Hôm nay,  

Seattle: Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Từ Bi, Không Bạo Lực

4/23/200800:00:00(View: 7820)

SEATTLE, Wash.- (VBMN) --  Trước một khối lượng trên 50 ngàn khán giả tham dự buổi đại hội đầy nắng ấm tại Sân Vận Động Qwest Field, Seattle, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra lời khích lệ hãy xử dụng tình thương và không bạo lực để sáng tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong kêu gọi giải trừ vũ khí nguyên tử, kể cả việc loại trừ hoàn toàn các loại vũ khí hạch nhân. Trong y phục áo hồng bào, ngồi trên một chiếc ghế bành mầu đỏ, trên một tấm bục phủ thảm đỏ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Ý tưởng chiến tranh đã lỗi thời rồi." Thông điệp của Ngài  là một chương trình kéo dài 3 giờ với 1000 người diển hành văn hóa đa chủng và hơn 100 tay trống và một ca đoàn đông đảo các học sinh và phụ huynh.

Trước một khối lượng khán giả tham dự đông nhất tại Qwest Field, trong lịch trình kéo dài 5 ngày thuyết giảng về tình thương và không bạo lực khởi đi từ Thứ Sáu 11/4 và chấm dứt vào Thứ Ba 14/4, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được hoan hô và ngợi ca nồng nhiệt. Giới thiệu vị lãnh đạo Phật Giáo, Bà Thống Đốc Chris Gregoire tôn vinh Ngài là "một nhân vật khiêm tốn sâu xa của hòa bình", Ngài đã hành động vì hòa bình khắp mọi nơi trên thế giới.

Ngài nói về sự cần thiết phải thương yêu kẻ thù nhưng đã không đề cập đến những vụ rối loạn xảy ra mới đây ở Tây Tạng, quê hương của Ngài và đã bị nhà cầm quyền Trung Cộng trấn áp.

Một phát ngôn nhân của tổ chức "Những Hạt Giống của Tình Thương", là tổ chức bảo trợ cho toàn bộ hoạt động trong 5 ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma thuật lại rằng cảnh sát Seattle cho biết không có các cuộc biểu tình bên ngoài sân vận động này.

Bên trong sân vận động, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với 50,817 người tham dự là phải hành động hướng tới trong phạm vi "giải trừ quân bị toàn thế giới."

"Chúng ta có cùng chung khả năng, cùng chung khả năng tiềm tàng để phát triển tình thương," Ngài nói. Ngài ca ngợi phụ nữ nói chung vì tính nhạy cảm và tình thương của họ, và Ngài nói phụ nữ cần phải đảm nhận nhiều vai trò lãnh đạo hơn trong xã hội.

Đức Đạt lai Lạt Ma, 72 tuổi, bước lên bục trải thảm trong áo bào đỏ được các người tham dự reo hò hoan hô.

Một phát ngôn nhân xướng lên: "Thưa Quý Bà, Quý Ông, xin chào mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14." Tháp tùng Ngài là Bà Chris Gregoire, Thống Đốc tiểu bang Washinghton, Ngài chắp hai bàn tay lại và cúi đầu chào mọi người.

Một đám diễn hành đa văn hóa đại diện tiểu bang Washington tiến vào vận động trường, mặc quốc phục, mang  cờ và biểu ngữ của từng dân tộc trong nhịp trống tưng bừng của hơn một trăm tay trống.

Emcee Carolyn Douglas, phái viên của KING 5 TV nói "thật là khiêm tốn" được đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Seattle, cô nói tiếp, "phải phải trải qua thì bạn mới hiểu được sư đau khổ."

 Kalsang Dolma, một cư dân Tacoma và người cậu, Nima Dorjee, là những người đã tràn ngập sân vận động chờ đợi để được chiêm ngưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đối với những Phật Tử Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma không chỉ là một người nổi tiếng đoạt Giải Nobel Hòa Bình. Ngài là lãnh tụ tinh thần của họ. Trong chuyến viếng thăm của Ngài, thật khó lòng có cơ hội để được gặp gỡ Ngài ở gần Tacoma.

" Tôi cảm thấy rất hãnh được ở đây," Dolma nói, cô là một sinh viên đang theo học tại TCC (Tacoma Community College). Hôm nay là một ngày rất đặc biệt.

Ông Dorjee,70 tuổi, cậu của Dolma, chia xẻ niền vui khi được nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma. "Tôi muốn gặp Ngài bởi vì Ngài là lãnh tụ tinh thần và là lãnh tụ của tôi."

Mặc dù Dolma và Dorjee đã từng được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ trước đây, nhưng những người khác rất thích thú được gặp Ngài lần đầu tiên.

"Để được là một phần của năng lực đang tiến tới một điều gì đấy, bạn thực sự không thể vắng (trong một sư kiện như thế này). Ông Adam Pospychala, một cư dân khác của Tacoma phát biểu. "Tôi nổi da gà nói về việc này. Nó thật là tuyệt vời."

Vợ của ông, bà Chaundra nói bà đến đây để chia xẻ những cảm xúc về hòa bình với những người trong đám đông.

Ông Ron Brow, 65 tuổi, lái xe đi một hành trình 540 dậm từ Boise, Idaho, để được nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Brow nói: "Tôi thực sự muốn khám phá ra điều gì sẽ tương tự như sự hiện diện của Ngài."

Peter Schmidt, 33 tuổi, cư dân Seattle, và vợ ông, Jennifer, được một người bạn cho vé vào cửa sáng hôm nay. "Đây thực sự là một dịp may lớn lao," ông Schmisdt nói, ông là một nhà châm cứu, ủng hộ mọi thông điệp và các bài thuyết giảng của Ngài trong chuyến viếng thăm lịch sử tại Seattle.

"Tình thương dường như là một đức tính sắp tàn," Ông Schmidt nói. " Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để gieo trồng những hạt giống của tình thương, tôi toàn tâm cho việc làm này."

Một chiếc ghế bọc nệm đỏ để chờ nhà lãnh đạo Phật Giáo tại khán đài trung tâm phía nam cuối sân vận động. Nơi đây có các cột gôn đứng như thường lệ.

Một biểu tượng màu vàng rực rỡ của Seeds of Compassion, là tên gọi của các bài thuyết giảng về tình thương và hòa bình bao phủ trung tâm sân vận động.

Khán giả cột các vòng đeo tay hợp nhất, với ba vòng dây hột cườm và mỗi người một vòng dây khác cuốn vào tay trong chương trình cuối cùng. Khán giả cũng được nhận những tấm thẻ để viết vào đó "compassion" nghĩa là gì với họ để trình chiếu trên màn ảnh video trong thời gian chương trình tiến hành.

Người ta trông đợi hơn 150 ngàn người tham dự những buổi nói chuyện về Tình Thương và Hoà Bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Seattle.

(Bùi Quốc Hùng, theo Steve Maynard, thenewstribune.com)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.