Hôm nay,  

Tt Obama Và Chính Trị Kiểu Chicago

08/06/201000:00:00(Xem: 8353)

TT Obama Và Chính Trị Kiểu Chicago

Vũ Linh

...đề nghị một chức vụ cao trong Hành Pháp đổi lấy việc rút lui không ra tranh cử...

Tháng Sáu năm 1972, một nhân viên an ninh tình cờ nửa đêm đi tuần bắt được vài tên “ăn trộm” tại cao ốc Watergate, nơi có  trụ sở trung ương của Đảng Dân Chủ tại thủ đô Washington. Ngày hôm sau, báo chí đăng một mẫu tin nhỏ, chẳng ai để ý. Ít tháng sau, vài ký giả táy máy nhìn kỹ hơn. Dần dà, cái tin kiểu “xe cán chó” này lớn dần để rồi cuối cùng như ta đã biết, biến thành xì-căng-đan chính trị lớn nhất lịch sử Mỹ, đưa đến việc từ chức của TT Nixon vào tháng Tám năm 1974.
Vụ Watergate này thật ra chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng chuyện nhỏ này đã phơi bày ra một sự thật lớn hơn: đó là cách hành xử mờ ám, lạm dụng quyền hành để tìm đủ cách che giấu sự thật. Và đó là cái tội lớn của TT Nixon mà dân Mỹ không chấp nhận.
Đó là chuyện cách đây hơn ba chục năm.
Chuyện bây giờ cũng là chuyện nhỏ. Nhưng chưa ai biết chuyện nhỏ này sẽ có thể biến thành chuyện lớn hơn hay không. Một phần cũng còn tùy báo chí "phe ta". Phe ta ở đây là mấy tờ báo phe tả mà những ai muốn bình luận thì trước hết phải biết phân biệt, thí dụ như tờ New York Times ở miền Đông và tờ Los Angeles Times tại miền Tây. Xin nhắc lại là năm xưa, báo chí phe ta ráo riết khui vụ Watergate vì không quên trách nhiệm của Dân biểu Ricgard Nixon, khi ông ta ráo riết đòi điều tra và truy tố một đại trí thức thiên tả và đảng viên Dân Chủ cao cấp là Alger Hiss về tội làm điệp viên cho... Liên Xô. Chuyện ấy đã xưa rồi, mà nhắc lại là không để chạy tội cho TT Nixon.
Trở lại chuyện ngày nay, cuộc bầu cử năm 2008 đưa đến chiến thắng vĩ đại của đảng Dân Chủ: đảng chiếm được Tòa Bạch Ốc, đồng thời chiếm được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện. Nhưng dù vậy, chiến thắng vẫn chưa trọn vẹn. Còn thiếu đúng ghế nghị sĩ nữa là đảng Dân Chủ sẽ nắm được đa số tuyệt đối 60 ghế kiểm soát trọn vẹn nghị trình của Thượng Viện vì vượt qua rào cản của thủ tục filibuster (tạm gọi là "câu giờ" khi phe đối lập có thể tràng giang đại hải chiến diễn đàn để khỏi bàn về dự luật họ muốn chống.)
Khi ấy, đích thân TT Obama và toàn bộ các tai to mặt lớn của đảng Dân Chủ, trong đó có cựu TT Clinton, Nghị sĩ cựu ứng viên tổng thống John Kerry, và cố Nghị sĩ Ted Kennedy, xúm lại dụ dỗ Nghị sĩ Arlen Specter của đảng Cộng Hòa bỏ đảng để nhẩy qua Dân Chủ. Sở dĩ nhắm vào ông này vì chẳng những ông là người có khuynh hướng trung tả ôn hòa, mà hơn thế, ông đã từng bỏ đảng Dân Chủ nhẩy qua Cộng Hòa cách đây ba chục năm - tức là người có lập trường lỏng lẻo, có thể chiêu dụ được.
