Hôm nay,  

Hòa Lan: Dự Lễ Tốt Nghiệp Của 1 Sĩ Quan Quân Y Gốc VN

25/03/200800:00:00(Xem: 10380)

Từ 1 tị nạn trẻ trở thành 1 sĩ quan quân y Hòa Lan

Ngày 20 tháng 03 năm 2008, theo thư mời của Commando Diensten Centra. Chúng tôi đến dự lễ tốt nghiệp của trường Sĩ Quan Quân Y Quân-Đội Hòa Lan,  lễ tốt nghiệp này có một tân khoa, Đại Uý Hải Quân là người Hòa Lan gốc Việt. Tại Noodweg 37, 1213 PW Hilversum. Người Y Sĩ  Hải Quân gốc Việt khi rời Việt Nam theo cha đi tỵ nạn chưa đầy  4 tuổi.

A- Chúng tôi đến địa điểm tổ chứa lễ mãn khóa, vào một buổi chiều mùa đông có mưa rơi và gió lạnh.

Trường Quân Y của quân đội xứ Hòang Gia nằm giữa khu rừng, thuộc địa hạt của thị xã Hilversum; sau khi xe chạy  rẽ vào cổng của bản doanh quân trường, xe được chạy đến bãi đậu nằm bên tay phải của cổng vào. Để xe xong chúng tôi phải đi bộ" một khoảng cách xa mới đến nơi tổ chức lễ mãn khóa. Nơi tổ chức buổi lễ là một hội trường nhỏ nhưng ấm cúng, vì mỗi khóa ra trường của sĩ quan Quân Y  Hòa Lan không đông. Trong khóa này có 11 sĩ quan Quân Y ra trường cấp đại uý của các binh chủng: Hải Quân, Lục Quân và Không Quân.

Sau phần chào mừng và giới thiệu buổi lễ của người điều khiển, Đại tá  Bác sĩ Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y Kolonel W.J. Hakkennes (Instituut Defensie Geneeskundige Opleidingen) Quân Đội Hoàng Gia bước vào hội trường để chủ trì lễ mãn khóa. Đại tá Chỉ Huy Trưởng của trường ngỏ lời chào mừng các Tân Sĩ Quan Quân Y, các đại diện của các quân binh chủng đã đề cử  người đại diện về tham dự buổi lễ, và chào mừng các thân nhân của các tân sĩ quan hiện diện. Sau đó, ông trình bày tổng quát về chương trình của trường huấn luyện cho các tân sĩ quan trong hai năm, trước khi được gởi ra phục vụ các đơn vị của quân đội.

Từng tân sĩ quan đã được gọi tên để tiến đến trước mặt vị Đại Tá Chỉ Huy Trửơng của trường, nhận chứng chỉ tốt ngiệp. Sau khi trao chứng chỉ tốt nghiệp cho các tân sĩ quan xong; ông cũng trao quà lưu niệm cho các tân sĩ quan; một chai rượu quốc hồn quốc tuý của Hòa Lan được mở để mời mỗi tân sĩ quan, và đại diện của các Quân Binh Chủng, cùng nâng ly và mừng cho các Tân Khoa trong ngày lễ mãn khóa.

Cuối buổi lễ mãn khóa, các Tân Khoa ra ngoài hành lang đứng thành hàng ngang dài, để nhận lời chúc mừng của các thân nhân đến tham dự buổi lễ. Sau đó, tất cả vào kantine để dự buổi tiếp tân mừng các tân sĩ quan Quân Y vừa mãn khóa học.

B- Ngược thời gian 25 năm trước.

Ngày 12 tháng 9 năm 1983, vào một buổi sáng bầu trời trong xanh và nắng ấm. Ba cha con tôi phải cải trang như một dân chài chuyên nghiệp,  mặc chiếc quần cụt ngắn, xách những chiếc giỏ đan bằng cói đựng vài bộ đồ đi làm, bó rau, bó củi; lên xe lam ba bánh từ chợ Bà Rịa, lấy hướng Vũng tàu. Tới chợ Cát Nở thì xuống. Lợi dụng lúc buổi sáng chợ họp đông người, để dễ trà trộn xuống bến, vừa bước xuống xe, giả dạng vào chợ mua đồ dùng, rồi ghé ngay vào lối xuống ghe nằm kế chợ, để bước xuống chiếc ghe chèo đã nằm sẵn, chờ chủ  ra khơi, tìm con tôm, con cá sống độ nhật qua ngày. Có ai ngờ được cậu con trai bé tý ngày ấy theo cha và chị bước xuống chiếc ghe chài để đi làm cái nghề mò tôm bắt cá, nay đã trở thành một Sĩ Quan,  một bác sĩ của Quân Đội Hải Quân Hoàng Gia Hòa Lan.

