Hôm nay,  

Tuyển Tập ‘sen Bát Nhã’ Của Thơ, Mộng, Và Đời Thực

11/11/200900:00:00(Xem: 5345)

Tuyển Tập ‘Sen Bát Nhã’ Của Thơ, Mộng, Và Đời Thực


Bìa sách “Sen Bát Nhã.”

Phan Tấn Hải
Sen Bát Nhã là một tuyển tập văn chương,  nhưng cũng là lời kêu gọi hòa bình khẩn cấp hướng về Việt Nam.
Nhà văn Huệ Trân tuần qua vừa phát hành tuyển tập Sen Bát Nhã, gồm  20 bài tùy bút, trong đó đa phần là  viết về pháp nạn tại Bát Nhã, Lâm Đồng. Sách in trang nhã, dày 148 trang, nhiều hình ảnh.
Một nhân vật độc đaó trong lịch sử và văn học Phật Giáo  là Vua A Xá Thế, được mô tả trong bài tùy bút “Nỗi Khiếp Sợ của Vua A Xà Thế,” nơi trang 17, đã mô tả  về A Xà Thế, người giết vua cha để trở thành một nhà vua đầy quyền lực, làm nhiều hành vi độc ác khác, khởi tâm sám hối và cuối cùng  chỉ nhờ tới Đức Phật mới an tâm tu học, trở thành hộ pháp.
Bài viết gợi thêm một hình ảnh để so sánh, trích:
“...Thế là, vua truyền trang bị một đoàn hộ tống hùng hậu, theo sư hướng dẫn của y sỹ Jivaka, tiến tới tu viện, nơi Đức Phật đang cùng 1250 Tỳ-kheo hội tụ về tu tập. 
Tới trước cổng, Jivaka khuyên nhà vua nên để đoàn tùy tùng đợi bên ngoài để khỏi gây sự huyên náo chốn thiền môn. 
Nhà vua theo chân Jivaka, tiến sâu vào khuôn viên. Bốn phía vắng lặng như tờ, không cả tiếng chim hót, tiếng lá rơi! Sự tĩnh lặng quá đỗi khiến nhà vua chột dạ “Hay Jivaka đánh lừa, đưa ta tới đây để thủ tiêu ta, cho đáng bao tội ác đã phạm", chứ hơn một ngàn người đang tu tập thì không thể nào vắng lặng đến thế này!” Nhưng ý tưởng đó vừa khởi, cũng là lúc y sỹ Jivaka chỉ tay về phía giảng đường:
- Tới rồi, thưa bệ hạ.
Chính giữa giảng đường, trên một bệ cao, Đức Thế Tôn ngồi uy nghiêm như dáng sư tử chúa, và xung quanh, 1250 vị tỳ-kheo tọa thiền vững chãi, an nhiên như những pho tượng đá.
Im lặng!
Hoàn toàn im lặng mà hùng tráng vô song!
Năng lượng dõng mãnh toát ra từ thiền định trí tuệ, như sắc xanh tuyệt hảo của lằn gươm Bát Nhã, phút chốc vây phủ, mờ ảo mà mạnh mẽ, dịu dàng mà trang nghiêm khiến vị vua trẻ rúng động toàn thân, râu tóc dựng đứng trong nỗi khiếp sợ tột cùng! Nhà vua mất hẳn mọi ý niệm về thời gian, không gian cho đến khi nghe Đức Thế Tôn cất tiếng:
- Hãy vào đây!
Sau lần gặp gỡ đó, sự thành khẩn ăn năn của vua A Xà Thế đã được Đức Phật chứng minh và độ cho nhà vua thoát khỏi tâm bệnh, chuyển hóa từ kẻ cực kỳ gian ác thành một nhà hộ pháp hết lòng tài trợ, vun bồi việc xiển dương hoằng pháp, không chỉ trong vương quốc của mình, mà bất cứ đâu, nơi có dấu chân Tăng đoàn bước tới.
Chuyện xưa như thế, có đọc và hiểu cũng chỉ là cảm nhận trên giấy mực. Ngờ đâu, chuyện nay đang hiển hiện qua những con người bằng xương bằng thịt.
Với kỹ thuật tin học hiện đại, thảm trạng tước đoạt tự do tôn giáo, đàn áp người tu hành bằng những hành động dã man thời tiền sử đang diễn ra tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, đã và đang phổ biến khắp nơi. Những sự kiện đáng xấu hổ đó không phải chỉ vu vơ mà có những hình ảnh xác thực từng giờ, từng ngày, cập nhật trên các mạng lưới; từ cảnh nhà sư vác rựa rượt chém Phật tử và tăng ni sinh, cảnh nổi lửa đốt am cốc khi các sư cô đang tọa thiền, tới cảnh vật dụng, mền gối, kinh sách bị quăng ra sân …Chưa hết, sau ba ngày, bếp bị phá, điện bị cắt, phái đoàn Phật tử và Thầy, Cô từ Sài Gòn, Lâm Đồng, thuê sáu xe buýt mang thực phẩm tới Bát Nhã chỉ với hảo ý tiếp tế lương thực cho gần bốn trăm tăng ni sinh trẻ đói khát đã ba ngày, thì bị nhóm người bạo động ngăn chặn và tấn công ngay ngoài cổng! Một vị Thượng Tọa trong phái đoàn bị thương trầm trọng, đang được cấp cứu tại bệnh viện Lâm Đồng!...” (hết trích)


