Hôm nay,  

Điểm Gặp Gỡ Chung Cho Tín Ngưỡng Việt

28/07/200800:00:00(Xem: 7496)
Nhiều nhà tiên đoán tương lai thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của phát triển sức mạnh tâm linh và tôn giáo. Cũng cần khoa học để tiến bộ như trong thế kỷ 20, nhưng đã đến lúc ai cũng thấy khoa học bó tay trước những vấn đề then chốt của cuộc đời, chưa kể những bệnh nan y, mà càng văn minh xem ra lại càng thêm nhiều chứng bệnh lạ.  Bệnh, lão, tử... luôn bám sát thân mệnh mình. Nhạc sĩ Hùng Lân đã nói lên rất sâu xa niềm thao thức này với Khúc Hát Trầm Tư:

 - Cái gì khiến tôi vượt qua giới hạn của không gian" Hạt bụi mà chạy đua ánh sáng, sậy mềm mà cật vấn tinh vân, bọt bèo lại vòng tay ôm lấy cõi trần"

 - Cái gì khiến tôi vượt qua giới hạn của thời gian" Hiện tại mà tìm đo dĩ vãng, một giờ mà dự kiến muôn năm, phận vờ mà lại mơ hạnh phúc không tàn.

TÌM TỤ ĐIỂM XÂY THỦY ĐIỆN LỰC

Con người luôn tìm cách vươn ra khỏi cái bị thịt xác thân và cái hộp hạn hẹp của không gian và thời gian. Ngày 20 tháng 7 năm 1969, phi thuyền Apollo 11 đã đưa Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên mặt Chị Hằng. Một chuyến đi đầy nguy hiểm, vì theo tính toán thì chỉ 50% cơ may có thể xuống được mặt trăng và 90% về lại được trái đất. Armstrong đã sung sướng nói lên: "Đây là bước nhỏ của một người, nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại."

 Giữa lúc nước Mỹ kỷ niệm 30 năm lần đầu tiên con người có thể vượt ra khỏi tinh cầu trái đất này mà đặt chân tới một trái cầu khác, dù chỉ là một chấm nhỏ li ti trong giải ngân hà, thì con trai của cố tổng thống Kennedy là John F. Kennedy, Jr. rơi máy bay đâm xuống biển chết. Một điều khó hiểu nhất về gia đình Kennedy: tiền tài danh vọng tột đỉnh mà cũng tai họa tận cùng. Có phải chữ tài liền với chữ tai một vần không"

Mà chẳng phải gia đình Kennedy. Có ai sống mãi trên cõi đời này đâu"! Trăn trở đi tìm giải đáp cho những khắc khoải và mang lại niềm an vui cho đời sống, mỗi tôn giáo đều có một hệ thống niềm tin riêng, một bối cảnh lịch sử và một truyền thống riêng liên hệ tới văn hóa và xã hội. Qua lịch sử, tôn giáo đã góp phần lớn lao cho nhân loại, thì nay trong lúc khẩn thiết đi tìm con đường mới vào thời điểm 2000, tôn giáo có cung cấp được kho tàng vốn giầu có của mình một cách hữu hiệu cho đúng sứ mạng không" Và nhất là đối với tiền đồ Việt tộc, tôn giáo có đóng được vai trò nào gom sức hưng phấn tinh thần sau những đổ vỡ tan hoang"

 Tôi vẫn hình dung tôn giáo  như dòng nước từ nguồn trên núi cao, chảy xuống đồng bằng làm tươi mát bao tâm hồn, nuôi sống bao sinh linh. Nhưng cũng đôi khi xẩy ra tai nạn vỡ đê hay vỡ đập gây tổn hại không ít. Các dòng sông chảy riêng rẽ vẫn tiếp tục sứ mạng của mình, nhưng khi hoàn cảnh cần đến thì cùng chuyển lực vào một chỗ sẽ phát sinh thủy điện lực mãnh liệt.

Mỗi tôn giáo đều mang những nét đặc thù quí báu, đến từ nhiều hướng khác biệt. Nhưng tôi tin rằng đối với người Việt mình, tụ điểm mà các tôn giáo có thể gặp gỡ chung được là Đạo Kính Tổ Tiên, tức Đạo Ông Bà, vì đây là niềm tin tưởng chung của dân Việt qua bao đời. Đây phải là tụ điểm lấy lại tinh thần xây được thủy điện lực như có lần triết gia Kim Định nói tới trong cuốn Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên: mất hồn, mất tinh thần, là vì mất niềm tin chung.