Thấm thóat chuyến ngụy trang đi vượt biên đó đến nay đã 25 năm. Sau khi được tàu Hòa Lan cứu vớt trên biển đông chiều ngày 16-09-1983, và đưa về trại tỵ nạn Singapore, sau ba tháng làm thủ tục, đã được đưa về đến trại tỵ nạn Apeldorn của Vương Quốc Nữ Hòang Hòa Lan ngày  13-11-1983. Tháng 02 năm 1984 mới đến định cư tại một thị xã cạnh Amsterdam, Purmerend.

Tháng 02 năm 1984, ngày đầu tiên dẫn Vũ đến trường Mẫu Giáo Klaar Vier, lúc đó mới gần 4 tuổi; mưa đông và gió của vùng Bắc Âu làm se sắt lòng người viễn xứ, nhớ nước thương nhà vì nạn Cộng Sản mà phải chia ly cách biệt, vợ xa chồng, con xa mẹ. Hướng về quê cha đất tổ, nơi  những mai đầu xanh như Vũ không được ngồi trong những lớp học tiện nghi, ấm cúng và tươm tất với những thầy cô vui vẻ và hồn nhiên. Mỗi ngày hai buổi đưa con đến trường mà ôn lại không biết bao nhiêu là cảnh cũ người xưa ở đất nước mình, với những khó khăn chồng chất của một đất nước nghèo, lâm cảnh chiến tranh nồi da nấu thịt, rồi đưa đến họa Cộng Sản làm bao gia đình tan nát, chia ly. Ra đi tìm Tự Do, mang theo vốn qúy là con người, tôi đem nhiều hy vọng, nhiều hoài bão vào đưa con trai duy nhất này. Hy vọng sau này nó sẽ lên người. Và những kỳ vọng ngày đó nay đã đơm bông kết qủa.

C- Những theo đuổi miệt mài.

Sau ít tháng học mẫu giáo ở trường Klaar Vier, tôi cũng đã hiểu biết một chút sơ cấp về hệ thống tổ chức trường sở tại xứ tôi đang định cư, và có ý định muốn cho Vũ học ở một trường Công Giáo. Một phần tôi đã có ấn tượng từ thủa nào, về tổ chức và nền giáo dục của các trường Công Giáo ở trong Việt Nam trước năm 1975, mà chính tôi đã có thời gian theo học. Và hơn nữa, qua các tài liệu đã thâu thập được, từ các trường Đạo nổi tiếng trên thế giới mà tôi đã đọc, khi miền Nam còn có tự do. Tôi đã yêu cầu với người bạn gia đình. Tôi muốn cho con tôi theo học ở một trường Công Giáo. Ở một xứ tự do, việc này không có khó khăn gì. Sau mùa nghỉ hè 1984, con tôi được chuyển đến học ở một trường mới là trường Đạo có tên Kennedy School.

Tám năm miệt mài, sáng đưa, trưa đón, chiều đưa, khoảng 15 giờ lại đến đón, bất phân thời tiết, nắng mưa, lạnh giá, bão bùng là sự thường tình ở xứ  thấp và cạnh biển; có những lần cả hai cha con ngồi trên xe đạp bị gió vật ngã, lại tìm cách gượng dậy để đi đến trường. Nhưng có những buổi tung tăng dưới nắng ấm, hai cha con thả bộ ngắm hoa, ngắm cảnh, ngắm trời quang mây tạnh rảo bộ đến trường hoặc trở về nhà.

Vũ học ở đây trọn bậc tiểu học ( Basisschool Onderwijs), và được chuyển tiếp lên một trường trung học, cũng là trường Đạo có tên Da Vinci College, trường này chỉ đào tạo có hai cấp Havo và VWO, sau hai năm đầu học chung lớp chuyển tiếp, đến năm thứ ba có hướng rõ ràng là năm thứ 3 VWO, như vậy, học ở trường này nếu học hệ VWO thì chỉ cần mất 6 năm là thi tú tài toàn phần, để bước vào đại học.

