Hôm nay,  

Những Gốc Vông Già Bên Sông Cà Ty, Phan Thiết

25/08/200900:00:00(Xem: 5850)
Những Gốc Vông Già Bên Sông Cà Ty, Phan Thiết
MƯỜNG GIANG
Sáng nay trời hình như trở gió, mang một chút lành lạnh từ chốn xa xôi nào đó về thành phố biển Hạ Uy Di, làm cây lá ven đường cũng lao xao khiến người lính già xa quê chợt nao nao gợi nhớ.
Thì ra thu tới tự hôm nào với nổi háo hức của các em học sinh trong buổi tựu trường.. mà lâu rồi tôi đã bỏ quên trong tiềm thức mù sương cát bụi. Dường như tháng này ở Phan Thiết đang vào thu, cũng là khoảng thời gian cuối cùng trong năm của mùa hoa vông nở, làm rực đỏ cả một góc trời trên dòng sông Muờng Mán mà khúc chảy ngang qua thành phố thường được gọi với cái tên thân thuơng Cà Ty.
' Trên Mường Giang nắng đẹp một chiều nào thuyền ai lướt trôi
Lắng không gian theo nhịp chèo êm êm nhạc khúc yêu đời.
Vui lại đây trời nước xanh xanh tình vương thắm lá
Lòng bể khơi khơi ngàn tiếng tơ hòa
Người thương yêu sống thiết tha mặn mà.. ' '
(Về Phan Thiết, nhạc và lời Đoàn Thanh 1954)
Nguyễn Thông khi tới tị địa tại Bình Thuận đã dựng Ngọa Du Sào nằm trên đường Trưng Nhị sát bờ sông. Ông viết ' Nơi tôi ở nằm về phía tây nam cầu Thắng bắc ngang sông Phan Giang'. Cầu Thắng còn được gọi là Thắng kiều, hoàn toàn làm bằng gổ kể cả các trụ cầu cũng là các cọc gổ lớn được bắt chéo vào nhau cắm sâu dưới đất. Cầu này về sau được Công Binh Mỹ tân tạo nên cũng gọi là cầu Mỹ, nối liền hai đường Võ Tánh (Đức Nghĩa) và Trần Cao Vân (Phú Trinh). Còn cầu Quan được xây dựng sau cầu Thắng tại địa điểm cầu giữa ngày nay.
Mường Giang phát nguồn từ cao nguyên phía Tây dài 27 km, chảy theo hướng Đông-Nam, quanh năm suốt tháng nước chảy xanh ngắt, như đôi mắt đẹp của những người con gái đất PhanThành. Sông lững lờ xuôi ngược, qua những thôn làng ruộng rẫy, nương dâu và vườn cây ăn trái của các xã Mường Mán, Phú Hội, Phú Lâm, Phan Thiết, trước khi tìm về biển rộng tại cửa Thương Chánh, nhấp nhô sóng vỗ bạc ghềnh.
Đến chơi Bình Thuận xưa nay, khách xa ai cũng mến Lầu Nước, Sông Mướng, Cát Động và những mối tình thơ của người miền biển. Nhìn tấm bản đồ cỗ của Phan Thiết, lập trong giai đọan 1691ố1725, ta thấy có ghi tên SÔNG CÀ TY. Giống như con người, mỗi giòng sông ở trên cõi đời này, đều mang một cái tên, và cũng tuỳ theo chủ của nó, cái tên đẹp, xấu, thô lậu hay hoa mỹ được chào đời.
Và cũng không phải tự dưng mà người Bình Thuận lại chọn Tháp Nước làm một biểu tượng thiêng liêng của tỉnh nhà dù thực chất nó không cao lớn đồ sộ như nhiều công trình kiến trúc khác. Tháp thường được gọi qua các tên thân thương khác như Lầu Nước, Château D'eau.. được xây dựng theo kiến trúc Đông Phương, qua dáng vẽ rất là quý phái sang trọng, xa nhìn không khác gì một hoa sen đang chớm nở. Tháp nước soi bóng xuống dòng sông Cà Ty, từ xa có thể nhìn rõ qua mái tháp lợp ngói đỏ au, nổi bật giữa những tàn lá xanh của những hàng vông như những chứng nhân bao đời của lịch sử.
Vào những ngày sắp tết trở trời mang về thành phố cái hơi hám lành lạnh của gió bấc, cũng là lúc đàn chim én từ ngoài biển bay vào làm tổ dưới mái tháp và không ngừng nhảy nhót bay lượn khắp vòm trời Phan Thiết, làm tăng thêm nổi háo hức của mùa xuân sắp trở về.