Nhà nước Hà Nội bao giờ sẽ sám hối" Chúng ta không biết diễn tiến ra sao, nhưng đó là ẩn ý    và lá ước mơ của nhà văn Huệ Trân khi hoàn thành tập truyện “Sen Bát Nhã.”
Không chỉ nói chuyện quê nhà, tuyển tập  còn nói chuyện quê người, qua chuyện quê người cũng đ ể suy ngẫm chuyện quê mình,  trong đó những hình ảnh về cuộc chiến của người Tây Tạng lưu vong được mô tả trong bài “Bước Chân Lịch Sử”  ở cuối tập, trích:
“...Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng đang ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo hành trang ngũ trược cồng kềnh với rắp tâm bôi xóa giá trị đạo đức căn bản của một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân. 
Nền văn hóa Tây Tạng luôn nằm trong những dự án thẳng tay tiêu diệt của Trung Quốc vì kẻ xâm lược biết, văn hóa mất là dân-tộc-tính mất theo. Dân-tộc-tính không còn thì còn chi dân tộc!
Làm thân phận nhược tiểu luôn bị kẻ lớn hiếp đáp thì điều tiên quyết phải giữ, là nền văn hóa đặc thù. Tự ngàn xưa, Quan Phục hầu Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo:
“ … Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác …”
Rồi những thời bị đô hộ nhục nhằn, Bắc phương cũng không ngừng bắt dân ta cạo răng trắng, bện tóc đuôi sam, đội nón vải tròn, khiến đại đế Quang Trung Nguyễn Huệ từng phải thét vang:
“Đánh cho răng đen, đánh cho dài tóc, đánh cho chích luân bất phản, đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho Nam Quốc sơn hà tri hữu chủ”
Trung Cộng xâm chiếm và đàn áp Tây Tạng trước mắt thế giới!
Thế giới vẫn còn lương tâm nhưng sao không ngăn chặn, không lên tiếng bênh vực"...” (hết trích)
Tuy nhiên, tuyển tập không chỉ nói về chuyện thời sự quê mình, quê người. Tập “Sen Bát Nhã” còn mang nhiều suy nghĩ về văn học, như trong bài viết nhan đề “Thi Sỹ - Và Tâm Cảnh Thăng Hoa,”  nơi trang 127 kể về nhà thơ Vũ Hoàng Chương, tr ích:
“...Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên ba mươi. Tất nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn chương, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được linh hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.
Bút mực thế gian đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này.
Ở đây, chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời bạn cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một khía cạnh khác. Khía cạnh của "Tâm cảnh thăng hoa".
Bạn cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình nồng nàn say đắm, nếu chép nguyên bài, có thể không thích hợp lắm với tuổi học trò, nhưng "nhặt" ra những câu thơ mộng thì nhiều vô số kể, đám học trò trung học tha hồ chọn lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.
Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học trò, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết tại sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm trạng cứ " Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!", dựa theo lời  thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều "Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!"
Nhưng đến nay, lấp ló trước cánh cửa "thất thập cổ lai hy", ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sỹ trong niềm cô đơn cùng cực...” (hết trích)
Một tuyển tập đầy sức mạnh của thơ, của mộng, của đời thực quê mình, quê mình... Đó là tác phẩm “Sen Bát Nhã.”
Sách in tại Quận Cam, không đề giá bán. Tìm đọc, xin mời liên lạc về:
Nguyễn Quốc Nam
17130 San Mateo #B-12
Fountain Valley, CA 92708
Tel: (562) 760-4782.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.