Hôm nay,  

Châu Âu Với Hội Chứng Obama (Obamamania Syndrome)

05/08/200800:00:00(Xem: 7654)
Aug/1st/08

Nhìn từ gốc độ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, ứng cử viên tổng thống Mỹ–2008 của đảng Dân Chủ, TNS Barak Obama, được coi như là yếu hơn đối thủ của ông ta thuộc đảng Cộng Hòa, TNS John McCain. Vì thế, để củng cố niềm tin của Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh Quốc Gia của mình, TNS Barack Obama, một ứng cử viên Tổng thống đầy tiềm năng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, đã quyết định vào ngày 17/7/2008, ông lên đường đi công du ở một số các quốc gia Trung Đông, và Âu Châu. Hầu hết các quốc gia này đều có quan hệ mật thiết với Mỹ trong nhiều thập niên qua.

Sau một vòng viếng thăm các quốc gia vùng Trung Đông: Kuwait, Afghanistan, Iraq, Israel, Palestine, tuy ngắn nhưng gây được nhiều ấn tượng với nhiều yếu nhân của các quốc gia trên, ông Barack Obama rời thế giới Trung Đông, hướng vế phía Tây bờ biển Địa Trung Hải, ông đến thăm các quốc gia Châu Âu: Cộng hòa Liêng Bang Đức, Anh Quốc và Cộng Hòa Pháp. Từ lúc được các hãng truyền thông cho hay TNS Obama có thể đến thăm Âu châu tại các thủ đô: Berlin, London và Paris, toàn thể dân chúng châu Âu nổi lên cơn xôn xao giao động và xem “Obama Là Kennedy Thời Đại Của Chúng Ta”! Tờ Daily Telegraph vào ngày 18/7/08, đưa tin:

- 70% dân Ý ủng hộ ông Obama

- 67% dân Đức

- 65% dân Pháp

- 49% dân Anh  

Trong khi đó chỉ có:

-15% dân Ý ủng hộ McCain

 -  6%  dân Dức

 -  8%  dân Pháp

 -14%  dân Anh 

Một thực tế hiển nhiên là sau 7 năm dưới chính sách ngoại giao của Tổng thống Bush, hình ảnh của nước Mỹ đã trở nên mờ nhạt tại Âu châu, nhất là tại Đức. Nhưng bây giờ thì thiên hạ đổ dồn hết cảm tình vào ông Obama. Ông Obama trở nên thân thuộc với dân chúng châu Âu, và nhất là dân Đức quí mến ông Obama một cách lạ lùng và vô cùng nồng nhiệt! Họ xem ông Obama như Kennedy thế kỷ 21của họ! Trong bài này, chúng tôi xin giới hạn, chỉ nói về Obama với ý nghĩa lịch sử của bài diễn văn của ông đọc ở công trường -Victory Column - tại Berlin, với hàng triệu dân Âu châu theo dõi bài diễn văn lịch sử ấy! Chính phủ Đức ước đoán có hàng triệu người sẽ đến công trường Strasse-Des-17-Juni, giữa Brandenburg Gate và Victory Column để nghe ông Obama nói, chưa kể hơn 2 trăm ngàn người sẽ đến tại chỗ, công trường Victory Column, để trực diện nghe và nhìn thấy ông Obama nói vào 19:00 giờ, chiều thứ Năm, 24-7-08. Chính phủ Đức trang bị cho cuộc nói chuyện của ông Obama rất là công phu: đặt máy thu hình có màng cực lớn ngay tại các công trường Victory Column và các nơi công cộng. Thoạt tiên ông Obama muốn đọc bài diễn văn tranh cử của mình tại Brandenburg Gate. Brandenburg Gate là biểu tượng của sự thống nhất nước Đức sau 40 năm chia cắt vì chiến-tranh-lạnh. Brandenburg Gate cũng là nơi Tổng thống Kennedy, năm 1963 đã đến đó đọc bài diễn văn nhắn gửi thế giới Cộng sản phía bên kia tường đông Bá linh! Tổng thống Kennedy cảm nhận sâu sắc nỗi đau đớn của dân tôc Đức bị chia cắt, đã phát biểu câu nói bằng tiếng Đức lưu lại hậu thế: “Ich bin ein Berliner”, tôi là công dân Bá linh! Và cũng nơi này, năm 1987 Tổng thống Mỹ, Renald Regan, kêu gọi chính quyền cộng sản hãy phá bỏ bức tường ô nhục Đông Bá linh! Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton cũng đến đây nói về hòa bình thế giới sau chiến-tranh-lạnh! Nhưng Thủ tướng Đức, Angela Merkel, từ chối và bà chỉ trích kế hoạch của ông Obama trong ý đồ sử dụng Brandenburg Gate như bối cảnh cho bài diễn văn tranh cử của ông. Tuy nhiên Ngoại trưởng Đức, Frank Walter Steinmeier, lại công khai hoan nghênh ý muốn của ông Obama! Cuối cùng, Ngoại trưởng Steinmeier và Thủ tướng Merkel đều rất hoan hỉ trước chuyến viếng thăm Đức của ông Obama, nên cả hai đều hạ bớt giọng gay gắt tranh luận, và đồng ý cho ông Obama nói chuyên với dân Đức tại công trường Victory Column, cách Brandenburg Gate chừng 1 mile.

