Hôm nay,  

Thương Quá... Việt Nam

11/09/200800:00:00(Xem: 8680)

Từ thiện... với  Lửa Việt, Liên Đoàn Công Giáo VN, hướng đạo.

Trưởng Võ Thiện Toàn (LBH vùng HTĐ, VA), Trưởng Thiên Hương (LĐ Trưng Vương, VA) hai linh mục Trần Công Danh (NJ), Nguyễn Hoài Chương (FL) và anh chị trong nhóm thiện nguyện viên vừa xuống phi trường Tân Sơn Nhất, thì chuẩn bị để chia ra làm hai hay ba nhóm để đi khắp nẻo đường đất nước trong một thời gian là ba tuần (từ ngày 25-6-2008 đến ngày  6-7-2008). Một nhóm sẽ lên xe đò đi về Cần Thơ, một nhóm sẽ lên máy bay đi ra Hà Nội và một nhóm ở lại Sàigon. Mọi người cảm thấy mệt mỏi sau 20 giờ bay... nhưng vui mừng khi biết tất cả những thùng thuốc, thùng quà, tập vở và hơn 1,000 con terrdy bear và nhiều búp bê đã nhập cảnh bình an. “We are home, I don’t belived” một sinh viên buột miệng thốt lên trong mừng vui.

Đêm đầu tiên tại Việt Nam, ai ai trong chúng tôi, cũng không ngủ được, có lẽ vì giờ giấc thay đổi, hay ai ai trong chúng tôi đều mang nhiều tâm trạng khác nhau cho chuyến hành trình này. Bài hát “Bonjour Viet Nam” đang được anh chị em chuyền tay nhau nghe và hát thầm trong lòng

Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer

Que je porte depuis que je suis née.

Raconte moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés,

Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire.

Je ne sais de toi que des images de la guerre,

Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...

Un jour, j'irai là bas, un jour dire bonjour à ton âme.

Un jour, j'irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.

Raconte moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds,

Qui me portent depuis que je suis née.

Raconte moi ta maison, ta rue, raconte moi cet inconnu,

Les marchés flottants et les sampans de bois.

Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre,

Un film de Coppola, [et] des hélicoptères en colère ...

Un jour, j'irai là bas, un jour dire bonjour à mon âme.

Un jour, j'firai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.

Les temples et les Boudhas de pierre pour mes pères,

Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères,

Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères,

Toucher mon âme, mes racines, ma terre...

*

Hãy kể cho tôi biết cái tên khó gọi mà tôi đã mang từ thuở sơ sinh

Hãy kể cho tôi về đất nước xa xưa và đôi mắt xếch của tôi

đôi mắt biểu lộ lòng tôi hơn những lời không dám thốt lên

Tôi chỉ biết quê nhà qua những hình ảnh chiến tranh

Qua phim của Coppola với những chiếc trực thăng hung dữ…

Một ngày nào đó, tôi sẽ về chào hồn thiêng dân tộc

Một ngày nào đó, tôi sẽ về chào Việt Nam

Hãy kể tôi nghe về màu da, mái tóc va bàn chân nhỏ bé của tôi

Đa theo tôi từ lúc mới chào đời

Hãy kể tôi nghe về căn nhà, con đường và vùng đất tôi chưa biết

có chợ nhóm trên sông và thuyền tam bản

Tôi chỉ biết quê nhà qua những hình ảnh chiến tranh

Qua phim của Coppola với những chiếc trực thăng hung dữ…

Một ngày nào đó, tôi sẽ về chào hồn thiêng dân tộc

Một ngày nào đó, tôi sẽ về chào Việt Nam

Sẽ đi thăm những ngôi chùa, tượng Phật, thay cho cha

Chào hỏi những người phụ nữ cấy lúa trên ruộng đồng, thay cho mẹ

Trong lời nguyện cầu, trong ánh sáng chan hòa, tôi sẽ gặp lại các anh em

Trở về sống với tiếng lòng, cội nguồn, với đất mẹ quê cha

Một ngày nào đó, tôi se về gặp lại linh hồn của tôi

Một ngày nào đó, tôi sẽ về chào Việt Nam

*

Tell me this name, strange and difficult to pronounce

That I have carried since my birth

Tell me the old empire and the feature of my slanted eyes

Describing me better than what you dare not say

I only know you from the war images

A Coppola movie, (and) the angry helicopters

One day, I will go there to say hello to your soul.

             One day, I will go there to say hello to you, Vietnam.

