Hôm nay,  

Vung Đao Tự Biến.

18/10/200800:00:00(Xem: 11878)

Nguyễn Xuân Nghĩa

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Tủi Thân, Mỹ Tự Hoạn.
.
Khi nỗi xụt xùi của thị trường đã nguôi ngoai - tới nay thì chưa - người ta bắt đầu nguyền rủa tư bản chủ nghĩa theo kiểu Mỹ.
 Mà vẫn chưa hiểu gì cả sau khi đã vội quên rất nhiều.
Một trong nhiều tai họa gây ra khủng hoảng tài chánh là nạn ách tắc tín dụng vì các ngân hàng hết dám cho nhau vay.
 Chỉ số đo lường sự sợ hãi ấy là lãi suất liên ngân hàng - các ngân hàng tính cho nhau khi cần vay ngắn hạn.
 Lãi suất ấy - London Interbank Offered Rate hay LIBOR - đã tăng vọt, nhưng từ bốn ngày qua đã giảm mạnh, chỉ còn 1,67% vào Thứ Sáu 17, mức thấp nhất kể từ mấy tuần khủng hoảng.
 Không, sai rồi, kể từ bốn năm nay! Nghĩa là giải pháp cứu vãn đã đi đúng hướng và có công hiệu.
 Nhưng thị trường vẫn tiếp tục thổn thức và còn sụt giá!Ra khỏi thị trường mà liếc về chính trường, hậu quả của sự hốt hoảng còn bi đát hơn.
Bốn tháng trước, khi dầu thô lên giá tới mức kỷ lục là 147 đồng một thùng (ngày 11 tháng Bảy), chính trường Mỹ đã thừa cơ bịp dân với lập luận hoảng tiều, phi kinh tế và bất lương: lỗi tại các tổ hợp dầu khí kiếm lời bất chính! Vốn có ăng ten rất nhạy cho trò mị dân, Cậu bé quàng khăn đỏ Barack Obama còn hùng dũng lên lưới tấn công kỹ nghệ dầu khí Mỹ là đạt mức doanh lợi đến 9%.
 Từ đỉnh cao ấy, Obama đòi tăng thuế doanh nghiệp dầu khí theo kiểu Mác-xít: lấy của bọn nhà giàu chia cho dân nghèo.
 Ai nghe cũng thấy hả dạ nên không để ý thấy rằng mức lời ấy của kỹ nghệ còn thua rất xa các doanh nghiệp làm ăn trong ngành khác.
 Thật ra, chính trường mù lòa không thấy rằng dầu thô sẽ hạ giá vì quy luật "già néo đứt dây" - treo cao giá ngọc là ngủ một mình, nói thách thì ế.
 Trong bốn tháng giá dầu sụt phân nửa, nay chỉ còn khoảng 70 đô la một thùng! Vì không thấy như vậy, ngoan cố như đảng Dân Chủ cũng đành chấp nhận trò chơi "ta về ta tắm áo ta" bên Cộng Hoà đề nghị: Mỹ nên đào dầu của Mỹ để tự túc về năng lượng.
 Đến Ô Ba Hoa cũng phải nghiêng mình ngó xuống giếng dầu của mình.
 Và hứa hẹn lung tung.
Bây giờ, có ai nói đến chuyện xăng dầu nữa không"Khi dân Mỹ hốt hoảng, đấy là thời của các chính khách hứa hẹn hoảng tiều.
 Sau đó là quên!Nhìn ra khỏi nước Mỹ - điều rất khó cho dân Mỹ - người ta có thể thấy "địa ngục là của tha nhân" và bên kia sông chưa là ánh mặt trời.
Lăn Về Phía Mặt TrờiHôm Thứ Sáu 17, Nhật Bản vừa quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.
 Khi thị trường cổ phiếu tuột giá mạnh, Thủ tướng Nhật còn bồi thêm: chưa đụng đáy đâu.
 Nghĩa là sẽ còn sụt nữa! Một đại cường kinh tế đứng sau Hoa Kỳ, Nhật Bản mà như vậy sao"Người Mỹ ngạc nhiên vì nhiều nhà bình luận đã nhắc tới xứ mặt trời mọc như một gương sáng.
