Hôm nay,  

Phải Đạo Chính Trị?

22/12/200900:00:00(Xem: 8477)

Phải Đạo Chính Trị"

Vũ Linh

...TT Obama đang cố gắng phất cờ trắng!
Tin tức báo chí gần đây đã nhắc nhiều đến chuyện “phải đạo chính trị” (political correctness) của Mỹ. Một anh sĩ quan quân y gốc Palestine, sùng đạo Hồi mạnh mẽ, không bao giờ bỏ lỡ dịp đả kích cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, hô hào các bệnh nhân của anh chống lại cuộc chiến, và lại còn công khai ủng hộ việc “cắt cổ và đổ dầu nóng vào họng bọn bất trung” không theo đạo Hồi. Ấy vậy mà vì lý do “phải đạo chính trị”, chẳng những không ai dám đụng đến anh ta mà lại còn thăng chức anh từ đại úy lên thiếu tá. Thuyên chuyển anh qua một trại tại Texas. Chuyện gì xẩy ra thì chúng ta đã biết. Anh ta không biết lên cơn điên, hay thi hành xứ mạng gì đó, nhẩy lên bàn quơ súng bắn chết hơn một tá quân nhân và bị thương hơn hai tá.
Nguyên tắc “phải đạo chính trị” đặt căn bản trên cố gắng tránh gây đụng chạm với càng nhiều người càng tốt, và đi xa hơn nữa, trên cố gắng tôn trọng khối thiểu số. Thể chế dân chủ dựa trên lý luận đa số thắng thiểu số, tuy nhiên, để tránh chuyện đa số đàn áp thiểu số quá đáng đưa đến độc tài của đa số, khối đa số cần phải tôn trọng ý kiến và quyền lợi của khối thiểu số, nhất là tránh kỳ thị. Dù sao, khối thiểu số cũng vẫn là một khối chính trị lớn, hay nói nôm na, một khối cử tri rất đáng kể.
“Phải đạo chính trị” là nguyên tắc kinh bang tế thế đã có từ thời xửa thời xưa, nhưng đã đạt đến mức thượng thừa tại Mỹ từ khoảng thập niên sáu mươi, khi các khối “thiểu số” bắt đầu công khai nổi loạn, đòi quyền lợi. Chẳng những đòi bình đẳng trên mặt luật pháp, không bị kỳ thị, mà còn đòi hỏi phải được tôn trọng trên phương diện nhân cách, không được dùng những từ ngữ có tính miệt thị. Trong đó có hai khối quan trọng nhất là khối da màu và khối đồng tính. Từ đó phát xuất ra những danh từ mới, kiểu như “Mỹ gốc Phi Châu” (African-American) thay vì gọi là da đen (black), chẳng hạn.
Trên nguyên tắc, tiến trình đó phải được coi như là một sự tiến bộ của nhân loại, vì xác định quyền bình đẳng giữa người và người, mà không bị ảnh hưởng bởi một sự phán xét theo kiểu người này hơn người kia, bất cứ trên phương diện thể xác hay cá tính. Một người da đen chỉ là một người với một màu da “khác”, không có nghĩa là một thứ công dân hạng hai. Một người đồng tính cũng thế, chỉ là một người có một ý thích khác, không có nghĩa là một người không đủ quyền công dân như bất cứ ai khác.
Trong các năm sau này, nước Mỹ càng ngày càng tiến xa hơn trong vấn đề phải đạo chính trị này. Đi xa hơn những khối dân da màu và dân đồng tính, để áp dụng vào tất cả các khối thiểu số.
Điển hình là khi xẩy ra vụ 9/11, Nhà Nước Mỹ sợ đụng chạm đến khối Hồi giáo, nên cố sức nhấn mạnh đây là cuộc chiến với một nhóm khủng bố quá khích chứ không phải với khối Hồi giáo. Ngay sau khi vụ tấn công xẩy ra, TT Bush đã làm lể truy điệu nạn nhân, và đã phải đưa một nhà truyền giáo Hồi giáo (imam) lên ngồi ghế hàng đầu. Nguyên tắc “phải đạo chính trị” được áp dụng triệt để, đưa đến nhiều tình trạng nếu không khôi hài thì cũng là ngớ ngẩn.
Chẳng hạn như việc kiểm xét hành khách đi phi cơ. Có lúc các nhân viên an ninh phải kiểm xét lại một số người ngoài việc qua các máy dò điện tử rồi. Nhưng chỉ được quyền lựa theo ngẫu nhiên, kiểu như cứ năm người thì lấy ra một người để xét lại, dù người thứ năm đó là một bà lão người Trung Hoa, lụ khụ chống gậy đi, hay một em bé gái tóc vàng đang ôm một con gấu lông. Chứ không được đụng đến người thứ tư cho dù đó là một anh thanh niên người Trung Đông, mạnh khỏe, râu ria rậm rạp, đeo theo cái bị to tướng.
Nguyên tắc “phải đạo chính trị” được phe cấp tiến trong truyền thông, trí thức và Hồ Ly Vọng trọng vọng triệt để. Như ta thấy trong phim “2012” gần đây: ông tổng thống Mỹ là da đen, ông khoa học gia cứu thế giới cũng là ông da đen, rồi sau cơn đại hồng thủy, tất cả bốn châu - Mỹ châu, Âu châu, Á châu, Úc châu -  đều chìm dưới đại dương, chỉ còn một mảnh đất hứa cho nhân loại là… Phi châu!
Trở về câu chuyện ông sĩ quan quân y nêu trên. Dù lập trường anh rõ rệt và đáng lưu ý, nhưng anh vẫn ung dung tự tại cho đến ngày anh vác súng đi bắn bạn đồng ngũ. Dĩ nhiên hiện nay ta chưa biết rõ nội vụ câu chuyện nên chưa hiểu rõ FBI đã biết nhưng không dám đụng vì sợ vi phạm vấn đề “phải đạo chính trị”, hay là FBI lờ mờ chẳng hay biết gì. Nhưng dù sao thì hiện tượng “phải đạo chính trị” cũng thể hiện rõ ràng khi chưa biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào mà hàng loạt các báo cấp tiến đã vội vã tố cáo anh sĩ quan này bị điên, chứ không có ý đồ khủng bố gì hay vì lý do tôn giáo nào, cho dù anh này đã vừa bắn vừa hô “Thượng Đế Vĩ Đại”.
Chuyện truyền thông tôn trọng quá mức nguyên tắc “phải đạo chính trị” tuy quá đáng mà không quan trọng lắm. Nhưng nếu vì nguyên tắc “phải đạo chính trị” mà FBI hay quân cảnh Mỹ không dám đụng đến anh sĩ quan này thì quả là nước Mỹ đã đi đến tình trạng quá lố. Mang tính mạng người dân ra thử thách.
Cũng không phải là chuyện đáng ngạc nhiên khi ta thấy Nhà Nước Mỹ đã có ý định mạnh mẽ trừng trị những người vi phạm cái mà Nhà Nước Obama cho là chuyện phải đạo chính trị. Điển hình là các viên chức CIA hay an ninh khác đang bị điều tra vì tội hành hung hay tra tấn các tù khủng bố.
Nhưng chưa hết.


