Hôm nay,  

Trào Dầu Làm Nghẹn Cảng

22/05/201000:00:00(Xem: 6434)

Trào Dầu Làm Nghẹn Cảng

Nguyễn Xuân Nghĩa

Nếu dầu loang vào sông Mississippi...
Một tháng sau vụ nổ dàn khoan Deepwater Horizon của hãng British Petroleum trong Vịnh Mễ Tây Cơ, người ta bắt đầu lo thêm một chuyện. Đó là dầu loang có thể bao cửa khẩu Southwest Pass và làm nghẽn mạch sông Mississippi rồi khóa luôn các hải cảng trong khu vực - một kịch bản của khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ.
Trước tiên, dàn khoan đã bị nổ ngày 20 rồi chìm xuống biển ngày 22 Tháng Tư. Dàn khoan này hút dầu từ đáy biển lên và khi bị nổ bất ngờ, dầu thô cứ thể mà trào lên mặt biển và lan chảy qua nơi khác. Theo ước lượng của hãng BP thì mỗi ngày có khoảng 5.000 thùng dầu thô đã phun lên như vậy và giả thuyết kinh hoàng của họ là 60 ngàn thùng một ngày. Những cố gắng nhằm bịt ống dầu phun hoặc hút lại dầu đều chưa đạt kết quả.
Chúng ta nhớ lại là năm 1989, tầu chở dầu Exxon Valdez bị tai nạn tại Alaska và trữ lượng dầu trong tầu chỉ lên tới 250 ngàn thùng. Bây giờ, vụ Deepwater Horizon lại nguy ngập hơn thế vì lượng dầu có thể thoát ra ngoài chính là túi dầu dưới biển. Việc ngăn dầu thất thoát từ dưới đáy biển lên quả thật không dễ dàng và co thể giải quyết mau chóng. Giải pháp kỹ thuật siêu hạng là đào xuống một ống dẫn khác để khóa mạch dầu đang chảy. Giải pháp này cần hai ba tháng mới thành và trong giả thuyết bi quan là dầu tuôn lên 60 ngàn thùng một ngày thì chúng ta đang gặp một tai họa kinh tế và môi sinh nguy kịch hơn vụ Exxon Valdez gấp bội.
Về tổn thất kinh tế, khu vực bị nạn là một trung tâm ngư nghiệp của các tiểu bang Louisiana, Mississippi và Alabama. Vì dầu loang, các tầu đánh cá hay bắt tôm đều bị chặn và việc dùng hoá chất để khử dầu có thể gây họa cho kỹ nghệ tôm cá trong nhiều năm tới. Cũng về kinh tế, khu vực bị nạn còn là một trung tâm năng lượng của Hoa Kỳ, với sản lượng dầu thô vào khoảng một phần ba của số tiêu thụ toàn quốc. Dầu thô mà lan rộng thì nhiều dàn khoan khác cũng phải ngưng hoạt động.
Một tổn thất kinh tế khác là kỹ nghệ chuyển vận hàng hải.
Các tầu hàng mà bị dính dầu thì không được cập bến, phải được rửa sạch, hàng hóa phải chuyển qua tầu khác và những việc đó cũng làm tắc nghẽn việc vận tải ra vào các hải cảng. Nhiều nhà máy lọc dầu sẽ bị đình đọng. Nếu dầu lại lan tới các hải cảng và lấn vào hạ nguồn sông Mississippi thì tai họa kinh tế sẽ thành vô lường. Chúng ta cần chú ý đến giả thuyết ấy.


Cho đến nay, việc bịt dầu phun lên vẫn chưa có kết quả nhưng dầu chưa lan tới các cửa khẩu. Cũng may là mực nước sông Mississippi còn cao nên dầu không nhập sông và còn bị hệ thống tháo nước sông đẩy ra ngoài. Và càng may là lớp dầu cũng loãng và nhẹ và có thể khử được nên chưa bám vào thân tầu. Nhưng, giới chức hữu trách thì vẫn phải tự chuẩn bị cho tình huống bi quan nhất. Hải cảng New Orleans cho biết là sông chưa bị khoá và có sẵn sàng bốn trạm rửa cho các thân tầu bị lấm dầu. Bên trong, nhiều trạm khử dầu cũng đã được lệnh ứng trực.... Tuy nhiên tình hình vẫn có thể thay đổi vì dầu vẫn phun và vẫn loang, lại đang Tây tiến về các cảng Plaquemines và cảng dầu LOOP của Louisiana.
Chúng ta đều biết Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế trước tiên là nhờ địa dư hình thể với con sông Mississippi tiếp nhận các nhánh sông khác của cả khu vực Trung-Tây Midwest. Con sông chính này lại chảy ra các bến cảng ở quanh thành phố New Orleans. Hơn hẳn New York hay Los Angeles, Long Beach, thành phố New Orleans mới có vị trí trọng yếu nhất cho kinh tế Hoa Kỳ vì là ngả thông thương hàng hóa cho các tiểu bang nằm bên trong với cửa biển. Đây là trung tâm phân phối nông sản Mỹ bán ra thế giới và c ũng là nơi tiếp nhận thương phẩm của thế giới cho kỹ nghệ Hoa Kỳ.
Hệ thống sông ngòi ở hạ nguồn sông Mississippi có thể được sánh với một lá phổi kinh tế của Hoa Kỳ. Con sông là đường chuyển vận hàng hóa của một khu vực rộng lớn nằm trong đất liền thông thương ra Vịnh Mễ Tây Cơ và các đại dương của thế giới. Nếu cửa sông bị nghẽn, sinh hoạt kinh tế trong đất liền sẽ bị đình đọng, các tầu chở hàng xuất cảng của Mỹ mà bị dính dầu thì cũng không được cập bến đổ hàng qua xứ khác...
Cho đến nay, nạn dầu loang có thể gây ra nhiều hậu quả chính trị đáng ngại cho kỹ nghệ năng lượng Hoa Kỳ, nhất là cho quyết định khai thác dầu khí ngoài khơi, một quyết định đang gặp nhiều chống đối khiến Chính quyền Obama và Quốc hội phải phân vân cân nhắc rất kỹ. Cũng vì vậy mà hãng BP mới bị các chính khách ráo riết đả kích và quy trách. Nhưng, dù sao thì hậu quả kinh tế vẫn chưa là một vấn đề ở cấp quốc gia.
Nếu dầu loang vào các hải cảng và cản trở việc vận chuyển của sông Mississippi thì đấy mới là một tai họa cho rất nhiều ngành nghề và địa phương của Hoa Kỳ. Những ai cho rằng năm Canh Dần là một năm "dữ" thì cũng không ngờ là dữ đến vậy! Nhưng dữ nhất là khi Mississippi bị nghẹn dầu. Đấy là một yếu tố nên canh chừng khi theo dõi tin tức về vụ dầu loang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.