NÉT KHÁC BIỆT CĂN BẢN NƠI ĐẠO KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nhà huyền thoại học có thế giá vào bậc nhất là Joseph Campbell đã từng đưa ra nhận xét rằng gốc rễ mọi tôn giáo đều phát sinh từ hình ảnh đứa con đang nằm trong vòng tay mẹ: nó ngước mặt nhìn mẹ với tất cả vẻ trìu mến, và người mẹ nhìn nó với đầy vẻ yêu thương. Chính cái thái độ đó là Đạo, là đường, là cuống nhau, vượt qua cái xác thân nhỏ bé của mình mà nối lại vào lòng mẹ.

Đạo đã bắt đầu từ chính cảm quan xác thân dẫn đến tâm linh. Nhà nhân chủng học Le Debleu gọi là "tham dự vào huyền nhiệm". Đây mới là điểm riêng biệt của Đạo Kính Tổ Tiên nơi người Việt.

Vì nếu giữ hiếu với cha mẹ chỉ vì cha mẹ sinh thành dưỡng dục thì một con vật cũng có thái độ đó, một cành cây cũng có hiếu là gắn vào thân cây mới tươi tốt được.Và bất cứ dân tộc nào cũng đều kính tổ tiên chứ có riêng gì dân Việt, từ bộ lạc trong hang hốc đến những nền văn minh cổ như Roma hay Ai Cập. Chữ hiếu này liên hệ chặt chẽ với thể lý đi đến luân lý, phát sinh tình gia đình, tình gia tộc, tình bộ lạc, như kiểu uống nước nhớ nguồn, cố gắng làm nở mặt gia phong, giống nòi. Thứ tình này như chất nhựa sống, rất cần thiết, nhưng cũng nhiều khi trở thành ích kỷ khép kín, phát sinh tệ đoan vây cánh dòng họ và bó cột vào địa phương làm cản đà tiến chung.

 Vậy thì điều khác biệt cốt tủy nơi Đạo Ông Bà của người Việt nằm ở chỗ niềm tin vào nhân tính hồn thiêng bất tử từ một cội linh thiêng, con người là tụ đức của trời đất (thiên địa chi đức), vượt qua hộp vuông xác thân không thời mà tham dự được vào thiên tính. Cách xếp bài vị cũng bắt đầu từ thể lý bốn đời là cao, tằng, nỉ, tổ. Nhưng ở giữa là văn tổ, là nguồn thiêng chuyển nước xuống các mạch. Triết gia Kim Định đã diễn tả:

 Triết lý ngũ hành hệ tại mỗi hành phải móc nối được với trung cung hành thổ mới có đủ linh ứng: thủy, hỏa, mộc, kim đều phải đi qua hành Thổ mới trở thành linh nghiệm. Áp dụng vào việc thờ tổ tiên, là phải từ tiên tổ mình đi đến bản tính đồng nhiên của con người gọi là Văn Tổ, rồi từ đó tỏa ra khắp mọi người. Tương tự như bên ngũ hành: không được dừng lại ở một hành nào chung quanh, mà phải lấy Thổ trung cung làm nền móng. Trong việc thờ tổ tiên cũng thế, không được chỉ biết có cha, ông, tằng, tổ mình, nhưng phải vươn tới Tổ trên hết các tổ, cực tinh ròng gọi là Văn Tổ rất linh thiêng nên có tính cách phổ biến như trời cùng đất." (Kim Định, Hồn Nước với lễ Gia Tiên, Nam Cung, trang 30).

TỪ ĐẠO HIẾU TỚI ĐẠO TRỜI Đạo là đường. Tây phương lấy gốc từ chữ re-ligio tiếng La-tinh, là nối lại vào. Đạo là cái bè qua sông, là đường nối bờ hữu hạn sang vô hạn. Cũng như chữ yoga là cái ách (yoke) gắn cái cầy vào vai con trâu mà nhận được sức mạnh.

Đối với người Việt, Đạo Hiếu chính là cái rễ nối vào cội nguồn sức sống để cây đời có thể tươi nở. Từ tổ tiên của một dòng họ, một dân tộc, vươn tới văn tổ cội nguồn. Giờ chết được gọi là sinh thì, là giờ bắt đầu sống, là "birthday". Nên con cháu thường chỉ nhớ ngày giỗ chứ mấy ai nhớ ngày sinh như kiểu Âu Mỹ. Cha mẹ, ông bà, tổ tiên, dù xác đã chết, nhưng hồn vẫn sống mãi trong cội nguồn sức sống: Thác là thể phách, còn là tinh anh. Cội nguồn này người bình dân gọi là Ông Trời, là một thực thể hiển hiện trước mắt giữa đời thường chứ không phải là một ý niệm trừu tượng về nguyên lý hay đại ngã ở mãi bờ bên kia nào cả. Ca dao vẫn thường xuyên nói lên niềm tin này:

 Lạy Trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cầy

Lấy đầy bát cơm.

