Hôm nay,  

Đua Thuyền Ngày Tết Từ Quảng Nam Vào Sóc Trăng

14/02/201000:00:00(Xem: 5710)

Đua Thuyền Ngày Tết Từ Quảng Nam Vào Sóc Trăng

Mường Giang
Đua thuyền và những sinh hoạt trên sông nước VN đã gắn liền với lịch sử Hồng Lạc, từ buổi bình minh dựng nước cho tới nay, đã giúp cho thủy quân nước ta đầy hiển hách, qua những chiến thắng vang lừng của Ngô vương Quyền Đại Đế đánh tan giặc Nam Hán, trên Bạch Đằng Giang năm Mậu Tuất 938. Tiếp theo là Đại Tướng Lý thường Kiệt đời Hậu Lý, tiêu diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt.
Nhưng lừng lẫy nhất vẫn là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng Trần Quang Khải.. đã tiêu diệt quân Nguyên Mông tại Chương Dương, Vân Đồn, Bạch Đằng vào năm 1288. Gần 500 năm sau, Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ, cũng dùng thủy chiến và hỏa công đốt cháy 300 tháp thuyền của quân Tiêm La tại Rạch Gầm, Xoài Mút tỉnh Định Tường vào năm 1785.
Ngoài ra thủy quân Đàng Trong do Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Phúc Tần, đã đốt cháy và đánh đắm nhiều tàu chiến của Tây Ban Nha và Hòa Lan vào thế kỷ XVII tại bờ biển Hội An. Thời vua Gia Long, lần nữa thủy quân Nhà Nguyễn lại chiến thắng Hải quân Anh Cát Lợi tại Phố Hiến, Hưng Yên (Bắc Việt).
Khi thực dân Pháp xâm lăng nước ta, nghĩa quân đã đốt nhiều tàu Tây trên Lô Giang ở đất Bắc cũng như trận hỏa hồng do Nguyễn Trung Trực chỉ huy tại sông Vàm Cỏ tỉnh Long An. Cuối cùng vào những ngày Tết 1974 nhằm 19/1 dương lịch, Hải quân VNCH dù bị Mỹ trói tay, nhưng cũng đã bắn cháy nhiều chiến hạm của Trung Cộng có VC đồng lõa, trong trận hải chiến Hoàng Sa đẳm đầy máu lệ.
+ ĐUA THUYỀN TRÊN SÔNG THU BỒN CỦA PHỤ NỮ QUẢNG NAM :
Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Đại Việt thật sự đã chia thành hai quốc gia đối nghịch, lấy sông Gianh làm ranh giới thiên nhiên, kình chống nhau suốt 300 năm máu lửa. Do trên, các đời chúa Nguyễn đều tăng cường quân bị để chống lại quân Trịnh. Chúa Nguyễn phúc Nguyên (1614-1635), tăng quân từ 30.000-160.000. Đời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), quân đội được chia thành 3 loại : quân túc vệ đóng tại kinh đô, quân chính quy phòng thủ các dinh và thổ binh coi an ninh tại các làng xã. Tại các dinh, quân được phân thành dinh, cơ, đội, thuyền. Tóm lại quân đội Đàng Trong gồm nhiều binh chủng, trang bị đầy đủ và hùng hậu. Bắt đầu từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có xưởng đức súng, sân bắn và trường huấn luyện voi, ngựa trận.. Tại kinh đô đã thành lập Ty Nội Pháo Tượng và hai đội tả hữu pháo, coi việc đúc trọng pháo và súng cá nhân. Thuyền chiến có tới 200 chiếc và thủy quân Đàng Trong rất mạnh, nên hai lần đánh bại hải quân Tây Ban Nha và Hòa Lan trên Đông hải.
