Hôm nay,  

Những Nhạc Sinh Dương Cầm Ưu Tú Giữa Little Sài Gòn

14/08/200900:00:00(Xem: 8828)

Những Nhạc Sinh Dương Cầm Ưu Tú Giữa Little Sài Gòn

Bài viết của HỒ VĂN XUÂN NHI
Dương Cầm là một bộ môn của âm nhạc nghệ thuật mà nhiều người tuổi trẻ Việt Nam đã có thành công ưu tú nhất những năm gần đây. Có thể nói là khắp nơi trên thế giới từ trong nước đến hải ngoại. Riêng tại tiểu bang California, đã có hàng ngàn thanh thiếu niên gốc Việt tạo nên nhiều vinh dự, vinh quang nhất qua tiếng đàn dương cầm. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt vẫn luôn tự hào vì có nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ dương cầm xuất sắc từng đoạt các giải thưởng khác nhau của Hoa Kỳ. Nhưng có những em thanh thiếu niên chỉ ở lứa tuổi học sinh trung học hay còn là tiểu học mà đã thành đạt những kết quả ưu tú ở những lần thi đua biểu diễn piano, mới là một vinh dự lớn hơn cho người Việt vỗ ngực tự hào. Bởi vì những em đó có rất nhiều chỉ ở lứa tuổi từ 5 đến 16 tuổi mà thôi, lứa tuổi học trò tiểu học hay trung học. Bài viết này, muốn được vinh danh một số em học sinh ưu tú trong bộ môn âm nhạc Dương Cầm tại vùng Little Sài Gòn này. Cộng đồng chúng ta cần có thêm những nỗ lực khuyến khích các em trẻ tài năng hiếm quý này tiếp tục vươn lên, nẩy mầm thêm hơn làm nên những hương thơm và sáng tỏa vườn hoa văn hóa người Việt. Bài viết này trong tinh thần khích lệ điều đó.
Vào tuần lễ cuối tháng Giêng 2009 vừa qua, trường đại học Fullerton kết hợp với hiệp hội các giáo sư âm nhạc đã có tổ chức một cuộc trình diễn và thi Song Tấu đàn Dương Cầm với nhiều hạng khác nhau, từ các cấp đẳng hạng trung cấp đến cao cấp (advanced), cấp đại học (college) cho đến các cấp dành cho các giáo sư dạy (teacher).  Năm nay là năm thứ 14 cuộc thi biểu diễn Dương Cầm này với tên gọi FULLERTON COLLEGE PIANO ENSEMBLE FESTIVAL gồm hàng trăm thí sinh đến từ nhiều cộng đồng khác nhau trong toàn quận Cam.
Trong số các trường dạy Piano chuyên nghiệp được Hiệp Hội Âm Nhạc Liên Bang Hoa Kỳ công nhận, có trường Little Chopin Piano tại Garden Grove là một trong các trường dạy Piano có uy tín trong cộng đồng Việt tham gia cuộc thi này. Kết quả đã có 4 em học sinh Việt còn rất nhỏ tuổi đã đoạt giải thưởng cấp đẳng "Tiền Trung Cấp" (Early Intermediate) và "Cao Cấp" (Advanced). Đó là các em CATHERINE LÊ và FRANCIS LÊ chỉ mới có 10 tuổi với giải thưởng dành cho cấp Tiền Trung Cấp qua bài nhạc 'Soaring" của nhạc sỹ Mary Leaf. Rồi đến hai em EMILY TRẦN và EMILY ĐÀO chỉ mới 14 tuổi, đã đoạt giải thưởng tiền mặt Grand Prize hạng Cao Cấp với bài nhạc Danses Andalouses của nhạc sỹ Manuel Infante. Chiến thắng của những em còn rất trẻ tuổi niên thiếu này là một vinh dự lớn cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây nói chung. Trường Little Chopin cũng được tự hào vì các em, hãnh diện cho tên trường, hãnh diện cho các phụ huynh và các học sinh ở đây.
Chúng ta hãy trang trọng nói một chút về những em học sinh ưu tú này.