Theo thông tin của Yahoo(1), ngay sau khi đến phi trường Tegel, ông Barack Obama có cuộc thảo luận với Chancellor Angela Merkel về chiến tranh Iraq và chiến tranh Afghanistan, về vấn đề Khí hậu Toàn cầu và Năng lượng. Cuộc hòa đàm được miêu tả là rất cởi mở và đề cập đến nhiều vấn đề khác: Tiến trình hòa bình ở Trung Đông, quan hệ kinh tế với khối Đại Tây Dương, Kinh tế Toàn cầu, và nhu cầu về một Tổ chức Toàn cầu với đẳng cấp quốc tế để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng có tính cách toàn cầu. Trong buổi hòa đàm TNS Obama và Chancellor Angela Merkel luôn luôn nhấn mạnh quan hệ thân hữu giữa LiênBang Cộng Hòa Đức và Hoa Kỳ. Việc đón chào ông Obama tai phi trường Tegel được tổ chức thật long trọng. Hộ tống ông Obama từ phi trường đến gặp Chancellor Angela Merkel gồm có hai đoàn xe BMW và Mercedez Benz màu đen, với một lực lượng cảnh sát và trinh sát gồm có 700 người để bảo vệ ông. Dân chúng Đức tập hợp trên đường chào mừng ông Obama như một vị quốc khách. Ông Obama được Chancellor Angela Merkel tiếp kiến tại điện Reichstag. Điện Reichstag bề thế hơn nhiều Tòa Bạch Ốc và rộng lớn gắp 3 lần điện Elyssée của Pháp! Sau khi hội đàm với Thủ tướng Merkel, ông Obama được hộ tống về khách sạn Aldon. Khi ông bước ra khỏi xe để đi vào khách sạn, một thanh niên Đức hô lớn bằng tiếng Mỹ: “YES WE CAN!”- người thanh niên này tỏ ý nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ chủ đề tranh cử của ông Obama. Vào ngày thứ Năm, 24/7/08 ông Obama có cưộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức, Frank Walter Steinmeier. Và buổi chiều hôm đó dân chúng Đức và toàn thể Âu châu đang mong mỏi lắng nghe bài diễn văn của ông Obama đọc tại công trường Victory Column. Nhiều người Đức đã tỏ bày quan điểm và hy vọng của mình với phóng viên tờ báo Bild: chúng tôi nhớ Tổng thống Kennedy đã nói tại Berlin, 1963, một câu bằng tiếng Đức vô cùng ấn tượng cho người Đức chúng ta “ Ich bin ein Berliner”, và chúng tôi hy vọng ông Obama hôm nay sẽ nói: nước Mỹ và Châu Âu sẽ quan hệ với nhau mật thiết! Bấy lâu nay nhiều người nghĩ là không có một người Mỹ nào coi trọng sự quan hệ của Mỹ với Châu Âu và chúng tôi hy vọng bài diễn văn của ông Obama hôm nay nói lên được sự nhận thức đó là sai lầm!

