Hôm nay,  

Ý Thức Trách Nhiệm

30/04/201000:00:00(Xem: 4490)

Ý Thức Trách Nhiệm

Bìa “A Sense of Duty: Our Journey From Vietnam To America.” Photo: www.quangpham.net.)


Phạm Xuân Quang


(LTS: Trong ngày tưởng niệm 30-4, Việt Báo trích đăng một phần tác phẩm “A Sense of Duty: Our Journey From Vietnam To America” của nhà văn Quang Pham, tức Phạm Xuân Quang, với sự đồng ý của tác giả, Phần Việt dịch bởi LS Lê Công Tâm. Tác phẩm Anh văn này đã phát hành bản bìa mềm trong tháng này bởi nhà XB Random House. Có thể tìm mua ở các tiệm sách hay: www.quangpham.net.)
"Đối với một người đã từng sống và chiến đấu với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và chứng kiến sự nghiệp phục vụ xuất sắc của Quang Phạm trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thì đây là một cuốn sách đặc biệt cảm động. Mọi người Mỹ phải đọc câu chuyện này để cảm nhận rõ ràng hơn những quyền tự do mình đang hưởng."
Tướng Thủy Quân Lục Chiến Anthony Zinni (Nguyên Tư lệnh Lực lượng Trung ương Hoa Kỳ CENTCOM - trải trên một vùng rộng lớn từ Trung Á qua Trung Đông)
Ngày 29 tháng 4, quân Bắc Việt tiến vào vùng ngoại ô quanh Sài Gòn và bắn pháo vào căn cứ không quân. Bố tôi và các người đồng ngũ phải trốn trong hầm tránh bom ở nhà. Rạng sáng hôm sau, một vài người rời hầm tránh bom và ra đi trên chuyến bay C-130 cuối cùng của Không Quân VNCH rời đất nước (máy bay đã phải cất cánh trên đường băng đầy mảnh đạn, họ bay đến căn cứ U Tapao ở Thái Lan). Họ nhìn thấy bố tôi lần cuối khi ông đang ở trong hầm và nói chuyện điện thoại với bà tôi. Hai bạn đồng ngũ khác của ông chạy ra Vũng Tàu và rời Việt Nam trên tàu của Hải Quân Mỹ.
Thiếu úy TQLC Hoa Kỳ Ted Murray kiểm lại quân số ngay sau loạt pháo kích của Bắc Việt. Hai người tử trận. Trung sĩ Charles McMahon, Jr., và hạ sĩ Darwin Judge là 2 quân nhân Mỹ cuối cùng tử trận tại Việt Nam.
Ông Murray nhớ lại buổi sáng định mệnh: “Chúng tôi có nhiều công việc giấy tờ phải hoàn thành trước khi ra đi. Có hai mẹ con người Việt Nam, bà mẹ tên Von và cô con gái tên Vân. Tôi đã bảo đảm với bà Von hôm 28 tháng 4 là mẹ con bà sẽ được đi trước cả khi chúng tôi đi. Nhưng đêm đó, khi phi trường bị máy bay Dragonfly A-37 tấn công, bà Von đã trở về nhà. Tôi cũng không biết là bà có cơ hội để quay lại hay không… Tôi chỉ là một thiếu úy, cố gắng làm hết sức mình, và tôi đã làm một số việc có thể gây rắc rối cho tất cả chúng tôi. Đó là cho nhiều người đi theo lên máy bay mà không “lệnh trên” của Bộ Ngoại Giao hay bất kỳ người nào. Tại sao ư" Bởi vì tôi có thể làm vậy trong lúc đó. Và đó là điều làm tôi cảm thấy vô cùng tự hào.”
