Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Năm Tại Châu Á

27/01/201000:00:00(Xem: 4439)

Những Ngày Đầu Năm Tại Châu Á

Mường Giang
 Từ khi con người rời cuộc sống đơn độc nơi ven rừng góc núi để sống chung, lập nên thôn ấp làng mạc, khai sinh chế độ phong kiến, thì họ đã biết hưởng thụ những niềm vui do thiên nhiên mang đến. Từ đó, những hội hè đình đám được manh nha. Trai gái trước cảnh xuân về trăm hoa đua nở, nắng ấm trời trong, xua đuổi sự lạnh lẽo giá băng của buổi đông tàn. Cảnh đẹp gợi tình, người người với quần áo đẹp đẽ cùng nhau ca hát nhảy múa, vui hưởng tuổi trẻ đang độ căng tròn nhựa sống trong buổi xuân sang.
Và chẳng biết từ lúc nào, do ai đã khai sinh ra lễ hội ngày xuân " Điều kỳ lạ là dù ở chân trời góc bể, núi cao hay hải đảo, mọi người vẫn cùng có chung một ý niệm về tết : tống cựu, nghênh tân, quên hết những gì của năm cũ , mở rộng lồng tim để chào đóm năm mới với niềm hy vọng tràn trề của tương lai.
Tết hay tiết là từ ngữ của người Việt và Tàu dùng để chỉ những ngày hội lớn và quan nhất trong năm, còn ngày đầu năm mới thì gọi là Nguyên Đán. Theo các di tích tìm được ở Bắc Việt và bắc Trung phần, thì nước ta trước khi bị Tàu đô hộ hơn 10 thế kỷ, đã ăn tết vào mùa thu, vì những hình ảnh khắc trên trống đồng, chum vại.. đều vẽ bông lau, thứ hoa chỉ nở vào mùa thu mà thôi.
Tại Châu Á hầu hết các dân tộc đều ăn tết theo âm lịch, dù có theo một tôn giáo nào, trừ đảo quốc Phi Luật Tân bị Tây Ban Nha đồng hóa, còn Thái Lan thì vọng ngoại. Miền Tiểu Á Tế Á gồm các quốc gia theo Hồi giáo như Iraq, Kuwait, Jordan, Syrie, Arab Saudi.. dùng âm lịch và lịch của họ ngắn hơn lịch tây phương mỗi năm 11 ngày. Do đó tết Nguyên Đán của họ trong chu kỳ 33 năm, có thể đến bất kỳ mùa nào trong năm dương lịch. Các nước cận đông như Triều Tiên, Mông Cổ, VN, Trung Hoa.. có ngày Nguyên Đán thông thường giữa 20/1 đến 25/2 dương lịch.
Nga sô là quốc gia có lãnh thổ chạy dài từ Âu sang Á , trước thế kỷ XV chọn ngày 1 tháng 3 làm tết dương lịch. Sau khi theo Chính Thống giáo lấy ngày 1 tháng 1 làm ngày Nguyên Đán. Ấn Độ đất rộng người đông với nhiều sắc tộc cộng sinh, nên ngày Nguyên Đán cũng phức tạp : Bắc Ấn chọn tháng 2 dương lịch còn Trung và Nam Ấn lấy tháng 3 làm ngày Nguyên Đán.
Các dân tộc Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan (cổ), Lào và Kampuchia theo Phật giáo tiểu thừa, nên chọn tháng 4 dương lịch làm tết Nguyên Đán. Người thiểu số trên đảo Bali thuộc Nam Dương vì lịch chỉ có 210 ngày nên tết có thể đến bất kỳ trong năm. Các nước Đông Nam Á theo tam giáo (Phật, Lão, Nho) ăn tết theo Tàu.
+ TẾT NHẬT :
 Tháng Chạp là thời gian bận rộn nhất trong năm của họ vì phải vất vã làm lụng suốt năm. Nhà nào cũng lo sắm sữa quần áo mới, thực phẩm và những gì có liên quan tới ngày tết. Đây là dịp để các cửa hàng tại thủ đô Đông Kinh cũng như các thành phố lớn trong nước, tha hồ hốt bạc vì ai cũng ùa nhau đi chợ.