Theo bài tường thuật của MSNBC: Excerpts From Barack Obama’s Speech in Berlin (2) bài diễn văn của ông Obama vang vọng bài diễn văn của một Tổng thống, măc dầu ông Obama đã khẳng định trước đó, là ông đọc bài diễn văn với tính chất và tư tưởng của một công dân Mỹ. Với khẩu khí vô cùng thuyết phục, ông Obama mở đầu bài diễn văn kêu gọi nhân dân toàn thế giới hôm nay hãy nhìn về Berlin, ở đây, để thống nhất châu Âu, một bức tường ngăn cách đã bị triêt hạ và cũng ở Berlin này đây đã khẳng định rằng không một thử thách nào dù cho có khó khăn cách mấy, cũng không thể ngăn cản được quyết tâm của nhân loại thống nhất thế giới thành một! (3)Và ông mong muốn những bức tường ngăn cách loài người, ngăn cách các tôn giáo, ngăn cách các châu lục, ngăn cách các sắc tộc, nếu còn, giờ này những bức tường ấy cần phải được triệt hạ! Ông khiêm tốn và nhìn nhận nước Mỹ không phải là một quốc gia hoàn hảo. Nước Mỹ cần sự hỗ trợ và hợp tác của Châu Âu và các châu lục khác trong việc xây dựng, bảo vệ nền hòa bình thế giới, trong việc chiến tranh chống khủng bố, trong việc phát triển kinh tế và năng lượng toàn cầu, trong công việc cải tạo làm trong sạch trái đất và giảm thiểu tối đa lượng carbonic trong bầu khí quyển, giải phóng nhân loại cho bằng được ra khỏi nguy cơ của hiện tượng nhà kiến…Nhưng ấn tượng nhất vẫn là câu kết luận của bài diễn văn của ông, làm hơn 200 ngàn cử tọa đứng lên vỗ tay vang dội một gốc trời thế giới, khi ông kêu gọi: “Nhân dân Berlin và nhân dân toàn thế giới nhận chân rằng những thử thách trước mắt còn nhiều khó khăn. Con đường trước mặt còn dài. Nhưng hôm nay tôi đến đây với quí vị và tôi muốn nói rằng chúng ta là những kẻ thừa kế của tinh thần đấu tranh cho Tự do…Chúng ta hãy cùng nhau kiến tạo chung một dòng lịch sử, và cùng nhau chấp nhận chung một hệ quả. Và một lần nữa, chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu đem lại Công bằng và Hòa bình cho nhân loại”.

Tất cả thế giới, Âu châu và nhất là người Đức sau khi nghe bài diễn văn của ông Obama đều nức lòng, hã dạ! Ai cũng đem lòng mến mộ ông Obama, mến mộ nước Mỹ. Nhân dân Âu châu và người Đức có lý khi họ gọi ông “Obama là Kennedy thế kỷ 21 của họ! ”

Không phải tự dưng mà nước Đức và châu Âu trải thảm đỏ đón tiếp ông Barack Obama ứng cử viên Tổng thống Mỹ-2008 như một vị lãnh đạo thật sự của nước Mỹ. Họ đã đánh giá đúng mức tầm vóc của ông Obama và chính ông Obama đã đáp ứng trọn vẹn sự đánh giá đúng đắng ấy! Xuyên suốt bài diễn văn của ông tại Victory Column, là cả tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng trong tình huynh đệ. Đó là nhận thức nhất quán của Chính phủ của ông trong tương lai. Sở dĩ ông nói lên được điều đó một cách thuyết phục với châu Âu và nhân dân Đức, là nhờ ông biết vượt lên chính mình! Ông là một người Mỹ tiến bộ sau khi hòan toàn lột xác, cởi bỏ mặc cảm của dân thiểu số, da màu. Barack Obama là một người Mỹ chân chính, yêu nước và yêu nhân loại.