Không những thế, ông Specter này còn đang bị một ngôi sao mới nổi của đảng Cộng Hòa đe dọa mất ghế nghị sĩ. Thế là ông Specter nhẩy rào, với điều kiện đạt sự hậu thuẫn trọn vẹn của TT Obama và toàn đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử cuối năm nay. Chuyện không ai ngờ là tự nhiên lại có ông dân biểu Joe Sestak đòi nhẩy ra tranh chức của ông Specter ngay trong vòng sơ bộ của đảng Dân Chủ. Chẳng ai thèm để ý.
Nhưng đó là chuyện cách đây hơn một năm. Vài tháng trước ngày tranh cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ, bất ngờ các thăm dò dư luận cho thấy ông dân biểu vô danh này - cũng là cựu đề đốc, chứ không tệ đâu! - lại vọt lên ngang hàng với ông nghị sĩ kỳ cựu Specter. Từ TT Obama đến các vị quan lớn trong đảng Dân Chủ, tất cả đều xúm lại công khai hậu thuẫn ông Specter và kêu gọi ông Sestak rút lui để nhường chiến thắng lại cho ông Specter.
Nhưng ông Sestak này ngoan cố! Bất chấp lời kêu gọi của tổng thống, ông vẫn ra tranh cử. Chẳng những vậy, ông còn lớn tiếng tố cáo TT Obama mưu toan mua chuộc ông và dự tính tặng ông chức Bộ Trưởng Hải Quân, với điều kiện ông rút lui. Phe Cộng Hòa la hoảng, đòi điều tra vụ mua chuộc. Nhưng Toà Bạch Ốc và Bộ Tư Pháp lờ đi.
Để rồi cách đây ít tuần, bầu cử sơ bộ diễn ra, đưa đến chiến thắng bất ngờ của ông Sestak, loại ra khỏi vòng chiến cái ông nghị sĩ thâm niên xé rào từ Cộng Hòa qua.
Chiến thắng này là con dao hai lưỡi cho ông Sestak. Một mặt, có hy vọng thắng ứng viên Cộng Hoà và đắc cử nghị sĩ vào tháng Mười Một tới. Mặt khác, câu chuyện TT Obama mưu toan mua chuộc trở thành quan trọng và lại được khui ra. Vừa do bên Cộng Hoà tìm cách đánh trước, vừa do phe ông Specter tìm cách hạ bệ đối thủ.
Câu chuyện nghe giản dị, nhưng ngày càng to chuyện, không khác gì chuyện Watergate. Nếu thật sự đúng như ông Sestak tố cáo, thì quả là đã có vi phạm luật, và kẻ chủ mưu có thể sẽ đi tù. Cho đến nay, thì nội vụ vẫn chưa có gì rõ ràng. Người ta chỉ thấy diễn tiến hết sức lạ lùng. Đó là tòa Bạch Ốc đã có phản ứng “leo thang” theo từng giai đoạn, cũng không khác gì trong vụ Watergate.
Lần đầu thì họ bác bỏ toàn bộ câu chuyện, khẳng định không có chuyện đó. Lần phản ứng thứ nhì, Tòa Bạch Ốc hứa hẹn điều tra. Lần thứ ba, Tòa Bạch Ốc cho biết luật sư đã coi lại nội vụ và xác nhận đã không làm điều gì bất hợp pháp, tức là lần đầu tiên nhìn nhận đã có chuyện gì đó xẩy ra. Lần thứ tư, tin hành lang xì ra là cựu TT Clinton đã “nói chuyện” với ông Sestak hồi Tháng Hai năm nay.
Sở dĩ ông Clinton đi nói chuyện là vì ông Sestak trước đây là người đã mạnh mẽ ủng hộ ứng viên Hillary Clinton chống lại ứng viên Barack Obama trong cuộc chạy đua tranh chức đại diện đảng Dân Chủ tại kỳ bầu cử tổng thống vừa qua. Rồi lần tiếp theo, tin hành lang mới xì ra là Chánh Văn Phòng của tổng thống, ông Rahm Emanuel, chính là người đã nhờ cựu TT Clinton đi thuyết phục ông Sestak bỏ cuộc.


