Hôm nay,  

Thông Điệp Nobel Hòa Bình

15/12/200900:00:00(Xem: 5833)

Thông Điệp Nobel Hòa Bình


Vũ Linh

...tăng quân để bảo vệ cuộc triệt thoái trước mùa tranh cử năm 2012...

Đầu tháng 12, TT Obama bay vù qua Na Uy, dừng chân tại đây chưa đầy 48 tiếng đồng hồ để nhận giải Nobel Hòa Bình 2009. Thiên hạ chờ xem tổng thống sẽ nói gì khi nhận giải này, vì ai cũng biết, kể cả chính tổng thống, là ông chưa có một thành tích gì xứng đáng để nhận giải này.
Và TT Obama đã đọc một bài diễn văn dao to búa lớn, cực kỳ bóng bẩy.
Việc tiếp nhận bài diễn văn quan trọng này đã diễn biến đúng theo dự đoán: “phe ta” phủ phục xuống để tung hô, “phe địch”  xúm vào chê bai.
Nữ ký giả cấp tiến hàng đầu Ruth Marcus của Washington Post dĩ nhiên là đoạt giải quán quân. Dưới tựa đề “Diễn văn Nobel xuất sắc của Obama” (Obama’s brilliant Nobel speech), bà ca tụng TT Obama đã can đảm nói đến “sự thật phũ phàng là chúng ta sẽ không thể xóa bỏ tranh chấp bạo lực trong thế hệ chúng ta. Sẽ có lúc các nước - hành động riêng rẽ hay qua hợp tác với nhau - thấy rằng việc dùng võ lực chẳng những cần thiết mà còn được chấp nhận là có tính đạo đức”.
Bà Marcus kết luận là bài diễn văn chẳng những trình bày cái nhìn tổng quát của TT Obama về hiện tình thế giới, mà cũng chứng minh TT Obama đã trưởng thành nhiều trong chức năng tổng thống.
Ký giả Fareed Zakaria của Newsweek cũng lập luận tương tự như bà Marcus, tung hô tính quan trọng của bài diễn văn vì nó phản ánh cái nhìn “vừa thực tế vừa lý tưởng” của TT Obama. Ông nhấn mạnh câu tuyên bố của TT Obama: “mở mắt nhìn cho rõ ràng, chúng ta có thể hiểu được là sẽ có chiến tranh, và sẽ phải cố gắng tranh thủ cho hòa bình”.
Nữ ký giả Ellen Ratner viết trên FoxNews khen ngợi TT Obama là người có “viễn kiến sâu sắc, hiểu được tính phức tạp của nhân loại cũng như của chiến tranh, hòa bình, tốt và xấu”.
Không biết quý độc giả nghĩ sao, riêng kẻ viết này thấy thật đáng ngạc nhiên.
Bất cứ người nào có một chút hiểu biết tối thiểu về lịch sử nhân loại cũng có thể ý thức được loài người từ ngày khai thiên lập địa cho đến giờ đã trải qua hàng vạn cuộc tranh chấp bạo động, và vạn thiên niên nữa cũng sẽ còn tranh chấp bạo động tiếp tục. Có lẽ chỉ những trẻ em ngây thơ nhất mới tin rằng nhân loại, nhất là trong thế hệ hiện tại, sẽ có thể “sống chung hòa bình” và không còn tranh chấp gì nữa. Cái mô thức nhân loại sống chung hòa bình chẳng có gì mới lạ, mà đã được các triết gia chính trị thuộc loại sống trong ảo tưởng đề xướng từ ngày nhân loại biết… đánh nhau! Gần chúng ta nhất là các triết gia Mác-xít cũng đã mang bánh vẽ này chiêu dụ những người dễ tin để thổi lên tinh thần phản chiến... ở bên kia chiến hào.