Nhớ về Phan Thiết qua quảng đời niên thiếu của thời học trò, chắc là không ai có thể quên được những cuộc tình hò hẹn trong Vườn Bông lớn nằm bên bờ bắc sông Cà Ty trong chu vi các con đường Nguyễn Hoàng, Hải Thượng Lãn Ông, Phan Tôn và Bà Triệu. Cái đặc điểm nhất trong Vườn Bông Lớn ngoài Lầu Nước còn có những hàng Vông, mà tới nay nhiều nhà nghiên cứu bản địa, cũng chưa đoán được dụng ý gì của những người có trách nhiệm lúc đó
khi xây dựng vườn hoa Vông.
' Văn như Siêu-Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường '
Hai câu thơ chữ Hán trên của vua Tự Đức viết để khen tặng bốn danh nhân Văn Học của nước nhà lúc đó là Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương. Ông Nguyễn Văn Siêu cũng là người được triều đình nhà Nguyễn chỉ định làm chủ công trình xây dựng Tháp Bút và Đài Nghiên bên bờ hồ Gươm vào năm 1864 để làm biểu tượng tinh thần cho sĩ phu VN lúc đó. Chính ông đã cho trồng 5 gốc Vông quanh Tháp Bút, chắc chắn cũng không ngoài ý nghĩa trên.
Và cũng không biết do một ngẩu hứng nào mà khi xây dựng vườn bông, tháp nước tại Phan Thiết, trong vườn chỉ có độc nhất là hoa Vông ". Thực tế thì cây Vông cũng có rất nhiều công dụng như lá dùng gói nem và chế các loại thuốc an thần,mất ngủ, hạ huyết áp, trị phong thấp, cam tích.. Riêng gổ Vông ngoài công dụng làm guốc, phao.. còn được dùng để tạc tượng ông Tổ ngành Hát Bội và làm gậy tang (khi mẹ chết). Thân Vông non còn được các nhà vườn làm trụ để các dây tiêu, trầu ký sinh..
Cà Ty là con sông thiêng của quê tôi, chỉ khúc sông ở hạ nguồn, chảy qua thành phố Phan Thiết, hiện có ba chiếc cầu xinh xắn bắt ngang, nối đôi bờ bến mộng, giống như những cái tên Bạch Hổ, Trường Tiền, Kim Long trên giòng sông Hương nơi đất thần kinh hoa mộng:
'Trăng sáng Mường Giang đẹp biết bao
lăn tăn nước gợn ánh đèn màu
thuyền con lơ lững chèo xuôi mái
buồn lòng cô gái hát nghêu ngao.. ' '
Là dân bản địa, sinh và lớn lên ở Phan Thiết, thật tình nhiều người không biết phải gọi dòng sông thân thương của quê hương mình, bằng một cái tên gì cho hợp lý , bởi vì chính nó đã có quá nhiều tên gọi từ trong sách vở, cũng như ngoài đời. Nhưng dù viêt gì chăng nữa thì nhờ có sông Cà Ty chảy qua mà thành phố Phan Thiết đẹp hẳn lên, không khác gì người con gái đất Phan Thành xinh xắn hiền dịu nhờ mái tóc huyền óng ả tuôn chảy che khuất cả bờ lưng.
Thật vậy, ngay từ khi Dinh Bình Thuận được thành lập năm 1697, vối bốn đạo Phan Rang, Phố Hải, Phan Thiết và Ma Ly, thì con sông chảy qua miền đất Hamu Li'Thit được gọi là sông PHAN. Đến đời Tự Đức lại gọi là sông Mường Mán hay sông Bao Lân. Từ đó tới nay, cái tên này vẫn được lưu giữ nhưng người Phan Thiết cẩn thận hơn, dùng thêm cái tên xa xưa CÀ TY để chỉ khúc sông phiá hạ nguồn, từ Phú Hội Phú Mỹ ra tới cửa Thương Chánh. Tóm lại dù có gọi dòng sông bằng một cái tên gì chăng nữa, thì tự nó suốt ba trăm năm qua, cũng đứng làm nhân chứng cho các giai đoạn thăng trầm thê thiết của lịch sử cũng như những nét kiêu sa thơ mộng của dòng sông đã trao gởi với cuộc đời.

