay cả Âu Châu có thổi Nghị sĩ Obama lên trời xanh thì cũng vì muốn lãnh đạo Mỹ thoái lui, tự xưng tội và ăn nói nhỏ nhẹ hơn, nhất là đòi hỏi Âu Châu ít hơn. Obama hoàn tất nhiệm vụ và đấm ngực xưng tội... của người tiền nhiệm. Ông không hề nghe các vị nguyên thủ Âu Châu đả kích vị tiền nhiệm của họ (như Thủ tướng Tony Blair của Anh, Gerhard Schroeder của Đức hay Tổng thống Jacques Chirac của Pháp!) Đó là nét văn hoá Obam, rất đẹp mặt!
Khi phó hội với Âu Châu, Tổng thống George W. Bush biết rõ tình đời và sự thoái thác tất nhiên của các nước đồng minh bên kia Đại tay dương. Ông sẵn sàng nói thẳng và nói xẵng và lãnh giải hung đồ hung hăng. Tổng thống Obama thì lãnh giải dễ thương mà vẫn không làm thay đổi được cục diện nên đó là giải dễ bảo. Thế giới vốn cứng đầu và không ngây thơ như dân Mỹ. Với thành tích triệt để bảo vệ quyền lợi Âu Châu và nước Đức, Thủ tướng Merkel lãnh giải Thiết diện Phu nhân!
Còn tinh thần "hợp tác đa phương" giữa hai bờ Đại tây dương là sân khấu kịch nghệ!
***
TURKEY LẠI QUẢ
Sau khi rời Âu Châu, Tổng thống Hoa Kỳ thăm viếng xứ Thổ, hậu thân của Đế quốc Hồi giáo Ottoman.
Mãi đấm ngực trong một màn ông tưởng ăn khách, Obama quên bẵng lịch sử Mỹ mà nói như xin lỗi khối Hồi giáo: Lý do là từ gần hai chục năm nay, ngần ấy lần Hoa Kỳ ra quân - và lính Mỹ hy sinh - đều có kết quả thực tế là bênh vực người Hồi giáo: tại Kuweit năm 1991, Bosnia rồi, Kososo năm 1999, A Phú Hãn năm 2001 và Iraq năm 2003. Và dân Hồi giáo tại Mỹ không bị kỳ thị hoặc khoanh vùng sinh hoạt trong một số địa phương; phụ nữ không bị ngược đãi; nhiều người theo đạo Hồi đã tranh cử vào các chức vụ chính trị tại Hoa Kỳ hoặc tham gia các ban tham mưu của cả hai đảng. Dân Hồi giáo tại Âu Châu không có được hoàn cảnh đó. Người Hồi giáo, nhất là phụ nữ, tại nhiều nước Hồi giáo cũng vậy.
Nhưng đó là dấu ấn mị dân của Obama và chỉ lừa được người nhẹ dạ.
Ngược lại, Tổng thống Mỹ có làm một màn đột phá ngoạn mục tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông giúp xứ này có một nhân vật cao cấp làm phụ tá cho Tổng thư ký tương lai của NATO là Thủ tướng Đan Mạch - và vào bộ chỉ huy quân sự của Liên minh. Đây là thắng lợi vẻ vang của Thủ tướng Thổ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Abdullah Gul (Ngoại trưởng cũ của Erdogan) và đảng bảo thủ AKP của hai người. Từ nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đại gia có thế giá trong Minh ước NATO, chẳng thua kém gì Anh, Pháp, Đức.
Nhưng chuyện không chỉ có vậy.
Nhờ lá phiếu phủ quyết của Thổ về chức vụ Tổng thư ký NATO - chống lại Thủ tướng Đan Mạch do các nước Âu Châu ủng hộ - Obama có cơ hội hoà giải hai nhóm đồng minh Âu-Thổ và.... chửi cha Âu Châu! Vì ông đề nghị Liên hiệp Âu Châu xét lại lá đơn gia nhập của Thổ, đã bị Âu Châu (nhất là Pháp Đức) bác bỏ.
Liên hiệp Âu Châu không còn là một câu lạc bộ kinh tế (như ASEAN tại Đông Nam Á) mà đang tiến tới thế hội nhập sâu rộng hơn, kể cả về an ninh chiến lược. Và Hoa Kỳ không là thành viên của khối này. Nhưng trong đà "nói chuyện hợp tác đa phương", Obama lại nhảy vào chuyện nội bộ của Âu Châu. Mục đích có thể là nâng cao thế lực của Thổ trong NATO, tại Cận Đông. hay cho chiến trường A Phú Hãn. Nhưng kết quả là gây vấn đề cho các nước Âu Châu mà ông vừa mới từ biệt.
Lập tức, cả Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đều phán pháo. Tổng thống Sarkozy: "tôi đã luôn luôn chống và sẽ tiếp tục chống việc đón nhận Turkey vào Liên Âu". Thủ tướng Merkel: "chuyện đón nhận đó, Liên Âu và Turkey sẽ nói sau". Nôm na là không ăn nhậu gì tới Obama.