Miệt mài 6 năm ở bậc trung học. Vũ tốt nghiệp VWO  năm 1998, sau đó bốc thăm học y khoa lần đầu, không trúng thăm, phải đợi đến năm thứ hai mới bốc trúng thăm và học y khoa ở đại học Vrije

Universiteit Amsterdam (VU). Chương trình học y khoa của Hòa Lan là 6 năm, gồm bốn năm học lý thuyết, sau khi đậu lý thuyết coi như có cử nhân y khoa; Năm thứ 5 và thứ sáu được cho đi thực tập ở các bệnh viện, cuối năm thứ sáu trình luận án tốt nghiệp và ra trường. Một sinh viên học chăm chỉ đúng sáu năm ra trường thì không phải vay thêm học bổng và phải trả về sau, nếu trễ lại vài năm học thì các năm sau năm thứ sáu phải mượn tiền của ngân hàng. Sinh viên học y khoa không phải em nào cũng học xong sau sáu năm và ra trường, phần đông kéo dài từ 7, 8, đến 10 năm mới ra trường.

Sau khi trình luận án ra trường, mặc dù chưa nhận bằng tốt nghiệp, nhưng đã được Hải Quân Hòang Gia Hòa Lan nhận cho nhập ngũ ngày 16-01-2006. Vào ngày nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ  y khoa tại đại học Amsterdam 03-03-2006, Vũ đã tham dự xong khóa học quân sự căn bản 6 tuần tại Căn Cứ Quân Sự Hải Quân Den Helder, và đã mang cấp bậc Trung Uý Hải Quân.

Hôm nay ngồi tham dự buổi lễ trong một hội trường ấm cúng của trường Quân Y xứ Nữ Hòang. Nhìn những người con ưu tú của quốc gia này trong những bộ quân phục vừa đẹp lại vừa hào hùng, họ cùng mang cấp bậc Đại Uý, thuộc đủ các quân binh chủng: Hải Quân, Không Quân, Bộ Binh . v.v..., sau kỳ lễ này, họ sẽ đi đến các đơn vị để  làm nhiệm vụ một thầy thuốc cạnh các quân nhân. Trong số những người ưu tú ấy cũng có mặt một thanh niên mang dòng máu Việt, đã gợi lên trong tôi nhiều cảm nghĩ. Tôi nghĩ đến bao công khó nhọc của các bậc cha mẹ, ông bà, anh hay chị trong các gia đình đã dầy công nuôi dưỡng giáo dục con, em, họ nên người như hôm nay. Tôi cũng nhớ đến công ơn của Tổ Tiên Việt từ ngàn đời trước, đã để lại những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Việt Nam. Một truyền thống chăm làm, chăm học, qúy trọng nhân tài, mà truyền thống đó còn lưu truyền cho đến hôm nay, nên đã có sự hiện diện của tôi trong hội trường này.

Thật vậy, các bậc cha mẹ khi có con, ai cũng mong, và ước vọng cho tương lai của các con sau này gặp nhiều may mắn, thành công và hạnh phúc, ít ra cũng hơn đời sống của cha mẹ. Ca dao Việt Nam đã có câu: “Con hơn cha là nhà có phước”. Vì nếu thế hệ của con chỉ bằng hay thấp hơn thế hệ của cha mẹ thì đó là sự chẳng đặng đừng phải chấp nhận. Còn nếu đời cha mẹ phải lam lũ vất vả, ít được học hành vì hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, tỵ nạn nơi xứ người, chỉ là công nhân; nay đến đời con, nhờ được hưởng không khí tự do, được giáo dục và học hành đến nơi đến chốn, trở thành những chuyên gia, chuyên viên những ngành nghề cao hơn thì thật là có phước, vì nhờ vào lớp trẻ người Hòa Lan gốcViệt này mà nhiều gia đình Việt Nam sống ở đây, cũng như  nhiều người Việt Nam tỵ nạn định cư ở nhiều nước khác trên thế giới cũng được tiếng thơm, mang lại niềm vinh dự và vẻ vang chung cho dòng giống Việt.

Dù xa tổ quốc nhưng câu ca dao: “ Một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn có ý nghiã, nhưng phải được hiểu là, gia đình nào có con, cháu, đỗ đạt, được quốc gia tuyển nhận cho ra làm quan th"ì gia đình, dòng họ, được hưởng cái danh thơm của con, cháu, vì đã thành danh. Được nhờ ở đây, trong xã hội tiên tiến này phải hiểu là, người thành danh có thể  giúp đỡ gia đình họ hàng khi gặp hữu sự như: giúp một tiếng nói, điền một cái đơn, hay nhận lời tranh cãi trước tòa nếu con, cháu là luật sư; biết định bệnh cho cha mẹ, ông bà trước khi căn bệnh bộc phát phải đem đến bệnh viện, nếu nó có chuyên ngành về sức khoẻ như y tá, bác sĩ. . . ..  Chứ không phải làm quan theo quan điểm của những người Cộng Sản Việt Nam bây giờ, để có cơ hội tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của dân, của nước ngoài viện trợ, cướp đất, cướp nhà của dân lành đem về làm giầu cho dòng họ.