Tell me my color, my hair and my small feet

That I have carried since my birth

Tell me your house, your street, tell me this unknown entity

The floating markets and the wooden sampans

I could only recognize my country from the war photos

A Coppola movie, (and) the helicopters in anger

One day, I will go there to say hello to your soul.

One day, I will go there to say hello to you, Vietnam

The temples and the stone-carved Buddha statues for my fathers

The stooping women in the rice fields for my mothers

Praying in the light to see my brothers again

To touch my soul, my roots, my land..

One day, I will go there to say hello to your soul.

One day, I will go there to say hello to you, Vietnam.

Đêm nay, lời trầm tình của bài hát này đang làm ấm lại tâm hồn của chúng tôi. Vâng, chúng tôi sẽ chào hỏi, sẽ thăm viếng mảnh đất này như nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã gói trọn. Những ngày sắp đến anh chị em chúng tôi sẽ “về với tiếng lòng, với cội nguồn, với đất mẹ quê cha...” Chúng tôi, xin được đi xa hơn một bước và xin được một lần nữa góp một chút gì đó để phần nào làm dịu nổi đau, sự thiếu thốn của những cảnh đời bất hạnh trên mảnh đất này. Viêt Nam cái tên gọi đã thấm sâu vào từng tế  bào của chúng tôi: “đă đeo mang tự thuở chào đời”**.

Sau nhiều lần mời gọi của bạn bè, tôi hứa, tôi sẽ và hè nay tôi chính thức theo các anh chị trong Bút Nhóm Lửa Việt và thân hữu xa gần trong chuyến Công Tác Y Tế Tình Thương lần thứ 12. Có lẽ tôi là người đến chậm nhất trong cuôc hành trình này mà các anh chị đã liên tục và âm thầm dấn thân trong 25 năm qua tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam. Trong đêm vắng tôi vẫn nghe tiếng bàn thảo, chuẩn bị, kiểm điểm thật tỉ mỉ cho những công việc ngày mai và trong 3 tuần sắp đến. Những khuôn mặt quen thuộc cho những cuộc hành trình này như chị đại diện BNLV tại Việt Nam, anh Thiện Toàn và Hoài Chương, những người bạn của BNLV đã nhiều lần đã có mặt cho những hành trình Tình Thương. 

Hơn 15 y bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ, 30 sinh viên học bổng Dấn Thân Nguyễn Văn Thuận và các thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ đã nhịp nhàng và uyển chuyển biến Nhà nguyện của giáo xứ Thông Lưu và Tịnh Xá Ngọc Hiệp thành phòng khám bệnh cho phái đoàn Y Tế. Trong 3 ngày, gần 1000 bệnh nhân nghèo và neo đơn đã được khám bệnh và phát thuốc tại hai nơi này. Hơn 250 trẻ em và người lớn được các nha sĩ tận tâm  giúp đỡ. Nhóm này do trưởng Hướng Đạo Võ Thiện Toàn, linh mục Hoài Chương hướng dẫn và kết hợp với các tổ chức từ thiện bạn.

Nhìn số bệnh nhân chờ đời ngoài sân Nhà Nguyện và sân Tịnh Xá, tôi không biết những việc này có lợi ích gì không" Nhưng sự nhịp nhàng và tận tình của tất cả anh chị em trong đoàn đã nhắc tôi lại vai trò của mình. Một cụ già dẫn 3 đứa cháu nhỏ, trong số hằng trăm người đứng đợi, nói lớn để xin vài cái bóng cho các cháu. “Bố nó vừa chết, các anh cho tôi xin một cái bong bóng cho 3 đưa cháu được không" Tôi vội trao ngay ra 3 cái bong bóng. Bà cụ nói thêm “cho 1 cái thôi 3 anh em nó chơi với nhau cũng được, dành các bong bóng kia cho các đứa bé khác”. Các sinh viên trong chương trình học bổng Dấn Thân nhờ tôi nhắn với ban điều hành của BNLV là họ "cảm thấy việc xây dựng một tương lai cho tuổi trẻ Việt Nam không còn là khó khăn khi có sự liên kết và đồng hành”.Một sinh viên khác tâm sự “BNLV giúp chúng em được bước ra khỏi sân Đại Học hay võ sò của chính mình, để nhận thấy trách nhiệm của người trẻ hôm nay và đựợc làm vệc với các bạn sinh viên Việt Nam từ Hoa kỳ về. Đây thật sự là những ngày hè và được học hỏi những bài học thật giá trị với nhau”. Sân Nhà Nguyện và Tịnh Xá trở thành vòng tròn sinh hoạt và vui chơi của lũ trẻ. Những tiếng cười đùa hay tiếng nổ vang của một vài cái bong bóng hình thú vật xen cùng tiếng khóc thé của một bé nào đó khiến cho không khí sôi động, náo nhiệt hẳn lên. Khi các bác sĩ lưu ý những tiếng bóng nổ đôi khi làm họ không tập trung được, các ni cô cũng chỉ có thể “mắng yêu” các cháu bé mà thôi. Vì không ai nỡ làm tắt đi những nụ cười hân hoan, rạng rỡ thoang thoáng giữa những chùm bong bóng đủ màu, đủ hình dạng kia.

