Hôm nay,  

Texas, Chuyến Viễn Du Tình Cảm

10/10/200800:00:00(Xem: 4577)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Hình ảnh trong buổi Họp Mặt Cựu Tù Nhân Chính Trị.

 

Giao chỉ-San Jose

Sóng gió trong lòng

Như quý độc giả đã biết, nhân danh Viện Bảo Tàng tại San Jose chúng tôi vừa làm một chuyến viễn du Texas. Mỗi lần đi là học thêm được những bài học và ghi nhận biết bao tình cảm. Đại hội gia đình cựu tù chính trị tổ chức tại Dallas vào đầu tháng 10 năm 2008, nhưng Viện Bảo Tàng đã nhận lời bà Khúc Minh Thơ từ ba tháng trước. Ngày xưa chúng tôi đã có dịp lên DC hội họp nhiều lần về vấn đề đòi trả tự do cho tù chính trị từ thập niên 80 nên quen biết bà Thơ. Cậy là người nhiều tuổi nên trong khi giao tiếp, gọi nàng là cô Bảy Sa-Đéc. Trong cõi văn chương, Giao chỉ gọi là “Nàng Tô Thị không hóa đá”.Những người vợ tù chính trị không chịu đứng làm tượng đá chờ chinh phu trở về, mà lập hội đấu tranh cho chồng con được trả tự do. Cũng chẳng phải một mình Khúc Minh Thơ, mà còn nhiều chị em khác. Tuy nhiên hoạt động tích cực nhất, và ăn nói ồn ào nhất, luôn luôn là cô Bảy Sa-Đéc. Nổi danh không kém bà Năm Sa-Đéc và bánh phồng tôm Sa-Giang. Vì vậy nên cũng lãnh búa rìu dư luận nặng nề nhất. Đó là chuyện sau này. Ba tháng trước, bà đã ghé San Jose hai lần viếng Viện Bảo Tàng và vận động cho cuộc triển lãm tại Dallas.Chúng tôi chuẩn bị chụp hình toàn bộ các di sản và tác phẩm, thực hiện các bản triển lãm hiện vật về tù chính trị. Tổng cộng 250 tác phẩm đóng trong 2 thùng lớn gửi UPS trước một tháng qua nhà anh Sơn, một người bạn cũng là “Thuyền nhân tâm khúc” của anh Phạm Phú Nam. Khi được biết văn nghệ thiết dựng tại hội trường 6000 ghế ngồi, chúng tôi tìm cách đóng thùng tác phẩm ‘Dựng cờ thành nội’ để làm phông cho sân khấu. Tại San Jose, chúng ta có thể quen thuộc với bức tranh sơn dầu vẽ lại từ hình của ông Nguyễn Ngọc Hạnh chụp năm Mậu Thân. Nhưng bà con ở Dallas thì chưa bao giờ được nhìn thấy. Tác phẩm 16 feet dài, 12 Feet cao nhưng khi dựng lên giữa hội trường mà vẫn chưa đi đến đâu. Tuy nhiên, chụp hình cạnh các diễn viên thì mới thấy bức tranh khá vĩ đại. Thôi thì cũng đáng cho chi phí chuyên chở đi, về 2000 Mỹ kim trả cho UPS.Với những hành trang như vậy, chúng tôi chuẩn bị lên đường. Trước khi đi biết bao nhiêu là E.Mail nhận được từ bốn phương tám hướng nói qua nói lại về việc tổ chức. Hai phía phản ảnh hai dư luận ủng hộ và chống đối. Nhiều điện thư nhắn gởi rằng chúng tôi không nên tham dự. Việc của người ta, chẳng nên lai vãng, chẳng phải đầu lại phải tai. Già rồi, nghỉ đi thôi. Tổ chức Đại hội gia đình tù mà Tổng Hội tù tẩy chay. Hai cộng đồng Việt Nam tại địa phương không tham dự. Các cựu quân nhân và cựu tù tại Dallas cũng phản đối. Ban tổ chức tuy nói cứng nhưng lửa đốt trong lòng. Anh chị em văn nghệ sĩ tại Nam Cali tham dự là thành phần nòng