Hôm nay,  

Những Mảng Tường Bá Linh Ở Mỹ

14/11/200900:00:00(Xem: 4321)

Những Mảng Tường Bá Linh Ở Mỹ

Bùi Văn Phú
9 tháng 11 vừa qua kỉ niệm 20 năm ngày Tường Bá Linh đổ. Người dân châu Âu còn ghi mãi dấu ấn lịch sử này.
Ngày đó của hai mươi năm về trước không in đậm trong kí ức của tôi vì cư dân vùng Vịnh San Francisco đang có nhiều chuyện khác cần quan tâm hơn là những biến cố bên ngoài nước Mỹ. Báo, đài có đưa tin nhanh với hình ảnh phá Tường Bá Linh. Còn phần lớn những thông tin khác liên quan đến việc tái thiết vùng Vịnh sau cơn động đất mạnh xảy ra ba tuần trước đó, vào lúc 5 giờ chiều ngày 17.10 khiến xa lộ sập, đường xá hư hại, nhà cháy, người chết. Cầu Bay Bridge nối liền Oakland và San Francisco sập một khoang dài 50 mét. Xa lộ 880 khúc hai tầng ở Oakland đổ chồng lên nhau, đè bẹp nhiều xe với tiếng người kêu than cầu cứu trong những đống bê tông nặng hàng nghìn tấn.
Cả nước Mỹ hướng về vùng Vịnh San Francisco trong nhiều tuần lễ. Cho đến khi cầu được sửa xong.
Tổng kết số người thiệt mạng tuy nhỏ, hơn 60 người, nhưng thiệt hại tài sản lên đến nhiều tỉ đô la. Trong một tháng hơn tin tức vùng Vịnh đa số là về tái thiết và việc hàn gắn vết thương tinh thần do cơn chấn động gây nên.
Những tháng trước cơn động đất, truyền thông Mỹ có đưa tin về biến động ở Đông Âu nhưng dư luận quần chúng đang chú ý đến cuộc điều tra Iran-Contra liên quan đến quan chức chính quyền Ronald Reagan, mới hết nhiệm kì, đã bán vũ khí cho Iran để lấy tiền yểm trợ các phong trào chống cộng sản ở châu Mỹ La-tinh. Nhiều nhân vật trong ban cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Reagan bị Quốc hội chất vấn, bị Bộ Tư pháp điều tra. Có quan chức toan tự tử, có người chết bất thình lình. Một số người đã bị buộc tội, bị án tù.
Điểm nóng đối ngoại lúc bấy giờ là vụ thảm sát phong trào sinh viên đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn vào đầu tháng 6.1989. Biến cố này gây chú ý nhiều hơn là phong trào vượt biên bằng tàu hoả của người Hungari hay người dân Séc, dân Đông Đức ào ạt tràn vào sứ quán Tây Đức xin tị nạn.
*
Trong tiến trình đưa tới dân chủ ở Đông Âu, tôi cho rằng Tường đổ chỉ là một trong dãy biến cố lịch sử diễn ra tại đó trong gần mười năm, với dấu mốc quan trọng nhất là sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan vào đầu thập niên 1980. Từ khi phong trào này ra đời, tôi rất ngưỡng phục người thợ điện lãnh đạo phong trào, vì thế khi ông Lech Walesa được giải Nobel Hoà bình, lúc đó tôi đang sống ở một quốc gia châu Phi hẻo lánh, tôi viết thư chúc mừng và có nhận được hồi đáp.
Cuộc tranh đấu của công nhân Ba Lan dù bị đe dọa bởi xe tăng và Hồng quân Liên Xô, dù nhiều lãnh đạo công đoàn đã bị bỏ tù bởi chính quyền cộng sản Ba Lan, nhưng cuối cùng Ba Lan là nước cộng sản Đông Âu đầu tiên thoát khỏi chế độ cộng sản.
Công đoàn là khởi đầu. Tường đổ là kết thúc một chuỗi biến cố làm thay đổi Đông Âu.
Điểm này được nhấn mạnh trong lễ kỉ niệm 20 Tường đổ ở Bá Linh với sự tham dự của các lãnh đạo châu Âu và cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa đã được mời đánh đổ con đô-mi-nô đầu tiên.