Sau khi trở về Sài Gòn để nghỉ 1 ngày và thưởng thức những món ăn tuyệt vời thuần túy Việt Nam, BNLV tiếp tục lên đường đi PleiKu, nơi mà BNLV thực hiện chương trình giày dép dành riêng cho bệnh nhân phong. Tại đây phái đoàn được đưa đi thăm các làng người dân tộc thiểu số bị bệnh phong và trao tặng những đôi dép đã được các thiện nguyện viên đo, cắt và thiết kế riêng cho họ. BNLV được nhìn thấy tận mắt những con người đã bị chứng bệnh quái ác này lấy mất đi những ngón chân hay một nửa bàn chân của họ. Một vài anh chị trong phái đoàn đã không cầm được nước mắt khi tay mình chạm vào đôi dép với chiếc to, chiếc nhỏ, chiếc tròn, chiếc méo tất cả không đều nhau. Trong những phút đầu tiên các anh chị hơi ái ngại và e dè trước sự tàn phế của người bị bệnh phong, nhưng ngay sau đó, tình thương đã dấy lên để hoàn toàn chiếm ngự tâm hồn của họ. Ngược lại, với các bệnh nhân cũng thế. Những nụ cười thân thiện, ánh mắt nhân từ và sự hy sinh của các anh chị thiện nguyện viên đã đánh tan đi sự lo sợ và rụt rè của họ. Khoảng cách đã nhanh chóng xóa tan. Tình người trở nên chiếc cầu nối nhiệm mầu. Nhìn thấy niềm vui rạng rỡ trên những gương mặt tràn đầy lòng biết ơn và những đôi môi mắp máy "Bơ nê" (cảm ơn) chúng tôi không nén được sự xúc động. Các nữ tu y tế cũng rất nhiệt tâm săn sóc. Có lẽ họ không khác gì hiện thân của tình thương mà Thượng Đế hằng khuyên nhủ loài người phải sống cùng. Riêng các bạn trẻ cũng thực sự cảm nghiệm được qua từng viên thuốc, từng đôi dép đặc chế mà các anh chị em BNLV đã dành cho các bệnh nhân tại đây, một sức mạnh tinh thần vô biên. Đó chính là niềm an ủi, và hy vọng dành cho những mảnh đời bất hạnh tại vùng núi đồi xa xôi này. Họ biết rằng từng bệnh nhân đang được chăm sóc và chữa lành từng vết thương, lở loét bằng những bù đắp đến từ tình yêu thương.

Trong thời gian này nhóm 2, được dịp ra Hà Nội thăm viếng 36 phố phường, đến phố cổ, đến Quốc Tự Giám đề cảm nhận nhịp đập của quê hương và ngồi bên bờ Hồ Hoàn Kiếm để mong nhận được mỏ thần Kim Quy. Chuyến Y Tế Tình Thương năm nay được BNLV liên kết với Nhóm Trẻ 117 nên linh mục Công Danh đã đưa những người trẻ đi thăm những nét đẹp quê hương và vài linh địa mà người công giáo Việt Nam đã dám tuyên xưng Đức Tin của mình bằng sức sống và cuôc đời của chính họ. Từ Hà Nội đi Hải Phòng và sau đó đến Hội An, Đà Nẵng, Huế phái đoàn đã ghé thăm Thành Nội, Chùa Thiên Mụ, linh địa LaVang. Tại những linh địa này các anh chị em đã cầu nguyện cho quê hương, cũng như xin sự bình an của các bạn đang dấn thân tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Pleiku và Kon tum. Từ Huế về lại Sài Gòn phái đoàn đã ghé Củ Chi thăm lớp học tình thương do các nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo chăm sóc. Tại đây,  một phòng học được trang bị với 6 máy vi tính mới để các em học sinh được dịp làm quen và sử dụng máy vi tính, tài khoản cho những máy vi tính này là do sự quyên góp của các sinh viên Công Giáo và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trợ giúp. Nhìn các em học cách sử dụng máy vi tính chúng tôi ao ước làm thế nào để có nhiều máy vi tính hơn, nhiều bàn tay hơn, nhiều con tim hơn để đưa các học sinh, các trẻ em ở miền quê xa tiến gần với sự văn minh của thế kỷ 21 này. Văn hóa, giáo dục thế hệ trẻ là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của mọi quốc gia. 