Lởi xởi Trời cởi cho

Lo xo Trời co lại.

 Chớ ta yêu nhau duyên phận mà thôi

Của Trời như nước hồ vơi lại đầy. 

 Khó giầu muôn sự tại Trời

Nhân sinh ai cũng kiếp người mà thôi.

Có thể nói, niềm tin vào Ông Trời đã có sẵn trong tâm thức người Việt trước cả khi các tôn giáo du nhập. Nguyễn Đăng Thục trong Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam (tập I, trang 416-417) cũng nói lên điều đó. Chính linh mục Đắc Lộ khi đến Việt Nam vào đầu thế kỷ thư 17 đã nhận ra như vậy nên đã "lấy đề tài thảo luận với họ về nguyên lý vạn vật và quyết định công bố dưới danh hiệu Chúa trời đất." (Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, trang 83). Tôi vẫn nghĩ danh xưng Đức Chúa Trời gần gũi với tâm thức Việt hơn là danh xưng Thiên Chúa, mặc dù cũng cùng một nghĩa.

Bộ truyện thiêng Lĩnh Nam của Việt Tộc có hai truyện nói rất rõ về Đạo Ông Bà liên hệ trực tiếp với Đạo Trời.

 An Tiêm dù gặp khó vẫn tin tưởng "Trời sinh Trời dưỡng" nên đã trở thành giầu có do ơn Trời với nghề trồng dưa hấu. Ông đã dùng dưa hấu để dâng cúng tổ tiên. Việc dâng cúng này nói lên lòng biết ơn cái đức của tổ tiên để lại và tạ ơn Trời.

 Hoàng Tử Tiết Liệu đã thể hiện được chữ Hiếu khi được ơn trên soi sáng dâng bánh chưng vuông và bánh dày tròn. Cắm chấu con người hữu hạn vuông cạnh vào nguồn điện trời tròn viên mãn là công thức thắng giải được lên làm vua sống sang giầu sung mãn. Đó cũng là điều mà khoa tâm lý ngày nay chứng minh về liên hệ tình gia đình với sự lành mạnh tinh thần. Còn hiếu thì nước còn chảy, cây còn tươi, đèn còn sáng, máy còn chạy: Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn. Như vậy, tiến trình thể hiện Đạo bắt đầu từ cảm nghiệm gia đình, nên không thể yêu Chúa nếu không biết cho tròn chữ Hiếu, không biết yêu thương cha mẹ, dòng giống mình. Bất hiếu là đồ vô phúc, cành lá sẽ héo, nhà sẽ bị mất điện thành tăm tối nghèo nàn.

Kho tàng kim cương giầu có Chúa đã chôn giấu trong tình thân thương dòng tộc, trong chính đáy lòng mỗi người. Trở về nối được vào dòng sức sống này là thể hiện chữ Hiếu đúng nghĩa, là tìm được sung túc an lạc của đời sống, như Tin Vui của Chúa:

"Nước Trời giống chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. Nước Trời lại giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc. Tìm được một viên ngọc quí, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy."(Mt 13:44-45)

BỤI NÀO CHO ĐỤC ĐƯỢC MÌNH"

Vì Hiếu nên Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh cam chịu lao đao vùi giập. Chủ đích của Nguyễn Du không phải để quảng diễn những cung oán thê thảm của kiếp người, cũng không phải để đưa giải quyết đấu tranh xã hội nhất thời, mà nhằm nói lên được thái độ đương đầu với mọi nghịch cảnh trong niềm tin căn bản của dân Việt: Dù ai nói ngược nói xuôi, Ta đây vẫn giữ đạo Trời khăng khăng.

Ai cũng có lúc đoạn trường chứ chẳng riêng gì nàng Kiều vào buổi giao thời đảo điên ấy. Vì đầm sen nào chẳng có bùn, cuộc đời nào chẳng có gió bụi. Thúy Kiều gặp quả đắng đâu phải vì do nhân mặn; cũng đâu phải vì có tài nên gặp tai như thuyết định mệnh, vì rất nhiều người không có chữ tài mà vẫn cứ liền với chữ tai một vần đấy.

Người sao hiếu nghĩa đủ đường

Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi"

Nhưng sứ điệp của Nguyễn Du là tìm câu giải đáp cho những đứt ruột của cuộc đời, là tân thanh trong đoạn trường, là tiếng vui trong bùn lầy. Cứ nhất định kiên trì tin tưởng vào lẽ Đạo, vào chữ Tâm của hồn thiêng bất tử. Chẳng bùn nào vùi giập được sen, vẫn lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Sứ điệp này đã vang vọng qua lời ca dao là hơi thở giống nòi trong phim Ba Mùa (Three Seasons):

Đố ai biết lúa mấy cây

Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng.