 Chẳng hạn, khi thấy đồng Yen lên giá so với tiền Mỹ, hoặc tổ hợp Mitsubishi tung ra chín tỷ Mỹ kim để đầu tư vào ngân hàng đầu tư - nay đã thành tổ hợp ngân hàng thương mại - Morgan Stanley, nhiều người Mỹ đã tủi thân nghĩ rằng đáng lẽ mình phải học người Nhật! Nhiều người thiếu hiểu biết cũng phụ họa theo, với lời kết luận chưa kịp tiêu hoá, rằng "tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật" mới có giá trị! Ảo giác của trí tuệ: kinh doanh Nhật có ưu điểm chứ kinh tế Nhật thì tệ vô cùng!Trước hết, trong khi kinh tế Hoa Kỳ đang trôi dần vào suy trầm - một phần là do sự mê sảng của thị trường sau khi bị chính trường làm cho hoảng loạn - thì kinh tế Nhật Bản đã nằm sẵn dưới đáy suy trầm từ lâu, và nhìn tốc độ tăng trưởng khoảng 2,0 đến 2,5% của Mỹ với sự thèm thuồng.
  Người ta quên rằng Thủ tướng Taro Aso của đảng Tự do Dân chủ LDP mới chỉ nhậm chức ngày 24 tháng trước sau khi Yasuo Fukuda từ chức - và nay sẽ lại tổ chức bầu cử sớm.
 Mà ông Fukuda từ chức sau khi làm Thủ tướng được có một năm (tháng Chín 2007 tới tháng Chín 2008) vì không vận động được kế hoạch cứu nguy.
.
.
 kinh tế.
 Trước Fukuda thì Shinzo Abe cũng chỉ làm Thủ tướng được tròn một năm.
 Vị tiền nhiệm của Abe, Junichiro Koizumi, là nhân vật ngoại lệ, làm Thủ tướng được ba nhiệm kỳ từ tháng Tư năm 2001 đến tháng Chín 2006.
 Ông đem lại sự ổn định hiếm hoi cho nước Nhật sau một đợt luân vũ bất tận với chín Thủ tướng thay nhau cầm quyền trong 12 năm.
 Lý do điên đảo chính trị của nước Nhật, vốn có tiếng là bình lặng, chính là kinh tế.
 Từ khi bể bóng đầu tư năm 1990, nước Nhật đã trải qua 18 năm suy trầm kinh tế liên tục, với sáu trận nguy kịch và cho đến nay vẫn chưa đứng vững.
 Từng là chủ nợ và chủ đầu tư của cả thế giới, nay Nhật Bản đang ôm một gánh nặng quốc trái trị giá gần gấp đôi (185%) tổng sản lượng nội địa GDP, một kỷ lục tương đối và tuyệt đối của nhân loại! Và Nhật bị bội chi ngân sách tới 6,5% GDP, hơn gấp đôi tỷ lệ được dự đoán là tệ hại nhất cho nước Mỹ vào năm tới.
Dân Mỹ than khóc và bị thế giới nguyền rủa về nạn bội chi ngân sách và gánh nợ quá lớn của nhà nước, lên tới mười ngàn tỷ Mỹ kim.
 Nếu muốn bằng Nhật, Hoa Kỳ phải có gánh nợ quốc trái quãng 25 ngàn tỷ và thiếu hụt ngân sách cỡ ngàn tỷ thì mới đáng mặt anh hào.
 Chuyện ấy, dân Mỹ không biết!Cũng như không tự hỏi vì sao Mitsubishi lại là ngân hàng" Khi cuộc khủng hoảng tài chánh Nhật Bản bùng nổ năm 1991, dư luận Hoa Kỳ còn đang gật gù về chiến thắng vĩ đại của Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô.
 Người ta không để ý là từ năm đó, Nhật đã trôi vào hoạn nạn rất lâu chính là vì cơ cấu kinh tế tài chánh đặc biệt của họ.
 Hơn hai chục năm trước, nước Mỹ khóc ròng vì tư bản Nhật tung tiền làm chủ nước Mỹ đến nỗi Mỹ ruộng đã lấy trò chống Nhật làm vui và đòi phá hủy xe Nhật trên thị trường Mỹ.
