Hôm nay,  

Nato, Nga Và Mỹ

20/11/201000:00:00(Xem: 12576)

NATO, Nga Và Mỹ

Nguyễn Xuân Nghĩa

Tròn một bó gai tại Lisbon...

Sau 10 ngày Á du ề chề vì không kết quả, Tổng thống Barack Obama lại có hai ngày cuối tuần rất nhức đầu với Âu Châu. Ông đến Bồ Đào Nha dự Thượng đỉnh của Minh ước NATO tại thủ đô Lisbon, gặp gỡ Tổng thống A Phú Hãn là Hamid Karzai và các nguyên thủ Liên hiệp Âu Châu rồi lập tức trở về. 
Trước khi lên đường, ông Obama được báo cáo rằng dư luận Âu Châu tỏ ý thất vọng vì dường như Hoa Kỳ quá chú ý đến Á châu mà bỏ quên Âu châu. Nói vậy hơi oan: Obama là Tổng thống chịu khó bay nhất và đã tám lần qua Âu châu, chưa kể là đã tranh cử... tại Đức trong khung cảnh "hoành tráng" - nguy nga mà giả tạo - của Bá Linh.
Nhưng thật ra, nhiều khi ông chỉ bay qua đó như cơn gió thoảng. Lần này cũng vậy.
Trong hai ngày, Tổng thống Mỹ không thể giải quyết các hồ sơ gai góc tích lũy từ hơn nửa thế kỷ, chưa kể vấn đề nóng là A Phú Hãn và sự tham gia của các đồng minh NATO vào chiến trường này.
Một cách khái quát thì Tổng thống Mỹ và các lãnh tụ Âu Châu trong cơ cấu NATO phải rà soát lại chiến lược chung tại A Phú Hãn, với kỳ hạn triệt thoái được tạm ấn định vào năm 2014 - thay vì 2011 như Obama trông đợi và hứa hẹn. Ở nhà, ban tham mưu chiến lược của ông đã kín đáo xét lại hồ sơ này - lần thứ ba - và nay đem ra thảo luận với các đồng minh trong NATO. Đây là lý do vì sao ông sẽ gặp Tổng thống Karzai vào ngày Thứ Bảy 20.
Nhìn trên đại thể thì vấn đề này tương đối còn dễ nuốt!
Tại Thượng đỉnh Lisbon, ông Obama còn một bó gai nữa, đó là Liên bang Nga. NATO được dựng lên từ thời Chiến tranh lạnh để chặn đà bành trướng của Liên Xô và các chư hầu hay đồng minh, tùy cách gọi, trong khối Warsaw. Ngày nay, Liên Xô không còn và Chính quyền Obama đang muốn thông qua Thỏa ước START Mới, do Obama ký kết với Tổng thống Dmitri Medvedev của Nga từ tháng Tư.
Bất ngờ là ở nhà, đảng Cộng Hoà đã đổi ý và có thế mạnh hơn sau cuộc bầu cử vừa qua.