Sự thật là cái thế giới đó chưa bao giờ đến với nhân loại, và có nhiều hy vọng sẽ chẳng bao giờ đến.
Nếu đúng như bà Marcus nhận định, phải cần đến một “tổng thống đã trưởng thành” của một đại cường, hay như Zakaria ca tụng, phải mở mắt nhìn cho rõ, mới ý thức được chuyện không còn chiến tranh trong thế hệ này là ảo tưởng, thì chúng ta quả có lý do để lo sợ không biết đến chừng nào thì Đấng Tiên Tri của chúng ta mới trưởng thành để đối phó với những vấn đề khúc mắc hơn như cải cách y tế, phục hồi kinh tế, tạo công ăn việc làm cho thiên hạ, tiêu diệt nạn khủng bố, v.v…
Bình tâm bỏ qua những tung hô của “phe ta”, bài diễn văn này là một diễn văn tiêu biểu cho chính trị gia Barack Obama: một diễn văn “ba phải” muốn thoả mãn tất cả mọi khuynh hướng. Không chấp nhận chiến tranh, nhưng cũng có những lúc cần phải đánh nhau, cần phải dùng võ lực để chống đỡ những kẻ ác, hung tàn. Lý luận kiểu này, nghĩ cho cùng, có gì mới lạ" Có gì xuất chúng" Có gì trưởng thành" Hoặc giả các ký giả “phe ta” này đã đánh giá Obama quá thấp, nên chỉ cần ông này nói ra nhận định sơ đẳng này là đã trở thành xuất chúng và trưởng thành rồi"
Có một ký giả phe ta ca tụng TT Obama đã khôn khéo tránh mắc vào cái bẫy của Ban Giám Khảo giải Nobel khi họ tặng ông giải thưởng với ý đồ cột tay ông để lôi ông ra khỏi Iraq và Afghanistan, và ông đã phớt lờ, để quyết tâm đáp ứng nhu cầu tăng quân tại Afghanistan. Nhận định như vậy có thể đúng, nhưng chắc New York Times sẽ không đồng ý khi báo này cho rằng chiến lược tăng quân của TT Obama thật ra chỉ là để “quản lý một sự thất bại” (managing a failure), hay nói cách khác, tăng quân để bảo vệ cuộc triệt thoái trước mùa tranh cử năm 2012.
***
Thật ra, cái “vũ trụ quan” ngây ngô của TT Obama tuy đáng lo ngại nhưng không là điều đáng ngạc nhiên. Đó chính là vũ trụ quan chung của hầu hết các tổng thống Dân Chủ cận đại, phản ánh một cái nhìn rất lý tưởng, nhưng cũng thật xa rời thực tế trên các quan hệ quốc tế, để chú tâm vào các kế hoạch cải tổ nội bộ vĩ đại, đã đưa đến không ít tai họa cho thế giới nói chung, và nước Mỹ nói riêng.