 Họ quên là sau đó, Nhật phá sản và tài sản Nhật lại trở về tay người Mỹ, với giá bèo.
 Sau đó, nước Mỹ cười toe về chuyện Liên Xô sụp đổ mà không thấy nạn bóng bể tại Nhật với những di họa kéo dài.
Sở dĩ kéo dài vì đặc tính văn hoá xã hội và chính trị Nhật.
 Các ngân hàng làm chủ doanh nghiệp kỹ nghệ và sự chòng chéo quyền lợi giữa kỹ nghệ và ngân hàng mới là mớ bòng bong khó gỡ.
 Vì vậy, Mitsubishi là một đại gia kỹ nghệ mà cũng là một doanh nghiệp tài chánh, một tổ hợp quy tụ hơn ba chục cơ sở kinh doanh đủ loại! Và tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật là sự cấu kết tay ba giữa doanh giới - ngân hàng và kỹ nghệ - với chính giới và bộ máy hành chánh công quyền.
 Chủ nghĩa tư bản thân tộc (crony capitalism) kiểu Nhật đã định chế hóa đức tính đồi bại của Á Châu "một người làm quan cả họ được nhờ" và tạo ra một mạng lưới mờ ám.
 Theo chiến lược thắt lưng buộc bụng để sản xuất rất rẻ - mà Bắc Kinh và Hà Nội coi như khuôn vàng thước ngọc - Nhật muốn xuất cảng tối đa hầu chiếm thị phần cực lớn mà bất kể tới tỷ lệ sinh lời.
 Mục tiêu của họ không là kiếm lời, và thấy lỗ là bỏ theo lối thô bạo của Mỹ.
 Mục tiêu là tạo ra công ăn việc làm ổn định cho mọi người, dù là ổn định trong sự co cụm.
Sau vụ cổ phiếu sụt giá mất phân nửa từ năm 1990, Nhật đã mất cả chục năm mới tạm giải quyết vụ khủng hoảng tài chánh và ngân hàng - so với một năm, hay một tháng vừa qua của Mỹ! - và Nhật mắc nợ rất nặng cũng vì của nợ đó.
 Tình trạng giảm phát - hàng bán rất hạ mà vẫn không có ai mua - kéo dài rất lâu khiến Nhật hạ lãi suất ngang mặt đất, tức là mấp mé số âm.
 Cũng như muốn đẩy một sợi dây, rồi ngạc nhiên vì sao vẫn chưa gây tác động kích cầu.
Vì lãi suất quá rẻ và doanh lợi quá thấp, doanh nghiệp Nhật mới vay đồng Yen đi đầu tư vào xứ khác - thuật ngữ kinh tế gọi là "carry trade  - tìm mức lời cao hơn.
 Khi "xứ khác" đó - Hoa Kỳ và Âu Châu - bắt đầu có nạn, họ phải rút vốn về, tới tấp mua lại đồng Yen để trả nợ và đó là lý do khiến đồng Yen "mạnh" hơn Mỹ kim! Xin ai chớ vội tủi thân mà nhìn vào Nhật Bản để tìm ánh mặt trời: khi đồng Yen lên giá, hàng Nhật sẽ thành đắt hơn và khó bán hơn trong hoàn cảnh suy trầm toàn cầu khiến các thị trường xuất cảng đều thu hẹp.
 Đấy là lúc Nhật Bản sẽ bị khủng hoảng.
 Còn thảm khốc hơn những gì ta đang thấy tại Hoa Kỳ!Dân tộc Nhật Bản có niềm tin bi hùng về chính mình.
 Không phải là bậc siêu phàm thì khó là người Nhật.


 Điều ấy giải thích vì sao họ hạn chế tiếp nhận di dân và không cho các sắc dân khác hội nhập vào hệ thống thuần chủng của họ.
 Hoa Kỳ thì trái ngược!Dân Mỹ thực tin rằng ai ai cũng đều muốn thành người Mỹ.
 Cũng rất siêu phàm cho một thế giới đại đồng! Họ có sự lạc quan đáng yêu, nên cứ tưởng rằng Hoa Kỳ là siêu cường siêu nhân, cái gì cũng làm được.