Viết về dòng sông nơi chôn nhau cắt rún, đó đây như còn phảng phất trong sương sớm, chiều tàn, giữa những trưa hè cảnh đời im vắng trên con nước chảy lặng lờ, là hình ảnh cũa những chí sĩ yêu nước Phan Thành như Nguyễn Thông, Trà Quý Bình, Trần thiện Chánh, Trương gia Hội, đứng lặng lẽ trước Ngọa Du Sào, bên này bờ sông, nhìn núi xa mờ, nhìn mây tan tác, mà thương khóc cho đất nước trong buổi nhục hèn. Cũng trên bến sông buồn, trăm năm sau đó, nhà thơ Phạm đình Thừa trước nỗi cát lở sông bồi của một dòng sông, như chính nổi trôi của thân phận đời, đã viết những câu thơ thật buồn :
'chút biển mặn, một thời thơ dại cũ,
là hành trang trên vạn nẽo luân hồi
Để một hôm oan khiên đà say ngủ
tôi với em vượt vùng cát sông bồi'
Người xưa và kẻ nay, những bậc đại trượng phu toan tính sự đời, nuôi dưỡng hùng chí, đều ra tâm sự với dòng sông, với con nước lúc lớn, lúc ròng:
'Mường Giang tiếng gọi sông
người đi nhớ thương dòng
ôm quê vào giấc mộng
thơ sóng dậy biển đông'
( Cát Biển)
Dòng sông xưa, cầu quan mấy nhịp" tất cả đều nguyên vẹn nhưng tất cả cũng thay đổi nảo nề. Trên sông ghe thuyền vẫn tấp nập, nhưng tiếng gọi đò không còn. Bến xưa Văn Thánh, nơi cắm sào của những chàng trai Phan Thiết một thời bỏ tình, bỏ hết ra đi vì nước non, nhưng hởi ơi khi chàng trở lại, mới biết tuổi xuân của mình đã hy sinh vô nghĩa vì Pháp ra đi, thì Việt Cộng trở lại, cả hai đều bạo ngược tham tàn. Hoá ra chừng nào nước non mới hết giặc, vậy chẳng hy sinh vô nghĩa là gì"
Dòng sông như bí mật của một đời người, ngày xưa người Phan Thiết làm sao biết được những gì có ở thượng nguồn con sông, cùng lắm là ai có dịp đi xe lửa Sài Gòn - Phan Thiết, chạy ngang chiếc cầu sắt bắt vắt vẽo ngang sông, nhìn xuống cầu sâu thăm thẳm để thấy dòng nước trong veo, từ đây sẽ chảy về Phan Thiết thế thôi. Giờ thì bí mật đã bật mí với các con suối thượng nguồn, nào suối vàng, suối vận, suối thi, Yôtô, Cầm Hang, Yau, Ngư.. làm nên các con sông nhỏ Rao-Ét, Mán, Linh.. tất cả kết lại mới nên một dòng sông Cà Ty nơi hạ nguồn thơ mộng, chia đôi bờ Phan Thiết.
Cửa sông giờ rộng mênh mang, bờ này nhìn sang bờ kia chập chờn sương khói vì tất cả những xóm nhà chồ hai bờ bến cũ đã bị đuổi dời, cũng như chính cái xóm nhà lá khao khít lấn chen của khu 6 Cồn Chà Đức Thắng, với hơn 600 hộ cũng không còn. Bên kia sông thuộc Vĩnh Phú, Hưng Long nay là bến kè để thuyền bè đậu, trên đê là đường xe chạy. Bên này sông, nay gọi là CẢNG CÁ PHAN THIẾT, như quảng cáo trên báo chí, thì đó là 1 trong chín hải cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay, vì thời gian thực hiện rất là dài và trên hết đã ngốn một ngân khoản vay của ngoại quốc quá lớn.
