Hôm nay,  

Vẫn Chỉ Là Những Khẩu Hiệu Lừa Bịp!

01/01/200900:00:00(Xem: 7018)

Vẫn Chỉ Là Những Khẩu Hiệu Lừa Bịp!

Trần Hùng
Vào lễ Giáng Sinh vừa qua, Đại hội toàn quốc lần thứ V Hội Nông dân Việt Nam đã bế mạc sau 3 ngày hội họp tại Hà Nội. Hội này do đảng cộng sản dựng lên để nắm thành phần nông dân, là lực lượng lao động chính yếu ở nông thôn. Đại hội kỳ V quy tụ gần 1.200 đại biểu, đại diện cho số hội viên khoảng 10 triệu người, và có thành phần chủ tọa hùng hậu gồm Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Trần Đức Lương; Chủ tịch Quốc hội bù nhìn Nguyễn Phú Trọng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Huỳnh Đảm...
Đọc diễn văn trong lễ khai mạc, Nông Đức Mạnh dài dòng tâng bốc những "thành quả vượt bực của giai cấp nông dân", và nhấn mạnh đến việc cần "Bảo đảm thực sự quyền làm chủ của nông dân, thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa, tạo điều kiện cho nông dân lao động được biết, được bàn, được kiểm tra mọi quá trình kinh tế, xã hội diễn ra ở nông thôn; được tham gia lựa chọn và giám sát cán bộ và bộ máy quản lý hoạt động ở cơ sở".
Đồng thời, Nông Đức Mạnh cũng nhắc lại khẩu hiệu: "Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh là vấn đề có tính nguyên tắc, là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng".
Từ khởi thuỷ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn chủ trương phân chia xã hội thành nhiều giai cấp để dễ bề thống trị, đưa công nhân và nông dân thành lực lượng nòng cốt để khống chế các thành phần khác. Họ được hứa hẹn sẽ có đời sống vật chất và tinh thần ấm no hạnh phúc, nhưng điều đó mãi mãi vẫn chỉ là ước mơ ngoài tầm tay. Trên thực tế, những người nông dân và công nhân Việt Nam cũng bị bóc lột tàn tệ như những thành phần khác trong xã hội.
* Nông nghiệp Việt Nam vẫn là con trâu đi trước, cái cầy theo sau!
Dân số Việt Nam hiện nay là 85 triệu người, khoảng 70% sống ở nông thôn. Thành phần lao động nông nghiệp chiếm 56% lao động cả nước, nhưng tổng sản lượng nông nghiệp chỉ chiếm 25% GDP, một tỷ lệ bất cân xứng so với con số nông dân đông đảo. Thu nhập của người nông dân Việt Nam rất thấp so với nông dân các nước khác trên thế giới. Theo thống kê của ngân hàng thế giới (World Bank WB) thì nông dân Đan Mạch có mức thu nhập thường niên là 63.000$ US, nông dân Pháp 59.000$ và Mỹ 54.000$, trong khi nông dân Việt Nam có thu nhập chỉ 250$, thấp hơn cả những quốc gia nghèo khó ở Đông Nam Á như Cam Bốt (420$) hay Lào (620$).
Thu nhập thấp có nhiều nguyên nhân, từ thiên tai thì ít, mà từ "nhân tai" thì rất nhiều. Việc phân phối những loại phân bón hay thuốc trừ sâu đều nằm trong tay những công ty của các tư bản đỏ, có nhiều phù phép trong việc nâng giá. Trong khi lúa gạo bán ra phải qua tay các thương buôn đỏ, có nhiều kinh nghiệm trong việc ép giá. Nông dân bị kẹt giữa 2 đầu, mà đầu nào cũng có đường giây leo cao đến thượng tầng của chế độ. Vào cuối tháng 3 năm nay, khi giá gạo trên thế giới lên cao thì nhà nước ra lệnh cấm xuất cảng. Đến tháng 6, khi gạo rớt giá, lệnh cấm được giải toả. Nông dân dở khóc dở cười, vì bán ra thì lỗ, mà để lại thì không có kho, đằng nào cũng chết!.