Thượng viện Mỹ có thể chặn Thỏa ước và gây khủng hoảng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga, với hậu quả sẽ dội ngược về A Phú Hãn và Iran. Trong trường hợp đó, chánh sách hâm nóng quan hệ Mỹ-Nga, gọi là "reset the button" theo lối nói sai văn phạm của Phó Tổng thống Joe Biden - ông Phó này có khả năng nói nhảm còn cao hơn một anh Phó của chúng ta ngày xưa - sẽ bị đẩy lui.
Nhưng, đây chưa là bó gai lớn nhất.
Vấn đề mà Obama và lãnh đạo Âu Châu phải xét tới là "mục tiêu chiến lược của NATO". Minh ước này sẽ đi về đâu khi được lập ra để ngăn đà bành trướng của Liên Xô. Nay Liên Xô đã thành lịch sừ, Liên bang Nga là mối lo nhưng chỉ với một số quốc gia giáp giới đế quốc này - các nước Đông Âu và Trung Âu trong khối Xô viết cũ. Các nước Tây Âu, như Đức và Pháp, thì lại nghĩ khác. Còn sẵn sàng thỏa hiệp với Nga và tranh giành ảnh hưởng với nhau - và với Hoa Kỳ.
Đó là về bối cảnh chung của Thượng đỉnh Lisbon này.
***
Trước hết, về chiến trường A Phú Hãn, cái gân gà của ông Obama.
Ngần ấy phe trong cuộc, như Hoa Kỳ, NATO, Pakistan và Tổng thống Karzai cùng các lãnh tụ Taliban, đều nói đến việc hoà giải giữa Chính quyền Karzai và một số thủ lãnh Taliban. Việc đó sẽ cho phép Mỹ và NATO rút quân vì rút quân vẫn là mục tiêu chính. Cả Mỹ lẫn NATO đều bật tín hiệu là đã dàn xếp cho một số đại diện Taliban gặp gỡ và thảo luận với Chính quyền Karzai ở Kabul.
Trong bối cảnh đó, việc các đơn vị biệt kích Mỹ ráo riết truy nã và tấn công các cơ sở và đặc công Taliban cần được hiểu như để tạo điều kiện đàm phán giữa Chính quyền Karzai và Taliban. Lực lượng Taliban không thể không biết rằng Mỹ đánh chính là để đàm và để rút quân sau đó. "Sau đó" là năm 2011 - trước khi Hoa Kỳ có bầu cử - hay là năm 2014 thì cũng chỉ là việc nói dứ. Ngần ấy phe trong cuộc đều hiểu vậy, nhưng cần rút nhất chính là Obama và các thành viên NATO, mỗi bên vì một động lực riêng.
Cho nên Thượng đỉnh Lisbon và chuyện thảo luận giữa Obama, Karzai và các lãnh tụ Âu Châu trong Minh ước NATO chính là để tìm cách triệt thoái mà vẫn ra vẻ sẽ đánh đến cùng! Một giải pháp trấn an là NATO sẽ rút nhưng cũng sẵn sàng trở lại nếu tình hình A Phú Hãn suy đồi!


