Hôm nay,  

Dinh Thầy Thiếm Ở Hàm Tân, Bình Thuận

25/07/200900:00:00(Xem: 10405)
DINH THẦY THIẾM Ở HÀM TÂN, BÌNH THUẬN
MƯỜNG GIANG
Ai cũng biết Bình Thuận-Phan Thiết từ ngày thành lập đền nay, phần lớn gắn liền với cuộc sống miền biển. Do trên khi những ngư dân đầu tiên đến lập nghiệp, dựng làng, đều không quên những vị tiên hiền, những người đã có công tạo lập và hình thành phát triển nơi dung thần mới. Đình làng, dinh vạn là những nơi người dân tưởng nhớ ghi ơn, những thần thánh siêu hình đã mang đến sự ấm no, an bình cho muôn người. Vì vậy, nhắc đến Bình Thuận, Phan Thiết là nói tới Ông Nam Hải, Ông Quan Thánh, Bà Thiên Hậu, Thầy Chúa, Cô Cậu.. bên cạnh Phật, Chúa trong tín ngưởng truyền thống lâu đời của dân tộc Việt.
Điều này cũng dể hiểu, ngày xưa khi đến định cư tại miền duyên hải Bình Thuận, từ Ba Ngòi vào tới Cù My, đều là những vùng đất hoang vu, biển khơi bát ngát trước mặt, còn sau lưng là giải Trường Sơn chập chùng , chạy dài từ bắc tới nam với núi cao rừng rậm, đầy ác thú, trăn rắn ma thiêng nước độc.
Trong hoàn cảnh đơn độc, coi như bị đem con bỏ chợ, chỉ còn cách dùng sức người chống chọi với thiên nhiên, trên bờ là nạn cọp voi, phá hại làng xóm, giết chết con người, còn dưới biển cũng thường xãy ta bảo tố đắm ghe thuyền, cũng như bị cá mập cá xà, đẻn độc tàn hại, làm cho con người cảm thấy bé nhỏ, yếu đuối trước nghịch cảnh, nên họ đã tự đi tìm một lối thoát là tin vào những quyền lực vô hình để cầu che chở. Đó là lý do giải thích sự song hành, trong nguồn tín ngưởng đa dạng của người Bình Thuận qua ba thế kỷ lập nghiệp trên vùng đất này.
Mấy chục năm về trước, khi biển Bình Thuận chỉ cần một chiếc thuyền nan nho nhỏ với cánh buồm lá buông thô sơ, là có thể chạy ven bờ hốt những mẻ lưới đầy cá nục, cá mòi.. như lúc nào cũng nhởn nhơ bơi lội trên mặt nước. Trong đất liền thì rừng già ngun ngút, gỗ quý đầy đất nhưng rất ít người khai thác. Do đó vào thời Pháp thuộc, nhiều người Âu, Ấn và Hoa kiều đã tìm đến đây để mau chóng phát đạt hơn các miền khác. Bởi vậy người bản địa ngày xưa đã có câu vè :'Ai muốn nghỉ mát thì lên Đà Lạt, còn muốn hốt bạc thì về Hàm Tân '.
+ HÀM TÂN :
Đây là một vùng đất có biển cả mênh mông và rừng núi bạt ngàn, quê hương êm đềm ở đâu nhìn cũng thơ mộng như một bức tranh thủy mạc, trong đó biển khơi xanh ngắt, thảo nguyên rừng núi giao duyên. Toàn huyện hiện có 94.400 ha đất tự nhiên, trong đó rừng chiếm diện tích hơn một nửa diện tích. Rừng Hàm Tân trước đây có rất nhiều gỗ quý, gỗ dầu, bạch đàn, lá buông.. theo các chuyên gia ngoại quốc, đất đai ở đây cũng rất thích hợp trong việc trồng dâu nuôi tằm, bông vải, đào lộn hột, các loại cây có chất dầu, bạch đàn và tre nứa.
Hàm Tân có 37 km bờ biển và cũng là một ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Bãi biển Hàm Tân cũng rất thơ mộng với nhiễu bãi tắm như Ngảnh, Tam Tân, Đồi Dương LaGi, Tân Thắng.. hầu hết đều đẹp và thơ mộng không thua bất cứ một bãi biển nào trong tỉnh Bình Thuận hay biển Ninh Chữ, Ninh Thuận. Đây cũng là một tặng phẩm của trời đất dành cho người biển mặn và cũng là quê hương thứ hai của loài phong lan sau Đà Lạt như giống lan nhất điểm hồng, hồ điệp, ngọc điểm.. rất được các giới cây kiểng ưa thích.
