Hôm nay,  

Quốc Tịch Và Quyền Công Dân

01/12/200800:00:00(Xem: 8821)

Quốc Tịch và Quyền Công Dân

Đỗ Văn Phúc
(Nhân Việt Cộng vừa sửa đổi Luật Quốc Tịch để ve vãn người Việt Tị Nạn.)
Mười lăm năm trước đây, khi bắt đầu có tin Hoa Kỳ chính thức lập bang giao với Việt Nam Cộng sản, vài anh em đã hoang mang  và đến hỏi ý kiến chúng tôi: “Liệu toà đại sứ Việt Cộng có gọi mình đến trình diện, làm khó dễ không"” Do nhận thức hạn chế về luật pháp, và bị ám ảnh bởi những năm tháng tù đày, áp bức của Cộng sản, các anh ấy đã không nhận thức rằng thẩm quyền tài phán (Jurisdiction) và  khả năng cưỡng chế (enforcement)  của Cộng sản Việt Nam chỉ có giới hạn trong đám nhân viên, du học sinh, công dân của họ đang làm việc, học hành, du lịch tại ngoại quốc. Còn chúng ta, những thường trú nhân, hay công dân Hoa Kỳ thì chẳng có gì dính líu với cái ngụy quyền Cộng sản cả. Và vì thế sự lo ngại nói trên là điều không nên đặt ra.
Hai mươi ba năm sau ngày chiếm trọn miền Nam, nhà cầm quyền Việt Cộng mới nhìn thấy nguồn tài nguyên phong phú của người Việt hải ngoại mà trước đó họ không ngừng nhục mạ bằng những từ ngữ xấu xa nhất. Năm 1998, Cộng sản ban hành Luật Quốc Tịch (Luật số 07/1998/QH10) nhằm ve vãn, cưỡng bức người Việt hải ngoại. Luật này coi tất cả những người Việt Nam thường trú, tạm trú, sinh sống lâu dài tại ngoại quốc đều là công dân Việt Nam. (Điều 2, sđd). CS Việt Nam không thừa nhận thực tế người Việt mang quốc tịch khác nếu không được nhà nước Việt Nam cho phép.
Nói ve vãn là vì trước đây, họ coi người Việt di tản, vượt biên là phản quốc, là tội phạm; nay họ mở đường để cho về làm ăn, đem đô la về giúp cho họ. Nói cưỡng bức là vì những người Việt tị nạn khi về Việt Nam, nếu có vấn đề về chính trị, họ sẽ quy chụp là công dân Việt Nam để hành tội, bắt bớ giam cầm.
Mới đây, Cộng sản Việt Nam lại sửa đổi luật Quốc Tịch vào kỳ họp tháng 5 năm 2008 thừa nhận tình trạng song tịch của người Việt hải ngoại.
Sự thay đổi này cũng gây ra nhiều tranh luận và thắc mắc trên các diễn đàn.
Chúng tôi xin mạn phép nêu ra vài định nghĩa và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
Theo pháp lý, có hai phạm trù Quốc Tịch (Nationality) và Công Dân (Citizenship)
Quốc tịch là tình trạng của một cá nhân, tổ chức, công ty, tàu thuyền, phi cơ… dính líu đến một quốc gia về nguồn gốc, văn hóa, liên kết. (trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều thương thuyền phe Đồng Minh mang quốc tịch các nước trung lập để không bị Đức đánh phá). Nói rõ ra là do sinh đẻ trên nước đó (quốc tịch đương nhiên) hoặc do việc xin gia nhập. Người (hay một entity nào đó) có quốc tịch phải chịu sự cưỡng chế (Jurisdiction), và đối lại, được sự bảo vệ của quốc gia mình mang quốc tịch. Trong thực tế lịch sử, có những nhóm, do sự liên kết bởi huyết thống, quá khứ lịch sử cũng được coi là chung quốc tịch, cho dù họ không cấu tạo thành một nhà nước nào. Ví dụ: dân Assyrians, Basques, Catalans, English, Welsh, Scots, British, Venetians, Palestinians, Tamils, Quebecers.
Cao hơn Quốc Tịch, là Quyền Công Dân. Công Dân được hưởng toàn bộ các đặc quyền về chính trị mà người có Quốc tịch chưa  chắc đã có.
Thí dụ: Những người tù vẫn mang quốc tịch Việt Nam, nhưng sau khi ra tù phải chịu một thời hạn quản chế mới được phục hồi quyền công dân.
Tình trạng song tịch là khi một người thủ đắc hai quốc tịch cùng một lúc. Nhiều quốc gia trên thế giới không chấp nhận tình trạng song tịch như Nhật Bàn, Đại Hàn, Trung Hoa, Thụy Điển, Đức… Trong Khi Anh, Pháp, Mỹ, Canada lạ mềm dẽo hơn, không bắt buộc người xin nhập tịch phải từ bỏ quốc tịch cũ của mình hoặc cho phép công dân mình nhận thêm quốc tịch của người phối ngẫu. Trường hợp con cái của công dân Hoa Kỳ đẻ ra trên nước khác cũng có thể mang thêm quốc tịch nước này.