Năm xưa Tổng thống Richard Nixon cũng ăn nói kiểu đó tại Việt Nam. Hãy ký Hiệp định Paris đi, rồi nếu Bắc Việt vi phạm thì Mỹ sẽ có đòn phép! Obama không là Nixon cho nên lời hăm chỉ là trò cười.
Thứ hai, tại Thượng đỉnh NATO ở Lisbon, Tổng thống Medvedev của Liên bang Nga sẽ tham dự và gặp Tổng thống Obama. Xin đọc lại: NATO được lập ra là để chống lại Liên bang Xô viết của Đế quốc Nga. Bây giờ, lãnh đạo Nga cũng tham dự thượng đỉnh NATO. Chuyện rất lạ và làm phe diều hâu bên đảng Cộng Hoà đang thắng thế tại Mỹ nêu thành vấn đề.
Nếu Liên bang Nga lại ngồi bàn về tương lai của lá chắn chống Nga thì lá chắn này là cái gì"
Trước khi tới Lisbon, Medvedev cho biết là ông sẽ dời bài diễn văn về Tình hình Liên bang Nga cho tới ngày 30 cuối tháng thay vì ngày 22 tới đây. Lý do ngầm là để xét lại quan hệ với Mỹ.
Liên bang Nga đang thay đổi lớn, cần tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước và hiện đại hóa nền kinh tế lạc hậu nên cần tới đầu tư và kỹ thuật Tây phương, trong đó có Hoa Kỳ mà không chỉ có Hoa Kỳ. Bên này, Hoa Kỳ cần sự hợp tác của Nga để can gián Iran và giải quyết chuyện A Phú Hãn. Ở giữa là một hồ sơ nóng về kế hoạch giảm trừ võ khí hạch tâm của hai nước, hồ sơ SART Mới.
Obama và Medvedev đều vận động mạnh cho hồ sơ này và long trọng ký Thỏa ước START, đang cần Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn, với tỷ số hai phần ba, trước khi có hiệu lực. Nay Thượng viện Mỹ lại nghĩ khác vì phe Cộng Hoà chiếm thêm sáu ghế. Nếu Thượng viện của Quốc hội khoá 111 sắp mãn nhiệm mà phê chuẩn - như Obama yêu cầu và vận động - thì sẽ cần chín phiếu Cộng Hoà, chuyện không đương nhiên. Mà đợi Thượng viên khoá 112 phê chuẩn vào tháng Giêng năm tới thì còn cần nhiều phiếu Cộng Hoà hơn.
Đương nhiên là bể!
Bài viết này không nói về nội dung Thỏa ước START và nên hay không nên phê chuẩn. Nhưng nói về thế kẹt của ông Obama khi muốn cải thiện quan hệ với Liên bang Nga. Nếu hồ sơ START bị bể thì chuyện cải thiện ấy sẽ là nước lã ra sông. Obama phó hội mà bị rút gân ở nhà. Gai góc!
Thứ ba là một bó gai còn lớn hơn nữa. Đó là tương lai của NATO.
Minh ước này được lập ra thời Chiến tranh lạnh, ngày nay đã thành một... lá chắn chia ba.
Một mảnh là các nước Âu châu phương Bắc, từ Anh quốc lên mấy xứ Bắc Âu, xưa nay vẫn coi liên minh Bắc đại tây dương là an ninh chiến lược và Hoa Kỳ là đồng minh số một. Mảnh kia là các nước Tây Âu như Pháp và Đức thì nay nhìn Nga với con mắt khác: một đối tác kinh tế vô hại về an ninh. Nga không còn 60 sư đoàn và bộ máy chiến tranh quy ước nằm sát biên giới Đức. Mảnh thứ ba của lá chắn là các nước Đông Âu và Trung Âu, từ Ba Lan, Hung Gia Lợi tới Cộng hoà Tiệp hay Georgia và Ukraine. Các quốc gia này cần lá chắn NATO và sự cam kết của Mỹ vì họ đang nằm trong tầm đạn của Nga, kể từ khi Liên bang Nga quật khởi và khống chế Georgia hồi tháng Tám năm 2008.
Bây giờ lá chắn ba mảnh ấy lại thêm một mối lo là võ khí chiến lược của Hồi giáo, của Iran.
Hoa Kỳ thời Bush đã cam kết bảo vệ Ba Lan và Cộng hoà Tiệp với lá chắn chiến lược - hệ thống phòng thủ BMD. Rồi qua thời Obama thì lại đổi ý vì cần cải thiện quan hệ với Nga. Ngày nay, NATO xử trí ra sao với kế hoạch BMD này" Mục đích là để can gián Liên bang Nga hay phòng ngừa Iran chơi bạo" Nếu Liên bang Nga được mời vào khuôn khổ thảo luận và quyết định của NATO, kể cả ghé mắt ngó vào mặt sau của lá chắn BMD, tình hình có cải thiện hay không" Và trong trường hợp đó, công dụng của Minh ước NATO là gì"
Ngược lại, như Medvedev đã thấy, ngày càng có nhiều tín hiệu là các nước Tây phương - xin hiểu là Hoa Kỳ và Âu Châu - đang nhìn lại chuyện Georgia và muốn yểm trợ xứ này. Nghĩa là Liên bang Nga bắt đầu chột dạ, hết tin vào thiện chí hoà giải của Mỹ và các đồng minh Âu Châu. Đúng lúc đó, Quốc hội Mỹ đòi xét lại Thỏa ước START - ngược với những hứa hẹn của Obama!
Tổng thống Obama không thể giải quyết ngần ấy vấn đề trong hai ngày Âu du. Nhưng ít ra ông cũng đem về rất nhiều mũi gai đã nhận được tại Lisbon. Và phải lo rằng chuyện A Phú Hãn sẽ không tiến hành êm ả khi cả Liên bang Nga và Iran đều muốn quậy!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.