Trước năm 1975, đường sá trong huyện đã được khai mở rất nhiều, chỉ vì Việt Cộng ngày nào cũng đắp mô, chôn mìn, nên nhiều nơi thành hư hại hoang phế. Ngày nay nhờ tiền đầu tư lấy lời và đóng thuế tiêu thu tới dân chúng, nên Việt Cộng đã phải nâng cấp sủa chữa và mở mang hệ thống hạ tầng cơ sở theo giao kèo với các chủ nhân ông tư bản. Do trên tới năm 2004, Hàm Tân đã có một hệ thống đường bộ, thiết lộ và thủy vận, tương đối thuận lợi, từ thị trấn La Gi, tới Phan Thiết, Vũng Tàu và Sài Gòn, cũng như xuyên suốt các huyện miền núi phía tây Tánh Linh và Đức Linh. Khắp huyện có nhiều khoáng sản như than bùn, cát thủy tinh, sa khoáng, loại đá quý như óp lát, ti tan.. đều lộ thiên, rất dễ khai thác. Hiện đã trồng được hơn 200 ha dâu nuôi tằm, 3000 ha đào lộn hột và 8000 ha bạch đàn. Về ngư nghiệp, toàn huyện hiện có 1160 thuyền đánh cá, với công suất 50.460 mả lực, trong đó có 28 thuyền trọng tải lớn, chuyên đánh cá ngừ đại dương xa khơi, gần hải phận quốc tế và quần đảo Trường Sa. Sản lượng thủy sản thu được từ 30.000-35.000 tấn/1 năm, chiếm 1/3 tổng sản lượng toàn tỉnh Bình Thuận.
Ở Hàm Tân, hiện đã có 159 trang trại chiếm một diện tích 1422 ha. Chăn nuôi cũng phát triển từ năm 2000, với đàn bò lai sind, heo nạc, gà vịt sai trứng. Ngư cảng trên bến Chương Dương, tại thị trấn La Gi, nơi toàn ghe thuyền trong huyện đậu, được xây kè hai bờ sông Dinh.
Nằm bên hữu ngạn sông Dinh hiền hòa thơ mộng, thị trấn La Gi có diện tích 6,95 km2 và dân số 30.097 người. Đây là miền đất chuyên sống bằng ngư nghiệp, chế biến hải sản và phát triển du lịch tại Bãi tắm Đồi Dương, Hòn Bà, Ngảnh, Tam Tân, Đập Đá Dựng. Dinh Thầy Thím thu hút nhiều khách thập phương. Quốc lộ 55, nối La Gi với suối nước nóng Bình Châu và Vũng Tàu. Tuy nhiên từ năm 2003, sóng lớn đã làm sụp lở nhiều nhà cửa dân chúng, lở sâu vào bờ hơn 50 m và chạy dài tới nửa cây số. Đa số các nạn nhân thuộc lớp nghèo, nên không đủ tiền mua đất cắm dùi, phải sống ven cồn và lãnh tai nạn thương xuyân khi trời nổi cơn gió bụi thất thường.
Với bờ biển chạy dài hơn 40 km, từ Bình Châu (Bà Ria), tới Tân Thuân ( Hàm Thuận Nam), với bãi cát trắng, rừng phi lao, tạo nên phong cảnh vừa hoang dã nhưng cũng thật hữu tình, dễ làm mê lòng người khi tới đây du ngoạn và nghĩ mát. Vùng này cũng có rất nhiều di tích cũ, chẳng hạn như Dốc ông Bằng, nơi bắt đầu của đảng cọng sản đệ tam quốc tế, từ Liên xô vào Bình Thuận năm 1930.
Dinh Thầy Thím với lối kiến trúc độc đáo, nằm giữa một cánh rừng cô tịch, thờ một sĩ phu triều Nguyễn, tới đây ở ẩn làm nghề thầy thuốc giúp đời. Hằng năm vào rằm tháng chín âm lịch, có lễ tế thu truyền thống, thu hút nhiều khách thập phương từ mọi nơi về cúng bái. Đập Đá Dựng có từ thời Pháp thuộc, tạo thành bởi những bờ đá, to nhỏ, hình thụ kỳ dị, chồng chất giữa dòng nước bạc mông mênh. Đây còn có chùa Một Cột Bình Tuy, đứng giữa rưng hoa anh đào, hương hoa bát ngát, nở rộ vào lúc xuân về. Tại Tân Hải, có một mạch suối nước nóng, trữ lượng chất khoáng và độ sôi cao, không thua gì suối nưóc nóng Bình Châu hay Vĩnh Hảo.