cốt của các sân khấu trình diễn cũng bàn tán sôi nổi. Cá nhân tôi đã gởi đến các bạn những lời khích lệ nhưng rất nản lòng chiến sĩ. Tôi viết rằng, chuyến đi này không có thiên thời, địa lợi và nhân hòa, nhưng chuyện phải đi thì đi thôi.Trời làm giông bão, đất Dallas lại không chiều khách viễn phương và lòng người cũng đầy sóng gió. Nhưng nếu vì chữ Tín, nếu vì mình vẫn thấy đúng, thì ta cũng đi thôi. Tiến thoái lưỡng nan, nhưng dù có dùng dằng, thì sau cùng ta cũng lên đường. Vé máy bay khứ hồi đã mua rồi, thì dù có vào Hạ Lào vẫn có đường về.Tưởng rằng chuyến đi sẽ cô đơn và cay đắng, nhưng không phải. Kết quả đầy tình cảm và học được rất nhiều. Xem đoạn sau sẽ rõ. Ngày thứ năm 2 tháng 10 - 2008Chúng tôi đến phi trường Dallas vào chiều Thứ năm. Nhờ anh chị Khoa ra đón. Người bạn cùng khóa và cũng là bạn thân trong giai đoạn đầu đời quân ngũ. Khi xưa còn ở miền Đông, bạn Khoa ở Tiểu đoàn 5 Nhẩy dù. Tôi ở Quân khu 1. Đất nước lúc Cộng sản chưa nổi dậy, hết sức thanh bình.Anh em lái xe Jeep đi chơi khắp miền Tiền Giang lục tỉnh. Hơn 50 năm sau gặp lại, nhắc chuyện cũ hết sức ngậm ngùi. Ông Khoa, người Hà Nội, cùng một lứa bên trời lận đận, nay đã nghỉ hưu. Thú vui là câu cá và săn bắn. Nể tình bạn cũ, tham dự vào trò chơi triển lãm cộng đồng. Vừa công tác, vừa phàn nàn là tổ chức này của các anh rất vô tổ chức, nhưng rồi bạn Khoa cũng chu toàn bổn phận.Buổi tối tại khu Thương xá Saigon Mall, chúng tôi được anh chị Tường giúp cho một buổi tiếp tân các anh chị em trong gia đình Tiếp vận, Bộ Tổng Tham Mưu. Cũng như anh chị Khoa, tất cả chúng tôi đều trên 70 tuổi và có các bạn gần 80. Chúng tôi gặp nhau sau bao nhiêu năm xa cách. Ở cái đất nước vĩ đại bao la này, với tuổi đời chồng chất, bất cứ lúc nào cũng có thể là lần gặp gỡ sau cùng. Đại tá Trọng, bước đi chậm rãi, giơ hai ngón tay, ý nói: “Hai năm không gặp nữa, là anh em chia tay”. Mắt bạn già long lanh như có nước.Cũng vào buổi tối thứ năm đầy tình cảm, ông Phạm Phú Nam đã cho chiếu một ấn bản DVD về lịch sử HO. Tuy là bản nháp, nhưng đây là tài liệu duy nhất có hình ảnh tù chính trị trong trại giam tại Hàm Tân được phỏng vấn bởi phóng viên Hoa Kỳ. Tài liệu này sẽ được hoàn chỉnh và phát hành nay mai.Cô Kiều Chinh ngồi yên lặng theo dõi cuốn phim vừa tiếc rằng sao quá ngắn. Minh tinh điện ảnh mà nói như vậy làm nhà sản xuất tài tử Phạm phú Nam hết sức cảm động. Nhưng người thực sự rung động là cô Bảy Sa Giang. Bà nói rằng DVD này sẽ đem xuống tuyền đài.Ngày thứ sáu 3 tháng 10 - 2008Tưởng rằng từ San Jose chỉ có vài người chúng tôi tham dự, ai ngờ tại khách sạn dành cho khách phương  xa, chúng tôi thấy rất nhiều người chào hỏi. Đôi khi chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt quen thuộc. Bộ óc Giao Chỉ cao niên rất lờ mờ không rõ. Hỏi lại mới biết miền Bắc California tham dự trên 60 thành viên. Cựu