Hiện người Nhật ăn tết theo dương lịch nên ngày mùng một tháng Giêng là ngày Nguyên Đán của họ. Cả nước đều ăn mặc theo lối cổ truyền, tụ tập về các đình chùa để cúng kiến và tham dự các lễ hội. Trong ngày đầu năm, mọi người có tập tục thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau, đặc biệt người Nhật không đót pháo trong ngày tết.
Trong khi đó tại nông thôn, người Nhật ăn tết theo âm lịch với các phong tục đã có tự ngàn xưa như chơi cờ, ăn bánh Zoni làm bằng bột nếp trộn đường. Tết chỉ diễn ra trong nữa ngày mùng một nhưng rất vui vẽ, nhà nào cũng treo trước cửa một cành thông.
+ TẾT TÀU :
Như VN, người Trung Hoa vui xuân đón tết không ngoài hai mục đích ' tống ựu và nghênh tân ', trong đó có lễ đưa Táo quân về trời ngày 23 tháng Chạp, rước tổ tiên ông bà về vui tết với con cháu trong ba ngày tết, phong tĩnh, tảo địa, phong môn, mừng tuổi, khai tài môn, cúng gia tiên.. Tết Nguyên Đán là ngày quan trọng nhất trong năm, vì theo dịch học tháng Giêng là Địa Thiên Thái và ngày tết là Tam Dương Khai Thái. Chính trong thời gian này trời đất mở ra sự thịnh vượng, cây cỏ sinh sôi nẩy nở , vạn vât quân bình, biểu hiện sự hòa sinh giữa muôn loài. Do đó các tín đồ Phật giáo đã cữ thịt trong ngày mùng một tết, để tỏ lòng tôn kính đối với Phật vì ngày này vía Phật Di Lạc, vị Phật cứu đời độ thế trong cõi ta bà.
- Đài Loan : Ngày Nguyên Đán dân Đài Loan rất sợ bể đồ đạc trong nhà vì đó là điềm xúi quẩy bất lợi, mang đến sự nghèo đói đến trong năm. Ngoài ra ngày tết không được dùng màu trắng, các loại dao nhọn, đường trắng dùng để biến chế các chất ngọt cũng phải nhuộm màu trước khi sử dụng.
- Quảng Đông : Từ giao thừa trẻ con thường rủ nhau thành đoàn đi chúc tết các gia đình để nhận tiền lì xì " cung hỷ phát tài lợi thị dậu lai " cũng là lời chúc tết của mọi người trong 3 ngày tết. Buổi chiều cuối năm sau khi cúng tế và ăn uống xong, cả nhà kéo nhau đi lễ chùa, xem chợ hoa suốt đêm tới sáng mới về nhà. Sau đó tổ chức cờ bạc nhỏ trong gia đình như chơi mà chược, thiên cửu, bầu cua cá cọp. Trong 3 ngày tết rất kiêng cử quét dọn dù nhà cửa rác rến có đầy nghẹt vì sợ tài lộc sẽ theo rác đi mất.
- Ninh Ba : Ngày mùng một tết dân chúng dùng thịt heo rượu để tế thần thánh, gọi là lễ tiếp xuân và đốt pháo tre. Tục đốt 3 cây pháo tre để khai môn vẫn được dân chúng duy trì tới nay. Trong 3 ngày tết kiêng cử không nói năng bậy bạ, tránh không lam bể đồ vì sợ xui cả năm.
- Triều Châu : Từ 25 tới 29 tháng Chạp mọi người lo dọn dẹp nhà cửa để ăn tết. Đàn ông phải cắt tóc ngắn, đàn bà thì se lông mặt . Đêm 30 tết cả nhà ăn chung bữa cơm đoàn tụ cuối năm. Trước giao thừa, người lớn phát tiền lì xì cho trẻ con, dán xuân liễn (câu đối chúc tết) trước cửa nhà. Bếp núc được nhun nhén suốt đêm. Phong giếng sau khi lấy đầy đủ nước dùng. Đêm giao thừa mọi nhà đều đốt pháo. Ngày mùng một tết người Triều Châu chỉ dành cho gia đình.