Ông Murray đã chứng kiến, có lẽ là chuyến bay cuối cùng của Không Quân VNCH. Sáng 29 tháng 4, một máy bay chiến đấu AC-119 cố gắng lần cuối cùng, bay vòng chung quanh căn cứ Tân Sơn Nhứt, nã đạn vào các nhóm tiền quân Bắc Việt. Chiếc máy bay này đã đậu tại căn cứ vào đêm hôm đó, tiếp thêm nhiên liệu và đạn dược, trước khi bị tên lửa đối không SA-7 bắn trúng lúc 7 giờ sáng. Máy gay nổ lớn và có vài chiếc dù bung ra. Hai chiếc Skyraider của Phi Đoàn 514th và 518th (đội bay trước đây của bố tôi) cũng tham chiến. Một chiếc bị bộ binh bắn rơi, còn chiếc kia bị trúng tên lửa của SA-7. Những trận chiến cuối cùng này đã viết nên trang sử kiêu hùng của Không Quân VNCH, sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, và có một kết thúc buồn.
Hàng trăm máy bay của Không Quân VNCH bay qua Thái Lan, nhìn cứ như đàn châu chấu ở đường chân trời, các trực thăng đáp trên các mẫu hạm của Mỹ trên biển Nam Trung Hoa, chỉ để bị đẩy xuống biển lấy chỗ cho các chiếc khác. Tướng Kỳ, trung tướng Ngô Quang Trường*, và vài người khác bay trên trực thăng riêng của ông Kỳ, đáp trên mẫu hạm USS Midway vào buổi trưa. Sĩ quan phụ tá ông Kỳ, thiếu tá Hồ Đăng Trí, một trong các người bạn thân của bố tôi, không chịu ra đi; cả gia đình ông Trí đều ở lại Saigon.
* Trung tướng Ngô Quang Trường là chỉ huy lực lượng “I Corp,” được nhiều người Mỹ (kể cả tướng Abrams) xem là chỉ huy chiến trường giỏi nhất của Việt Nam, và “chỉ đứng sau tướng George S.Patton,” theo lời ông Kỳ.
Cái giá của tự do không còn là điều quan trọng nữa. Thiếu tướng hải quân Lawrence Chambers ra lệnh đẩy vài chiếc trực thăng Huey đáng giá $10 triệu xuống biển để cứu một gia đình Việt Nam. Tướng Bung Lý của Không Lực VN (cùng với vợ và 5 con) đã đáp được chiếc máy bay quan sát O-1 lên mẫu hạm USS Midway.
Phải đến 15 năm sau, một người VN khác mới có thể đáp trực thăng của mình lên một mẫu hạm của hải quân Mỹ, trong cương vị một phi công TQLC.
Bố tôi quyết định quay lại Saigon lần cuối để đưa bà tôi đi. Khi bà từ chối, bố tôi quay trở lại căn cứ Tân Sơn Nhứt. Khi lái xe xuyên qua Saigon, bố tôi nhìn thấy quân dụng vất bỏ trên đường. Quân nhân thuộc sư đoàn 18th, đơn vị cuối cùng đánh tại Xuân Lộc, đã rút lui về thành phố. Các người lính chỉ mặc thường phục, quân phục và giày đều bỏ lại trên đường. Các khẩu M16 bị ném xuống sông Saigon.
Bố tôi cũng vậy, đã đổi quân phục sang thường phục. Chạy vòng vèo trên đường, ông nhấn ga chiếc Lambretta, chạy nhanh hết mức. Tránh được bọn nằm vùng và các nhóm tiền quân Bắc Việt, bố tôi cuối cùng cũng đến được Tân Sơn Nhứt, hy vọng sẽ bắt kịp một chiếc máy bay nào đó.