Cuối cùng thì luật sư cố vấn của Tòa Bạch Ốc ra thông báo xác nhận trong hai tháng Sáu và Bẩy năm 2009, Tòa Bạch Ốc đã có nhiều lần cố gắng (efforts - số nhiều) tìm hiểu xem ông Sestak có nhận làm việc với Tòa Bạch Ốc không. Có nghĩa là không phải chỉ có một lần cựu TT Clinton đi nói chuyện, mà còn nhiều lần hay nhiều người hay nhiều hình thức móc nối khác.
Nhưng câu chuyện tới đây lại mang một khúc quanh mới. Theo luật sư của Tòa Bạch Ốc, ông Sestak chỉ được đề nghị từ chức dân biểu của ông để làm thành viên một Ủy Ban Cố Vấn không lương cho tổng thống, chứ không phải để làm Bộ Trưởng Hải Quân. Điều ông luật sư của Tòa Bạch Ốc không giải thích là làm sao lại có thể đề nghị một dân biểu đang làm lương 174.000 đô một năm từ chức để nhận một chức cố vấn không lương"
Chúng ta thấy diễn tiến từng bước một, mỗi bước mỗi trầm trọng hoá vấn đề. Để rồi cuối cùng, câu hỏi vẫn còn lửng lơ là Tòa Bạch Ốc thật sự đã làm những gì, có vai trò chính xác như thế nào.
Vấn đề này tự nó trầm trọng hơn vụ Watergate gấp bội.
Trong vụ Watergate, TT Nixon không hay biết gì vì chỉ là một âm mưu của vài viên chức cấp thấp của đảng Cộng Hòa, tính ăn cắp tài liệu trong trụ sở đảng Dân Chủ, và cái tội của TT Nixon là tìm cách khỏa lấp, giấu tội cho đàn em. Trong vụ Sestak bây giờ thì chỉ thị hành động trực tiếp đến từ Chánh Văn Phòng của TT Obama, và chắc chắn là có tổng thống đích thân can dự, vì không ai nghĩ ông Chánh Văn Phòng lại có quyền đề nghị một chức vụ cao cấp trong Tòa Bạch Ốc mà không có sự chấp thuận trước của tổng thống.
Câu chuyện còn chưa ngã ngũ thì bất ngờ tin báo chí cho biết, một ứng viên Dân Chủ của tiểu bang Colorado cũng ở trong tình trạng tương tự: được đề nghị một chức vụ cao trong Hành Pháp đổi lấy việc ông rút lui không ra tranh cử chống đương kim nghị sĩ Dân Chủ Michael Bennett. Ông Andrew Romanoff nhìn nhận đã được phụ tá Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc cho lựa chọn một trong ba cái job béo bở với cơ quan Agency for International Development (USAID) hay cơ quan Trade & Development Agency. Dĩ nhiên là Tòa Bạch Ốc cải chính và tố ngược lại là chính ông Romanoff đã xin job. Chuyện xào xáo gia cang này chẳng ai biết sự thật như thế nào.
Hành động đề nghị chức vụ đổi lấy việc rút lui không tranh cử là một hành động vi phạm luật Mỹ vì có mục đích xoay chuyển quyền quyết định chính trị của cử tri và người chủ mưu có thể bị tù tới 15 năm. Luật Mỹ cấm không ai được hứa hẹn chức vụ gì có thể ảnh hưởng đến của một cuộc bầu cử ("The law bans promising any position to influence an election", theo New York Times).
Thực tế mà nói, ít người nghĩ TT Obama hay ông Chánh Văn Phòng Emanuel lại khờ khạo ăn vụng không chùi mép đến độ bị đi tù hay bị truất nhiệm. Cho dù có bằng chứng rõ ràng là đã có sự hứa hẹn đổi chác đi nữa thì cũng chưa hẳn là TT Obama đã làm chuyện phi pháp vì tất cả tùy cách hai bên nói chuyện với nhau, khéo léo tới đâu, bóng gió đến mức nào.
Theo các chuyên gia chính trị Mỹ,  cho dù không có bằng chứng đủ tính pháp lý để kết án, thì hành động mua chuộc này hiển nhiên cũng làm mất uy tín TT Obama rất nặng. Những lời chối quanh, nay nói thế này, mai nói thế khác, đã là bằng chứng hiển nhiên TT Obama và thuộc hạ đang làm chuyện gì mờ ám.
Một trong những lời hứa hẹn của TT Obama khi còn tranh cử (theo báo Saint Petersburg Times, ông hứa trên dưới 500 điều) là sẽ áp dụng một chính sách trị quốc trong sáng và trong sạch, trái ngược với những phương thức mờ ám của các chính trị gia chuyên nghiệp. Điều ta nhận thấy qua tin tức mua chuộc chính khác bằng chức vụ của Nhà Nước cho thấy có thể là TT Obama không hành động như các chính khách mờ ám, nhưng rõ ràng là ông đã hành động theo đúng trường phái Chicago, thủ đô của mafia Mỹ. Nhất là khi có ông Chánh Văn Phòng Rahm Emanuel dính dáng vào.
Người ta còn nhớ sau khi Obama đắc cử tổng thống thì ghế nghị sĩ của ông tại tiểu bang Illinois bị bỏ trống và theo luật Illinois, Thống Đốc Blagojevitch có quyền chỉ định người thay thế. Ông này sau đó bị truất nhiệm và đang ra tòa vì tội “rao bán” ghế thượng nghị sĩ cho người nào ra giá cao nhất. Trong vụ này ông Chánh Văn Phòng Rahm Emanuel, một chính khách chính hiệu Chicago, đang bị điều tra vì nghi ngờ có dính líu.
Gần đây hơn, dân biểu Dân Chủ Eric Massa bị FBI tố giác về tội lem nhem tình ái với một vài anh phụ tá trong quốc hội, khiến ông này bị ép buộc phải từ chức. Sau khi từ chức, ông Massa lên truyền hình công khai tố giác tất cả đều là trò “ma-nớp” của ông Rahm Emanuel để loại ông Massa vì ông này đã bỏ phiếu chống luật cải tổ y tế của TT Obama.
Cho đến giờ, chưa ai có bằng chứng vi phạm tội gì cả nhưng cũng không có nghĩa là không có chuyện gì phạm pháp. Sự thật là chẳng ai biết chuyện gì đã xẩy ra hay đã không xẩy ra. Và đó chính là điều nhiều người đặt vấn đề với chính quyền Obama. Chỉ vì ứng viên Barack Obama là người đã từng lớn tiếng hứa hẹn trong sạch và trong sáng. Trong sạch hay không thì không biết, nhưng trong sáng rõ ràng là không có (06-06-10).
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.