Hôm nay,  

Trung Quốc Xuất Cảng Nho Giáo

28/03/200900:00:00(Xem: 5196)

Trung Quốc xuất cảng Nho Giáo

Trần Đông Đức

(Ký giả tự do, gửi cho BBCVietnamese.com)

Một bộ phim mới về Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc bỏ tiền ra sản xuất đang gây ra dư luận trong thế giới Hoa ngữ và hơn bốn triệu hậu duệ của ông.

Mục tiêu lớn của chính phủ Trung Quốc là qua bộ phim này sẽ gắn liền với việc truyền bá Nho giáo.

<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namdiễn viên của phim Ngoạ Hổ Tàng Long, Châu Nhuận Phát từng gây ấn tượng bă"ng tươ"ng ma"o Trung Hoa với xã hội Tây Phương sẽ thủ vai Khổng Tử.

Trong các thể loại phim hành động từng đóng trước đây, Châu Nhuận Phát cũng từng thủ các vai giang hồ, xã hội đen rất thành công.

Lần nhập vai vào nhân vật được ca tụng là Chí Thánh Tiên Sư - Khổng Phu Tử sẽ tạo nên một thương hiệu văn hóa mang đậm tính sử thi rất đặc biệt của Trung Quốc và qua đó tạo nên ấn tượng về "cơn sốt" Nho Học đang được nhà cầm quyền Trung Quốc cổ suý.

Quyền lực mềm mỏng

Trung Quốc đang khao khát có một sứ mạnh văn hóa để hấp dẫn toàn thế giới. Sức hút này đối với nhà cầm quyền cộng sản chính là một liều thuốc để trị liệu cho xã hội Trung Quốc hiện nay.

Sau mấy mươi năm cải cách, kinh tế phát triển nhưng Trung Quốc nay lại có những dấu hiệu hỗn loạn và trống rỗng về mặt tinh thần, gây ra nhiều mâu thuẫn xã hội.

Để lấp vào khoảng trống và sự hỗn loạn đang có nguy cơ bộc phát và xung đột về giai cấp như học thuyết Mác Lê-nin từng định nghĩa, lãnh đạo Trung Quốc tìm cách khai thác đạo đức Nho giáo - vận dụng những quy định về trật tự và những lý luận hài hòa ở trong Nho giáo để điều hòa các mâu thuẫn đang phân hóa xã hội.

Khổng Phu Tử sinh năm 551 mất năm 497 trước Công nguyên là triết gia nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại.

Các khái niệm về xã hội không mang tính siêu hình và thần học của ông có tác động lớn đến văn hóa chính trị Trung Quốc nhưng cũng là đề tài của nhiều phái tranh biện, phát triển và sửa đổi qua nhiều triều đại.

Về mặt triết học chính trị, Nho giáo cường điệu về đẳng cấp, tôn ty và trật tự. Những thuyết về 'Thiên Nhân Hợp Đức, Thiên Nhân Tương Ứng...' về mặt trực quan có sự thu hút của văn hóa truyền thống và một phần nào gợi ý về những bản sắc của chủ nghĩa dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, dùng Nho giáo để kiềm chế các mâu thuẫn xã hội là cương lĩnh "đậm đà bản sắc dân tộc" mà các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đang toan tính.

Vì các nét bản sắc Trung Quốc thường là điều khó tranh luận cho nên đối với xã hội Trung Quốc, Nho giáo cũng trở thành một thứ 'quyền lực mềm' để khống chế những chủ nghĩa tự do và lý luận khai phóng về nhân quyền.

Vỏ bọc Nho Giáo

Học thuyết Khổng Tử cũng là một đề tài gây tranh luận không dứt. Người ta phá vỡ trật tự của Khổng Giáo để thay triều đổi đại, để làm nên một cuộc cách mạng nông dân nhưng rút cuộc chính các triều đại đều sử dụng lại Khổng Giáo như một loại công cụ để khống chế những xu hướng biến hóa của xã hội.

Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, cuộc vận động 'Phê Lâm phê Khổng' nhắm vào Nguyên soái Lâm Bưu và phê phán Khổng Tử cáo buộc đây là những tư tưởng của giai cấp phong kiến.

Cho đến hôm nay, cơn sốt Khổng Tử và phong trào học tập kinh điển Nho Giáo cũng chính là một vòng tuần hoàn trong văn hóa trị dân của những nhà cầm quyền Trung Quốc.

Ở một góc cạnh khác, những tranh luận về khái niệm bảo vệ chân mạng đế vương, trọng nam khinh nữ và những hạn hẹp khác qua cách nhìn của Khổng Tử cũng đang diễ"n ra.

Trong Thế vận hội Bắc Kinh 2008, nhà cầm quyền đã dùng nhiều hình ảnh nho nhã của tín đồ Khổng Tử để quyến rũ thế giới.

Tuy nhiên, trong một biến cố gây chuyện trên truyền hình, nữ chủ trì chương trình nổi tiếng Hồ Tử Vi đã tuyên bố rằng Trung Quốc không có khả năng xuất cảng những giá trị của một nước lớn.

Qua hình ảnh của đàn ông Trung Quốc, đất nước này không thể có ưu thế nào về văn hóa để trở thành những thứ "quyền lực mềm" như văn hóa, triết học của các nước Anh, Pháp, Mỹ.

Việc thủ diễn vai Khổng Tử qua thương hiệu Châu Nhuận Phát cũng không khác xa các nhà doanh nghiệp đã từng bán các thương phẩm mang tên Khổng Tử như "Bia Rượu Tam Khổng", Dầu thơm Khổng Phủ (Khổng Phủ Hương Du)...

Tuy thế, các nhà làm phim Trung Quốc vẫn hy vọng hình ảnh của Châu Nhuận Phát sẽ làm danh tiếng vị thánh nhân của Nho giáo sẽ càng bay xa.

(Baì đã đăng ở BBC, và được tác giả cho phép đăng lại, gửi link tới Việt Báo.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.