Tuy nhiên, bố tôi không biết rằng sân bay đã đóng cửa sau khi bị không kích vì phi đạo không dùng được nữa. Các chuyến di tản của người Mỹ đã chuyển san khu IV, một khu sân bay trực thăng của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ và DAO. Bài hát “White Christmas” của Bing Crosby, tín hiệu cho tất cả mọi người Mỹ phải di tản, đã được phát đi vài giờ trước đó. Bố tôi chạy được đến cổng Tân Sơn Nhứt và nhận ra vài khuôn mặt quen thuộc, nhưng giờ đang mặc quân phục của Việt Cộng. Ông đổi hướng, chạy về phía khu DAO, nơi trực thăng CH-53 Sea Stallion của TQLC Mỹ đã đáp vào lúc 3 giờ trưa. Bố tôi ngừng chiếc Lambretta và chạy về phía hàng rào, đứng chung với một đám đông đang hoảng loạn.
Giữa sự hỗn loạn và hoang mang này, một lính TQLC Hoa Kỳ mặc áo chống đạn, ấn nòng súng M16 vào ngực bố tôi, không cho ông bước vào khu sân bay của DAO. Bố tôi lùi lại và nhìn những người Việt Nam may mắn được cho vào. Một người lính TQLC đã cứu sống bố tôi vào 11 năm trước, và nay, một TQLC khác đã chận không cho bố tôi bước lên chuyến bay đi đến tự do. Rối bời và chán nản, bố tôi nhìn quanh, cảm thấy thất vọng khi nhìn thấy càng lúc càng nhiều người lính VNCH vất bỏ quân phục và ném súng xuống sông, để tránh bị Cộng Sản bắt giữ. Tối 29 tháng 4, bố tôi chạy xe trở về nhà bà ngoại để đón chờ định mệnh của mình.
Từ trưa hôm 29 cho đến sáng 30 tháng 4, ç của TQLC Hoa Ky va CIA đã đưa đi gần 7,000 người Mỹ, Việt Nam, và các quốc tịch khác, lên tàu hải quân đậu bên bờ biển. Chiến dịch “Frequent Wind” trở thành chiến dịch di tản bằng trực thăng lớn nhất từ trước đến nay. Lúc 4:59 phút sáng, trực thăng CH-46 với cuộc điện thoại mật danh là “Lady Ace 09” do đại tá Gerry Berry làm phi công, đã gọi cho mẫu hạm USS Blue Ridge. “Tiger, tiger, tiger” (mãnh hổ). Đây là thông báo cho biết Đại Sứ Martin đang trên đường rời khỏi Saigon. Ông Martin phải ở lại cho tới khi có điện thoại trực tiếp của Tổng Thống Ford cho phép ông rời tòa lãnh sự. Lúc 7 giờ sáng, ông Martin bay cùng với nhóm TQLC kế chót rời khỏi Saigon. “Anh có thể nhìn thấy các vụ bắn nhau. Quân đội miền Nam Việt Nam rút vào thành phố, và họ vẫn chiến đấu rất dũng mãnh, đặc biệt là tại phía Bắc thành phố,” ông Berry kể lại cho tôi nhiều năm sau đó. “Tôi nhìn thấy xe tank của Bắc Việt tiến vào thành phố. Sau 20 năm chiến tranh, nhìn thấy điều này thật là khó chịu.”
7 giờ 30 phút sáng, chiếc CH-46 bốc đi 11 lính TQLC cuối cùng trên nóc tòa lãnh sự Mỹ. Lúc 11 giờ trưa, 2 chiếc xe tank T-54 của Bắc Việt húc đổ cổng sắt dinh tổng thống. Một lính chạy vào dinh, và phất lá cờ đỏ của Cộng Sản trên ban-công phía trước. Tổng Thống Minh và nội các 3 ngày tuổi của ông chính thức đầu hàng với phóng viên chiến trường, đại tá Bùi Tín*.
Khi lệnh đầu hàng được phát trên radio, một vị tướng của quân đội VNCH, mặc quân phục, đứng tại khu tưởng niệm TQLC Việt Nam, giơ tay chào, và tự sát bằng phát súng vào đầu. Nhiều tướng lãnh khác của quân đội VNCH cũng tự sát. Lúc đó, các người thân trong gia đình tôi đã phải giấu súng của bố tôi đi, vì sợ rằng bố tôi cũng sẽ tự giết mình.