Bắt đầu từ TT Roosevelt với ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên ba mươi, trong khi lửng lơ đối với sự lớn mạnh của các chế độ phát-xít và quốc xã tại Âu Châu và Á Châu. Thái độ này có thể đã gửi một thông điệp sai lầm, khiến Đức-Ý-Nhật hung hăng gây ra thế chiến thứ hai. Phải đợi đến lúc Nhật ra tay đánh Trân Châu Cảng thì Mỹ mới bị bắt buộc phải nhẩy vào cuộc chiến. Rồi đến TT Truman, một phó tổng thống tầm thường nhẹ ký của TT Roosevelt, đã khiến Bắc Hàn, Mao và Stalin đánh giá thấp, để rồi tung quân xâm chiếm Nam Hàn.
Qua đến TT Kennedy với cố gắng thực hiện chương trình vĩ đại Biên Cương Mới (New Frontier), khiến Tổng Bí Thư Khruschev lượng giá như “tay mơ” trên phương diện quan hệ quốc tế, đưa đến cuộc thử lửa Nga-Mỹ tại Cuba, và quyết định của khối cộng sản Nga-Tầu-Bắc Việt khai sinh ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1961 để cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.
TT Johnson tiếp tục mục tiêu cải tổ xã hội với chương trình Đại Xã (Great Society) và các biện pháp bành trướng dân quyền cho dân da màu tại Mỹ, trong khi miễn cưỡng đối phó với cuộc chiến tại Việt Nam theo chiến lược “đánh cầm hơi để tránh bị thua” chứ không phải đánh để thắng, khiến cuộc chiến ngày một leo thang, đưa đến thất bại cuối cùng năm 1975.
TT Carter tiếp tục truyền thống “chủ hòa” đối ngoại để tập trung nỗ lực vào các chương trình cải cách nội bộ. Chính sách của vị tổng thống này đã đưa nước Mỹ vào thời kỳ suy yếu nhất trong lịch sử Mỹ: nước Mỹ bị mất một loạt đồng minh lâu đời như Iran (mất vào tay khối Hồi giáo quá khích, tiền thân của các nhóm cực đoan sau này), Nicaragua và Afghanistan (mất vào tay khối cộng sản), Phi Luật Tân, và kênh đào Panama, trong thời gian vỏn vẹn bốn năm làm ông Carter tổng thống. Điều đáng nói là TT Carter đã hoàn toàn thụ động, không dám làm gì trước những thất bại liên tục từ mọi phía. Trong khi đó, những cố gắng cải tiến các vấn đề kinh tế xã hội cũng chỉ đưa đến những thất bại không kém trầm trọng. Lạm phát cũng như thất nghiệp leo lên đến những mức kỷ lục chưa từng thấy từ thời TT Roosevelt.
TT Clinton cũng theo đúng sách vở Dân Chủ: tránh né Sudan và Rwanda đưa đến những cuộc tàn sát kinh hoàng tại hai xứ này, để rồi sau đó phải xin lỗi vì đã không làm gì; tham chiến kiểu vừa đánh vừa run tại Liên Bang Nam Tư cũ (chỉ cho phản lực bay thật cao để thả bom); hay tháo chạy khi chiếc trực thăng đầu tiên bị bắn rớt tại Somalia. Sách lược đối ngoại của TT Clinton khiến Osama Bin Laden công khai gọi là cọp giấy và quyết định khơi mào cuộc chiến chống Mỹ bằng ba vụ tấn công trực diện tại Nữu Ước (đánh hai cao ốc World Trade Center lần đầu vào năm 1993), Yemen (đặt bom chiến hạm Mỹ), Kenya và Tanzania (đặt bom hai tòa đại sứ Mỹ tại thủ đô hai xứ này). Phản ứng èo uột của TT Clinton (bắn hỏa tiễn trị giá bạc triệu vào các lều trại bỏ hoang của Bin Laden tại Afghanistan) rõ ràng đã khuyến khích Bin Laden mạnh tay hơn, đưa đến thảm họa 9/11.
Nói chung, các tổng thống Dân Chủ đã chứng minh họ đều là những người đặt ưu tiên cho các cải cách xã hội trong khi lơ là, nếu không muốn nói là hoàn toàn yếu đuối, trong chính sạch đối ngoại. Tất cả đều đã đưa đến những nhận định, lượng giá sai lầm từ phía các kẻ thù của Mỹ, để rồi họ ra tay, bắt buộc Mỹ phải lựa chọn: đối phó để các cuộc tranh chấp trở nên trầm trọng hơn (Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam), hay phủi tay chịu thua (Iran, Afghanistan, Nicaragua, Phi, Panama).
Ngày nay, TT Obama mới chấp chánh chưa đầy một năm nên có thể còn quá sớm để có nhận định dựa trên bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, những quyết định và tuyên cáo của ông, cho đến nay, đã cho thấy một sách lược đối ngoại tiêu biểu của các tổng thống Dân Chủ tiền nhiệm: chỉ là ưu tiên thứ, sau ưu tiên đối nội. Do đó, sẵn sàng nhân nhượng với ngoại thù cũng như những “đối tác” mạnh tiếng khác như Nga và Tầu để rảnh tay lo chuyện nội bộ.
Gần cả năm sau khi ông Obama nhậm chức và sau khi đã đi công du tám lần, thăm viếng hơn hai chục nước, vẫn chưa ai thấy được một thành quả ngoại giao nào đáng nói, ngoại trừ cái giải Nobel của mấy ông bà dân biểu thiên tả Na Uy thân tặng, và những bài diễn văn bóng bẩy chưa đọc đã được khen hay.
Cái giải Nobel đó có giá trị như thế nào" Một ký giả cấp tiến biện minh mặc dù TT Obama chưa làm nên chuyện gì để xứng đáng được thưởng, nhưng nội cái chuyện TT Obama có ý muốn thực hiện hòa bình cũng đủ xứng đáng rồi. Lý luận này khiến một ký giả bảo thủ đáp ứng ngay: ông ta cho rằng thằng con trai của ông học tiểu học, tuy chưa thi tú tài, nhưng có lẽ xứng đáng lãnh bằng tú tài vì thằng con… có ý muốn được đậu tú tài. Ý muốn mới quan trọng chứ thành quả thực sự chẳng cần thiết!
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.