Năm 1592 Nguyễn Hoàng được lệnh vua Lê đem quân đánh nhà Mạc tại miền bắc, con thứ sáu của ông là Nguyễn Phúc Nguyên thay thế, trấn giữ Thuận-Quảng. Thời gian này sự giao hảo giữa Chân Lạp, Bồ và Tây Ban Nha rất tốt đẹp. Năm 1593, vua Tiêm La Prah Rama tấn công kinh đô Oudong, vua Chân Lạp Chan Pouha Tan cầu cứu Toàn quyền Tây Ban Nha Ruiz de Heman Gonzalez, đóng tại Manila, Philippine nguyên là thuộc địa củ của Bồ Đào Nha bị chiếm vào năm 1565.
Tại Âu Châu, từ năm 1580 , vương triều Soliman của Bồ Đào Nha cũng sụp đổ và bị Tây Ban Nha chiếm, do trên lực lượng hải quân nước này rất hùng hậu và mạnh hơn Hòa Lan nhiều. Lúc đó vì toàn quyền Gomez sắp đánh Moluques nên không giúp được Chân Lạp. Tới tháng 10-1593, Tây Ban Nha mới sang giúp và hạm đội do chính Toàn quyền chỉ huy, gồm 4 chiến thuyền rời Manila nhưng chỉ hai hôm sau thì xảy ra biến loạn. Hơn 250 phu chèo người Trung Hoa đã nổi loạn, cướp thuyền, giết Gomer và hơn 80 lính Tây Ban Nha, đồng thời cướp vũ khí và một chiến thuyền trốn về Tàu.
Do hậu quả trên, Tây Ban Nha đã thảm sát hơn 27.000 người trong số 30.000 Hoa kiều tại Phi Luật Tân vào năm 1603. Kế tiếp những năm 1639, 1660,1662,1668, 1755.. có gần hàng trăm ngàn di dân Trung Hoa bị giết tại thuộc địa này. Riêng chiếc tàu của những người Trung Hoa kể trên không may bị bão trôi vào và mắc cạn tại bờ biển Quảng Nam. Sau đó họ được chính quyền Đại Việt giúp đỡ cho nhập tịch, còn tàu và vũ khí bị giữ lại.
Tháng 1-1596, con trai của Gomez là Louis Perez lên thế làm toàn quyền tại Philiipine, liền mang ba chiến thuyền sang cứu Chân Lạp, đồng thời đi tìm dấu vết những người Hoa phản loạn. Hạm đội do thiếu tướng hải quân Juan Xuares Gallinato chỉ huy, cùng đi còn có hai tu sĩ Thiên chúa dòng Đa Minh. Nhưng vì bảo tố nên ba chiến thuyền thất lạc mãi tới tháng 5-1596 mới gặp lại nhau tại cửa sông Tiền, thì được tin vua Pouha Tan đã bị quân Tiêm đánh bại phải trốn sang Lào.
Rắc rối đã xảy ra khi tân quân Chân Lạp không chấp nhận các yêu sách của Tây Ban Nha, nên chiến tranh đột phát. Quân Tây Ban Nha thiện chiến nhưng ít nên cuối cùng phải bỏ Oudong chạy. Trên đường về, hạm đội này tắp vào duyên hải của Chiêm Thành cướp giựt lương thảo. Tháng 8-1596, hạm đội tới Quảng Nam và neo thuyền ở cửa Hàn, được chính quyền Đàng Trong giúp đỡ, tặng nhiều lương thực để tiếp tục cuộc hành trình. Riêng hai giáo sĩ xin được phép ở lại để sang Vạn Tượng tìm vua Chân Lạp.
Giữa lúc đó thì Tây Ban Nha phát hiện được chiếc thuyền bị người Trung Hoa cướp năm xưa, đang mắc cạn ở ven biển Quảng Nam, nên cho người tới thẳng Thăng Long, yêu sách Vua Lê, chúa Trịnh phải trả thuyền, vũ khí và những người Hoa làm loạn nhưng bị từ chối, đồng thời triều đình còn ra lệnh trục xuất hạm đội Tây Ban Nha ra khỏi Đại Việt.
