Hôm nay,  

Gia Hạn Giảm Thuế

21/12/201000:00:00(Xem: 11083)

Gia Hạn Giảm Thuế
Vũ Linh


Thứ Sáu vừa qua, TT Obama đã chính thức ký quyết định gia hạn luật giảm thuế của TT Bush thêm hai năm nữa, sau khi lưỡng viện quốc hội đã thông qua. Đây là quyết định quan trọng nhất của tổng thống từ sau cuộc bầu cử giữa mùa tháng Mười Một vừa qua.
Một vài dòng lịch sử.
Năm 2003, tân TT Bush phải trực diện với cuộc khủng hoảng kinh tế phát sinh từ cuối năm 2000, là năm cuối của TT Clinton, khi bong bóng điện toán “dot.com” xì hơi. Thị trường chứng khoán cuối năm đó rớt khoảng 40%-50% trong vài tháng, tức là còn rớt mạnh hơn trong thời kỳ khủng khoảng tài chánh cuối năm 2008. Hàng ngàn công ty điện toán hay liên quan xa gần đến khu vực này phá sản, đưa đến chuyện hàng trăm ngàn người mất việc.
Nói theo các thầy bói ta, cái số của ông Bush bị đủ thứ sao “quả tạ” La Hầu Kế Đô gì đó chiếu vào cung mệnh. Bắt đầu nhiệm kỳ và chấm dứt nhiệm kỳ bằng hai cuộc khủng khoảng kinh tế vĩ đại. Chưa kể cuộc tấn công 9/11 của khủng bố ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ đầu.
Nhưng cái giỏi (nói theo những người có cảm tình với ông Bush) hay cái may (nói theo những người ít cảm tình hơn) là TT Bush đã kềm hãm được cuộc khủng hoảng “dot.com” đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 4%-5%, vọt lên đến mức 6%-7%, nhưng mau mắn giảm xuống mức 5% trong suốt sáu năm sau, cho đến cuối năm 2008.
Không kể các biện pháp kinh tế tài chánh khác, biện pháp đối phó khủng hoảng quan trọng nhất là luật giảm thuế lợi tức - còn được gọi là thuế thu nhập - cá nhân được ban hành năm 2003. Chúng ta không có nhu cầu đi vào chi tiết rất rắc rối của luật thuế đó, chỉ cần biết đại cương luật này giảm thuế suất cho tất cả những người phải đóng thuế, bất kể thuộc thành phần lợi tức cao hay thấp. Tuy nhiên, luật giảm thuế này chỉ có hiệu lực nhất thời, cho đến cuối năm 2010, như là một biện pháp tạm thời chống khủng hoảng, để phục hồi kinh tế.
Căn bản lý luận của luật thuế này rất giản dị. Giảm thuế có nghĩa là:
- đối với giới “nhà nghèo” và trung lưu: có thêm lợi tức để tiêu xài, mua sắm,
- đối với giới “nhà giàu”: khuyến khích họ đầu tư thêm vào khu vực sản xuất.
Tóm lại, giảm thuế được coi như biện pháp thực tế hữu hiệu nhất và nhanh chóng nhất để tạo công ăn việc làm, phục hồi kinh tế. Dựa trên lý luận đó, luật giảm thuế được đại đa số các vị dân cử, Cộng Hòa như Dân Chủ thông qua năm 2003, tuy bị khối thiểu số cấp tiến cực đoan chống đối mạnh mẽ.