tù chính trị đã đành, lại còn kéo theo bà con xứ Quảng và ái hữu Lê Văn Duyệt. Không biết giá sinh hoạt địa phương, nhưng riêng chổ này giá 69 đồng một ngày với phần ăn sáng đầy đủ, quả là một điểm son của tổ chức.Sáng sớm, đồng hương đã ồn ào gọi nhau lên xe đi Picnic do hội Quảng Đà tổ chức. Dù chẳng phải thành viên, nhưng vốn sẵn chủ ý tò mò, tìm hiểu, chúng tôi đến dự vòng ngoài và chia xẻ sự nhiệt thành của khách bốn phương. Hội trường không đủ chỗ cho cả ngàn người nên tràn ra cả bên ngoài.Sau khi về khách sạn, buổi chiều, khách viễn phương lại ồn ào lên xe đến nhà thờ tham dự đêm hội ngộ. Một buổi văn nghệ hâm nóng tình chiến hữu, nghĩa đồng hương với các tài tử từ quận Cam bay về. Cũng lại cả ngàn người ngồi chật cả Thánh đường.Riêng phần chúng tôi có buổi hội ngộ của anh chị em trong tình nghĩa Trại Trần Hưng Đạo, bộ Tổng Tham Mưu từ hơn 30 năm về trước. Chúng tôi là các thuyền nhân di tản từ sau 30 tháng 4 – 1975, mặc dù không có những kỷ niệm đau thương tại quê nhà từ tù đày đến kinh tế mới. Tuy nhiên, gặp nhau cũng đủ chuyện để nói về chuyến ra đi trên biển cả tháng 4 cùng với 130 ngàn người gọi là di tản đợt đầu. Một sự tình cờ các bạn cùng ngồi lại bên nhau đã ở trên chuyến xà lan định mệnh ngoài khơi khi đệ thất hạm đội vớt người. Những chiếc áo dân sự được chia xẻ thay cho bộ đồ nhà binh vứt xuống biển Thái bình dương. Kỷ niệm nhỏ bé nhưng cũng đủ gợi nhớ cả 1 đoạn trường đứt ruột 33 năm về trước. Trong chuyến đi này, anh Tuệ là người còn nhớ rất nhiều chi tiết đã nhắc lại gợi nhớ giây phút đầy kỷ niệm. Nhẹ nhàng tình cảm là cơ hội chúng tôi gặp lại gia đình bác Lư, chiến hữu hàng xóm cư xá Phú Thọ Saigon. Bao nhiêu năm sống bên cạnh nhà, phất phơ quần cụt ngõ sau. Nhưng Tết đến, quần áo chỉnh tề, qua cửa trước, bước vào chúc Tết. Thì chỉ một lát sau, gõ cửa cồng cộc, ông bà hàng xóm lại qua đáp lể. Ba mươi năm qua, nay mới gặp lại, bắt tay một lần, làm sao không tình cảm.Ngày Thứ Bảy 4 tháng 10 - 2008  Từ 5 giờ sáng thứ Bảy đã thức giấc, bạn Khoa đến đón tôi ghé Mc Donald uống ly cà phê sáng. Còn nhớ ngày nào cả hai là Thiếu úy mới ra trường, dấu xe Jeep ở gốc cây. Tháo lon bỏ túi, cùng đi xem ciné  Đại Nam. Đêm khuya chạy về doanh trại Thủ Đức. Có đêm cao hứng chạy xuống Mỹ Tho. Tuổi trẻ vô tư, đất nước thanh bình. Tuy mới ra trường nắm trung đội nhưng mặt trận Đông Tây Nam Bắc đều yên tĩnh. Trận Bình Xuyên tạm yên, chỉ có vài bạn ra đi. Đa số còn lại vô sự. Sau này cuộc chiến ác liệt thì anh em chúng tôi đã may mắn ở cấp bậc cao hơn, không chịu đau thương tổn thất nhiều như thế hệ trẻ mới ra trường từ Mậu Thân 68 đến mùa hè 72. Ngày thứ bảy, 54 năm sau hai ông già, cùng với các bạn già khác chia nhau dựng lại tấm hình cho sân khấu và trưng bầy 250 tác phẩm cho khu vực triển lãm. Chúng tôi được anh chị Tuệ phụ giúp với các bạn tình nguyện từ chùa Đạo Quang gửi đến. Ngôi chùa nay, dù thì giờ eo hẹp, cũng đến viếng hai lần. Ban ngày xem cảnh chùa đang kiến thiết. Buổi tối đến với Thầy trụ trì, thắp hương cúng Phật.