Hoa Kỳ không hiểu - mà chẳng lẽ chính quyền Obama không biết - rằng với Pháp và Đức, hay nhiều nước khác, việc Thổ vào Âu là một vấn đề. Cộng đồng này đang muốn hội nhập sâu hơn các nước Âu Châu với nhau, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là xứ... nửa Âu nửa Á. Với dân số hơn 70 triệu mà đẻ con theo kiểu Á hơn Âu, chỉ một thế hệ nữa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có dân số cao hơn dân số Đức để thành cường quốc Âu Châu! Một thế hệ nữa" Khi ấy, Obama sẽ viết hồi ký kiếm tiền chứ Âu Châu sẽ khốn khổ!
Hiến chương Âu Châu lại là một mớ bòng bong khó hiểu và khó nuốt, nên thủ tục gia nhập là một chuỗi dài "huấn nhục" vất vả cho các hội viên mới, với rất nhiều tiêu chuẩn rắc rối (nằm ngoài đề mục "sổ tay" này) và bất cứ xứ nào lắc đầu là hội viên mới vẫn là hội viên dự bị.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập Âu Châu từ khi... Mỹ chưa giết ông Diệm ở Việt Nam. Từ 1963 - khi Cộng đồng Âu châu mới chỉ là một câu lạc bộ làm ăn kinh tế. Tới 1996, 36 năm sau, Âu Châu tiến xa hơn trong hướng hội nhập cả kinh tế lẫn chính trị, thì Thổ vẫn đứng ngoài mà chỉ được bước qua hàng rào quan thuế. Khi Mỹ bị khủng bố Hồi giáo năm 2001 ("tai họa do người gây ra" theo định nghĩa đổi mới mà tối thui của Tổng trưởng Nội an của Obama là bà Janet Napolitano), các nước Âu Châu nghĩ lại và tính mở cửa cho xứ Hồi giáo Tây phương nhất là Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập.
Nhưng hàng loạt mấy vụ khủng bố tại Madrid và London và ám sát đạo diễn Theo van Gogh tại Hoà Lan (trong các năm 2004 và 2005) khiến Âu Châu giật mình - mà dân Mỹ cóc biết và cóc cần biết. Vì nguy cơ khủng bố có thể xảy ra từ cộng đồng Hồi giáo sinh sống ngay tại các xứ đó. Thổ Nhĩ Kỳ bị vạ lây vì đa số dân chúng Âu Châu e ngại là "Âu tính" của họ bị pha loãng và dân Hồi giáo hay Á châu từ Thổ sẽ làm thay đổi bản chất của Âu Châu.
Đấy là vấn đề của Âu Châu và hàng rào chướng ngại khoảng vài chục điều khoản đặt ra cho xứ Thổ từ mấy năm nay. Bây giờ, Obama nhảy vào cuộc và muốn Liên Âu đón nhận Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xin lỗi khối Hồi giáo! "Của người phúc ta, mượn hoa cúng Phật!"
Mới chỉ loay hoay với đồng minh mà Obama đã vậy, nói chi tới các đối thủ, như Liên bang Nga, Iran hay Trung Quốc và Bắc Hàn.
Chẳng hạn, Bắc Hàn bắn thử hỏa tiễn ngay trước khi ông Obama đọc diễn văn tại thượng đỉnh Âu Châu ở Prague Castle và thế giới la ó, rồi thôi vì - như thông lệ - Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không thể làm gì với hai lá phiếu phủ quyết của Liên bang Nga và Trung Quốc. Người ta đàng tự an ủi rằng Bắc Hàn thất bại vì định bắn hỏa tiễn để phóng một vệ tinh lên không gian mà không xong, chẳng thấy có vệ tinh nào bay lên trời. Bắc Hàn có thể thất bại nếu thật sự muốn phóng vệ tinh, nhưng nếu mục tiêu thật chỉ là thử nghiệm hoả tiễn có tầm xa hơn trước, và bắn xong rồi mà vẫn chẳng bị thế giới trừng phạt, thì xứ này vừa thắng một keo rất lớn!
Với sự bảo vệ của Moscow và Bắc Kinh. Trong khi ấy, hệ thống phòng thủ BMD (ballistic missile defense) vẫn chưa thành hình tại Âu Châu và có khi còn bị Bộ Quốc phòng xét lại trong ngân sách vừa đệ nạp...
Nhưng thôi, sổ tay đến đây đã quá dài. Chỉ nên kết luận rằng chuyến đi của Tổng thống Obama chưa giải quyết chuyện gì có giá trị chiến lược cho nước Mỹ - trừ mấy vòng hoa giấy trên cổ Obama - nhưng lại gây khá nhiều vấn đề cho xứ khác, từ Liên Âu, Ba Lan, Tiệp, đến NATO... mà dân Mỹ sẽ chỉ thấy sau này. Rất lâu sau này...
Họ không để ý là ngay tại chỗ, ông Obama vừa ra về là lãnh đạo Âu Châu đã lập tức có màn đấu khẩu với Ankara! (090407).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.