Thế là chiến tranh xảy ra vào tháng 9-1596 giữa hai bên. Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên được lệnh tấn công thủy quân Tây Ban Nha. Theo tài liệu của Cabaton đăng trong Revue d'histoire des colonie, xuất bản năm 1913, cho biết trong trận thủy chiến dữ dội năm đó, một chiến thuyền Tây Ban Nha đã bị thủy quân Đàng Trong đốt cháy, những chiếc còn lại phải chạy trốn ra khơi.
Chính gíáo sĩ Aduarte là người chứng kiến và kể lại trong hồi ký năm 1693 cũng xác nhận, quân thủy bộ của Đại Việt rất hùng mạnh, các chuyến thuyền phải khó khăn lắm mới trốn khỏi vòng vây ra khơi. Riêng giáo sĩ Jimernes kẹt ở trong bờ, bị bắt làm tù binh nhưng được đối xử tử tế. Sau đó, Tây Ban Nha mang vàng bạc tới Quảng Nam xin giảng hòa và chuộc tù binh. Nguyễn phúc Nguyên đồng ý nhưng chỉ đòi bòi thường thiệt hại bằng một khẩu súng hỏa mai.
Người Tây Ban Nha lấy đó làm nhục nên bỏ về Philiipine vào cuối tháng 6-1596. Tuy vậy ít lâu sau, chúa Nguyễn cũng cho phép giáo sĩ Jimernez về nước, nhân có một thương thuyền Bồ Đào Nha ghé vào Hội An buôn bán. Mối thù vẫn dai dẳng và 15 năm sau, toàn quyền Tây Ban Nha lại muốn trả thù nhưng vua chúa Madrid biết lực lượng Đàng Trong rất mạnh, nên không chấp thuận.
Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) nổi danh là một chiến tướng khi còn là thế tử, qua trận thủy chiến lịch sử giữa Đại Việt và hạm Đội Đông Ấn của Hòa Lan. Trong cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn, Hiền Vương là vị chúa duy nhất vượt Nam Bố Chính, tấn công Bắc Hà vào năm Ất Mùi 1655. Nhưng sự nghiệp để đời của NGÀI là mở rộng bờ cõi vào năm 1653 tới tận bờ sông Phan Lang, đặt Dinh Thái Khương gồm hai phủ Thái Khương ( Ninh Hòa) và Diên Ninh ( Diên Khánh). Năm 1658, tình hình Chân Lạp hỗn loạn sau khi quốc vương Prea Chey Chetta II (chồng công chúa Ngọc Vạn) băng hà. Nặc Ông Chân tranh ngôi vua với quốc vương Batom Reacha Pontana Reja (con trai Ngọc Vạn). Mượn cớ bảo vệ dân Việt, Hiền Vương sai tướng Nguyễn Phúc Yên đem 3000 quân vào Miên đóng tại Mõ Xoài. Năm 1674 lại tranh giành ngôi vua, Hiền Vương sai Cai cơ Nguyễn Dương đem quân chiếm Sài Côn, Gò Bích, Nam Vang, chia Chân Lạp thành hai nước với hai kinh đô Oudong và Sài Gòn. Năm 1679 các tướng nhà Minh là Dương ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần thượng Xuyên, Trần An Bình cùng 50 chiến thuyền, vì không đầu hàng Mãn Thanh, nên sang Đàng Trong, xin phục tùng nhà Nguyễn. Dịp đó, Hiền Vương sai họ vào khai khẩn đất hoang tại Biên Hòa và Định Tường, năm đó ông qua đời thọ 68 tuổi.
Sông Thu Bồn là một đại giang trong tỉnh Quảng Nam, phát nguyên tận Kontum chảy qua nhiều thôn xóm đồng ruộng màu mỡ của các quận Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn và ra biển Đông tại cửa Đại Chiêm ở Thị xã Hội An cổ kính.