Ông Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tiếp vận sư đoàn 3 Bộ binh lái xe hơn 1 giờ đón gia đình tôi từ phi trường, rồi lại bỏ cả ngày thứ bảy cho công tác triển lãm. Thân hữu của anh Nguyễn đình Tạo tại Dallas cũng nhiệt tình giúp đỡ. Và cả các bạn vô danh ghé qua cũng tiếp tay. Cũng không quên việc chia xẻ khu triển lãm với ông bạn vàng Nguyễn ngọc Hạnh hết sức hòa thuận và huynh đệ chi binh.Khi làn sóng người tham dự tràn vào xem các hình ảnh là giây phút hết sức xúc động của các thành viên Museum cất công từ San Jose đến.Khi chiều xuống, lời ca vang lừng trong hội trường gần 4 ngàn người, bên ngoài chúng tôi bắt đầu đóng gói toàn bộ các tác phẩm để sẽ đem gửi qua UPS, mang di sản trở về Cali cho chuyến viễn du tương lai.Ngày Chủ nhật 5 tháng 10 - 2008Sáng chủ nhật, từ 4 giờ sáng đã thức giấc và lên đường khoảng 5 giờ, đi xe về Houston. Phạm phú Nam vừa lái xe vừa chống lại cơn buồn ngủ. Đến hội trường đài phát thanh Saigon của anh chị Dương Phục trước giờ tổ chức. Họ hàng chúng tôi ngoài Bắc và họ hàng của nhà tôi trong Nam đều có mặt để yểm trợ cho cuộc hội thảo và họp báo qua đề tài Từ Nghĩa Trang Biên Hòa đến viện Bảo tàng VN tại San Jose. Các cháu Hà Nội và Nam Định thì giúp cho chú thím. Các cháu ở Kiên Giang Saigon thì yểm trợ cô dượng. Chỉ riêng gia đình hai họ cũng đã làm rộn ràng buổi họp. Tuy nhiên làm sao không xúc động khi gặp lại các chiến hữu là cấp chỉ huy của mình từ thời còn cấp úy cho đến khi lên cấp tá. Đại tá Nguyễn văn Nhờ vừa xong việc tang gia cho người vợ ra đi cũng đến theo tình xưa nghĩa cũ. Đại tá Trang ghé lại nói rằng xin đừng bắt tay moa. Mình bị cúm. Chớ có lại gần kẻo lây. Đại tá Phạm kỳ Loan dẫn theo con gái và con rể là những người hết sức lưu tâm đến việc cộng đồng. Vẫn còn nhiều chiến hữu từ Tổng Tham Mưu đến các binh đoàn do sự giới thiệu và mời gọi của Trung tá Trương văn Túc, chúng tôi cùng làm việc bên nhau 1 thời gian rất dài. Gặp lại anh Nguyễn văn Nam, một thời học chỉ huy Tham mưu cao cấp bên nhau ở Đà Lạt. Thêm một anh bạn cùng khóa nhưng bị thương và lạc nhau từ 1954 đến nay là 54 năm xa cách. Nội dung buổi nói chuyện sẽ là một đề tài riêng đề cập sau này. Đó là tường thuật của anh Phạm Phú Nam đã về thăm nghĩa trang quân đội Biên Hòa hai lần, thực hiện bằng phim ảnh. Và phần chúng tôi nói về ý nghĩa và công trình hoàn tất Viện Bảo Tàng. Việc tiếp tân do con cháu trong gia đình đảm trách. Anh chàng MC giới thiệu diễn giả tuy đóng vai cháu rể nhưng cũng đã ngoài 60 tuổi.  