Đố ai quét sạch lá rừng

Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.

Giáo sư Lê Hữu Mục trong cuộc hội thảo của sinh viên đại học hè Nancy 1998 về Truyện Kiều và tuổi trẻ, đã đưa ra nhận định về hồn thiêng bất tử trong tâm thức Việt: "Nguyễn Du không hề chủ trương rằng con người mà ta có duy nhất đây sẽ bị tan loãng và mất hút trong đại ngã; ông cũng không hề thấy rằng con người chỉ là một làn sóng, một ngày nào đó sẽ trở về với nước trong lòng đại dương. Nàng Đạm Tiên của Nguyễn Du sẽ mãi mãi là nàng Đạm Tiên với tất cả những mối liên hệ mà nàng đã đan dọc thêu ngang được, với tất cả lịch sử mà nàng đã sống, dù đó chỉ là lịch sử của một hội đoạn trường." (Truyện Kiều với Tuổi Trẻ, Làng Văn, trang 683). Niềm tin vào Đạo Trời mãnh liệt lắm. Đó là mùa thứ ba, hóa giải hai mùa nắng nực và mưa sũng, mùa của chữ tâm, mang phép mầu biến đổi tất cả: Có Trời mà cũng tại ta.

Khi nàng lấy hiếu làm trinh

Bụi nào cho đục được mình ấy vay"

Trời còn để có hôm nay

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.

TỪ MỘT CỘI RẤT LINH THIÊNG

Hỏi tên rằng biển xanh dâu

Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa.

Bùi Giáng đã trăn trở buông ra tiếng thở dài của cõi người ta như thế, giống như lời ca của Hùng Lân trong Khúc Hát Trầm Tư vẫn như còn đang tiếp tục vang vọng:

- Cái gì khiến tôi lặng nghe tiếng thầm của dòng sông" Thuyền nào từng rời theo nước cuốn, thuyền nào về từ bến muôn phương, nhịp chèo nào nhặt khoan mong nối hai vô cùng"

- Cái gì khiến tôi vượt qua giới hạn của phù vân" Tìm điều nào đẹp hơn no ấm, tìm lời nào định nghĩa thanh danh, gì còn lại thật khi thân xác hư tàn"

Đối diện với cõi chết, con người mới thực sự thấy được cái gì mất, cái gì còn, lúc nào ra đi và lúc nào trở về. Tôi vui chơi giữa đời (ối a) biết đâu nguồn cội! Trong sa mạc hoang vu không còn gì để bám víu, kể cả bám víu vào việc ngồi hít thở mà hưởng thú hiện tại như kiểu "New Age", người Do Thái nhận thức được niềm tin vào Chúa Trời duy nhất: con người chỉ là một đứa bé nhỏ như hạt cát sa mạc bao la kia đang được bàn tay rộng lớn từ trên bao bọc dẫn đường. Lúc bị tước đoạt trơ trụi nhất cũng chính là lúc nhận ra được an toàn đầy đủ nhất. Người Do Thái đã chỉ biết bước đi với Đấng Toàn Năng đang dẫn mình đi, thể nghiệm chữ Hiếu đúng nghĩa với người Cha đích thật, và đã ghi lại những cảm nghiệm nối được vào nguồn sung mãn thành một pho sách gọi là Thánh Kinh. Tiếp nối truyền thống này, người Công giáo gặp gỡ được Chúa không như một khối lực vô vi hay như một Ông Trời mông lung ở mãi xa xôi, nhưng là một người Cha biết yêu thương gần gũi, đã nhập thể làm người và cư ngụ giữa lòng nhân thế.

Sinh ra làm người Việt, tôi tin chắc gặp được Đức Chúa Trời trong cảm nghiệm sống của tôi, trong tình nghĩa gia đình, dòng tộc, trong lịch sử kiêu hùng mà cũng rất bi thảm của dân tộc tôi. Đã tới lúc tôi cần nhận lại tất cả, nối lại tất cả, từ cảm nghiệm ngàn đời của tổ tiên, và ghi lại Hình Dung Một Cuốn Sách Khác với nhà thơ Du Tử Lê trong Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ:

 không ai hiểu thịt da tôi bìa sách

bọc, bao ngoài quá đỗi thực, hư: riêng

không ai hiểu linh hồn tôi mướt, sạch

mọc lên từ một cội rất linh thiêng.

Lm. Trần Cao Tường

Mời vào Mạng Lưới Dũng Lạc: www.dunglac.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.