Là người Mỹ gốc Việt, chúng ta học hỏi được rất nhiều từ ông Obama. Dù cho kết quả vào tháng 11 tới có ra sao chăng nữa, ông Obama có thể thành công và ông cũng có thể thất bại, chúng ta vẫn quyết tâm học hỏi ở ông, cởi bỏ dứt khoác mặc cảm “ kẻ tỵ nạn, kẻ ngụ cư”. Chúng ta phải liêm sĩ nhìn nhận ở ông Obama, một người Mỹ yêu nước chân chính, và có khẩu khí vô cùng thuyết phục vì ông có quyết tâm lớn: phải thay đổi bộ mặt nước Mỹ hôm nay! Phải làm sống lại “bản chất thượng thặng” (supremacy) về kinh tế, khoa học và tư tưởng cũng như tinh thần trách nhiệm của một nước Mỹ đã từng lãnh đạo thế giới trong gần nửa thế kỷ! Và ông nắm chắc quá trình thay đổi bộ mặt của nước Mỹ phải bắt đầu thay đổi từ mỗi con người, từ mỗi công dân Mỹ, phải làm sống dậy lòng yêu nước và niềm tự hào của họ. Có thế mới thay đổi thay đổi tầm nhìn của họ ra thế giới bên ngoài! Chúng ta không nên vì những tị hiềm hay mặc cảm nhỏ nhoi, vì những cái nhìn thiển cận mà đánh giá sai lầm ông Obama, gọi ông “kắc ké” là “kè nhông”. Hay bạo hơn nữa, có kẻ dám lên mặt đại diên cho hơn 300 triệu dân Mỹ dám đoan chắc rằng nước Mỹ trong hiện tình chưa cần đến một vị Tổng thống da màu và khuyên ông Obama rán chờ thêm 50 năm nữa. Chúng ta phải biết quay lưng lại với những câu nói thiển cận này! Đó là câu nói đầy mặc cảm của kẻ yếu hơn. Họ chưa vượt thoát khỏi tầm ‘văn hóa ghetto’: văn hóa của đố kị phi lý, văn hóa của những nạn nhân của ‘Hội Chứng Hậu Chiến’ (Post Traumatic Stress Disorder Syndrome), văn hóa của những nạn nhân trong các trại tập trung thời Đức Quốc Xã, trong những trại tù cải tạo của thời Vô Sản Chuyên Chính, trong những Trại Tỵ Nạn ở Đông Nam Á…Và đó cũng là văn hóa của những cấp bằng ‘Phó tiến sĩ’, ‘Tiến sĩ bổ túc’, ‘Tiến sĩ giấy’, ‘Tiến sĩ công thần’…

Trong hiên tình, sau hơn 30 năm lưu vong tại hải ngoại, cộng đồng Việt Nam hôm nay đã trưởng thành. Chúng ta không còn là người tỵ nạn, không còn là kẻ ngụ cư. Chúng ta là công dân Mỹ, công dân Pháp, công dân Úc…Gần đây xuất hiện một câu nói như luồn sinh khí mới trong cộng đồng ViệtNam tại hải ngoại: “We are no longer refugee, we are Americans”, đó là bản tuyên ngôn của Jackie Do Conley, đương nhiệm Chủ Tich Hội Đồng Quản Trị Hôi Người Việt, tại Illinois, USA. Câu nói của Bà Conly đánh thức tiềm năng của cộng đồng Viẹt Nam tại hải ngoại. Công đồng Việt Nam ở hải ngoại giờ này đã trưởng thành, đã và đang thật sự vương vai đóng góp xây dựng các quốc gia sở tại trên mọi phương diện: Giáo dục Đào tạo, Văn học nghệ thuật, Kinh doanh, Phát triển kinh tế, Chuyên viên trong các ngành nghề…Kỹ sư, Bác sỹ, Kỹ thuật viên…Ngạc nhiên hơn hết, tại Mỹ có gần 200 Chuyên Viên Cao Cấp Kỹ Thuật Không Gian người Mỹ gốc Việt đang hợp tác làm việc trong tổ chức NASA. Và hiện tại cũng có những đứa con của cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sanh tai các quốc gia sở tại, đang ở tuổi ứng cử viên của các chức năng dân cử rồi đó! Họ đã và có thể sẽ là thành viên của Hội đồng Thị xã, Hội đồng Tỉnh, Dân biểu, Nghị sĩ…Và cũng có người chỉ cần một vài năm nữa là đúng tuổi và có đầy đủ khả năng của ứng cử viên Tổng thống hay Thủ tướng! Câu hỏi trước mắt của chúng ta là Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại giờ này đã sẳn sàng để đứng sau lưng họ chưa"!./.

Oak park, Illinois USA

August 1st-2008

Đào Như

Bác sĩ Đào Trọng Thể

thetrongdao2000@yahoo.com

Chú thích

Nguồn 1: Obama &German Leaders discuss War and Ecomics/ Yahoo.             http://www.yahoo.com/s/ap/20080724/ap_on_el_pr/obama-germany.

Nguồn 2: Excerpts From Barack Obama’s Speech in Berlin              http://www.msnbc.msn.com/id/25825692.

Nguồn 3:

YTube          http://cosmos.best.yahoo.com/up/player/popup/"rn=3906861&=8967171&ch=42267148&5rc=news.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.