Hôm nay,  

Công Cha Như Núi Thái Sơn

12/06/201000:00:00(Xem: 6688)

Công Cha Như Núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra...    

Bùi Văn Đỗ
Sau 35 năm tỵ nạn, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới đang có một vấn nạn, mà chúng ta đọc thấy trên các cơ quan truyền thông đại chúng, báo, internet, làm cho mỗi người chúng ta đều suy tư, nhất là những người đang bước vào số tuổi của người cao niên.
Thật vậy, 35 năm trước đây trong những năm tháng loạn ly của đất nước, khi cộng sản miền Bắc, nhờ thế lực giúp đỡ về vật chất mạnh mẽ của khối cộng sản quốc tế là Trung Quốc và Liên Xô. Và cũng do thế cờ chính trị, khi Mỹ đã bắt tay được với Trung Cộng, bỏ rơi miền Nam Tự do, vì thị trường Trung Quốc béo bở, lời lãi hơn với hàng tỷ dân, trong khi Việt Nam kể cả hai miền mới trên 50 triệu người. Nhờ vậy miền Bắc Việt Nam đã đưa quân vào gọi là “giải Phóng” miền Nam khỏi nạn kìm kẹp của “ Mỹ Ngụy”, giải phóng cái miền Nam đang giầu có, xuống nghèo đói ngang bằng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Vì cái duyên cớ đó mới có làn sóng tỵ nạn của người Việt Nam lan tỏa đi khắp thế giới tự do.
Những người tìm đường thoát thân khỏi miền Nam trước ngày 30-04-1975, được các tàu chiến của Mỹ đón ở ngoài biển khơi, là những nạn nhân bén nhậy, theo dõi sát nút tình hình. Số đông chạy vì thua trận. Một cơ hội thật bằng vàng cho những người thua cuộc, không phải nếm mùi gian truân trong các nhà tù cải tạo, không phải nếm mùi ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, khi kinh tế miền Nam bị đảng hạ thấp xuống đến tột cùng, vì đánh tư sản mại bản và chính sách đổi tiền. Không phải đi dép vỏ xe, đạp xe còng lưng ngay trên hệ thống xa lộ Sài Gòn, Biên Hòa mà mới ngày nào trước đây còn lái xe hơi, hay chạy xe honda phon phon với quần là áo lượt, giầy da bóng láng. Không phải chứng kiến những chiếc xe đò được biến chế, gắn những bình than to và nặng nề, mỗi khi khởi hành thì ì ạch rời bến, phun khói lên bầu trời không khác nào một nhà máy phát điện loại lớn. Không phải tối tối đi họp tổ dân phố, ngồi nghe những cán ngố nón cối dép râu lên lớp dậy bảo “đánh thắng giặc Mỹ rồi, ta sẽ xây dựng miền Nam tiến bộ gấp mười ngày nay”.
Những người sau ngày 30-04-1975 tìm đường vượt biên, vượt biển, phải nói được là những người can trường, sẵn sàng chấp nhận mọi nghịch cảnh để được tự do. Những người đã có những thời gian sống chung với cộng sản, nếm mùi khốn khổ, cay cực do cộng sản tạo ra cho cả miền Nam, họ mới phải tìm đường ra đi. Những người đầy nhiệt huyết, can trường năm đó, bây giờ đã ở lớp tuổi 60, 65, 70, lớp già nhất cũng  vào khoảng 80, cái tuổi đã về hưu, không còn lao động, hiện có những người ở nhà có con, cháu gần gũi, hay họ đang ở trong các nhà dưỡng lão, vì con cái đã trưởng thành, phải đi làm việc, không ở gần gũi để săn sóc.