- Phúc Kiến : Đêm 30 tết người Phúc Kiến đóng cửa không tiếp khách. Nhà nào cũng đốt trước cửa một ngọn đèn lồng gọi là ' điểm môn thủ đăng ' để cám ơn khách không quấy rầy gia chủ đêm qua. Sáng mùng một khi nghe tiếng pháo nổ chào tết mới khai môn. Hàng ngày cả nhà dùng các món ăn dọn cúng, để ăn sáng gọi là ăn cơm qua năm với ứơc vọng năm nào cũng có cơm để ăn.
+ TẾT CAO LY (TRIỀU TIÊN) :
 Căn cứ theo sử liệu cho biết dân Cao Ly đã ăn têt đầu tiên, vào ngày mùng một tết năm 651 sau tây Lịch (thế kỷ VII). Phong tục này vẫn được duy trì tới ngày nay. Đến thế kỷ XIX Cao Ly chọn tết Nguyên Đán làm quốc lễ để dân chúng cả nước vui chơi thỏa thích. Tết kéo dài từ 15 tới 20 ngày với nhiều cuộc vui được tổ chức trước và sau tết. Bắt đầu từ năm 1895, tết chỉ còn thu lại có 4 ngày từ ba mươi tháng Chạp tới mùng ba năm mới.
Như Tàu và VN, người Cao Ly rất coi trọng các phong tục tập quán tới quốc gia, dân tộc và xóm làng. Cúng tế tổ tiên, để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của ông b2a cha mẹ, thờ cúng Phật Trời, viếng thăm mồ mã người quá cố trong gia đình, để thắt chặt tình gia tộc họ hàng. Trong 3 ngày tết mọi người giải trí bằng những trò chơi tao nhã như chơi cờ nhảy, đọc binh thư, viết câu đối treo trong nhà và tại các công tư sở.
Nhiều gia đình giàu có ăn tết tới rằm tháng Giêng. Ho rất coi trọng ngày đầu năm, tổ chức ăn tết linh đình, mở chay đàn trong nhà rước các vị sư sãi thầy cúng đến làm lễ. Đây là quan niệm chung của nước này, họ cho rằng ngày tết càng vui vẻ thì năm mới càng được sung túc, buôn bán thịnh vượng, làm ruộng trúng mùa. Ở nông thôn dân chúng còn mở hội 'đốt lửa lùa chuột' ngày rằm tháng Giêng mở hội đón trăng mới trong năm.


+ TẾT MIẾN ĐIỆN:
 Người Miến Điện gọi tháng Giêng theo Phật lịch là Tagu nhằm vào tháng Tư âm lịch để ăn tết từ ngày 13 tháng 17/4. Mọi người trong nước kể cả c1c công tư sở đều được nghỉ. Nhưng ngày sắp tết, ngoài việc trang trí nhà cửa, may sắm quần áo mới, chuẩn bị thức ăn để cúng kiếng ông bà tiên tổ và vui tết. Người Miến còn chưa trong nhà rất nhiều nước để tạt vào khách trong ba ngày tết thay lời chúc vui. Với dân tộc này, họ quan niêm ‘nước' là một biểu tượng thiêng liêng thanh khiết từ vật chất tới tinh thần. Nước sẽ gột rữa hết những dơ bẫn của con người trong năm cũ, để đón mừng năm mới toàn vẹn.
Người Miến gọi tục tạt nước ngày tết là ' Thing Yan ' đã có từ ngàn xưa và bắt đầu phổ biến trong dân gian từ thời vua Narasipate 1254-1287 (sau TL). Người Miến cũng thích dùng hoa để trang trí nhà cửa, dùng các loại hoa Padauk (gần giống Mimosa), Myeza và hoa Li (hay hoa Zyzyphae gần giống hoa thủy tiên.
Những ngày tết, người lớn đi lễ chùa cúng Phật và thăm viếng lẫn nhau. Tại thủ đô và các thành phố lớn, nam nữ thanh niên đón tết rất vui vẽ. Ai cũng ăn mặc quần áo mới đẹp đẽ lòe loẹt và hợp thời trang, tổ chức xe hoa điều hành và có xe chở nước đi kèm với các vòi rồng phun nước. Khắp các ngỏ đường phố họ phun nước vào nhau, la hét ca hát, khiến cho không khí 4 ngày tết thật vui nhộn.