Về yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến Ba Lan nói riêng và Đông Âu nói chung, nhiều sử gia cho rằng Tổng thống Ronald Reagan, cùng với Giáo hoàng gốc Ba Lan là Gioan-Phaolô II, đã có ảnh hưởng lớn với phong trào tranh đấu cho dân chủ ở Ba Lan, từ đó kéo theo làn sóng dân chủ đến những quốc gia Đông Âu khác. Ảnh hưởng của Reagan nhiều hay ít thì tùy theo cách nhìn, nhưng quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã là chất xúc tác đưa đến dân chủ cho Đông Âu vào hai thập niên trước. Hoa Kỳ đã thuyết phục được Liên Xô chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí chiến lược và từ bỏ ảnh hưởng quân sự ở Đông Âu để nhắm vào cải cách nền kinh tế đang suy thoái.
Lời của Tổng thống Reagan dành cho Tổng Bí thư Gorbachev: “Ông Gorbachev, hãy phá bức tường này đi” được coi như một thách đố lịch sử đã thành hiện thực. Câu nói đó nay được ghi khắc tại Bảo tàng Ronald Reagan cùng ba mảng Tường.
Tường Bá Linh được xem là biểu tượng của sự ngăn chia giữa tự do và cộng sản và các tổng thống Hoa Kỳ đều đã có chủ trương và chính sách đối đầu với cộng sản. Trong số bảo tàng của các tổng thống Mỹ thời cận đại mà tôi đã tham quan, từ Lyndon Johnson, Richard Nixon cho đến Gerald Ford, Ronald Reagan, chỉ bảo tàng viện Johnson ở Austin, Texas là không có Tường Bá Linh.
Khởi đi từ cuộc cách mạng Bôn-Sê-Vích vào năm 1917 khai sinh chế độ cộng sản tại Nga và nhiều nước sau đó. Từ đó Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết đã đối đầu ý thức hệ trên nhiều chiến tuyến, qua nhiều mặt trận. Thập niên 1960, Tường được dựng lên ở Bá Linh và bom đạn nổ ở Việt Nam là những cao điểm của cuộc đối đầu đó.
Năm 1976, Chiến tranh lạnh còn nóng ở nhiều mặt trận từ Angola cho đến Nicaragua và Hồng quân Liên Xô còn giàn quân ở biên giới châu Âu, nhưng trong một cuộc tranh luận tranh cử khi được hỏi về tình hình Đông Âu, Tổng thống Ford đã trả lời rằng Ba Lan không nằm trong quĩ đạo Liên bang Xô Viết. Giới quan sát chính trị tỏ ra ngạc nhiên với tầm nhìn quốc tế thiếu chính xác của một tổng thống Mỹ. Nhiều người cho rằng nhận định này của Tổng thống Ford đã góp phần vào thất bại trong việc giành chức tổng thống của ông.
Không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng mạnh của Liên bang Xô Viết ở Đông Âu với Hồng binh và xe tăng lúc nào cũng hăm dọa sẽ tràn qua biên giới để dẹp tan các phong trào cải cách hay chống đối cộng sản, như đã xảy ra vào các năm 1956 và 1968.
Nhưng qua thập niên 1980 tình hình đã khác. Khi Tổng Bí thư Gorbachev tuyên bố để Đông Âu được tự quyết thì thành trì cộng sản sụp đổ. Người Hungari, người Séc vượt biên giới bằng xe hoả đến Áo hay chạy vào sứ quán Tây Đức. Châu Âu lên cơn sốt với làn sóng vượt biên tìm tự do để cuối cùng khi các chính phủ cộng sản không còn kiểm soát được thì bị người dân đứng lên lật đổ qua những cuộc cách mạng nhung. Khi người dân được quyền tự quyết, họ chọn tự do dân chủ.
Lúc đó Liên Xô cũng quyết định cắt viện trợ cho Việt Nam. Nhiều người chờ ngọn gió nồm tự do dân chủ từ Đông Âu sẽ thổi qua Việt Nam. Những tiếng nói cải cách chính trị đã được gióng lên - như của Trần Xuân Bách, của Phan Đình Diệu - nhưng bị dập tắt ngay vào những năm đầu thập niên 1990.
Ngày nay bức tường cộng sản ở Việt Nam với cái móng Trung Quốc vẫn còn sừng sững đứng đó. Khi tường này sụp đổ, không biết chứng tích nào sẽ được đem vào các bảo tàng để làm dấu ấn cho một sự đối đầu quá lâu trong trong lịch sử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.