Khi vương quốc Chiêm Thành còn cường thịnh, đã xây dựng tại tỉnh Quảng Nam hai công trình kiến trúc nổi tiếng, tới nay vẫn còn lưu lại với thời gian. Đó là Thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu, đều nằm trên lưu vực sông Thu Bồn. Ngoài ra suốt vùng còn có nhiều tháp, lăng, miếu thờ Thiên Y Ana, một vị nữ thần của người Chàm, đã được Việt hóa thành một Thánh Mẫu qua thơ văn cũng như trong khung cảnh lung linh huyền ảo của Tam giáo, với danh hiệu " Bà Chúa Ngọc Diễn Phi " , được người Việt địa phương thờ kính. Tại làng Thu Bồn, xã Duy Tân, quận Duy Xuyên , dân làng lập miễu thờ bà chúa trên, mà bản địa gọi là Bà Thu Bồn hay Poh Poh Phu Nhân. Hằng năm ở đây đều có tổ chức vào những ngày Tết " Hội Vía Bà " vói những cuộc vui, trong đó trang trọng nhất vẫn là cuộc đua thuyền của phụ nữ trên sông Thu Bồn.
Tham dự cuộc đua gồm có các xã ở dọc hai bờ sông Thu như Duy Tân, Duy Châu, Duy Thu (thuộc quận Duy Xuyên) và Đại An, Đại Cường, Đại Nghĩa (quận Đại Lộc).. Mỗi thuyền gồm 24 nữ trạo phu, đa số là các thiếu nữ khòa mạnh nhưng hai người chỉ huy trước lái và sau mũi thuyền, luôn luôn là phụ nữ trung niên lanh lợi, có đầy kinh nghiệm sông nước.
Người chỉ huy đầu chít khăn màu, lưng buộc thắt lưng ngủ sắc. Riêng các nữ trạo phu đều mặc đồng phục. Để tỏ lòng tôn kính thần linh, những người tham dự trước nhiều ngày đều chay tịnh, tắm rửa sạch sẽ, ăn vận đẹp đẽ lịch sự. Cuộc đua vô cùng sôi nổi hào hứng không kém gì các cuộc đua thuyền của nam giới. Lòng sông hẹp, đường lại dài, các đối thủ phải vận động hết kỹ thuật chèo chống để mong chiếm giải. Tiếng chiêng trống, pháo nổ chen lẫn lời cổ võ hò hét hai bên bờ đại giang, làm cho dòng sông cũng vui lây trong ngày hội.


+ ĐUA GHE TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
Đối với cả nước, Phan Thiết xưa nay vẫn là một địa danh quen thuộc và nổi tiếng về ngư nghiệp cũng như nghề sản xuất nước mắm, chế biến hải sản. Cái tên công ty Liên Thành, một thương hiệu đầu tiên của người VN làm chủ trong thời Pháp thuộc, chẳng những lừng danh trong thương trường mà còn rạng rỡ trong dòng Việt sử cận đại, qua sự liên hệ với phong trào Duy Tân, do các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng .. đề xướng và hoạt động vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Ba trăm năm qua, ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế hàng đầu của Bình Thuận. Nhưng dù có dùng thuyền buồm lá buông từ nửa thế kỷ trước hay được trang bị nửa thế kỷ sau, bằng thủy động cơ tối tân, thì ngư dân Phan Thiết vẫn chia phân bang hội rõ ràng như Mành đèn Nam Nghĩa, Manh chà Thủy Tú, Câu khơi Nam Hải, Rớ Phú Trinh, Câu thúng và Rọ ốc Đức Long.