 Sau đó lại có sự bi quan đáng thương, là hay hốt hoảng bậy! Sự hồ hởi sảng đã thổi lên nhiều trái bóng ảo - từ dot.
com thành dot.
coma năm xưa tới gia cư địa ốc ngày nay - và nỗi hốt hoảng bậy khi bóng bể khiến họ dễ bị bệnh "bóng đè".
 Cuộc khủng hoảng tài chánh bùng nổ khi các giải pháp cấp cứu vừa được ban hành.
 Không thể chờ được mấy tuần vài tháng để kế hoạch cấp cứu được thi hành - sau khi tổ chức cơ chế, thu dụng nhân lực và giải quyết thủ tục pháp lý để cấp cứu với sự minh bạch tối thiểu - người Mỹ đã vì hoảng loạn mà tự gây họa cho mình.
 Và cho cả thế giới.
Ngay giữa cơn hoảng loạn ấy, dân Mỹ đấm ngực than khóc.
 Rồi om xòm tranh luận về tương lai của kinh tế thị trường hay tư bản chủ nghĩa: từ nay nhà nước bước thẳng vào thị trường, tung tiền vào doanh nghiệp và đứng giữa bảo lãnh rủi ro giữa người đi vay và người cho vay! Hoa Kỳ trở lại chủ nghĩa tư bản nhà nước" Hay đang bước qua xã hội chủ nghĩa cho bọn nhà giàu và tài phiệt" Phải chi nước Mỹ biết học cách điều tiết kinh tế thị trường như Nhật Bản! Nếu Nhật bị nạn thì họ còn có Âu Châu.
.
.
 Hết Nhật lại đến Âu.
 Cứ như một bản "Hồ trường" trên giai điệu "blues" - chẳng biết rót về đâu nữa! Nay ta hãy nhìn về Âu Châu.
Mà Âu Châu nào" Âu Châu của tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý" Âu Châu của 15 nước trong khối tiền tệ thống nhất, khối Euro" Của 27 quốc gia hội viên trong Liên hiệp Âu Châu EU" Âu Châu cũ gồm các nước Tây Âu, hay Âu Châu mới gồm các nước Đông Âu mới được giải phóng" Âu Châu của hình học giải tích với không gian hai chiều, bốn chiều, 15 chiều hay 27 chiều" Không gian của người Mỹ vốn chỉ là mặt phẳng của nước Mỹ - một hải đảo bao la vây quanh bởi hai đại dương và hai nước láng giềng kém thớ - nên họ ít chú ý đến những chuyện đầy phức tạp của thiên hạ.
 Vốn bị mê hoặc bởi Âu Châu từ tiền kiếp, đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ cũng chẳng khá hơn nên cứ ca tụng tư bản chủ nghĩa đầy nhân tính nhân bản của Âu Châu.
 Chẳng vậy mà trước khi đăng quang là ứng cử viên Dân Chủ cho cuộc tranh cử Tổng thống, Obama đã qua vi vu tại Âu Châu để tìm thêm nhuệ khí!Người ta chưa hiểu được nỗi buồn Âu Châu.
Trước hết, Âu Châu đã đi đầu, rất mạnh, với loại tín dụng thứ cấp - nước Mỹ chẳng phát minh ra cái gì cả! - để bảo đảm hữu sản hoá cho mọi người, một cách phải đạo.
 Đã thế, hệ thống ngân hàng Âu Châu cũng có sự gắn bó hữu cơ với doanh nghiệp kỹ nghệ.
 Gần như kiểu Nhật, vì Nhật Bản học kinh nghiệm công nghiệp hoá của Đức: hãy xem mối quan hệ giữa tổ hợp kỹ nghệ Siemen AG và tổ hợp ngân hàng Deutsche Bank thì rõ.
 Và khi nhạc lắng mây chìm như hiện nay, Âu Châu đang mắc nạn.
Trước hết là nạn cạn kiệt tín dụng đang làm người Mỹ rên xiết.
 Khi Hoa Kỳ hạ lãi suất liên tục sau vụ bể bóng đầu cơ cổ phiếu cao kỹ (hi-tech) năm 2000 rồi khủng bố 9-11 rồi chiến tranh, Âu Châu cũng thế.
