Hôm nay,  

Ảo Vọng Kinh Tế Của Việt Nam

09/07/200800:00:00(Xem: 10687)
...Bây giờ, mấy trái bóng đầu cơ đã bể và một thiểu số có tiền đẩu cơ đã bị thiệt hại nặng...

Sau tháng Năm sóng gió và tháng Sáu hoang mang, qua tháng Bảy, tình hình kinh tế Việt Nam đã có vài chỉ dấu tương đối khả quan. Đây chính là lúc mà sự lạc quan không cơ sở có thể khiến Việt Nam không nhìn thấy nguy cơ trước mắt mà xa rời mục tiêu cấp thiết là chặn đà lạm phát. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ phân tích vấn đề này qua cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Xin kính chào ông Nghĩa. Kinh tế Việt Nam sau mấy tháng sóng gió bước qua tháng Bảy, đã có vài chỉ dấu tốt đẹp hơn. Một thí dụ nổi bật là thị trường cổ phiếu đã hưng phấn với 10 phiên lên giá liên tiếp và chỉ số VNIndex có thể chạm ngưỡng 450 điểm. Một thí dụ khác là nhiều nhà quan sát bên ngoài cho là việc ngăn ngừa lạm phát đã có kết quả nên Việt Nam khỏi cần nâng thêm lãi suất ngân hàng vì có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Chương trình kỳ này sẽ tìm hiểu về sự kiện đó, cụ thể là Việt Nam đã ra khỏi nguy cơ khủng hoảng hay chưa"

Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là ông nghĩ sao về những chỉ dấu lạc quan như ta vừa thấy"

- Ở giữa cơn sóng gió, cái khó là tầm nhìn. Tầm nhìn gần hay xa sẽ chi phối những người đang có trách nhiệm cầm tay lái, và tai hoạ thường xảy ra chính là khi người ta tưởng là đã thoát hiểm.

- Chúng ta đã thấy thị trường chứng khoán nhích khỏi đáy và chỉ số VN Index đang xê dịch giữa mức nâng là 350 và mức chặn là 450, nếu qua được mức 450 điểm thì còn có thể lên, nhưng sau mấy phiên lạc quan và hồi hộp, ta vẫn có thể thấy lại 350 điểm. Chỉ dấu lạc quan thứ hai là dường như đầu tư nước ngoài vẫn đang đổ vào Việt Nam, với thí dụ sôi nổi là một nhà máy luyện kim vừa được khởi công tại miền Trung, nhưng thật ra đây là một dự án đã được trù tính từ lâu rồi. Chỉ dấu lạc quan nhất là thị trường mua bán đô la giữa các ngân hàng đã có vẻ khởi sắc với khối lượng giao dịch cao hơn sau khi biên độ mua bán được mở rộng và trị giá đồng bạc Việt Nam đã hết sụt trên thị trường tự do, những người muốn mua đô la vẫn có thể đổi ở ngân hàng với giá niêm yết chính thức. Tuy nhiên, những dấu hiệu ấy vẫn chưa hẳn là khả quan vì các vấn đề có thể gây ra nguy cơ khủng hoảng vẫn còn nguyên vẹn.

Hỏi: Hôm Thứ Ba vừa qua, hai ngân hàng thương mại đã cam kết là có đủ đô la để cung cứng cho khách hàng theo đúng giá niêm yết, như vậy cũng là một chỉ dấu tốt đẹp hơn chứ" Nhưng ông lại cho rằng các vấn đề có nguy cơ gây ra khủng hoảng cho Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn, vậy vấn đề ông cho là đáng quan ngại nhất hiện nay là gì"

- Là sự lạc quan thái quá của nhiều giới hữu trách hai năm trước khi thấy tiền trút vào quá nhiều, gây ấn tượng phải gọi lả "phồn vinh giả tạo" trên một cơ chế quản lý lỏng lẻo bị chi phối bởi quá nhiều quyền lợi cục bộ.

- Tôi xin giải thích: đầu tư nước ngoài và ngoại hối do người Việt bên ngoài gửi về đã tràn ngập một thị trường quá thô thiển vốn đã bị ứ vì tín dụng cấp phát rộng rãi. Ngân hàng Trung ương không thể hút lại để đông lạnh một lượng thanh khoản lớn như vậy nên bong bóng đầu cơ đã căng phồng trên thị trường chứng khoán và bất động sản, và lạm phát tiền tệ đã bùng nổ.