+ TẾT LÀO : Người Lào ăn tết gần giống người Miến. Họ gọi 3 ngày tết từ 13 tới 15/4 dương lịch là ngày hội ' đón mưa ' mà cả nước cầu đảo cho mưa thuận gió hòa để trúng mùa. Ngày hội cầu nước hay là Bunpimay gần giống như tục tạt nước vào nhau ở Miến Điện. Sắp tết người Lào trữ nhiều nước trong nhà, sau khi rữa ráy giặt giũ và tắm gội. Nước thay pháo trong đêm giao thừa để tống cựu nghênh tân.
Đầu năm mới người Lào vào chùa làm lễ tế nước cho các tượng Phật, kể cả các vị tăng ni, bô lão có địa vị trong làng xã rồi mới khai hội vui chung cho mọi người bằng cách dội nước lẫn nhau, thay lời chúc tụng mang sự vui vẽ hạnh phúc đến cho mọi người trong năm mới.
Tại Vạn Tượng và các thành phố lớn khác có tục phóng sinh các súc vật như chim, rù, cá. Đây là dịp để mọi người quây quần đoàn tụ, ăn uống, ca hát và tạo cơ hội thân thiện lẫn nhau.
+ TẾT THÁI LAN : Trước kia Thái ăn tết vào trung tuần tháng 4 dương lịch, theo phong tục Phật giáo Tiểu Thừa như các nước Miến, Lào, Cao Mên.. gọi là tết Song Cam. Phong tục này hiện chỉ còn duy trì tại tỉnh Chieng Mai ở vùng đông bắc Thái Lan. Hiện Thái theo tây phương, ăn tết vào ngày 1/1 dương lịch nhưng từ ngày 24/12 đã làm lễ đón giao thừa, tống cựu nghênh tân. Cũng bắt đầu từ đó tổ chức tiệc tùng, ăn chơi cho đến cuối ngày mùng một dương lịch la hết tết.
+ TẾT PHI LUẬT TÂN :
 Cũng ăn tết theo tây phương nhưng ngày hội lớn nhât trong năm gọi là Ati-Atihan được tổ chức vào hạ tuần tháng Giêng. Trong những những hội, dân chúng Phi cũng như khách du lịch ngoại quốc, đều nô nức kéo về thành phố Calibo trên đảo Ganay, để tham dự ngày hội cổ truyền Ati-Atihan bắt nguồn từ phong tục của dân thiểu số da đen trên đảo. Trong những ngày hội họ đổ xô về thành phố ăn mặc theo kiểu người Trung cổ, quần áo trận tay cầm khiên giáo mác có vẽ hình đầu lâu. Khách từ bốn phương cũng như dân địa phương trên đảo, đều ăn mặc đẹp đẽ lòe loẹt, tổ chức thành đoàn diễn hành với xe hoa quanh thành phố có giám khảo chấm điểm và phát phần thưởng.
+ TẾT BA TƯ VÀ A PHÚ HẢN :
Vì đa số người Ba Tư và A Phú Hản có chung một hệ phái Hồi giáo, nên với họ tết là thời gian hồi sinh của vạn vật. Tại Iran dù ăn tết theo dương lịch hay lịch Hồi giáo, mọi người vẫn không quên phong tục lâu đời khi bày cổ bàn cúng hay đãi khách với 7 món gồm táo, lê, hoa dạ lý, nước chấm làm bằng lúa mì.. Trên bàn thờ bày các đồng tiền bạc hay vàng, một bể nuôi cá, một ngọn nến và tấm gương soi mặt. Tất cả mang ý nghĩa mong muốn năm mới được hạnh phúc no ấm hơn năm cũ, đồng thời nhắc nhở mọi người phải tự sửa mình để tốt hơn. Đây là phong tục cổ, trước khi đạo Hồi du nhập vào nước này.
Với người theo Hồi giáo thì đặt thêm quyển kinh Coran trên bàn tiệc. Riêng người ngoại đạo thì dùng kẹo trái cây và hoa thay rượu vì Ba Tư theo Hồi giáo cấm rượu. Trước giao thừa, cả nhà quây quần bên bàn tiệc với quần áo đẹp đẽ để mừng đón giây phút thiêng liêng của trời đất. Tết Ba Tư và A Phú Hãn kéo dài 5 ngày, mọi người đều nghĩ việc đ8ạc biệt ai cũng cử số 13.