 Nên cũng bị hiện tượng tiền rẻ như Mỹ.
 Tiền rẻ khiến người ta dễ hào phóng tiêu xài và đầu tư, như Mỹ.
 Âu Châu cũng vậy, và vùng đất vừa thoát khỏi chế độ cộng sản, từ Trung Âu đến Đông Âu đến các nước Cộng hoà Baltic - đã trở nên miền Viễn Tây của Tây Âu.
 Trái bóng đầu tư và tiêu thụ đã căng phồng.
 Bây giờ, tín dụng bị cạn kiệt, ngân hàng thiếu thanh khoản hoặc hết dám cho vay.
 Những trái bóng ấy sẽ bể, còn dữ dội hơn trái bóng gia cư của Mỹ.
Cũng vì tiền rẻ, nhiều nước Âu Châu tiêu mà không tính và xây lầu đài trên cát, với sự yểm trợ của chính quyền để người nghèo cũng có mái nhà che thân.
 Tín dụng thứ cấp được cấp phát rộng rãi, kỹ nghệ xây cất được mùa nên vay tiền ngân hàng tiến dần đến cõi vô cương.
 Nếu so sánh với Hoa Kỳ, trái bóng gia cư của nhiều nước Âu Châu - Anh quốc, Ireland, Tây Ban Nha hay Ý Đại Lợi - còn vĩ đại gấp bội.
 Bên trong, tất nhiên sẽ bể mà chưa, là trái bóng tín dụng thứ cấp thổi lên từ quốc sách bán nhà cho người thiếu khả năng thanh toán.
Chưa hết, với sự gia nhập của các nước Âu Châu mới, ngân hàng và doanh nghiệp Âu Châu cũ đã bung ra đầu tư, cho vay và.
.
.
 mắc nợ nhau còn nhiều hơn các đầu nậu đầy tai tiếng của Mỹ tại Wall Street.
 Hậu quả là các nước trên vùng biển Baltic ở miền Bắc và trong khu vực Balkan của Trung Âu đang là những khách nợ sắp khánh tận.
 Ở giữa là Hung Gia Lợi hay Ba Lan cũng sẵn sàng vỡ nợ, chính phủ sẽ bị đổ.
Chẳng hạn, trong ngần ấy quốc gia của Âu Châu mới, Cộng hoà Serbia là "khách đến chậm" nên chưa kịp mở cửa cho Âu Châu cũ tiến vào làm chủ hệ thống ngân hàng của mình.
 Tỷ lệ "ngoại thuộc" của hệ thống ngân hàng Serbia chỉ có chừng 60%, thua xa Cộng hoà Slovakia hay Czech (hơn 96%) hay Ba Lan (gần 80%).
 Nói cách khác, các ngân hàng Âu Châu ("cũ") đã trút vốn quá nhiều vào Âu Châu mới nên khi hoạn nạn là cả khối Âu Châu này sẽ hoạn nạn.
 Khi đó, ai sẽ cứu ai, Âu Châu nào cứu Âu Châu nào" Mà làm sao phối hợp được kế hoạch cấp cứu và phân chia trách nhiệm chi tiền khi Liên hiệp Âu Châu không thực sự thống nhất" Khối Euro có quy luật riêng của 15 nước hội viên.
 Ngân hàng Trung ương Âu Châu lại chỉ lấy được quyết định khi có sự đồng ý của tất cả các hội viên.
 Mà cơ chế này không có mục tiêu mở rộng hay thẩm quyền độc lập như hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.
 Mục tiêu chỉ là ổn định giá cả, chống lạm phát.
 Và thẩm quyền thì tùy thuộc vào các hội viên, trong khi nhiều ngân hàng trung ương khác, thí dụ của Anh, vẫn đứng ở ngoài.
Vì vậy, dù Thủ tướng Anh là Gordon Brown đã hồi sinh sau cơn hấp hối chính trị của mình với một giải pháp được các nước Âu Châu khác áp dụng, việc thi hành và tính sổ nợ nần giữa các nước với nhau mới là cơn ác mộng.
 Mà tính sổ nợ nần là chuyện tất yếu.