 Nhóm 3 có lẽ là nhóm hạnh phúc nhất, vì biết nhiều nơi có những món ăn ngon và độc đáo nhất Sài Gòn. Nhóm này do chị Dương Hồng hướng dẫn. Họ thăm viếng, phát tặng phẩm cho các em khuyết tật tại Sài Gòn. Trong thời gian chờ linh muc tuyên úy Bill Cao để bắt đầu một hành trình xuyên Việt thăm viếng và làm những công tác từ thiện. Họ cùng đi với Ngài ra Hàm Tân sinh hoạt với các em dân tộc thiểu số.

Giai đoạn II của chuyến công tác Y Tế là những ngày làm việc tại Đơn Dương, Đà Lạt với đồng bào dân tộc. Thành phố này nổi tiếng thơ mộng với đồi Gù, Hồ Than Thở, Nhà thờ Con Gà... nhưng trong ánh mắt của các anh chị trong ban điều hành là những lo ngại cho những gì sẽ xảy đến. Trong vài tháng qua, chính quyền địa phương đã cấm các phái đoàn từ thiện ngoại quốc về đây làm việc cho người Dân tôc. Thêm vào đó sự lo ngại của những sinh viên từ Hoa Kỳ là sự bất đồng ngôn ngữ với người Dân tộc ở đây. Số bệnh nhân có thể lên đến 1500 người trong thời gian này. Trong lúc các anh chị sinh viên từ Hoa Kỳ đang hội thảo với nhóm sinh viên của học bổng Dấn Thân chuẩn bị, phân chia công tác và kiểm điểm lại số lượng thuốc men, đồ chơi, tập sách và bong bóng thì một nhóm bác sĩ từ bệnh viện Chợ Rẫy đang ngồi trên chuyến xe đò tốc hành chạy suốt đêm lên Đà Lạt.

Sương mù Đà lạt sáng hôm ấy xuống nhiều hơn, hay ánh nắng mặt trời đã ngủ quên. Hai chiếc xe đò từ Đà Lạt tiến vào trường tiểu học Ka Đơn. Trên xe hầu như ai cũng mang tâm trạng hồi hộp. Nhưng niềm lo âu đã tan biến khi tiếng hò hét, tiếng cười vang của hơn 400 trẻ em đang nhảy múa. Tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng của người dân tộc K'ho liên kết với nhau trong tiếng cười vui rộn ràng. Nhóm Y Tế, nhóm sinh hoạt và nhóm tặng phẩm hình như đã bắt tay trước khi cổng trường Ka Đơn, Đạ Ròn mở của. Những người Y Sĩ và Điều Dưỡng đã làm việc suốt tuần tại bệnh viện Chợ Rẫy, ngủ ngà ngủ gật suốt đêm để đến Đà Lạt thật sớm, để được uống một chai nước, ăn một ổ bánh mì và bắt tay ngay vào việc khám bệnh. Những sự lo lắng đã trở thành sự thật vì ngôn ngữ bất đồng. Các thầy cô tại trường tiểu học, các thiện nguyện viên của Hội Hồng Thập Tự cũng đã có mặt và tiếp tay với đoàn. Sương mù đã biến mất nhưng thần mưa gió hình như cũng muốn ghé vào đây khám bệnh. Trời mù mịt mây, số bệnh nhân càng đông, trẻ em càng nhiều, bong bóng và đồ chơi gần cạn, ban sinh hoạt bắt đầu lo lắng tìm đâu ra quà cho các em. Bỗng dưng bà bán bánh đa, cô bán bánh ráng, ông bán cà-rem tại cổng trường trở thành những người bạn đồng hành với phái đoàn. Những món hàng của họ ngay lập tức được mua để làm quà cho các em. Vậy càng hay. Vừa tiếp tục có quà để phân phát vừa tiếp tay “cải thiện đời sống” các người bán hàng vặt trong ngày hôm ấy. Mồ hôi và nước mắt của các tất cả thiện nguyện viên đã được đền bù xứng đáng với tiếng cười đùa của trẻ thơ và niềm vui của đồng bào dân tộc K'ho. Gần 1000 bệnh nhân đã được các bác sĩ từ Sài Gòn tận tình chăm sóc trong 2 ngày. Ngôn ngữ bất đồng đã được xoá tan bằng tình yêu chân thật, những bàn tay cầm chặt bong bóng, tập vở và những con búp bê, con gấu vẫy chào mãi khi các anh chị sinh viên rời Ka Đơn để chuẩn bị cho những việc làm từ thiện cho Đà Nẵng – Miền Trung.