CATHERINE LÊ vừa học xong lớp 5 trong chương trình giáo dục dặc biệt dành cho các em có khả năng ưu tú GATE (Gifted And Talented Education) tại trường Circle View Elementary. Em luôn luôn là học sinh giỏi với số điểm 4.0 GPA.  Là học sinh nữ nhưng em Catherine rất giỏi môn Toán, và đã đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi tranh tài môn Toán ở trường. Catherine Lê cũng đã từng có lần thắng giải thưởng viết văn trong trường, em có nhiều năng khiếu và thích hoạt động lắm nhất là bơi lội và hội họa. Trong bộ môn dương cầm tại trường Little Chopin, Catherine Lê cũng là một nhạc sinh xuất sắc luôn đoạt các giải thưởng cao nhất trong các lần biểu diễn và thi tuyển của trường, cho dù em chỉ mới 10 tuổi mà thôi. Trước đó vào tháng 07 năm 2006, em đã đoạt giải 3 cuộc thi SYMF category 13 dành cho các em 8 tuổi. Lần này đoạt giải sẽ giúp em vào danh sách Circle of Winners.
FRANCIS TRUNG LÊ vừa 11 tuổi cũng vưà học xong cấp 5 tại trường St. Bonaventure School. Với tiếng đàn rỏ ràng, chính xác và thanh thót thêm vào các diễn đạt bài nhạc hết tâm hồn, em đã thật sự lôi cuốn người nghe vào vùng trời âm nhạc. Chính nhờ vậy mà vào ngày 03 tháng 08 vừa qua, em đã đoạt được hạnh nhấ trong cuộc thi SYMF category 27 dành cho lưá tuổi 11. SYMF viết tắt tên gọi SOUTHWESTERN YOUTH MUSIC FESTIVAL được tổ chức cho tất cả các bộ môn âm nhạc. Đây là một cuộc thi rất lớn được tổ chức hàng năm với hàng ngàn thí sinh tham dự tại trường đại học Cal State Long Beach. Với tiếng đàn đầy tình cảm em đã đoạt giải nhất với một bản nhạc valse của Chopin và một bản nhạc nhanh mạnh với yêu cầu kỹ thuật cao của nhạc sỹ Khachaturian.  Em rất yêu âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển, và em cũng rất thích viết văn làm thơ và đọc sách.
EMILY TRẦN sẽ lên lớp 10 tại Garden Grove Highschool. Em Emily Trần không những là một học sinh xuất sắc ở trường với tất cả các bộ môn chính, em còn là một nhạc sinh dương cầm có năng khiếu thiên phú nhất. Em chơi đàn với một phong cách ung dung tự nhiên, thỏa mái như một việc làm thường ngày - một phong cách hiếm có và hiếm thấy ở những người chơi đàn lứa tuổi 14. Emily đã từng đoạt các giải nhất cuộc thi CHOPIN's Fantasies qua bản Fantasie Impromtu Op 66 vào năm 2008. Em cũng đả đoạt huy chương vàng cuộc thi MTAC Orange Branch Theme Festival 2008. Qua năm 2009, em lại đoạt giải nhất song tấu hạng cao cấp với em Emily Đào và giải nhì của Musical Arts of Orange County.
Cùng song tấu với Emily Trần để đoạt giải thưởng to lớn trển là em EMILY ĐÀO, năm nay 15 tuổi sẽ học lớp 11 ở trường Marina Highschool tại thành phố Huntington Beach. Emily Đào vẫn luôn xuất sắc trong bộ môn Dương Cầm, được xem là ngôi sao của trường Little Chopin. Em cho biết, năm em 6 tuổi, mẹ em hỏi em muốn món quà gì cho sinh nhật của mình, em đã xin mẹ cho học đàn piano như là món quà sinh nhật. Em thích viết nhạc và đã sáng tác rất nhiều những nhạc phẩm dương cầm để tặng cho bạn bè, thầy cô và rất được ưa thích. Em đã từng đoạt giải nhất trong cuộc thi Beach Festival MTAC Orange Branch 2008, và giải 3 trong cuộc thi Musical Arts Division II năm 2000 khi em mới 8 tuổi.
