Hôm nay,  

Tưởng Niệm 50 Năm Kháng Chiến Tây Tạng

12/03/200900:00:00(Xem: 6020)

Tưởng Niệm 50 Năm Kháng Chiến Tây Tạng
   
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ 10.03.1959 – 10.03.2009

Mưa, bài thơ để Vinh Danh anh chị em Tây Tạng
đã hy sinh cho Đại Nghĩa Dân Tộc và Niềm Tin Tôn Giáo từ năm 1958

Rất ít người biết rằng 1958 là năm mà những kháng chiến quân Khampa đã biểu lộ niềm công phẩn nấu nung từ lâu bằng nhiều hành động dũng cảm chống lại đoàn quân Trung cộng xâm lược. Những anh hùng áo vãi vô danh đó đã báo hiệu trước cuộc Tổng Khởi Nghĩa của đồng bào ở thủ đô Lhassa sẽ bùng nổ ngày 10 tháng 3 năm 1959. Không thành công, hàng vạn người dân Tây Tạng bị bạo quyền chiếm đóng thảm sát hoặc mang đi mất tích sau khi bị bắt. Đức Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải vượt dãy Hi Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại Ấn Độ. Tiếp theo là cuộc hành trình đầy hiểm nguy đi tìm mảnh đất tạm dung của nhiều trăm ngàn đồng bào của Ngài, trong bốn mươi năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi. Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có bổn phận phải nhớ: Đầu thập niên 50, Bắc Kinh xua quân thôn tính Tây Tạng. Những nguyên tắc căn bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bị chà đạp trắng trợn và tàn bạo. Sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng các Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Nhân Quyền không hề bị trừng phạt và chưa chấm dứt. Hơn một triệu người Tây Tạng đã bị Hồng quân của Mao Trạch Đông bắt giữ, tra tấn, hành quyết hoặc ám sát. Hơn năm thập niên, xứ Phật đã sống một đại thảm kịch của lịch sử nhân loại. Như sự tố cáo và lên án của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo quốc tế tại thủ đô lưu vong Dharamsala ở Ấn Độ : ‘’Trung cộng đã biến Tây Tạng thành một địa ngục trần gian’’.
Tưởng Niệm 50 năm Kháng Chiến Tây Tạng cũng là dịp để tưởng niệm những người dân ở thủ đô Lhassa một năm trước đây, ngày 14 tháng 3 năm 2008, đã bị tử thương hoặc mất tích năm tháng trước khi Thế vận hội Ô nhục Bắc Kinh khai mạc. Nhắc lại để nhớ, tại Lhassa, nhân dịp tưởng niệm 49 năm cuộc Tổng Khởi Nghĩa, dân chúng và tu sĩ Phật Giáo đã biểu tình đòi Tự Do, Nhân Quyền và phản đối Trung cộng chiếm đóng đất nước họ. Nhưng sự xuất hiện đông đảo cảnh sát và quân đội đế quốc cộng sản để đàn áp những người biểu tình đã gây ra nhiều cuộc xô xát dữ dội. Được chiến xa  yểm trợ, bạo quyền phi nghĩa phong tỏa và tái kiểm soát thành phố. Một lần nữa, chúng thẳng tay vùi dập Lhassa trong máu lửa và nước mắt. Dù vậy, tuân theo chủ trương bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng bào của Ngài vẫn biểu dương tinh thần đối kháng bất diệt. Và cuộc kháng chiến kiên cường, tay không súng đạn, của nhân dân Tây Tạng đang còn tiếp diễn, ở trong và ngoài đất nước bất hạnh đó, trên khắp thế giới và ngay cả trên lãnh thổ Trung cộng.
Tưởng niệm 50 Năm Kháng Chiến Tây Tạng, người Việt tự do, yêu chuộng dân chủ, công lý, nhân ái và tình bằng hữu, muốn được vinh danh một dân tộc bạn thân nổi tiếng sùng đạo và hiếu hòa, nạn nhân của đế quốc Trung cộng. Đồng thời, cũng để bày tỏ mối cảm thông và tình đoàn kết gắn bó với anh chị em Tây Tạng phải sống lưu vong hoặc bị tù đày ngay trên quê hương mình. Nhân cách và lòng can đảm của dân tộc Tây Tạng rất xứng đáng được chúng ta kính trọng và quý mến. Làm sao chúng ta có thể thờ ơ lãnh đạm trước những biến cố lịch sử bi hùng, với núi xương sông máu đau thương và mất mát của một dân tộc anh em" Làm sao chúng ta không biết, không nghe, không thấy Tội Ác Diệt Chủng của đế quốc bành trướng Phương Bắc được sự hoan hô nịnh bợ của số chế độ đồng minh và đồng lõa " Nhà cầm quyền CSVN chẳng những cúi đầu câm nín mà còn đàn áp thô bạo sinh viên, giáo chức, nhà văn, nhà  báo, cựu chiến binh CS, người dân vô danh ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng vì họ đã  dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cùng tước đoạt chủ quyền trên một phần quan trọng lãnh thổ và lãnh hãi Việt Nam.