Các hội chài trên dù lớn hay nhỏ, đều có Dinh, Vạn hay Chùa thờ Nam Hải Đại Tướng Quân (Cá Ông). Ngoài ra mỗi Dinh, Vạn đều có một đội thuyền đua nhưng bao đời mạnh nhất vẫn là hai đội Thủy Tú và Nam Nghĩa. Một huyền thoại đep có liên quan tới việc đua thuyền tại Phan Thiết, đó là câu chuyện của một nữ Mạnh Thường Quân tại Đức Nghĩa tên Chút của 100 về trước, đã cưu mang và bảo trợ cho đội thuyền đua của Vạn Mành Mòi Nam-Nghĩa tại phường Đức Nghĩa. Vì vậy từ trước đến nay, cứ mỗi lân tham gia cuộc đua, đội này luôn noi theo tập quán cũ, là bơi quanh một vòng trước nhà của người quá cố ở xóm Cồn Cỏ, bên bờ sông Cà Ty, đối diện với khu Văn Thánh Phú Trinh. Mục đích là tưởng nhớ tới tấm lòng vàng , đã giúp cho họ đoạt được nhiều giải thưởng trong quá khứ.
Theo quan niệm của người Bình Thuận cũng như các ngư dân sống ven duyên hải từ Hà Tĩnh vào tới Hà Tiên, thì đua ghe trong các các cuộc tế lễ cầu ngư theo truyền thống là sự cầu xin các đấng thủy thần giúp mưa hòa gío thuận, biển cá đầy khơi, đời sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là dịp người sống siêu linh tịnh độ cho những kẻ bất hạnh, đã chết oan uổng vì thiên tai bảo tố, cá mập, đẻn độc trên biển sóng lúc hành nghề. Do đó trước các cuộc đua thuyền, Dinh-Vạn nào cũng đều cúng tế linh đình, sau đó là cuộc rước thuyền trên bộ , từ các chùa Hội quán tới sông Cà Ty, chảy giữa thành phố Phan Thiết. Đám rước thật trang trọng, có Hò Bá Trạo và Đoàn Lân , nên lúc nào cũng thu hút nhiều người tham dự.
Đua thuyền là một nghệ thuật nhưng thắng hay bại vẫn do yếu tố kỹ thuật quyết định, tức là chiếc thuyền đua và người tổng lái chỉ huy. Không giống như các loại thuyền rồng đóng theo kiểu thuyền ngự của vua chúa ngày xưa, tại các tỉnh miền Trung và Bắc Hà. Thuyền đua của người Bình Thuận đóng với gỗ bằng lăng nhẹ, thân thuyền dài, mũi nhọn, lái thon. Tóm lại đóng sao để toàn thân chiếc thuyền khi nhìn có cảm giác như một con thoi đang nhẹ lướt trên khung cửi, có như vậy thuyền đua mới vượt qua được dòng nước chảy xiết và gió thổi ngược. Còn các đồ để bơi như dầm phách, dầm ngang, dầm xeo cũng được đẽo với gỗ bằng lăng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cây chèo dài của tổng lái, cũng là người chỉ huy thuyền, phải làm bằng một loại gỗ đặc biệt, có sức uốn mạnh và chịu đựng dẻo dai, khi tói các khúc cua ngặt nghèo. Toàn thân thuyền được sơn phết rất đẹp, riêng cặp mắt được kẽ theo mắt của loài chim phụng hoàng với đuôi mắt thật dài, con ngươi tròn, viền trắng, tạo cho thuyền có khí phách của một kình ngư đang vẫy vùng nới biển cả.
Ba trăm năm qua,địa điểm đua ghe vẫn là khúc sông chảy ngang Tháp nước (Chateau D'eau) , đến đồn Hải Thuyền sát cửa Thương Chánh, dài chừng 1km và phải lượn nhiều vòng. Trước tháng 5-1975, cuộc dua thường diễn ra giữa bốn Vạn chài lớn trong thị xã Phan Thiết là Thủy Tú (Đức Thắng), Nam Nghĩa (Đức Nghĩa), Hiệp Hưng (Bình Hưng) và Hưng Long. Tuy vậy lần nào cũng thực là hào hứng và sôi nổi, vì bốn vạn gần như ngang tài. Tiếng chiêng trống, vổ tay, hò hét xen lẫn giọng hò dô ta của các trạo thuyền, cơ hồ muốn xé nát không gian nơi dòng sông Mường Mán.