- Bây giờ, mấy trái bóng đầu cơ đã bể và một thiểu số có tiền đẩu cơ đã bị thiệt hại nặng. Nhưng thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về quảng đại quần chúng bình dân, là nạn nhân của lạm phát, trong sáu tháng đầu năm đã lên tới 27%. Cho đến nay, yếu tố gây ra lạm phát vẫn chưa bị đẩy lui nên vấn đề vẫn còn đó. Điều nguy hại là sau khi do dự rồi phải nâng lãi suất lên khỏi số âm, Việt Nam lại được một số doanh gia nước ngoài khuyên là lãi suất cao như vậy sẽ cản trở sản xuất, với hàm ý là Việt Nam nên hạ lãi suất. Giữa hai ưu tiên là tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, Chính quyền Việt Nam lại phân vân nữa, nếu mà lỏng tay kiềm chế lạm phát thì sẽ bị khủng hoảng mạnh.

Hỏi: Nhiều người ở trong và ngoài chính quyền Việt Nam có nhận định rằng việc giải trừ lạm phát đã có vẻ có kết quả. Ông nghĩ sao về kết luận đó"

- Tôi e là sự thể chưa được tốt đẹp như vậy. Thị trường còn một số lượng tiền đồng rất lớn được bơm ra từ năm ngoái mà vẫn mai phục đâu đó để có thể sẽ lại thổi bùng lạm phát. Chưa kể là Chính phủ Việt Nam không thể tiếp tục trợ giá nên có lúc phải tuột tay thả nổi và giá cả sẽ tăng vọt nay mai, nay hơn là mai. Trong khi ấy, ta không quên rằng năng lượng, xăng dầu và nguyên nhiên vật liệu vẫn còn tăng giá trên thế giới, nên sẽ còn gây ra lạm phát vì phí tổn ở đầu vào cho Việt Nam.

Hỏi: Như vậy, vấn đề thứ nhất là tiền quá rẻ tràn vào một bộ máy quá lỏng lẻo như ông trình bày, vấn đề kế tiếp là gì"

- Cũng vì tiền rẻ và dư trong một cơ chế thật ra là bất toàn, nên Việt Nam đã nhập khẩu bừa phứa và bị nhập siêu quá nặng, khoảng 17 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm. Vấn đề chìm sâu bên dưới mà không ai giải quyết là: "ai đã nhập khẩu, ai đã cho phép nhập và nhập để làm gì cho sản xuất hầu nâng cao số cung"" Cơ chế lỏng lẻo và quyền lợi phân tán khiến nhiều cơ sở phóng tay mua bán hàng ngoại để trục lợi ở giữa mà chế độ kiểm soát và thuế khoá lại bất lực không ngăn ngừa nổi.

- Khi Việt Nam chưa giải quyết cốt tủy của vấn đề này thì sẽ còn bị nhập siêu nặng và thiếu hụt chi phó, tức là cán cân vãng lai, mà gia tăng sẽ càng đánh sụt giá đồng bạc. Một nơi cần xem xét là hệ thống doanh nghiệp nhà nước và những vòi đỉa do hệ thống này thiết lập ở nước ngoài đã thu hút nhập khẩu vì lợi ích riêng và gây thiệt hại cho kinh tế quốc dân. Vì vậy, nguy cơ khủng hoảng vẫn còn đó!

Hỏi: Nhìn từ bên ngoài thì giới đầu tư quốc tế nhận định ra sao về nguy cơ này"

- Nhìn trong trường kỳ thì Việt Nam vẫn có triển vọng nếu vượt qua sơn sốt vỡ da vì nạn hồ hởi sảng sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng trước mắt thì những ai ở trong cuộc, đã có cơ sở làm ăn tại Việt Nam, đều thủ thế phòng ngừa. Những công ty còn đứng ngoài thì gặp cảnh ngộ mình hay ví von là "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ", nôm na là vẫn tưởng bở. Chính quyền thì giấu biến những khó khăn của các công ty đang kinh doanh tại Việt Nam, điển hình là Nhật Bản hay Nam Hàn, mà chỉ nói đến những dự tính này nọ của các tập đoàn chưa nhập cuộc. Tôi nghĩ rằng tuyên truyền như vậy thì cũng hiểu được, nhưng lại tưởng thật vào sự tuyên truyền như vậy là điều cực không nên!

Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, nếu có thể nhân cơ hội này mà giải quyết những vấn đề ông gọi là cốt tủy, Việt Nam cần phải làm những gì"

- Nói ra thì khác gì nước đổ lá môn vì những người trong cuộc không thể không thấy, nhưng thấy rồi để đấy, như ta có thể kiểm nghiệm qua Hội nghị bảy của Ban chấp hành Trung ương kỳ này.