Cháu Tiêm lấy cháu Mỹ Quỳnh bây giờ đã là ông bà, đứng lên giới thiệu diễn giả từ San Jose đã nói rằng chức vụ quan trọng nhất của chúng tôi là chú vợ. Tôi rất hân hạnh để nhận chức vụ quan trọng nhất của cuộc đời. Đó là ý nghĩa rất văn hóa của tình tự gia tộc Việt Nam. Sau Houston, chúng tôi lấy máy bay về San Jose và chuyến bay lẩm cẩm lại còn ghé lại phi trường Dallas hơn 1 giờ.Ngày mai trời lại sángChúng tôi đã tường thuật chuyến đi tuy là chuyện chung nhưng có vẻ riêng tư đầy tình cảm cá nhân. Thực ra chắc hoàn cảnh gia đình quý vị cũng vậy. Người Việt dù là đồng hương, đồng ngũ, chiến hữu hay thân quyến đều có mặt bốn phương trời. Chuyến đi Texas lần này cũng thế. Trước khi đi nổi sóng cộng đồng trên các vòm trời điện tử. Cùng phe ta mà mắng nhau tận tình. Bên ngoài bão tố thiên tai hoành hành làm rung động Houston.Nhưng sau cùng cơn thịnh nộ của Trời đất cũng lắng dịu. Những sự phản đối tại địa phương cũng chùng xuống. Không có thêm các thông cáo lên án ban tổ chức. Không có biểu tình phản đối. Từ xa về xứ lạ, tôi vẫn thấy Dallas là miền đất của bình an. Không có chống đối dữ dội như Nam Bắc Cali. Phải chăng khi lòng quý vị nổi lửa là có ngay nhãn quan thiêu đốt cả thiên hạ. Gặp cây cỏ xũng nước, lửa không bốc lên thành chiến tranh. Hay ta cố làm người tử tế nên đã gặp toàn may mắn. Vì vậy nên gọi đây là chuyến viễn du tình cảm.Còn về nội dung tổ chức xin xem bài viết đầy đủ và hiếm có của “phóng viên Nam Lộc” đăng trên các báo. Có người hỏi câu cuối cùng, vậy theo ông thì tổ chức phải chăng đã hoàn hảo và thành công rực rỡ.Không đâu. Trong sách vở tôi học được không hề có chữ thành công rực rỡ và tổ chức toàn hảo. Ngược lại lần này đã có nhiều khuyết điểm phải ghi nhận. Vẫn thiếu các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nội bộ không ăn khớp, tài chánh thiếu hụt. Ai cũng có điều để phàn nàn, ai cũng có lý do để tìm ra những sai lầm. Nhưng tất cả mọi người đều đáp ứng, tham dự và chia xẻ để cùng vượt qua các khuyết điểm. Với tất cả những chuyện khó khăn lẩm cẩm từ trong ra ngoài, đại hội đã thành công về tình cảm, nhưng sẽ không bao giờ là sự thành công rực rỡ. Sự thành công nếu gọi là rực rỡ, dù đúng hay sai sẽ là 1 thách đố vô ích và sẽ làm đổ vỡ thêm những hàn gắn sau này.  Xin hãy gọi là ngày họp mặt thân hữu rất nhẹ nhàng và đã đạt được thêm tình sâu nghĩa nặng giữa anh chị em.Mỗi khi trời sáng, gà gáy 3 hồi là đủ gọi bình minh. Dù thành công đến đâu mà gà gáy thêm buổi trưa, tiếng gáy chỉ thêm não nùng.  Bạn còn nhớ không, có thi sĩ nào đã viết câu thơ bất hủCó tiếng gà trưa, gáy não nùng.Vì vậy nên bạn lại gặng hỏi tôi. Chuyến đi có thành công hay không. Xin trả lời, đã tưởng rằng bể nặng, nhưng may mắn đã thành công vừa phải. Tiền thì vơi nhưng tình thì đầy. Thất bại hay thành công tùy người thẩm xét.Con gà trống về già sẽ không gáy thêm buổi trưa.                                                                                         Giao Chỉ - San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.