Tuy nhiên tình trạng song tịch dẫn đến nhiều rắc rối về phương diện pháp lý do các hệ thống luật pháp và chế tài khác nhau. Do đó, thường làm hạn chế khả năng can thiệp bảo vệ cho công dân mình khi người này đến một nước khác mà họ cũng có quốc tịch (trường hợp các người Mỹ gốc Việt bị Cộng Sản bắt bớ tại Việt Nam)
Việc mang hai quốc tịch sẽ nảy sinh ra vấn đề nếu hai quốc gia có những xung đột tranh chấp về chính trị, quân sự hay quyền lợi kinh tế. Người ta sẽ hỏi:” Người song tịch sẽ trung thành với quốc gia nào, nếu có sự xung đột giữa hai nước"” Cánh hữu Mỹ đã phản đối tình trạng song tịch Mỹ-Mexico (luật Mexico thừa nhận tình trạng song tịch này), vì họ cho rằng Mexico sẽ ràng buộc các nghĩa vụ xã hội của họ lên công dân Hoa Kỳ. Về một cách nhìn chủ quan nào đó, thì người song tịch có thể mất đi một số quyền công dân như bầu cử, ứng cử, và thậm chí có thể mất quốc tịch Hoa Kỳ.
Như thế, chúng ta thấy rằng những người Việt tị nạn tại hải ngoại, về tâm lý tình cảm, không  thừa nhận mình là công dân của cái quái thai Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; nhưng trên pháp lý, vẫn mang quốc tịch Việt Nam, dù chúng ta đối kháng chế độ Cộng Sản. Quốc tịch Việt Nam không giới hạn trong chế độ đương thời, mà là một tình cảm gắn bó với Tổ quốc Việt Nam, với dân tộc máu mủ đang sinh sống trên đó. Bởi tình cảm đó, mà chúng ta đã và đang hết lòng đấu tranh chống tập đoàn Cộng Sản để đem lại tự do, dân chủ cho quê hương.
Trong Khoản 1, điều 4, chương 1 của Luật Quốc Tịch ghi: Người có Quốc tịch Việt Nam là công dân nước CHXHCNVN; khoản tiếp theo thêm rằng người công dân phải thi hành các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Các nghĩa vụ này chắc chắn bao gồm việc đi lính và đóng thuế cho nhà nước Việt Cộng. Nhưng có thể không có quyền ứng cử, bầu cử vì ngay người công dân trong nước vẫn không được ứng cử dù hiến pháp Việt Cộng có ghi đầy đủ quyền này. Có quốc tịch Việt Nam, nhưng chúng ta có thể trả lời Cộng Sản rằng chúng ta không là công dân của họ. Vì Quốc tịch dính líu đến Đất Nước (là tổ quốc); trong khi công dân dính líu đến Nhà nước (định chế chính trị). Người Mỹ gốc Do Thái trở về nước đầu quân đánh Ả Rập do lòng yêu nước; trong khi người Mỹ gốc Nhật thành lập đơn vị riêng trong quân đội Mỹ đánh lại Nhật tại mặt trận Thái Bình Dương.
 Người Việt Tị nạn chống Cộng sản chẳng bao giờ đóng góp cho kẻ thù, cũng như để cho con cháu mình khoác lên bộ quân phục của một chế độ từng ngược dãi, mưu giết mình; và vẫn còn là chế độ đàn áp dân tộc.
Như đã nói ở phần đầu, ngoài lãnh thổ Việt Nam, Cộng sản không có thẩm quyền tài phán (jurisdiction) và khả năng cưỡng chế (Enforcement) đối với người Việt hải ngoại.
Do đó, chúng ta an tâm chẳng nên lo lắng rằng một ngày nào đó, bọn Cộng Sản gửi giấy báo “nộp thuế” hay “nghĩa vụ quân sự” đến nhà bắt chúng ta thi hành. Trường hợp quý vị cần về Việt Nam, thì nên khẳng định mình là công dân Hoa Kỳ hay Úc hay Pháp… để được sự che chở của các nước này trong trường hợp vị bọn cầm quyền quấy nhiễu.
Còn đối với quý vị vì tiền, vì danh… mà mò về Việt Nam kiếm ăn, thì  tác giả xin miễn bàn đến. Lợi nhuận nào cũng phải trả bằng một giá cả. Mà trong xã hội Cộng sản, cái giá này, coi chừng, sẽ rất bi thảm.
Đỗ Văn Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.