Cả hai em EMILY TRẦN và EMILY ĐÀO cũng đã từng song tấu cùng nhau đoạt nhiều giải thưởng khác như giải nhất song tấu cuộc thi SYMF năm 2008.
Nhưng không phải chỉ có 4 em học sinh trên tại Little Chopin là những nhạc sinh dương cầm trẻ tuổi ưu tú nhất mà thôi. Little Chopin còn có những nhân tài trẻ tuổi khác được đào luyện từ bởi một đội ngủ với gần 30 thầy cô chuyên luyện Dương Cầm. Một đội ngủ những thầy cô trẻ, xuất sắc có văn bằng cử nhân hay cao học được đào tạo từ các đại học âm nhạc Hoa Kỳ với các thầy cô Việt, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, . . Tất cả thầy cô đều có tinh thần kỷ luật và đạo đức chuyên nghiệp của một nhà giáo âm nhạc. Các thầy cô này đã giúp hàng trăn học sinh chuẩn bị trở thành những tay đàm dương cầm tí hon xuất sắc.
Điển hình là em bé Aldric Gozon, em là người gốc Philipine, năm nay em chỉ mới 7 tuổi nhưng em đã đoạt giải nhất của SYMF vào ngày 3 tháng 8 vừa qua. Em đã trình tấu bài Arabesque của nhạc sỹ Frederic Bugmuller, một bản nhạc mà nhiều em trên 10 tuổi vẫn chưa có thể trình tấu điêu luyện được. Với tiếng đàn vững chắc, Alrdic đã làm mọi người thích thú trầm trồ khen ngợi, khi thấy em còn quá nhỏ tuổi với kích thước chỉ vừa cao hơn phân nữa cây đàn, mà lại điêu luyện như thế. Trong tháng 4 vừa qua, em này cũng đã đoạt giải nhì của Musical Arts of Orange County dành cho các em 7 tuổi.


Tại trường Little Chopin Piano, những em như Sean Phạm, Cathy Đào, Clara Vũ, Jane Huỳnh, Jane Huỳnh, Jamie Trần, Bình An Nguyễn, Annie Nguyễn, Hiền Đào, Andrew Trần, Christina Lê, Lillian Vũ, Kayla Nguyễn, Natalie Nguyễn, Christina Vũ, v.v. là những học sinh ưu tú nhất của trường nhưng đã từng tham gia nhiều cuộc thi bên ngoài trường, từng đoạt nhiều giải thưởng mang về vinh dự cho chính cá nhân, gia đình, trường, và lớn hơn nữa là cho chính cộng đồng Việt Nam của chúng ta. Nhiều em đã tốt nghiệp đại học ra trường đều thành đạt trong xã hội cộng đồng. Vừa là những nhạc sinh dương cầm xuất sắc nhưng các em cũng là những học sinh ưu tú ở trường phổ thông. Các em là những người Việt làm rạng ngời hai chữ Việt Nam, dù các em phần đông sinh ra ở nước Mỹ có thể không biết chút gì về Việt Nam, nhưng các em vẫn mang họ người Việt và không chối mình là người Việt. Hãy nói một chút về một số trong những em học sinh này:
Thí dụ như Clara Vũ chẳng hạn, năm nay đã 17 tuổi hơn, chuẩn bị vào đại học USC tháng này, xếp hạng Top 10 ở trường học của em về học vấn,với số điểm SAT 2010 xuất sắc. Tên em luôn có trên bảng phong thần học sinh ưu tú ở trường. Nhưng trong âm nhạc em xuất sắc không kém, em đã học xong chương trình cao cấp của âm nhạc và nhận được Senior Award của MTAC. Em từng ưu tú đoạt giải 2 Chopin của SYME năm 2008. Chính nhờ điểm cao và năng khiếu mà em đã được vào đại học USC với học bổng hơn 50 ngàn đô la.