Có một điều cần phải viết ra, những người cao niên ở hải ngoại đa phần là buồn, một phần do thiếu bạn bè, không có người đồng hương ở gần, phải dùng ngôn ngữ người bản xứ. Nhất là những người phải ở trong các nhà hưu dưỡng. Phần đông lớp người tỵ nạn ban đầu, khi đến đất nước người đã ở lớp tuổi trên 30, thì việc học và nói ngôn ngữ của người bản xứ đa phần không nhuần nhiễn dễ dàng như lớp trẻ. Nhất là ở những quốc gia không dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp, mà dùng các ngôn ngữ bản xứ như: Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển hay Phần Lan. Ngôn ngữ là một khâu quan trọng trong đời sống, nếu không dùng lưu loát được, đến tuổi già mà phải ở trong các nhà dưỡng lão người bản xứ thì thật rất buồn vì khâu giao cảm, giao tế. Về điểm này, kể cả những người định cư ở các nước dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng gặp phải, nếu người di dân đến đây khi đã lớn tuổi, chỉ có trình độ văn hóa thật giới hạn khi còn ở Việt Nam, khi phải học một ngôn ngữ khác không phải là dễ.
Cái diễm phúc của người cao niên Việt Nam đang ở nước ngoài.
- Không phải lệ thuộc con về vấn đề tài chánh, người nào trên 65 tuổi cũng có tiền hưu bổng hay trợ cấp của xã hội. Con không phải làm việc lo nuôi bản thân, gia đình và phải nuôi cả bố mẹ như ở các quốc gia còn chậm tiến khác như Việt Nam. Ở Việt Nam, vì chưa có cuộc sống an sinh xã hội cao, nên cha mẹ khi đến tuổi già, thường phải lệ thuộc vào con, do con nuôi ăn, chăm sóc về mặt sức khoẻ. Cho nên, những gia đình giầu có thì không đề cập đến. Đại đa số dân Việt là người nghèo, người nghèo, đi làm công nhân, hay làm nông nghiệp, lo cho bản thân, vợ và con đã chật vật. Nếu phải nuôi nấng và chăm lo sức khoẻ cho cả cha mẹ thì càng gặp khó khăn hơn. Con, cháu có no thì cha mẹ mới không bị đói, con cháu còn thiếu thốn thì cha mẹ làm sao đủ ăn được, bệnh hoạn tiền đâu để thuốc thang ! Đó là chưa nói đến cái mặc, các dịch vụ cho người già như mắt mờ phải khám mắt và đeo kiếng, phải có xe lăn, xe đẩy khi đến tuổi đi lại gặp khó khăn.
- Sống ở các nước tiên tiến ngoài Việt Nam, người cao niên tuy có buồn, có trở ngại về ngôn ngữ. Nhưng thật sung sướng và đầy đủ, không phải lệ thuộc vào con về cái ăn, nơi ở, cái mặc, không phải lệ thuộc vào con mỗi khi đau phải đi khám bệnh và mua thuốc. Người cao niên có đầu lương riêng đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, nếu phải vào nhà hưu dưỡng ở chung để có người săn sóc đêm ngày thì cũng có tiền để chi trả cho đến lúc qua đời. Ở trong các trung tâm của người cao niên, có đầy đủ các phương tiện thể thao, giải trí, sinh hoạt, tâm linh, kể cả các phương tiện đi dạo, xe lăn, xe đẩy, và phòng nào người cao niên cũng còn có thể cài đặt hệ thống điện thọai, ang ten truyền hình và cả đường truyền tải internet. Chưa kể các hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh riêng thật tiện nghi và sạch sẽ.
Người Việt cao niên ở hải ngoại nên chuẩn bị.
Chuẩn bị cái gì " Đây không phải là chuẩn bị tích góp tiền của để hòng khi phải vào nhà hưu dưỡng có tiền để chi trả, mà là chuẩn bị cho mình những phương tiện để giải trí khi đến tuổi cao niên, và phải đến ở trong các nhà hưu dưỡng. Hay ở các tư gia, cũng là những phương tiện để truyền thông với nhau, giữa người với người, giữa mình và thế giới văn minh, không bị lạc lõng, cô đơn, cũng không bị trở ngại vì ngôn ngữ, vẫn dùng tiếng Việt, đọc và nghe cũng bằng tiếng Việt, rồi lại còn có thể chia sẻ, góp ý kiến, nói lên nguyện vọng và ước muốn của mình, cũng bằng tiếng Việt, và được truyền tải đi khắp bốn phương trời, để nơi đâu có người Việt Nam, có xử dụng hệ thống này thì họ đều tiếp nhận được cả. Tập xử dụng phương tiện mà người già nào cũng có thể sắm và mua được, nếu không thì con, cháu nó cho những phương tiện nó đã xử dụng, chê là cũ và chậm. Người cao niên xử dụng vẫn tốt và tiện. Đó là tập xử dụng phương tiên thông tin khoa học ngày nay: INTERNET.