Bố tôi nhìn ra đường khi quân Bắc Việt tiến vào thành phố. Đầu óc ông hoang mang. Đời lính chiến kéo dài 20 năm của ông đã kết thúc. Hàng ngàn người lính đã hy sinh cho miền Nam, kể cả những người bạn thân của bố tôi, đã nằm xuống trong cuộc chiến. Một sự yên lặng kỳ lạ phủ lên Saigon vào tối hôm đó. Bố tôi ở lại nhà bà ngoại 1 tháng rưỡi, trước khi ra trình diện rồi bị bắt đi cải tạo cùng với các sĩ quan miền Nam VN khác. Đối với hầu hết người Việt Nam, chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng với vài triệu người, tuy nhiên, sự chết chóc và chịu đựng vẫn tiếp diễn trong nhiều năm sau khi Saigon “giải phóng.”
* Vì sự kiểm duyệt gắt gao và thiếu dân chủ tại Việt Nam sau chiến tranh, Bùi Tín đã bỏ sang Pháp năm 1990. Trong hồi ký “Đi theo Hồ Chí Minh,” ông Tín kể lại ngày miền Nam đầu hàng. “Trong ngày 30 tháng 4, ông ấy (Nguyễn Văn Hảo, giám đốc Ngân Hàng Quốc Gia Miền Nam) nói rằng số vàng tích trữ của miền Nam (16 tấn), bị đồn là Tổng Thống Thiệu đã chuyển ra nước ngoài, thật ra vẫn đang nằm nguyên vẹn trong ngân khố Saigon.”
Ông Bùi Diệm, lãnh sự miền Nam Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhớ lại những ngày cuối cùng*: “‘Có thể nào, một quốc gia lớn lại hành động như vậy không"’ Đó là câu hỏi mà một người bạn đã hỏi tôi tại Saigon khi tin tức vào tháng 8, 1974 cho biết, Quốc Hội (Mỹ) cắt giảm viện trợ. Ông ấy là bạn học cùng trường với tôi khi còn ở miền Bắc và hiện là chủ cửa hàng, một người hoàn toàn không làm chính trị. ‘Anh là đại sứ,’ ông nói. ‘Có lẽ anh hiểu chuyện hơn tôi. Nhưng anh có giải thích được thái độ này của người Mỹ không" Họ muốn tới thì tới, đi thì đi. Giống như có một người hàng xóm đến nhà anh, gây đủ thứ rắc rối, sau đó nói là anh ta quyết định sai, và bỏ đi. Sao mà họ có thể làm vậy được"’ Đó là một câu hỏi đơn giản của người bạn chất phác. Nhưng tôi không trả lời được.”
“Người dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là giới lãnh đạo, trong đó có tôi, phải chịu trách nhiệm cao nhất về định mệnh của quốc gia, và nói thật, họ có rất nhiều điều đáng để hối tiếc và xấu hổ.”
Hai tuần sau khi Saigon thất thủ, trong đoạn báo cáo gởi Tổng Thống Ford (tiết lộ năm 2000), ông Henry Kissinger viết, “Khi nước Mỹ tham chiến vào những năm 1960s, họ đã đi quá giới hạn đến độ làm chấm dứt sự nghiệp và cả cuộc sống của giới lãnh đạo của nước đồng minh, và gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Mỹ. Khi chúng ta nhận đây là “cuộc chiến của chúng ta,” thì đáng lẽ không nên để miền Nam Việt Nam phải tham gia cuộc chiến; và khi mọi sự trở thành “cuộc chiến của họ,” thì đáng lẽ chúng ta không nên nhúng tay vào.” Bản báo cáo này đã không bao giờ được gởi tới cho tổng thống.
* Theo hồi ký của ông Bùi Diệm: “Trong gọng kềm của lịch sử.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.