Sống trong một hệ thống liên bang, dân Mỹ không cần chú ý đến việc đó.
 Cũng vì vậy cũng không thấy là trong khi mình nhỏ lệ xuống rốn, tuần qua, có ba quốc gia Âu Châu đã chính thức yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tung tiền cấp cứu.
 Đó là Ireland, Hungary và Ukraine.
 Tảng băng ngầm phía dưới đang trồi lên trên! Cơ chế Âu Châu đòi hỏi những kỷ cương thống nhất về ngân sách, hay lạm phát.
 Bội chi ngân sách quá định mức 3% GDP là có vấn đề.
 Các nước như Pháp, Ý, Hy Lạp và Hungary đang  mấp mé lằn ranh tử sinh đó.
 Trong bốn xứ này, ba nước trên đã đầu tư rất mạnh vào Đông Âu và khu vực Balkans.
 Sau mấy xứ đó là gần một chục quốc gia khác, từ Ba Lan tới Hoà Lan, Bồ Đào Nha, v.v...
 Đây là ta chưa nói đến cán cân chi phó và thiếu hụt ngoại tệ! Khi phải cấp cứu, người ta tiêu mà không cần tính.
 Nhưng sau cơn hoảng loạn, xứ nào cũng phải trở lại với thực tế kế toán, là đã tiêu bao nhiêu cho việc đó, sẽ bị bội chi bao nhiêu, lãi suất sẽ tăng chừng nào, lạm phát và suy trầm sẽ lên tới đâu, lâu tới bao giờ.
 Ngần ấn chuyện đều là nan giải cho Âu Châu.
 Giấy mực bây giờ vốn đắt, làm sao kể hết được nỗi lầm than sắp tới tại lục địa này, với nạn suy trầm đã có và tỷ lệ thất nghiệp trung bình cao gấp rưỡi của Mỹ" Nếu dân Mỹ hiểu ra sự thể ấy, có lẽ họ sẽ bớt khóc lóc và tự nguyền rủa, hoặc, tệ hơn vậy, còn mê muội học theo xứ khác.
 Cho nên, qua cơn bóng đè và mùa bầu cử đầy tốn kém này, có lẽ dân Mỹ sẽ lai tỉnh: trên thế giới, không có xứ nào mà chính quyền không can thiệp vào thị trường! Khác nhau nếu có là ai quy định mức độ can thiệp đó, chính quyền hay người dân" Chỉ mong rằng sau cơn hốt hoảng, dân chúng Hoa Kỳ sẽ lại không hồ hởi sảng khi thấy rằng "địa ngục là người khác".
 Và nước Mỹ vẫn là vô địch, cái gì cũng làm được.
 Mong thôi, chứ thực tế thì chưa được như vậy.
 Các chính khách rất thính mũi nên đã khai thác được tinh thần hốt hoảng ấy và chờ đợi cử tri sẽ dồn phiếu cho những kẻ nhăng cuội nhất.
 Bị bóng đè, dân Mỹ bật dậy đi bầu như những kẻ mộng du.
 Hãy chờ mà xem!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử mấy nghìn năm dân Việt chống Bắc thuộc, đánh giặc Tàu, ngăn chận ý đồ bành trướng của Đại Hán kể như chấm dứt vào cái ngày định mệnh và ô nhục
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Gần 800 năm trước đây, khi đất nước Việt Nam bị quân Nguyên Mông xâm lược, vua tôi nhà Trần đã có hội nghị Diên Hồng lịch sử để nói lên quyết định đồng tâm nhất
Tôi là một trong những người đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối chính quyền Trung Quốc
Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc
Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt
Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Hà Nội &amp; Sài gòn! Tại sao hy hữu" Vì từ khi lên nắm quyền bính đến nay, mới thấy nhà nước độc tài Việt gian Hà Nội
Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới
Tổng Thống William Jefferson "Bill" Clinton, sinh ngày 19/8/1946, là Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ, phục vụ 2 nhiệm kỳ từ 1993 đến 2001.
Non sông Việt Nam từ ải Chi Lăng cho đến mũi Cà Mâu, bao gồm đất đai, vùng trời, vùng biển và hải đảo, là di sản của tiến nhân để lại sau hàng ngàn năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.