Không có gì khó khăn cả, chỉ khó có mỗi một điều là chúng ta có muốn hay không mà thôi. Khi đã muốn, không cần đến trường lớp mà chỉ nhờ con, cháu nó chỉ cho cách xử dụng:
- Mở máy.
- Dò tìm chương trình.
- Mở chương trình.
- Nghe được thật nhiều đài phát thanh tiếng Việt trên khắp thế giới, từ BBC, VOA, RFA, RFI, nghe và xem các chương trình truyền thanh, truyền hình bằng tiếng Việt ở Mỹ, Úc, Nhật, Các đài phát thanh của các tôn giáo như Phật Giáo, Tin Lành, Vatican Mẹ Hằng Cứu Giúp, Triết Lý Việt (đài Chân Lý Á Châu phát thanh từ Phi Luật Tân), và nhiều đài và chương trình khác mà người cao niên muốn, theo nhu cầu của từng vị.
Xa hơn một bước.
- Mở hồ sơ cá nhân của mình (phần này, nhờ con cháu nó mở cho người cao niên một hộp thư điện tử, quen gọi là email).
- Khi đã có địa chỉ hộp thư, người cao niên có thể liên lạc với nhiều người, thứ nhất trong hàng con, cháu, bạn thân, thân hữu và có thể nhận và chuyển tải các tâm tư của mình với nhiều hình thức: viết thư, tâm sự, viết bài, gợi ý, hay hỏi ý kiến. Nhất là qua mục này người cao niên gặp được nhiều người bạn cũng cao niên ở nhiều nơi khác trên thế giới, họ cống hiến chỉ dẫn cho ta nhiều phương cách ăn, uống thế nào cho hợp với tuổi già, cách giữ gìn sức khoẻ, tập thể dục, du ngoạn đó đây trên thế giới qua các danh lam thắng cảnh, mà người khác đi gởi hình ảnh về cho mình, ngồi tại nhà thưởng ngoạn.


- Mở thế nào, thì từng bước tắt máy cũng lần lượt như vậy.
Chúng ta là những người may mắn, sống vào thế kỷ này. Những cái chúng ta đang có, những thế hệ trước chúng ta, ở vào thời gian đầu thế kỷ hai mươi, lúc đó, nó chỉ là những ước mơ, mang tính giả tưởng. Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, những viễn tưởng đó đã thành hiện thực như Internet, máy hướng dẫn chỉ đường nằm trong các xe, điện thoại di động, truyền hình màu và màn ảnh mỏng. Và vô số những phát minh mới không thể kể ra đây hết được, nhằm phục vụ cho con người. Cơ may này, người cao niên chúng ta phải nắm ngay lấy, để đến tuổi già ta không phải cô đơn buồn tẻ, trông con, chờ cháu từng giờ, từng ngày, từng tháng, có người đến từng năm. Đây là một phương tiện giải trí, truyền thông, tránh cô đơn cho lớp người cao niên Việt Nam ở trên toàn thế giới, nên nắm bắt ngay lấy kẻo bỏ mất một cơ hội ngàn vàng của tuổi cao niên.
Ngày nay mọi ngành nghề đều phát triển, nhất là những ngành liên quan đến mặt khoa học kỹ thuật. Nhưng một số ngành nghề, một số mặt xã hội khác thì xem ra chúng ta không quan tâm hay quên đi. Chúng ta chỉ quan tâm đến tuổi trẻ, đến người trẻ, mà quan tâm ít, hay quên mất người cao niên, nhờ những lớp người này mà mới có thế hệ hôm nay, lớp trẻ bây giờ. Khi cha mẹ của chúng ta. Nhất là cha mẹ Việt Nam, những lớp người đầu tiên ra đi tỵ nạn, tìm tự do ở các nước tiên tiến, các ngài lúc đó đã ở lớp tuổi 30, 40, tiếp nhận với các ngôn ngữ mới thật là khó khăn, nên chỉ học qua loa ít chữ rồi lăn lưng đi kiếm việc làm, kiếm tiền để lo cho tương lai con của họ, và giúp đỡ thân nhân còn sống trong lòng chế độ cộng sản. Không nghĩ đến tương lai xa, khi mình về già, phải sống chung trong các nhà hưu dưỡng người bản xứ, phải xử dụng ngôn ngữ của họ một cách nhuần nhiễn thì mới tránh được cô đơn. Đây là điểm mấu chốt mà các thế hệ thứ hai thứ ba sống ở nước ngoài phải quan tâm đặc biệt, để giúp đỡ cha mẹ các bạn vào lúc tuổi già, ở trong các nhà hưu dưỡng, bớt được cô đơn.