Tuy nhiên, những điều đó vẫn chưa nói lên hết được kiếp lầm than của 60 triệu người dân nông thôn. Cuộc đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" của họ sẽ tiếp diễn mãi cho đến các đời sau, bởi vì con cái của họ đều lâm vào cảnh thất học do gia đình không kham nổi những chi phí quá cao. Tại Cà Mâu, mỗi năm có tới 10.000 học sinh các cấp phải bỏ học. Tại Bạc Liêu có lớp gần 1/2 học sinh vắng mặt. Tỉnh Quảng Ngãi có 4.000 học sinh miền núi phải bỏ trường. Đó là tình trạng chung nhiều nơi. Cuộc sống thiếu thốn không chỉ khiến con cái nông dân phải bỏ học, mà còn bị bán làm dâu xứ người để mang về một khoản tiền nhỏ nhoi. Có từ 15 đến 17 ngàn cô dâu Việt đang sống ở Nam Hàn, trên 100 ngàn ở Đài Loan, 30 ngàn ở một số nước khác, tổng cộng khoảng 150 ngàn, đều xuất phát từ đồng bằng Cửu Long, riêng tỉnh Tây Ninh có trên 10 ngàn cô dâu xứ Đài. Đây không phải là những cuộc hôn nhân bình thường theo tiếng gọi của con tim, mà chỉ thuần là việc mua bán. Sau khi các công ty môi giới khấu trừ mọi chi phí thì bậc cha mẹ còn nhận được vài trăm đô la, vừa đủ dựng một căn nhà lá, trong khi những nàng Kiều thời đại phải đối diện với một tương lai đầy bất trắc. 40% những cuộc hôn nhân kiểu này bị gẫy đổ trong 5 năm đầu, nhiều trường hợp đưa đến những cái chết thương tâm.
Đó vẫn chưa phải là tất cả số phận đen tối của người nông dân. Điều ác nghiệt hàng đầu là ruộng đất canh tác, phương tiện sinh sống của họ, luôn là miếng mồi ngon trước lòng tham của cán bộ có chức quyền. Đó là nguyên do khiến tình trạng "dân oan khiếu kiện" có mức độ trầm trọng nhất tại những vùng nông thôn. Tuần trước, vào sáng 17-12, 500 nông dân tỉnh Kiên Giang đã nhất loạt biểu tình để phản đối việc chính quyền chiếm đoạt ruộng đất vốn do bà con khai phá từ đất hoang để cấy lúa trên 12 năm nay. Công an đến đàn áp, bắn vào dân khiến 9 người bị trọng thương. Gần nhất, vào đúng ngày lễ Giáng Sinh, công an cưỡng chiếm đất mà người dân đã canh tác trên 50 năm tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, đánh nhiều người bị thương. Từ những thực tế đó, việc nhà nước rêu rao: "bảo đảm quyền làm chủ của giai cấp nông dân" trước sau vẫn chỉ là chiêu bài lừa bịp.
Trong "liên minh công nhân - nông dân - trí thức" mà Nông Đức Mạnh đề cập, thành phần công nhân, vốn được đảng mệnh danh là "giai cấp lãnh đạo cách mạng", trên thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một chính sách bóc lột tàn tệ. Họ bị đem ra rao hàng với giá rẻ mạt để làm miếng mồi câu đầu tư ngoại quốc, như ghị quyết Trung ương 7 đã chủ trương "Giá nhân công rẻ là một lợi thế quan trọng để phát triển." Vì thế so với những nước trong vùng, công nhân Việt Nam có mức lương thấp nhất. Năm 2005, lương tháng của công nhân Việt Nam tại các xí nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc là khoảng 40 đô la, so với Cam Bốt là 45$; Trung cộng 63$; Phi Luật Tân, Thái Lan 100$. Năm 2008, mức lương phổ biến của công nhân Việt Nam là từ 790.000 đồng đến 925.000 đồng/tháng, chỉ bằng 1/20 lương công nhân Đại Hàn.
Mức lương thấp, gặp tỷ lệ lạm phát trên 20%, càng làm đời sống của hơn 12 triệu công nhân Việt Nam thêm cơ cực. Có nhiều trường hợp công nhân bị cắt xén lương bổng, chửi mắng, đánh đập, lục soát thô bạo... tệ hại hơn cả dưới thời thực dân, phong kiến. Năm 2006, có gần 400 vụ đình công trên toàn quốc để đòi quyền lợi hay phản đối bóc lột. Năm 2007 có gần 550 vụ, và năm 2008, con số này lên gấp đôi. Chỉ riêng tại Sài Gòn, trong 10 tháng đầu năm 2008 đã có 198 cuộc đình công. Có đợt đình công cùng một lúc tại 36 công ty ở Sài Gòn, gồm hơn 40.000 công nhân. Điều tệ hại hơn nữa là công nhân không được phép thành lập công đoàn độc lập, nên họ không có phương cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình, đành nhắm mắt chịu đựng cán bộ nhà nước bắt tay cùng chủ nhân mặc tình thao túng.
Đó là thực trạng thê thảm của 2 tầng lớp công nhân và nông dân dưới chế độ Việt cộng. Vì thế những luận điệu tuyên truyền của CSVN đã bị rơi rớt từ nhiều năm nay, mà chỉ tồn tại trên những bài diễn văn của thành phần đầu lãnh. Vế thứ 3 trong cái "liên minh" giả tạo này là thành phần "trí thức" thì chưa bao giờ cộng sản có thể tranh thủ được. Bởi vì những giá trị của trí thức là "tự do" và "nhân bản", lại không song hành với một chế độ độc tài. Do đó, cái gọi là tầng lớp "trí thức xã hội chủ nghĩa" không bao giờ là điều mà chế độ có thể khoe khoang. Từ đó, bài diễn văn đọc ngày Giáng Sinh của Nông Đức Mạnh hiện nguyên hình là một sản phẩm tuyên truyền xa rời thực tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.