Trên căn bản, tô thuế của giới lợi tức thấp giảm nhiều hơn giới “nhà giàu”. Nhưng nếu tính theo số tiền thực tế, thì dĩ nhiên khối nhà giàu được giảm nhiều hơn. Lấy một ví dụ cụ thể đơn giản cho dễ hiểu, một anh “nhà nghèo” làm lương 20.000 đô được giảm 3% thuế suất, tức là được giảm thuế 600 đô một năm. Trong khi đó, một anh “nhà giàu” làm lương 200.000 đô chỉ được giảm 1% thuế suất, nhưng tính theo tiền thì lại được bớt thuế tới 2.000 đô. Trong thí dụ trên, tuy thuế suất chỉ giảm bằng một phần ba thuế suất của anh nhà nghèo, anh nhà giàu lại được giảm tiền gấp ba lần. Dựa trên căn bản tính toán này, khối cấp tiến chỉ trích TT Bush phe đảng, thiên vị với giới nhà giàu.
Bất chấp sự chống đối, luật thuế mới đã được quốc hội thông qua vì nhu cầu thiết yếu lúc đó là ngăn chận khủng hoảng kinh tế và mang lại công ăn việc làm.
Vì luật giảm thuế sẽ hết hạn cuối năm nay, nếu không gia hạn thì đương nhiên thuế suất cao hơn của TT Clinton sẽ được phục hồi từ tháng Giêng năm tới. Trong tình trạng kinh tế bết bát và thất nghiệp cao hiện nay, không ai nghĩ chuyện phục hồi mức thuế cao sẽ có lợi ích gì, trái lại sẽ rất tai hại. Điểm tranh luận là có nên gia hạn mức thuế thấp cho giới “nhà giàu” hay không thôi.
Mùa thu vừa qua, quốc hội mang đề tài ra thảo luận, nhưng mau mắn đồng ý hoãn lại đến sau cuộc bầu tháng Mười Một. Không có vị dân cử nào lại ngớ ngẩn hô hào tăng thuế vài tháng trước khi bầu bán. Các vị dân cử Dân Chủ tuy miệng hô hào “tăng thuế nhà giàu”, thực tế lại rất cần tiền yểm trợ vận động tranh cử của mấy ông nhà giàu này. Chắc ăn là đợi bầu bán xong xuôi rồi mới nói chuyện lại.
Đến bây giờ thì không còn có thể trì hoãn được nữa, bắt buộc phải lấy quyết định.
Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2007-2008, ứng viên Dân Chủ Barack Obama lớn tiếng chỉ trích luật thuế này, và hứa sẽ gia hạn luật giảm thuế này, nhưng chỉ gia hạn cho những người có lợi tức dưới 200.000 thôi. Quan điểm này được TT Obama xác định đi xác định lại trong suốt hai năm qua. Nhưng bất ngờ, TT Obama bây giờ đã thay đổi, chấp nhận gia hạn mức thuế thấp cho tất cả mọi tầng lớp lợi tức, kể cả giới “nhà giàu”. Việc thay đổi quan điểm này là kết quả của hai yếu tố quan trọng:
- Thứ nhất, TT Obama ý thức được tất cả những biện pháp kích cầu kinh tế của ông trong hai năm qua đã thất bại, chẳng những không giảm mà lại còn gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Và  tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn là ưu tư quan trọng nhất của đại đa số dân Mỹ, còn quan trọng hơn cả các ưu tiên khác của tổng thống, như cải tổ y tế, cải tổ tài chánh, chiến tranh Trung Đông, … Việc chính quyền Obama thất bại, hoặc lơ là trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp suốt hai năm qua đã là nguyên nhân lớn nhất của sự thảm bại của đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử giữa mùa vừa qua. Bây giờ mà TT Obama tiếp tục thất bại hay lơ là trong việc giải quyết nạn thất nghiệp thì tương lai của ông trong kỳ bầu tổng thống tới vào năm 2012 coi như sẽ đen tối hơn đêm ba mươi.