 Một vài đề nghị cụ thể.
Đã có dịp làm việc trong một nhà hưu dưỡng 7 năm, được nhìn tận mắt, đôi khi trực tiếp phục vụ mới nhận ra rằng, người cao niên dù là người bản xứ, khi ở nơi đây cũng rất buồn, dù họ có những sinh hoạt hàng ngày;  rất mong có người đến thăm như con, cháu và người thân, nhất là vào những ngày kỷ niệm riêng của họ và những ngày cuối tuần. Đó là chưa kể đến người nước ngoài, ngôn ngữ không rành rẽ mấy phải sống chung ở đây. Tôi đã chứng kiến và thấy tỏ tường. Họ rất cô đơn, muốn nói năng điều gì cũng khó khăn, khi ngồi ăn, uống cùng bàn với những vị cao niên đồng viện, họ khó diễn tả những tâm tình tự nhiên của mình, nói nôm na là tâm sự, chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn lúc còn xuân trẻ, hay nỗi cô đơn trông con, chờ cháu vào những ngày cuối tuần khi phải sống ở đây. Tuổi cao niên, ở không, buồn miệng đã hay nói, mà nói ra không được, vì phải diễn tả bằng ngôn ngữ của người, đôi khi nói ra phát âm không đúng, hay phát âm trật vào những từ tục làm mọi người mắc cười, còn người nói thì mắc ngượng, từ cái ngượng làm cho các vị cao niên không phải là bản xứ ít nói, trầm ngâm, người Việt Nam có tính hay cười trừ là vậy.
Cho nên quan tâm đến những người cao niên Việt Nam, những người thân, nhất là con, cháu cần:
- Tìm một nhà hưu dưỡng ở gần nơi gia đình bạn ở, để đưa cha mẹ của các bạn vào đây.
- Hàng tuần nên có lịch trình định kỳ vào một ngày cuối tuần chẳng hạn, nên có ít là một người, vợ, chồng, hay con, vào thăm viếng. Đọc và điền giấy tờ cần giúp các ngài.
- Các ngày lễ tết Việt Nam, sinh nhật của các ngài, cả gia đình nên ghé vào nhà dưỡng lão để mừng sinh nhật cha hay mẹ.
- Những dịp đặc biệt của gia đình như ngày thành hôn của con, phải mời các ngài về chủ lễ, hay dự lễ.
- Cách báo ơn, báo hiếu tốt nhất đối với cha mẹ của chúng ta vào tuổi già, dù ở nhà tư hay đã ở trong nhà hưu dưỡng, là chúng ta năng lui tới thăm viếng hàng ngày hay hàng tuần. Đừng để các ngài cô đơn.
- Ở các nước tiến tiến, người cao niên không thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc, nhưng thiếu thật nhiều tình thương mến của con, cháu.
Đặc tính chung của con người thuộc mọi thời đại, không phân biệt chủng tộc là luôn có lòng biết ơn, biết và nhớ ơn người đã giúp mình cách này hay cách khác, dù một việc thật nhỏ như ly nước lạnh trong lúc ta đi đường trường, mà thời tiết oi bức nóng khi cơn khát đến. Đến những việc lớn hơn như cô, thầy dậy cho ta biết chữ, hoặc ân huệ hơn nữa khi trên đường ta vượt biển, gặp biển động, sóng ta gió lớn, con tàu mong manh nhỏ bé của ta bị vùi dập muốn chìm nơi biển khơi, gặp được con tàu mà trên đó có người thuyền trưởng đầy lòng từ tâm, chạnh lòng thương mà cứu vớt chúng ta. Chuyện nhớ ơn cứu tử này đã bước sang đến thế hệ thứ 2, thức ba của người tỵ nạn Việt Nam mà vẫn còn được nhắc nhở tới. Cứ mỗi khi đến ngày kỷ niệm tàu vớt trên biển là cha mẹ, ông bà lại nhắc nhở con cháu, và nhờ con, cháu chở tới thăm lại vị thuyền trưởng thủa xưa, để tỏ lòng cám ơn.