+ TẾT MIÊN :
 Còn được gọi là Chôl Chnămthmây, bảy ngày sau lễ thanh minh ta. Tết Miên gần giống tết Thái Lan với các lễ hội tôn nghiêm tại đình chùa, trong các buổi lễ trình diễn văn nghệ công cộng tại thủ đô Nam Vang, các thành phố lớn cũng như ở nông thôn. Suốt thời gian tết, người Miên mở tiệc tùng để vui chơi thù tạc, để bù lại sự cực nhọc suốt năm.
Tại Nam Vang trong những ngày tết, có dựng sân khấu lộ thiên cạnh hoàng cung để trình diễn văn nghệ. Nơi các buôn, làng xa xôi cũng tổ chức hát hò, nhiều nơi mước các đoàn hát từ tỉnh thành về giúp vui. Hấp dẫn nhất trong những ngày tết Miên là cờ bạc được cho phép công khai. Do đó từ Nam Vang tới hang cùng ngõ hẹp khắp nước, đâu đâu cũng thấy các sòng cờ bạc với đủ các món từ sóc dĩa, bầu cua, cá ngựa (khlakhlốt), bông vụ (À Pôn), lô tô, bài cào.. diễn ra suốt ngày đêm trong một tuần lễ tết.
Người Việt đến lập nghiệp tại Kampuchia từ thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên tới tháng 5-1975 có khoảng 200.000 người, đa số sống tại Nam Vang và các tỉnh Battambang, Kampongcham, Kampot, Svayrieng, Biển Hồ.. và các đồn điền cao su.
Người Việt tại Miên tuỳ theo tôn giáo, họ vui hai la72n tết dương và âm lịch.. thời gian tết, các trường học có đông học sinh VN đều dược nghĩ từ 23 tháng Chạp đưa ông Táo về trời, tới ngày mùng 5 tết mới đi học lại. Tại thủ đô Nam Vang, chính phủ Miên dành cho Việt và Hoa kiều hai ngôi chợ Lớn và Boong để tổ chức tết, được mở cửa suốt ngày đêm từ 28 tháng Chạp tới chiều 30 cuối năm. Chợ VN bày bán đủ các món hàng dùng cho ngày tết như bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, các loại mứt, cốm và hầu hết những loại hoa quen thuộc trong ngày tết VN như vạn thọ, trường sanh, mồng gà, huệ, cúc..
Riêng Mai là món chơi quốc hồn quốc tuý của người Việt không có bán tại hai ngôi chợ trên, nên đồng bào sống tại miên cứ gần tết lại rũ nhau về Kompong Speu cách Nam Vang chừng 40 km để chặt Mai. Họ cũng chung tiền làm heo, nấu bánh tát, đóng cốm để cúng và vui tết nơi xứ người.
Đêm giao thừa của người Việt trên đật Miên thật buồn, vì chỉ có người Việt tha phương mới ăn tết Việt. Cũng có pháo vào giờ khắc giao thừa để tống cựu nghênh tân. Tiếng pháo ly hương của người Việt được nối tiếp từ khu này tới khu khác kéo dài mấy tiếng đồng hồ mới dứt.
Có sống tha phương mới thấm thía cuộc đời của kẻ mất quê hương, phải ăn nhờ ở đậu nơi quê người. Có làm thân lữ thứ mới ray rứt tận cùng trong những lúc xuân về, nhất là trước thềm năm mới. tình cờ nhìn những cánh hoa cúc đang nở rộ trong gió, hay bất chợt đâu đó vang vang những tiếng chim gọi đàn của bầy Hải Âu trở về chốn cũ, sau một mùa trốn đông lạnh lẽo. Tất cả đã làm khựng điếng cõi hồn cằn cỗi của người lính già nới quan tái, cứ mơ tưởng ngẩn ngơ một ngày về.
"xuân về trên đất khách
ta ngồi đón mông lung
hắt hiu đêm trừ tịch
một mình uống rượu suông..
soi gương chợt thấy lạ
sau một đêm đợi chờ .."
 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Mùng mười tháng Chạp Kỷ Sữu
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.