Trên bờ ai cũng hồi họp theo dõi cuộc đua, nhất là lúc các thuyền tranh nhau quẹo khúc cua 180 độ, nơi cọc tiêu cắm nơi hai đầu đoạn đường đua ấn định. Sông hẹp mà thuyền lại dài nhưng nhờ các trạo đều là những thanh niên khỏa mạnh, đầy kinh nghiệm chèo chống, nên đã tránh được những va chạm chèn ép hay lật thuyền. Thuờng hai vạn Thủy Tú (Chà ) và Nam Nghĩa (mành) thay nhau đoạt giải, chứ không bao giờ tới phiên hai vạn Hiệp Hưng và Hưng Long, nên người điạ phương gọi đó hai ghe 'Cô ố Cậu '.
Sau này hội đua ghe được mở rộng khắp tỉnh Bình Thuận, chứ không còn dành riêng cho thành phố Phan Thiêt, dù địa điểm vẫn là khúc sông Cà Ty, chảy trước vườn hoa Độc Lập. Vì vậy ngoài các Vạn chài cũ, còn có sự tham dự của các Hội Long Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, La Gi và Phú Quý, nên càng hào hứng , làm cho ngày Tết thêm khởi sắc. Đây cũng là dịp để mọi người quên bớt muộn phiền đeo đẳng cả năm vì chén cơm manh áo.
+ ĐUA THUYỀN TRÊN SÔNG NƯỚC MIỀN NAM :
Nam phần VN kênh rạch chằng chịt, lại có nhiều sông lớn như Đồng Nai, Cửu Long, Vàm Cỏ.. nên hầu như ai cũng biết bơi lội và chèo thuyền, vì vậy suốt 300 năm qua, các hội đua thuyền phát triển rất mạnh. Nếu ở miền Bắc, đua thuyền nói lên tinh thần thượng võ chống xâm lăng của dân tộc Đại Việt, miền Trung đua ghe cầu biển gió thuận mưa hòa thì ở Nam phần, lễ hội đua ghe lại gắn chặt với lễ cầu mưa tưới ruộng đồng, vuờn tược nhất là những năm trời hạn hán. Đó là sự thống nhất về ý nghĩa của dân tộc Việt, dựa theo điều kiện về địa lý, lịch sử và tín ngưỡng dân gian của một quốc gia sống chủ yếu về nền nông nghiệp trồng lúa nước và làm biển.
Tại những vùng sống bằng nghề đánh cá biển, các cuộc đua thuyền thường tổ chức vào dịp cúng nghinh Ông Nam Hải, tuỳ theo tập quán địa phương như Vàm Láng (Gò Công) vào ngày 16-6 âm lịch, Cần Giờ ngày 16-8 ÂL, Vàm sông Ông Đốc (Cà Mâu) ngày 16-2..
Ở Cần Đước, Cần Giuộc, Vàm Cỏ (Long An) thường tổ chức đua ghe vào dịp cúng cầu mưa. Ghe đua ở đây đan bằng tre trét chai, thon dài có 20 tay bơi. Cuộc đua có khi tổ chức giữa các làng trong quận hay giữa các quận nên có nhiều hội tham dự, làm cho không khí thêm sôi nổi hào hứng. Cũng giống như các nơi khác, trên mỗi chếc thuyền đua, ngoài các thanh niên khoẻ mạnh chèo, còn có một người chỉ huy đứng đằng mũi, một người chèo lái và một người đứng giữa đánh trống.