Tin tức báo chí mới đây cho biết quân lực Mỹ đang dự tính truy tố ba quân nhân Mỹ ra tòa án quân sự vì tội “hành hung” một tù khủng bố. Cách đây khá lâu, tháng Ba năm 2004, cả nước Mỹ cũng như thế giới ngỡ ngàng nhìn các đài truyền hình chiếu hình bốn quân nhân thuộc lực lượng bán quân sự Blackwater, được quân đội Mỹ thuê để tiếp tay ổn định tình hình quân sự lúc đó đang suy đồi tại Iraq. Những người này bị một nhóm khủng bố Iraq, bắt, tùng xẻo, đốt, rồi treo xác cháy đen lên thành cầu tại thành phố Fallujah.
Một nhóm quân nhân thuộc lực lượng Navy Seal – Người Nhái- của Mỹ sau hơn năm năm truy lùng, bắt được một tên khủng bố cầm đầu cuộc giết người tàn bạo trên - Ahmed Hashim Abed - vào đầu tháng Chín vừa qua. Tên này được trao cho quân đội Iraq xử lý. Nhưng mới đây, lại được trao lại cho lực lượng Người Nhái. Trên áo tên này có dính một vài vết máu khô chẳng ai biết được đã có từ bao giờ. Và dĩ nhiên hắn đã hô hoán là bị mấy quân nhân Người Nhái hành hung. Chứ hô hoán bị các quân nhân Iraq hành hung thì cũng không khác gì đi kiện củ khoai.
Một viên tướng tư lệnh Mỹ tại Iraq, tướng Charles Cleveland, vội vã làm thủ tục truy tố ba quân nhân Người Nhái ra trước Tòa Án Quân Sự: Julio Huertas, Jonathan Keefe, và Matthew McCabe. Anh đầu về tội danh đã đánh (hit) tên khủng bố và hai người kia bị truy tố vì có ý đồ khỏa lấp hành động của người đồng ngũ. Ba quân nhân này có thể sẽ bị tù, giáng chức, và đuổi ra khỏi quân đội.
Trên căn bản, thì quân nhân Mỹ không được hành hung tù binh chiến tranh, điều này không ai chối cãi được. Và cũng trên nguyên tắc, ba anh này đã phạm tội, cần trừng phạt. Nhưng vấn đề ở đây là biện pháp trừng phạt thế nào thì hợp tình và hợp lý.
Theo các bình luận gia của một vài cơ quan ngôn luận bảo thủ, thì chuyện một quân nhân tung ra một quả đấm hay một cái đá, là chuyện cũng thường xẩy ra trong không khí căng thẳng của chiến tranh. Và bình thường đối với những tội vớ vẩn như vậy, thì người quân nhân thủ phạm có thể bị xếp lôi lên chửi cho một trận, hay cảnh cáo, hay phạt giam kỷ luật một hai ngày là cùng.
Nhưng trong trường hợp này, viên tướng tư lệnh - hiểu ý tổng thống - đã làm rùm beng và truy tố ra tòa án quân sự với những hình phạt gắt gao nhất trong quân đội. Để phòng thân và bảo vệ mấy ngôi sao trước ngực, ông ta không cần điều tra cho rõ ngọn nguồn, chỉ cần có một tên khủng bố tố cáo là ông vội hành động liền. Chuyện tang chứng và có tội hay không, ông bán cái cho tòa án lo.