Nhưng cái nhớ ơn sâu đậm trong mỗi con người là công ơn sinh thành của cha mẹ chúng ta. Thật là 9 tháng cưu mang, ba năm bú mớm, chăm sóc từng giờ, từng ngày, từng đêm; rồi những năm cắp sách đến trường, ngày có nơi, có nước hai buổi đưa đón, có nơi có nước ngày bốn lần đưa đi đón về, cơm, sữa vỗ về, nâng như giữ trứng, hứng như cánh hoa, sợ con đau, con té, con bị trầy trượt. Bước qua tuổi 12 để vào trường trung học, tuy cha mẹ bớt đi công việc phải tắm rửa, đánh răng rửa mặt phụ, nhưng lại lo toan những việc khác có phần vất vả và tốn công, tốn của hơn. Lo cho con học chăm, có khi phải dậy kèm, không đủ giờ, đủ khả năng thì phải bỏ tiền ra mướn thầy dậy thế. Phải bỏ tiền túi ra cho con học những môn nhiệm ý như: đá banh, võ thuật, bơi lội, âm nhạc . . . . Phải đưa con đi chơi, đi nghỉ hè vào những kỳ nghỉ; phải mua sắm may mặc, không phải mặc lành, mặc ấm mà là mặc đẹp, hợp với thời trang kẻo thấy con mình thua kém con người, nhiều những bộ đồ cha mẹ không dám bỏ tiền ra để mua mặc. Nhưng con muốn là cha mẹ chiều lòng ngay. Sau những năm trung học, mài miệt những năm học nghề, hay mài đũng quần tiếp trên bậc đại học, có khi  năm, mười năm. Cha mẹ vẫn hy sinh đến cùng để lo, để phụ tài chánh cho con ăn, con học, đến bao giờ cầm được mảnh bằng thì cha mẹ mới an lòng, bớt lo. Ở những nước nghèo và tham nhũng như Việt Nam, còn phải lo chạy chọt lo lót cho con có một chỗ làm tốt cho ấm tấm thân. Sau đó vẫn chưa yên nếu con chưa có vợ hay chưa chịu lấy chồng.
Tấm lòng của cha mẹ thì qủa tình không thể nào kể ra hết được, nhan nhản chung quanh chúng ta đầy dẫy những tấm lòng chan chứa tình thương ấy. Nhưng khi thành nhân, ra đời, lập nghiệp, có vợ có chồng và có con. Hầu như chúng ta quên ơn xưa cha mẹ đã dành cho chúng ta. Khi đến lượt cha mẹ cần chúng ta nhất là vào tuổi lão niên, hay lúc phải ở trong những nhà hưu dưỡng, đôi khi trông con, chờ cháu đến mỏi mòn mà cũng không thấy đứa nào tới thăm, nó bận đi làm thì ít, nhưng bận đi chơi, đi nghỉ hè cuối tuần thì nhiều.
Các bạn trẻ thân mến, khi mới vào đời, nếu chúng ta không có bàn tay của người mẹ săn sóc đêm ngày, của người cha ân cần vất vả chăm lo, thì làm sao các bạn có ngày hôm nay. Đến lúc cha mẹ cần đến các bạn, giúp chỉ cho cách mở, đóng, sử dụng phương tiên truyền thông mới Internet, để các ngài biết mà giải khuây trong tuổi già ở nhà hay khi phải vào nhà hưu dưỡng, vì sau khi nghỉ hưu các ngài có nhiều thời gian. Và các bạn đừng bỏ rơi các ngài phải sống hưu quạnh cô đơn tại các tư gia hay trong các nhà hưu dưỡng. Đó là cách nhớ ơn, đáp nghĩa Công Đức Sinh Thành của những người con đối với cha mẹ của mình./-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.