Trên bờ dọc theo sông cờ xí chiêng trống vang lừng, mọi người tham dự vỗ tay cổ võ, làm cho quang cảnh ngày hội thêm náo nhiệt. Ngoài ra còn có nhiều địa phương, tổ chức cuộc đua ghe trên bờ, giống như Hò Bá Trạo ở Phan Thiết. Các tay trạo chừng 20 thanh niên lực lưỡng còn độc thân, mặc áo bà ba đen, chít khăn rìu xanh, lưng buộc đai điều để thòng hai múi dài. Có đội mình trần chỉ mặc quần túm ống, xếp đội hình như trên chiếc ghe đua. Dẫn đầu đám rước là ông Địa, từ Đình Làng thờ Thành Hoàng, đi về hướng sông hay kênh rạch tại điạ phương, với các động tác như đang bơi thuyền, qua sự chỉ huy của người cầm lái, vừa đi vừa chèo, vừa hò hát cùng với sự phụ họa của mọi người, theo điệu Lý của Miền Nam , rất vui nhộn.
- ĐUA GHE NGO TRONG NGÀY HỘI ÔK-ÔM-BOK TẠI SÓC TRĂNG :
Tỉnh Ba Xuyên hay Sóc Trăng trước tháng 5-1975 thuộc Vùng IV chiến thuật, nằm giữa Phong Dinh và An Xuyên bên hữu ngạn sông Hậu, ruộng đất cò bay thẳng cánh nên ngoài lúa gạo còn có hai đặc sản rất được người cả nước ưa chuộng, đó là lạp xưởng và rượu đậu nành. Điều này cũng dễ hiểu, vì Sóc Trăng ngoài người Việt, còn có nhiều người Khmer và Minh Hương gốc Triều Châu sinh sống . Hai sản phẩm trên là của người Tiều, thường sản xuất vào những ngày Tết Nguyên Đán. Ngoài ra vùng này cũng có nhiều đồng bào Việt gốc Miên sinh sống lâu đời.
Hằng năm người Khmer sống ở Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang, An Xuyên và Ba Xuyên (trừ Vĩnh Bình) , đều có chung ngày lễ Ôk-Ôm-Bok hay Hội cúng trăng, tổ chức vào tháng 12 theo Phật lịch rất long trọng và náo nhiệt. Dịp này có tổ chức đua ghe Ngo trong cộng đồng người Việt gốc Khmer sinh sống tại Nam phần.
Ghe Ngo có mũi cong, đóng bằng một thân cây lớn, có chiều dài từ 30-40m, khoét giữa làm chỗ ngồi cho khoảng 50 tay chèo. Đầu ghe chạm trổ hình rồng rắn, toàn thân ghe được sơn phết nhiều màu sắc, lại còn vẽ thêm nhiều hình kỷ hà học. Địa điểm xưa nay đều tổ chức tạiVàm Tho (Pomkentho) thuộc quận Mỹ Xuyên, gần tỉnh lỵ Khánh Hưng (Sóc Trăng).
Đây là một vùng kênh rạch chằng chịt, nơi hội tụ của sông Cổ Cò, rồi từ đó mới chảy ra biển Đông tại cửa Tranh Đề. Do trên nơi này rất thuận tiện , để các ghe Ngo tứ xứ kéo tới tham dự cuộc thi. Đoạn sông này lại thẳng tắp, dòng nước luôn chảy chậm , hai bên bờ có nhiều làng xóm chợ búa, nên quang cảnh rất náo nhiệt đông vui. Trong ngày hội, ngoài dân bản địa, còn có khách tứ xứ theo các ghe Cà Châu, Cà Chai, giống như đò dọc ở Tam Kỳ, Hội An hay miền trung châu Bắc Việt, ăn ở luôn dưới ghe suốt cuộc lễ, cho tới khi tan hội mới trở về xứ.
Từ khi VC chiếm miền Nam VN, hội đua ghe Ngo được dời về thị xã Sóc Trăng, để các tín đồ Phật giáo nguyên thủy (Theravada), đi lễ bái tại các chùa Mã Tộc, Kh'Leang, Đất Sét.. Mấy năm gần đây, mỗi lần đua ghe Ngo, thu hút vài trăm ngàn người Miên, lẫn Việt và Hoa kiều, khắp miền Nam, kể cả Thủ đô Sài Gòn về Sóc Trăng tham dự.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2010.
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.