Hỏi: Nhưng nếu thính giả muốn nghe về những giải pháp khác cho Việt Nam thì về nguyên tắc hay lý tưởng, Việt Nam cần làm những gì để thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng trước mắt"

- Thứ nhất là Việt Nam phải xác định lại ưu tiên là giải trừ lạm phát qua việc xiết chặt tiền tệ, hạn chế công chi và nhất là tăng cường kiểm soát và kỷ luật với các doanh nghiệp nhà nước, là điều mà Bộ Chính trị và Trung ương đảng không làm nổi vì nhiều mắc mứu về quyền lợi.

- Thứ hai, nên kiện toàn hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính để có bộ máy huy động và phân phối tiền bạc cho lành mạnh và khả tín hơn, tức là đáng tin hơn, thay vì gây ra lạm phát cho dân chúng mà giúp cho một thiểu số trục lợi bất chính.

- Thứ ba, phải cấp tốc chấn chỉnh hai loại hạ tầng cơ sở. Loại thứ nhất là hạ tầng cơ sở luật lệ của chính quyền, của cơ quan các cấp, kể cả các cơ quan tư pháp. Phải chấn chỉnh để chính sách được thi hành minh bạch, nhất quán. Trong tinh thần kiện toàn cơ sở ấy, cũng phải giải phóng cho truyền thông báo chí được tự do hơn và độc lập với các thế lực nhà nước. Loại thứ hai là hạ tầng cơ sở vật chất như cầu đường, hệ thống giao thông, tồn trữ và phân phối. Lạm phát có thể xảy ra vì ách tắc của hạ tầng chuyển vận và phân phối, và đầu cơ xảy ra vì yếu kém về hạ tầng cơ sở luật lệ.

- Thứ tư, phải cấp tốc cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo để có thêm nhân công có tay nghề và chuyên viên có thực tài. Thành phần nhân lực ấy mới quyết định về trị giá gia tăng hay đóng góp của người Việt trong tiến trình sản xuất kinh tế. Đây là kế hoạch chỉ có kết quả trong lâu dài nên càng phải sớm khởi sự.

- Sau cùng và thứ năm, Việt Nam phải có biện pháp nâng đỡ thành phần nghèo khốn nhất lồng trong một chiến lược lâu dài là ưu tiên chú trọng đến đa số người dân và đến khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì chỉ tập trung vào việc xuất khẩu hoặc buôn bán với thị trường bên ngoài. Với dân số 86 triệu, thị trường nội địa cũng đủ hấp dẫn cho việc đầu tư nếu hạ tầng được cải thiện và lợi tức dân chúng nông thôn có gia tăng trong thực tế.

Hỏi: Nói đến việc nâng cao khả năng quyết định của người Việt Nam,  ông nghĩ sao về hy vọng thực hiện những chương trình cải cách như ông vừa trình bày"

- Tôi thiển nghĩ rằng ngần ấy việc đều là cần thiết để thoát cơn khủng hoảng, nhưng chỉ có thể thi hành được nếu chính quyền thay đổi tư duy, hoặc Việt Nam có một hệ thống chính trị khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm nay, tôi có cảm giác bất an vì báo cáo của IMF thì quá lạc quan trong khi dư luận chỉ chú trọng đến tai tiếng
Thời gian này, tôi luôn phải sống trong hai trạng thái tình cảm: yêu thương, căm giận, sung sướng và khổ đau, hai làn ranh giới rõ nét
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ còn cách chúng ta chừng 20 tháng, nhưng đã tưng bừng nhộn nhịp còn hơn cuộc bầu cử tổng thống Pháp
Còn ba tuần nữa, ở Pháp sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vòng 1. Hôm nào tôi đến trường cũng nghe sinh viên bàn tán sôi nổi về chuyện này
Những tưởng rằng có sự chỉ đạo của kiểm tra trung ương đảng trên thủ đô Hà Nội nhắc nhở, chắc lần này tôi sẽ được giải quyết
Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết trong tổng số 12 tỉnh
Ngoại trừ Quốc hội khóa I năm 1946, từ đó đến khoá XI vừa kết thúc, chưa bao giờ có Cuộc bầu cử Quốc hội nào lại được bàn tán
Bước vào cửa thiền, ít thiền sinh nào không biết đến công án nổi tiếng “Tiếng vỗ của một bàn tay”.
Ông Nguyễn Minh Triết tạo được cảm tình vì tác phong điềm đạm. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng từ tốn nhưng trẻ trung linh hoạt hơn một chút
Ngày mùng 10 vừa qua, Thượng viện Hoa Kỳ lại bỏ phiếu một lần nữa để thông qua đạo luật về phôi bào gốc (embryonic stem cell)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.