Cảng cá khởi công ngày 22/12/1993 và khánh thành ngày 24/12/2001 sau tám năm. Ngoài số tiền trong nước góp vốn gần 20 tỷ đồng tiền Hồ, tất cả là tiền vay của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) chiếm 78% số vốn với 71,3 tỷ đồng tiền Hồ. Cảng hiện tại gồm có các bến tàu liên tiếp như bến 40 CV dài 212 m, bến 400 CB dài 90 m, bến cồn chà dái 112m. Chung quanh các bến đều có kè bao bọc, bảo vệ như kè chắn sóng C- 1 dài 400m, kè C- 2 dài 530m, kè bảo vệ bờ dài 404 m. Diện tích toàn thể bến cảng là 21.872 m2, hệ thống thoát nước 2352m, cấp nước 1540m, cổng tường cao 690m, bãi tiếp nhận hải sản 1440 m2, đường giao thông 19.126 m2.. Tóm lại hải cảng bây giờ rất rộng, có đủ chỗ cho các loại tàu thuyền ghé bến, với tổng diện tích trên bộ là 37 ha và 27 ha dưới nước dành chỗ cho tàu đánh cá neo đậu. Bên trong vòng tường cảng có đủ chợ cá, cây xăng dầu, nhà máy nước đá, tiệm ăn, nhà buôn, bến xe các loại. Bến cảng có khả năng tiếp nhận thường trực các loại tàu thuyền trọng tải từ 500-700T ra vào. Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành xong con đường quốc lộ 28 (Liên Tỉnh Lộ 8 Di Linh - Phan Thiết ), hải cảng trên sẽ là cửa ngõ của miền nam Cao Nguyên Trung Phần thông với biển.
Nhiều nhà cửa, nhất là các xóm nhà chồ ở Bình Hưng, Hưng Long, Phú Trinh, Đức Nghĩa.. bị giải toả để kè bờ và mở rộng dòng sông cho phù hợp với tình trạng thuyền bè mỗi ngày mỗi nhiều. Một chiếc cầu treo dài 106 m, đã được bắt ngang sông Cà Ty, để thay thế chiếc cầu sắt cũ đầu đường Nguyễn Hoàng. Nói chung là thế, nói gì thì nói, đổi gì thì đổi nhưng còn lâu mới nhận chìm được những nét đặc dị của người Phan Thiết đã có và tồn tại suốt 300 năm qua. Dối trá, mị hoặc, hành động bất nhơn bất nghĩa giờ ai cũng biết, nên tất cả rồi cũng sẽ như đám mây trời bảng lảng, chới với mù sương tận thượng nguồn con sông Mường Mán, mà ta thường bắt gặp một cách tình cờ.
' Vậy mà cũng đã bao năm,
cùng nhau khóc chuyện, thế nhân đổi dời
Anh làm Cát Biển trùng khơi
Tôi dòng sông nhỏ, một đời mênh mông
ngẩn trông mây nổi bềnh bồng
đường quê, nhớ buổi qua sông đợi đò
thuở nào xây mộng trăng mơ
bây giờ cô quạnh, đôi bờ hoang liêu
nổi xưa tóc bạc thêm nhiều
mà người muôn dặm, chim chiều vẫn bay
năm nào quán khách vào đây
chuyện trò, thơ nhạc, ngất ngây miên trường
đêm cùng đêm khóc quê hương
gỏ bờ ly, hát khúc tương tư sầu
nay Anh trôi giạt về đâu "
để cho triều nước hằn sâu cát buồn
bâng khuâng đếm giọt mưa tuôn
mưa trên gác xếp tưởng chân ai về
thôi về nối lại đam mê
để còn đeo đẳng trăm bề vấn vương
Đạm Tiên nấm đất bên đường
Mường Giang-Cát Biển, ngàn phương sẳn dành..
Trước tháng 5-1975 những ngày sắp tết, người lính già có dịp về phép thăm nhà, một mình thơ thẩn dạo chợ hoa quanh vườn hoa nhỏ. Bên kia sông những hàng vông cũng đã bắt đầu trụi lá, chỉ còn trơ lại những cành cây mốc thếch sần sùi như gục đầu buồn bã trước cuộc bể dâu. Trên đường tan học, những tà áo trắng từ hai trường Chính Tâm và Phan Bội Châu, từng nhóm ngang qua vườn hoa lớn.. đã vô tình dẵm lên lên xác hoa và lá vông nằm tơi tả đầy đường... giống như bầy chim sáo, cưởng .. cũng bỏ Vông mà đi khi các cành cây trụi lá.
Mấy chục năm qua rồi, thời gian và dâu bể đã làm cho nhiều gốc vông già chết nhưng đâu đó vẫn còn in dấu đầy rẫy những hình ảnh xa xưa.. nhất là những tài danh văn nghệ của Phan Thành như Ngọc Cẩm ố Nguyễn Hửu Thiết, Mỹ Thể, Thanh Thuý, Nhật Trường, Anh Khoa.. trước khi nổi tiếng tại Sài Gòn.. thì họ cũng đã một thời được trui luyện tại vườn bông lớn Phan Thiết.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 8-2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.