Như một đóng góp nhỏ cho Ngày Tưởng Niệm 50 Năm Kháng Chiến Tây Tạng, xin được giới thiệu bài thơ "Mưa" của Nguyên Hoàng Bảo Việt viết từ năm 1958 và được in trong tập thơ đầu tiên của thi hữu mang tựa đề Hy Vọng (1961). Bài thơ đã được phổ biến rộng rãi đến bạn văn và bạn đọc ngoại quốc, qua bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên, một thuyền nhân tị nạn CS và bản dịch tiếng Tây Tạng của nhà thơ lưu vong Lobsang Namdol Drongshar. Cộng đồng Tây Tạng ở Thụy Sĩ cũng đã cho đăng bản tiếng Pháp của bài thơ Mưa trong một tập san thông tin đặc biệt sau một cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Uống Nước nhớ Nguồn, tổ tiên từ ngàn xưa hằng nhắc chúng ta đừng bao giờ quên. Sông Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Cám ơn tác giả bài thơ Mưa, từ hơn 50 năm trước, đã đưa chúng ta gần lại hơn nữa với anh chị em Tây Tạng thân thương, trong tâm tưởng, tình cảm, ước mơ và hành động.

Genève ngày 10 tháng 3 năm 2009

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

* * * * * * * * * * * * * * * *  * * * * * * * * * * *

Mưa

Trời mưa suốt đêm
Mưa hoài mưa không ngớt
Tôi lắng tai nghe

Đạn đại bác rơi vào quê hương em
Đạn rơi hoài rơi hoài chưa dứt

Mắt trừng nhìn thấu đêm thâu
Hai con ngươi tựa hai vì sao
Nóc trái đất bừng bừng lửa cháy.

Lưng gầy còm đồng lúa trơ trụi
Dòng suối nước mắt mặn
Đói lắm khát lắm
Đá chảy tuyết tan
Mẩu bánh mì khô còn bằng ngón tay
Chén cơm màu đất cằn cỗi
Con én cuối cùng rời bỏ thủ đô
Đau niềm đau bồ câu mang xiềng xích


Một Bình Nhưỡng Á châu một Đông Âu Budapest.
Bao nhiêu tu viện sụp đổ
Nền trời phơi trần da thịt đẵm máu
Bọn hung dữ lồng lộn giết trẻ con
Cát sỏi nhét đầy mũi miệng
Tiếng kêu cứu thất thanh giữa ban ngày
Sợi dây thừng thắt lại
Nước mắt đầm đìa hai má người Mẹ hiền
Bóng tối chực nuốt chửng hiện tại
Bàn tay tàn nhẫn bóp mãi
Quả bong bóng đỏ vỡ tan!
Giữa không khí địa ngục
Ánh lửa bất khuất vừa lóe lên
Đuốc tự do ngùn ngụt
Cả núi rừng cả đồng bằng
Cả một dân tộc
Cả một loài người.

Tay trói vòng sau lưng
Em hiên ngang ưỡn ngực
Miệng hát hoài hát to
Hàng trăm ngàn hàng triệu tiếng dội
Trong đó có người yêu của em
Chúng nó yếu thế hèn nhát
Mũi súng chờ nhả đạn vào trán em
Chúng đẩy em sát chân tường
Chúng muốn gì nữa"
Thân em không manh áo giáp
Lửa xém gương mặt trái xoan
Chúng muốn gì nữa"
Thân em phơi rõ vết thương
Giọng em hát thêm khỏe
Em tin em không chết trong quên lãng
Bài ca yêu nước nuôi sức mạnh tự vệ
Hai vì sao sáng chiếu thẳng vào cuộc đời
Chúng nó khiếp hãi không biết phải làm sao
Đôi mắt diều hâu nhìn em trâng tráo.

 

Tôi sẽ một lần đi tới
Trưa vượt Trường Sơn khuya ngược Cửu Long
Bè bạn đồng loại cùng đi tới
Hai bên bờ sông Tsang Po
Từ những mái nhà nhỏ khóm cây xanh
Véo von tiếng chim họa mi
Dũng sĩ Khampa đức tin ngời nét mặt
Vô ích vô ích
Quân khủng bố giận dữ chẳng làm được gì
Những mùa xuân sẽ đến
Em không gục đầu đợi bóng tương lai.

Đêm nay trời còn mưa
Làm sao tôi ngủ được
Hồn tôi còn phiêu lưu
Đạn đại bác nổ chưa dứt
Tôi sẽ tìm đến em
Bè bạn đồng loại cùng đi một đường
Bốn chân trời gom lại
Dù gần hay xa
Nam băng dương lên Bắc cực
Sài Gòn sang Lhassa
Bàn tay nối bàn tay
Đức tin làm phép thuật nhiệm mầu
Bốn bề vây bóng tối

Tôi lắng tai nghe
Bước chân Hy Vọng về không xa...

Nguyên Hoàng Bảo Việt (1958)
(trích tập thơ Dấu Tích Phượng Hoàng
Bạn Văn Paris xuất bản 2008)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.