Do nằm giữa hai trung tâm du lịch lớn là Vũng Tàu và Phan Thiết, nên Hàm Tân được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý đặc biệt và đánh giá cao, bỏ nhiều nguồn vốn đầu tư vào, để xây dựng các tuyến đường bộ trong vùng, dẫn tới khu du lịch. Quôc lộ 1A, qua hai xã Tân Nghĩa, Tân Minh. Quốc lộ 55 chạy ngang qua bảy xã nối với quốc lộ 1A, với vùng duyên hải, từ La Gi đi Phước Hải, Bình Châu, Bà Rịa. Tỉnh lộ 710, nối liền xã Tân Minh với Tánh Linh, Đức Linh. Tại Tân Minh, một xã sát nuí, đã có đường đi vào khu kinh tế mới Núi Rao trồng mía và bông vải. Ngay cây số 46, tức là căn cứ 10 củ, nay là xã Tân Nghĩa, có quốc lộ 55 ngang qua Tân Hà, Đông Thuận, Đông Hiệp, Đông Hòa, Đông Thanh.
Ngảnh Tam Tân là một bãi tắm hữu tình, nằm cách huyện lỵ 10 km, cách bến xe Tân Hải và tỉnh lộ 709 chừng 200m. Đây là một vùng du lịch, bao gồm Dinh Thầy Thím, Hồ Núi Đất và Ngảnh. Một vùng biển đẹp như có bàn tay ve vuốt của sóng nước, nổi u tịch của rừng chiều và nét trầm tư muôn đời của non cao, mây nổi. Tất cả đã khiến cho mọi người bâng khuâng vương vấn, trước hàng dương liễu vi vút đón gió, tiếng sóng vổ xôn xao và bãi cát trắng mịn màng, như chờ đợi trong lặng lẽ muôn đời. Tóm lại từ ngày mở cửa, khu bãi biển Tam Tân (Tân Hải), đã đón hàng vạn du khách đến đây tắm biển, vui chơi trước non nước hữu tình. Ngoài ra, mọi người đến đây còn có chủ yếu là đi cầu lộc, cầu tài ở Dinh Thầy Thím. Theo lệ, thì năm này xin lộc, năm sau phải đến trả, cứ như thế cái vòng nợ nần cứ quay tròn.
+ DINH THẦY TẠI TAM TÂN :
Là một ngôi đền năm giữa một khu rừng già trong tỉnh Bình Thuận, cách thị xã La Gi về hướng đông nam chừng 12 km nhưng không xa huyện lỵ Tam Tân là mấy. Đền gồm ba gian, kiến trúc theo lối đình làng xưa, nằm ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ lâu đời. Phong cảnh cô tịch, rừng núi hoang sơ, khiến cho ai tới đây, củng thêm lòng sùng bái một nơi chốn thiêng liêng và sự tin tưởng vô hình, huyền bí về Thầy, cũng là vị thần được thờ và giổ tế hằng năm vào các ngày 15 và 16 tháng chín âm lịch.
Cũng giống như Thầy Chúa ở Phú Quý, tiểu sử Thầy tại dinh Tam Tân, đến nay cũng chưa ai biết, mà chỉ là huyền thoại hay lời đồn mà Hội Tam Quy, thu thập và ấn hành phát cho khách hành hương khi tới trẩy hội.
Theo tài liệu, Thầy sinh vào thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, tại làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn có Thím sinh tại Yến Nê . Lúc thiếu thời, thầy có theo bút nghiên đèn sách nhưng khoa danh lận đận, nên bỏ đời vào núi tu đạo giúp đời, dẩn độ chúng sanh, cưa dân độ thế, chữa bệnh và dạy người sống theo lễ nghĩa thánh hiền.