Đêm cuối cùng tại Đà Lạt, những cơn mưa thật lớn hoà cùng với những giọt nước mắt sung sướng và cảm động của các anh chị em trong đoàn. Nhóm 117 chào tạm biệt những người bạn Dấn Thân để họ chuẩn bị cho một cuộc hành trình mới tại Úc Châu. Phái đoàn thiện nguyện của BNLV lại chuẩn bị cho những ngày tới ở miền Trung. Trưởng Võ Thiện Toàn và chị đại diện BNLV tiếp tục mang tình yêu thương và niềm tin đến cho những mảnh đời bất hạnh tại các vùng xa xôi khác ở Việt Nam. Hơn 2,500 bệnh nhân đã được khám bệnh, phát thuốc và rất nhiều tập vở, bút giấy cho các em tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Hàm Tân, Đơn Dương, Đà Nẵng và Củ Chi. Tài khoản thuốc men, computer và tập vở đã lên đến gần $25,000, tất cả đều do Bút Nhóm Lửa Việt ($15,000), Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam ($5,000), Hiệp Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam, ($1,000) các Phật tử tại Texas, quí trưởng Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ và quí vị ân nhân xa gần tài trợ ($4,000).

Xin từ giã Việt Nam và những con người Việt Nam đã cho tôi đến “... để chào hỏi hồn tôi... ...” Xin hẹn gặp lại Việt Nam với nhiều ước mơ:

- Ước mơ có nhiều trái tim cùng một nhịp đập để thông cảm và chia sẻ với những người bất hạnh trên nơi tôi đã và  mãi mãi gọi là Quê Hương.

- Ước mơ mỗi người thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu, tuy nhỏ nhưng tràn đầy tình thương và lòng nhân ái để xoá đi phần nào nỗi khổ đau của những người bất hạnh.

Mặc dầu tôi muốn viết thật nhiều nhưng tôi không thể viết được nữa. Tim tôi đập mạnh. Khi chiếc may bay của hãng Cathy Pacific đưa tôi bay bổng trên nền trời Hà Nội mắt tôi mờ đi vì lệ. Tôi nghĩ tới những người bạn Việt Nam mà tôi đã được làm quen, được sống và hoà đồng trong những ngày qua. Họ không ngần ngại tiếp tục những công tác Tình Thương nơi mà chính quyền làm ngơ trong tiếng réo gọi của đau khổ. Tôi xin gởi lời cám ơn và cảm phục các anh chị BNLV đã và đang tiếp tục làm và đốt sáng một ngọn Lửa trong lòng quê hương. 

Tôi xin lập lại hai tiếng "Bơ Nê" (cảm ơn) dành cho tất cả những tấm lòng vàng đã giúp đỡ để BNLV có cơ hội phục vụ cho đồng loại.

Cho phép tôi được sửa lời trong bài hát Bonjour Viet Nam”:

hôm nay tôi đã đến và ngày mai tôi sẽ đến vì nơi này nơi đã cho tôi sống lại hồn tôi

Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để cất tiếng chào Việt

Phao Lô Nguyễn

Trên không phận Việt Nam – Cathay Pacific Airline # 764

Lua Viet Youth Association

www.luaviet.org

For more information please contact: luaviet@luaviet.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, ngay từ 8g sáng ngày 16-12
Cách đây không lâu tôi có viết một bài đăng trên báo Việt ngữ tựa đề “cần tìm hiểu thêm về đạo Hồi-Giáo” do bởi có đa số người Việt đã quá hiểu lầm về Hồi giáo
Lịch sử mấy nghìn năm dân Việt chống Bắc thuộc, đánh giặc Tàu, ngăn chận ý đồ bành trướng của Đại Hán kể như chấm dứt vào cái ngày định mệnh và ô nhục
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Gần 800 năm trước đây, khi đất nước Việt Nam bị quân Nguyên Mông xâm lược, vua tôi nhà Trần đã có hội nghị Diên Hồng lịch sử để nói lên quyết định đồng tâm nhất
Tôi là một trong những người đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối chính quyền Trung Quốc
Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc
Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt
Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Hà Nội & Sài gòn! Tại sao hy hữu" Vì từ khi lên nắm quyền bính đến nay, mới thấy nhà nước độc tài Việt gian Hà Nội
Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.