Như em Sean Phạm từng đoạt giải thưởng hạng tư SYMF 2008, và mới đây em đoạt giải ba cho các em 15 tuổi. Chỉ mới 15 tuổi nhưng em sẽ vào lớp 11 tháng tới. Sean Phạm là học sinh xuất sắc, nên được cho phép học nhảy từ cấp lớp 5 lên ngay đến cấp 7. Còn em Chirstina Lê, đã từng được vào Circle of Winners tại cùng cuộc thi ở đại học Fullerton vào năm 2005, hiện đang là một học sinh giỏi của trường Marina Highschool tại Huntington Beach với điểm GPA là 4.8, được chọn vào thành viên của Key Club và bảng danh dự tại trường. Em Jane Huỳnh 11 tuổi, đã có 5 cúp giải thưởng piano trong các cuộc thi tại trường Little Chopin, và 2 lần đoạt giải thưởng hạng nhì tại cuộc thi SYMF 2005 và 2006 dành cho 7 và 8 tuổi. Như em Cathy Đào, sẽ học lớp 9 trường Casimir, đã xếp hạng 4 giải thi SYMF 2005, được vào danh sách Circle of Winners tại cuộc thi ở đại học Fullerton năm 2006. Nhiều nữa và nhiều nữa, bởi vì trường Little Chopin có rấr đông các em học sinh đều rất chăm học ở trường lớp phổ thông lắm, và trở nên yêu thích âm nhạc dương cầm nhiều hơn khi đến học ở đây.
Đó chính là ưu điểm của ngôi trường Little Chopin, tọa lạc trên lầu trong khu siêu thị Người Việt góc đường Westminster và Euclid. Trường đã được thành lập từ năm 1990, và các nhạc sinh của trường đã bắt đầu đoạt các giải thưởng từ năm 1996. Ngoài phương thức giảng dạy mới mẻ, đúng phương pháp nên giúp các em mau chóng đang được kết quả mà có căn bản. Tất cả các em có thể đọc được nốt nhạc và có thể đàn bất cứ một bản nhạc mới nào khác trong cùng trình độ, khác với cách dạy theo từng bài hát mà các em chỉ biết đàn chứ không biết đọc nốt. Sự chú trọng vào việc đào tạo cho các em thành công qua tinh thần thi đua, giúp các em tự tin hơn khi hằng tháng tổ chức những buổi thi tập để giám định khả năng từng em. Mổi năm các em đều thi để lấy chứng chỉ Certificate of Merit của Hiệp Hội Giáo Sư Âm Nhạc California (MTAC) và của quốc gia (MTNA). Đến mùa hè lại có cuộc thi lớn do chính các thành viên giám khảo Hiệp Hội Tài Năng Dương Cầm Âm Nhạc Quốc Gia về chấm thi từng nhạc sinh. Đây là cuộc thi để xếp trình độ và cấp chứng chỉ cho các em theo khả năng. Chứng chỉ trình độ từ cấp vùng, cấp tiểu bang, cấp liên bang, hay đến cấp quốc tế. Những chứng chỉ này có giá trị công nhận ở cấp đại học tương đương tín chỉ đại học bộ môn về âm nhạc. Các cuộc thi không đơn giản, nhưng là sự thử thách thích thú cho các em học sinh, đồng thời cũng đánh giá thật sự khả năng của mỗi em,  giúp các em cố gắng hơn, thích học hơn, và tự tin hơn. Thí dụ như cuộc thi để lấy chứng chỉ cấp quốc tế tương đương tốt nghiệp cấp trung học âm nhạc, em Clara Vân Hà vào ngày 10 tháng 8 đã phải đàn 15 bài liên tục trong 1 tiếng đồng hồ.