Chẳng những ta nhìn thấy cảnh mà Việt Nam ta gọi là dùng dao mổ trâu đi đập muỗi, mà tệ hơn nữa, công trạng của những quân nhân này, vất vả hơn năm năm truy lùng mới bắt được thủ phạm, cũng không được ghi nhận. Ở đây ta nhìn thấy rõ chính quyền Obama, trong ý định cầu hòa với khối Hồi giáo, đã đưa cái nguyên tắc “phải đạo chính trị” đối với khối Hồi giáo đến mức tuyệt đối. Chẳng những không dám đụng đến khối Hồi giáo nói chung, mà đi xa hơn thế nữa, đã biến ngay cả mấy tên khủng bố thành những thứ bất khả xâm phạm, không ai được đụng tới. Một anh quân nhân hay nhân viên an ninh hay CIA nào vô tình hay cố ý đụng đến thì sẽ bị thẳng tay truy tố đến mức tối đa.
Đây hiển nhiên là một thông điệp mà TT Obama muốn nhấn mạnh để mọi người, nhất là khối Hồi giáo, thấy rằng ông không phải là anh cao bồi Bush, và những lời cầu hòa và xin lỗi của ông đối với khối Hồi giáo là do thành ý thành tâm thực sự. Và ông sẵn sàng chứng minh bằng những hành động cụ thể.
Có thể đúng như TT Obama và giới truyền thông cấp tiến khẳng định, đây là sách lược đúng và hữu hiệu để giải quyết cuộc chiến chống khủng bố, nhưng chúng ta cũng có quyền nghi ngờ.
Những hành động và lời nói của TT Obama có thể đã làm “mát lòng” một số dân Hồi giáo, nhưng đối với những tên khủng bố quá khích, thì những lời xin lỗi, hay những hành động “phải đạo chính trị” của TT Obama, nếu không làm cho chúng phì cười, thì cũng chỉ chứng minh cho chúng là chúng đã khuất phục được cọp giấy Cờ Hoa bằng bạo lực và khủng bố.
Sách lược đối phó với phong trào Hồi giáo quá khích của TT Obama còn đáng được lưu ý dưới một khía cạnh khác khi ta nhìn qua Âu Châu. Ai cũng biết Âu Châu nói chung có khuynh hướng cởi mở cấp tiến hơn Mỹ rất nhiều trong các vấn đề xã hội, văn hóa. Âu Châu cũng là nơi mà mỗi năm hàng chục ngàn dân Hồi giáo từ Ả Rập và Bắc Phi được chấp nhận làm cư dân hợp pháp, không kể cả ngàn người khác du nhập bất hợp pháp. Khối dân thiểu số đó ngày một lớn mạnh và ảnh hưởng chính trị của họ cũng ngày một lớn mạnh theo.
Nhưng không phải vì vậy mà các nước Âu Châu phải đưa các nguyên tắc “phải đạo chính trị” lên bàn thờ. Bên Đan Mạch, đã có những bài báo, hay phim công khai chỉ trích tính quá khích của Hồi giáo. Tại Pháp, chính phủ chính thức cấm nữ sinh không được quấn khăn che tóc theo kiểu Hồi trong các trường học, vì cho đó là một biểu tượng tôn giáo, không thích hợp cho học sinh. Bên Thụy Sỹ, dân chúng tỉnh Nyon gần Geneve, trong một cuộc trưng cầu dân ý, đã biểu quyết cấm không được xây những tháp cao và nhọn (minarets) trên các đền Hồi giáo tại Thụy Sỹ. 
So sánh hai cách tiếp cận vấn đề, người ta có cảm tưởng như TT Obama đang cố gắng phất cờ trắng! Xin được hai chữ bình an. Nhất là khi ta nhìn vào quyết định về chiến lược Afghanistan mới của TT Obama: tung quân vào Afghanistan để bảo vệ cuộc tháo chạy vào trước mùa bầu cử năm 2012, như báo phe ta New York Times đã nhận định.
Đó có phải là thông điệp mà TT Obama muốn chuyển đến Osama Bin Laden hay không" (20-12-09)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi Thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.