Rồi biến cố xãy ra, thầy và thiếm bị chính vua Tự Đức, trong cuộc xử án, đã ban tội chết bằng tam ban triều diễn. Ngày hành quyết, trước đông đủ dân chúng, triều thần và nhà vua, thầy thiếm dùng vải điều đỏ biến thành cặp rồng bay về phương nam lánh nạn tại rừng Tam Tân, trong huyện Tuy Lý, tỉnh Bình Thuận.
Cũng như khi còn sống tại Quảng Nam, thầy thím lại tiếp tục cứu dân độ thế, chửa bệnh, giúp gạo cơm cho dân chúng trong vùng, cho nên ai cũng kính mến và xưng tụng là thầy. Tiếng tăm lừng lẩy lan tràn, khiến mọi ngươi gần xa tìm đến theo học đạo. Để tránh thị phi, thầy thiếm sống ẩn trong rừng sâu để lánh đời nhưng khi dân chúng gặp tai ương hoạn nạn, vẫn xuất hiện cứu độ. Thầy thím chết trong một lều tranh giữa rừng, được an táng tại Bàn Thông và mỗi năm dân chúng trong vùng, tổ chức hai lần lễ, mồng năm tháng giêng là ngày tảo mộ và giổ tế vào rằm tháng chín.
Do cảm hóa công đức của thầy thím, dân làng trong vùng Tam Tân lập Dinh thờ phụng cúng tế hàng năm. Dinh theo thời gian nhờ tài vật của khách thập phương, lần hồi biến đổi, qua nhiều lần tu bổ, trở nên nguy nga tráng lệ như ngày nay.Về sau, qua những lời đồn đãi của dân chúng gần xa, vua Tự Đức cho quan vào tận Tam Tân dò xét dư luận để tìm sự thật. Biết mình đã giết lầm người hiền tốt, nên vua ban chiếu xá tội củ và phong cho thầy làm ' Chí Đức Tiên Sinh' và thím ' Chí Đức Nương Nương'.
Theo lời dân chúng, sau khi mất, thầy vẫn thường hiện về phù hộ cho dân chúng trong vùng Tam Tân được an cư lạc nghiệp, càng làm cho người người tôn kính thêm và cũng vì thế, càng lúc càng làm giổ thầy thêm lớn và ngày giổ này, hiện đã trở thành ngày hội Dinh Thầy.
Dinh có bề dầy lịch sử theo sự ra đời của mãnh đất Tam Tân, thuộc tỉnh Bình Thuận. Đường vào Dinh Thầy hiện có nhiều lối, tuỳ theo hướng khởi hành nhưng chung qui mọi người vẫn ghé thị trấn La Gi trước, trên đường về Dinh.
La Gi nằm cách Vũng Tàu 90 km. Đi trên quốc lộ 1, tới ngả ba cây số 46 chạy qua các xã Tân Nghĩa, Tân Hà,Tân Xuân và Tân An trên quốc lộ 55. Sông Dinh chảy ngang qua thị trấn ra biển, có cầu Tân Lý bắc ngang sông. Đường 709, qua các xã Tân Bình, Tân Thiện, cầu Đá Dựng tới Dinh Thầy.
Vào những ngày hội, Hàm Tân trở nên náo nhiệt lạ thường, kể cả thời gian trước ngày 30-4-1975, khu vực Tam Tân không mấy an ninh nhưng dân chúng từ khắp nơi, xa từ Quảng Trị, Thừa Thiên vào hoặc lục tỉnh, Sài Gòn, Chợ Lón và gần như Long Khánh, Tánh Linh, Phan Rang, Phan Thết.. ai nấy đến đây, cũng chỉ để hành hương, viếng mộ và xin xăm cầu phước. Hội Dinh Thầy thật ra không có cổ tục hay trò vui gì, nhưng khách trẩy hội tới đây, hầu hết đều với lòng chân thành, tôn kính một bậc sĩ phu trí thức, xã thân cứu đời.
Trong không khí thiêng liêng ấm áp của Ngày Hội Thầy, khiến cho cõi lòng khô cóng của người lính già thêm tê tái, khi hoài vọng về chốn quê xa, thương tiếc cha mẹ sớm qua đời, không biết bây giờ có còn được yên giấc ngàn thu hay đã bị xiêu mồ lạc nấm, từ khi VC ra lệnh cầy hốt Nghĩa Trang cạnh Lầu Ông Hoàng, trên đường Phan Thiết-Mũi Né-Hòn Rơm, từ cuối năm 2004.
 Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 7-2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.