Người ta đã chứng nghiệm âm nhạc tác động tốt đẹp không những cho con người mà còn cho loài vật, cây cỏ. Âm nhạc làm lắng dịu sự căng thẳng tinh thần của người lớn, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ em. Đặc biệt là với dương cầm, người chơi đàn phải đọc cùng lúc hai dòng nhạc khác nhau, nốt cho tay trái, nốt cho tay phải, nên hai phần trái phải của não bộ cùng hoạt động khiến cho sự thông mình và những khả năng tiềm ẩn được tăng trưởng đặc biệt. Sự thành công của trường dưong cầm Little Chopin là giúp các em ham thích học hơn, từ đó giúp các em phát triển năng khiếu của mình rõ ràng thêm. Hằng tuần hằng tháng trên băng tân 44, 57.6 của đài Sài Gòn TV có phát hình các cuộc thi và biểu diễn dương cầm của các em nhạc sinh trường Little Chopin.
Quận Cam với cộng đồng người Việt chúng ta có nhiều trường, nhiều nơi đào tạo các em học sinh piano xuất sắc. Những thành công này đáng ghi nhận, đáng khen ngợi, và cần đáng được khuyến khích. Bất cứ một ai, một nơi chốn nào, làm nên điều gì để thành tích vinh danh tuổi trẻ Việt Nam, con người nước Việt, đều xứng đáng để cho cộng đồng ủng hộ, nuôi dưỡng. Cộng đồng cần thiết nhắc nhỡ, vinh danh những em trẻ tuổi nhỏ tài cao, năng khiếu như các em của trường Little Chopin này. Chúng ta khuyến khích các em thành công hơn, để cho cộng đồng được rạng danh hơn nữa. Tương lai các con em này chính là tương lai của cộng đồng, ở bất cứ lãnh vực nào.
Trong tinh thần đó, chúng ta cám ơn ngôi trường Little Chopin và các thầy cô nơi đây. Nhưng tiếng vỗ tay lớn nhất dành cho các em các họ Đào, Nguyễn, Trần, Lê, Phạm, Vũ, Huỳnh . . . đang xếp các hạng danh dự ưu tú này. Các em là thế hệ mới, nhưng đã làm vinh dự và sung sướng cho những ai còn gọi mình là người Việt Nam.
Để giới thiệu đến cộng đồng những gương mặt ưu tú, thần đồng này, vàolúc 4 giờ chiều ngày Chúa Nhật 30 tháng 08 sắp tới đây, trường Little Chopin sẽ tổ chức một buổi trình tấu dương cầm và ca nhạc mang chủ đề "THEO DÒNG NHẠC XƯA" với những tác phẩm bất hữu như Hương Xưa của Cung Tiến, qua tiếng đàn dương cầm và giọng hát ngọt ngào của một cô giáo trong trường.  Bài Ave Maria và Serenade của Schubert qua tiếng piano và violin. Bài Etude Op. 10, No.3 "Chanson de L'adieu" bất hủ của Chopin, bản Hungarian Rhapsody No.2 nổi tiếng của Franc Listz được soạn lại để song tấu 2 đàn dương cầm. Bài nhạc bất hủ Nỗi Lòng Người Đi của nhạc sỹ Anh Bằng. Bài Ave Maria của Bach-Gounod cho piano và cello. Bài Scherzo in Bbm Op.31, No.2 của Chopin. Bản Nina từ nhạc phim City Hunter, và nhiều bài hát nổi tiếng bất hủ của nhiều nhạc sỹ danh tiếng khác.  Công ty Hanmi Piano bảo trợ chương trình này, tổ chức tại Start Performing Arts Center, số 16149 Brookhurst Street, thành phố Fountain Valley, CA 92708.
Đây là một chương trình để gây quỹ giúp cho các em nhạc sinh có thể tham gia vào các cuộc thi lớn qui mô hơn, lớn hơn để mang lại thêm vinh danh mới cho cộng đồng. Các em học sinh của trường trân trọng kính mời cộng đồng đến thưởng lãm và ủng hộ, giá vé chỉ có 10 đồng.
Vé có bán tại trường Little Chopin (714) 636-0836, nhà sách Tú Quỳnh (714) 531-4248 và ngay tại rạp hát (714) 531-8500. Mọi chi tiết xin liên lạc về trường Little Chopin (714) 636-0836.
HỒ VĂN XUÂN NHI

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.