Muốn cho những ước mơ của các bậc cha mẹ về con được thành tựu, cũng đòi hỏi các bậc cha mẹ phải hy sinh thật lớn lao cho con; nếu chúng ta chỉ biết gieo hạt mà không để tâm chăm bón, tưới nước, tỉa cảnh thì sự thu họach cũng không cao. Muốn có con, chỉ cần hai người yêu nhau, mang thai 9 tháng 10 ngày là sẽ có một em bé chào đời. Nhưng muốn cho con thành nhân thì phải mất đến 25 năm ròng rã: nuôi dưỡng bú mớm, săn sóc đêm, ngày, dậy dỗ, hướng dẫn, khi cương, khi nhu. Tập ăn, tập nói, tập đi, tập đứng, tập cắp sách đến trường; cộng tác với nhà trường để nhắc nhở và dậy con mỗi ngày (ở các nước tự do cha mẹ không phải lo tiền đóng tiền học như ở VN  hiện nay). Chỉ phải trả tiền và đưa con đi học những môn nhiệm ý theo sở thích của con như:  tham dự đội đá banh, học âm nhạc, học võ . . . . xen vào chương trình học phổ thông trong tuần lễ. Giúp phát triển toàn bộ năng khiếu của người trẻ, là chuẩn bị cho nó tự tin khi vào đời sau này.

25 năm đủ cho một người Việt Nam tỵ nạn trẻ trở thành một bác sĩ của quân đội nơi xứ người. Nhưng 33 năm sau ngày CSVN nhuộm đỏ được cả miền Nam, họ vẫn đi theo lối mòn xưa, vẫn đại ngôn nói dối, lừa gạt 84 triệu người dân trong nước đã vậy, còn lừa đảo cả thế giới tự do. Nghe cuộc phỏng vấn Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng khi đến Anh Quốc ngày 06-03-2008, khi được hỏi về tình trạng Tự Do và Nhân Quyền hiện nay ở trong nước, thì được Thủ Tướng Dũng trả lời: “ Việt Nam không có tù chính trị, không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người vi phạm luật pháp quốc gia nên bị bắt”.  Chắc  Thủ Tướng CS Nguyễn Tấn Dũng đã bị mù nên không nhìn thấy tấm hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước phiên xử tại Thừa Thiên Huế tháng 03-2008. Đã có mặt trên các báo chí của Mỹ, của Âu Châu và của báo chí các nước tự do. Xuất hiện liên lục trên các màn ảnh của hàng triệu các máy điện toán, của các cá nhân, gia đình người Việt Nam trên khắp thế giới. Đặc biệt còn được treo trên các tấm bảng quảng cáo ở các xa lộ Mỹ.

Ba mươi ba năm sau đã có hòa bình thống nhất, đã học theo kinh tế thị trường kiểu tư bản, nhưng vẫn giữ cái đuôi “ Xã Hội Chủ Nghĩa”, đã được cho vào WTO, và được làm Ủy Viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc. Phải biết ngượng miệng khi nói dối, phải biết mở mắt nhìn đời, nhìn người. Không thể nói láo theo kiểu rừng rú mọi rợ giống như những ngày đầu mới từ trong bưng ra thành. Để lớp người tỵ nạn Việt Nam có mặt trên khắp thế giới văn minh, nhất là lớp người Việt Nam trẻ, đã thành nhân, đôi khi phải trả lời các cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, với các giới chức trên quyền, với thuộc cấp, khi họ nhận ra nguồn gốc của mình mà hỏi về đất nước Việt Nam, đỡ phải hổ thẹn vì người cầm quyền của Việt Nam hiện nay đã mù mà lại còn ngu dốt.

Tôi đang miên man suy nghĩ về tình hình Tự Do và Nhân Quyền ở trong nước; về những thành công  của lớp trẻ Việt Nam tỵ nạn trên khắp thế giới; về một bác sĩ quân y, ngày đêm dong duổi trên đường hải hành ở biển khơi. Có bao giờ con tôi lại gặp những người vượt biển đi tìm tự do, như chính nó đã trải qua 25 năm về trước. . . . Thì nghe người xướng ngôn viên của buổi lễ, mời tất cả khách đến phòng tiếp tân để chúc mừng các tân khoa và dự buổi tiệc trà thân mật, làm tôi ngưng ngay lại những giấc mơ đang diễn ra ở một khung trời xa,/-

Bùi Văn Đỗ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.