- Thứ hai, TT Obama cũng ý thức được việc gia hạn giảm thuế là ưu tư hàng đầu của khối Cộng Hoà, là khối vừa chiếm được đa số tại Hạ Viện. Họ sẽ tìm đủ mọi cách gia hạn luật giảm thuế của TT Bush, bằng cách này hay cách khác. Nếu TT Obama không chấp nhận thì tương lai hai năm tới sẽ là hai năm chiến tranh nóng giữa hai chính đảng, đe dọa tê liệt hóa toàn bộ chính quyền, đồng thời cũng sẽ đe dọa trực tiếp hy vọng tái đắc cử của TT Obama luôn.
Dưới cái nhìn thực tế mới, TT Obama không còn lựa chọn nào khác, dù biết rằng làm vậy là ông đã không giữ lời hứa khi tranh cử và chắc chắn sẽ gây thất vọng cho khối cấp tiến cực đoan, là khối cử tri trung thành nhất của ông. Đến ngay cả các lãnh tụ Dân Chủ cũng nhìn thấy thế bí và đành phải chấp nhận quan điểm của Cộng Hoà, gia hạn mức thuế thấp cho tất cả mọi người. Chỉ còn một thiểu số nhỏ cấp tiến cực đoan là vẫn kiên trì chống việc gia hạn mức thuế thấp cho giới “nhà giàu”. Kết quả là một tình trạng tréo cẳng ngỗng: tổng thống Obama, bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, và lãnh tụ khối đa số Dân Chủ trong Thượng Viện Harry Reid, lại biến thành chính khách mạnh miệng cổ võ cho chế độ thuế của kẻ thù, cựu TT Bush. TT Obama còn đi xa đến độ cảnh giác những người ủng hộ ông là nếu luật thuế của TT Bush không được gia hạn trọn vẹn thì coi như là một thất bại lớn của chính TT Obama.
Quyết định gia hạn mức thuế thấp thực ra là chuyện khó khăn cho TT Obama. Chẳng những vì lý do thất hứa và mất hậu thuẫn của cấp tiến cực đoan, mà theo tính toán của các chuyên gia Tòa Bạch Ốc, việc duy trì mức thuế thấp sẽ khiến ngân sách thất thu thêm khoảng 800-900 triệu đô một năm tiền thuế. Số tiền lớn này sẽ giúp thu nhỏ phần nào thất thu ngân sách lên đến hàng chục ngàn tỷ trong thập niên tới.
Ngược lại quyết định khó khăn ấy cũng là một tin “sáng sủa” nhất cho TT Obama trong thời gian qua, là một khoảng thời gian khá đen tối đối với ông.
Bắt đầu bằng thảm bại của đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử tháng Mười Một, đến thất bại hoàn toàn trong chuyến công du Á Châu qua Ấn Độ, Nam Dương, Hàn Quốc và Nhật Bản, qua việc WikiLeaks xì ra hàng loạt tin mật cực kỳ bối rối cho chính phủ Mỹ, đến việc một chánh án Virginia phán quyết luật cải tổ y tế (bắt buộc tất cả mọi người phải mua bảo hiểm y tế nếu không sẽ bị phạt) là vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ, đưa đến việc hai mươi tiểu bang đồng loạt xúc tiến việc thưa kiện chính quyền liên bang đòi hủy bỏ một phần luật cải tổ y tế, đến tin tức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên lại 9,8%, rồi đến thăm dò dư luận mới nhất cho thấy chưa tới một phần ba (29%) dân Mỹ cho rằng TT Obama có thể được bầu lại nếu ra tranh cử trở lại năm 2012.
Việc luật thuế mới được mau mắn thông qua với hậu thuẫn của cả hai đảng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và một thành công lớn của tổng thống, so với những luật “một chiều, đường ta ta cứ đi” trước đây. TT Obama hiển nhiên đang cố xoá bỏ hình ảnh một tổng thống phân hoá nhất lịch sử Mỹ, và qua việc lật đật ký luật thuế mới với sự hiện diện của các lãnh tụ Cộng Hòa đứng sau lưng, dường như ông đã thành công nhanh hơn mọi dự đoán. 
Điều đáng nói là khối Cộng Hoà cũng bị đặt vào một thế… tiến thoái lưỡng nan, không biết nên mừng hay lo. TT Obama chấp nhận ký luật gia hạn mức thuế thấp là con dao hai lưỡi: chứng tỏ sự thành công của khối Cộng Hòa, ép được tổng thống làm theo ý của mình. Nhưng bù lại, quyết định này cũng tăng uy tín và hậu thuẫn của tổng thống trong khối độc lập, và củng cố hy vọng tái đắc cử của ông hai năm nữa. Cái gương TT Clinton vẫn còn sờ sờ đó. TT Clinton đại bại trong mùa bầu cử giữa mùa năm 1994, quay qua hợp tác với phe đối lập Cộng Hòa và tái đắc cử hai năm sau.
Sự khác biệt quan trọng là TT Clinton trong suốt tám năm đã chẳng làm gì có tích cách để đời hết, trong khi TT Obama dù sao cũng đã thông qua được ba bộ luật đổi đời mà ông ước muốn, và bây giờ lại thông qua được một luật lớn mà phe đối lập mong muốn.
Có phải tại vì TT Obama giỏi hơn TT Clinton hay không" Có thể, nhưng cũng không hẳn như vậy. Cả hai ông dường như đều có sự uyển chuyển chính trị để thích ứng với tình huống chính trị mới sau khi đã thất bại nặng, nhưng TT Obama đã đạt được kết quả rõ ràng hơn TT Clinton, phải nói trắng ra đó là nhờ vào… sự giúp đỡ của TT Bush! Chính TT Bush, qua những chính sách và những thất bại của ông, đã tạo ra một không khí chính trị đưa đến đại thắng của đảng Dân Chủ, chiếm được đa số tuyệt đối tại cả hai viện quốc hội, nhờ đó TT Obama mới thông qua được những bộ luật lớn của ông, trước khi bị thất bại và phải tỏ thái độ ôn hoà hợp tác với đối lập. (19-12-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.