Hôm nay,  

Dù Trần Truồng, Đói Rét...

11/03/200900:00:00(Xem: 5835)
DÙ TRẦN TRUỒNG, ĐÓI RÉT...
Chu Tất Tiến
Theo lời hát mà con vẫn tâm đắc, "dù trần truồng, đói rét; dù khổ đau; con vẫn ngợi khen Người", mỗi sáng, khi con vừa thức dậy, việc đầu tiên mà con làm là quỳ xuống, dâng lên Chúa lời cảm tạ đầu ngày. Con cảm ơn Chúa vì vừa mở mắt, con vẫn nhìn thấy ánh sáng, thấy căn phòng và những vật dụng chung quanh quen thuộc. Con thấy hạnh phúc vì con hơn những người khiếm thị; họ chỉ mong được nhìn thấy một khuôn mặt thân quen, như Mẹ, như Cha, một lần trong đời; nhưng đã không được.
Bước xuống giường một bước, con cảm tạ Chúa vì con vẫn còn đi được; không như những người con quen, biết, họ phải ngồi xe lăn, hoặc không thể xử dụng đôi chân được nữa. Có biết bao người phải nằm trên giường, nhìn lên trần nhà, chỉ có một vùng trắng ngắt, thèm khát được chạy nhẩy một lần trên đường phố; hoặc hơn nữa, thèm chạy về vùng đất tuổi thơ, có mận, có mơ, có những trái khế vàng ánh, đung đưa, gợi nhớ. Có những người nằm mơ được đạp xe đạp, áo sơ mi trắng học trò, áo dài trắng thơ hay tím Huế, bên cạnh những thằng bạn, con bạn; vừa đạp xe vừa mút kem, hay tung ra những câu chuyện tiếu lâm, những lời bình phẩm về những thằng - con "cù lần lửa" khác trong lớp, rồi cười tung ra như pháo nổ.
Uống một ly nước lạnh đầu ngày, con cảm tạ Chúa vì con vẫn còn khả năng rót nước, uống nước một mình, không phải rên rỉ, nhờ đến ai, xin một ly nước. Những lần đi thăm các nhà dành cho người liệt bại, người không còn đủ sức khỏe, và không có ai chăm sóc mà người ta gọi là nhà "nursing home" nhà "hưu dưỡng", con thấy có những người đau khổ nhờ người khỏe mạnh cho một ly nước với một giọng nói buồn bã. Họ không còn mong muốn một ly ruợu Champagne, hay Johny Walker, hay một ly vang đỏ, mà chỉ mong mỗi ngày được tự rót cho mình một ly nước. Niềm mơ ước giản dị đó, họ cũng không làm được.
Khi ngồi bên bàn làm việc, con cũng cảm tạ Chúa vì con vẫn còn minh mẫn, làm việc và suy nghĩ, không cần có sự hiện diện của ai, không cần ai thăm hỏi. Con nhớ một lần đi thăm nhà hưu dưỡng, gặp một cụ ông, đã từng là Giám Đốc Ngân Hàng, nay ngồi xe lăn, cạnh chiếc bàn nhỏ, trên đó, có một tấm bìa và những con chữ A, B, C rời rạc. Cụ run rẩy sắp xếp từng chữ thành một câu ngắn ngủi nhưng đầy nuớc mắt: "Ông đến thăm, tôi cảm ơn lắm." Bên cạnh cụ, có một nhóm khoảng năm, sáu vị cũng ngồi xe lăn, cả cụ ông lẫn cụ bà, và cũng có cả một bà mới trên sáu mươi, ngồi yên lặng nhìn chúng con nói chuyện và chia xẻ với các cụ. Tuy các cụ không nói nhiều, và có thể cũng không nói được, trong ánh mắt của các cụ, là những lời cám ơn một ngày, một giờ có người đến thăm. Chắc trong tâm tưởng các cụ đầy ắp những kỷ niệm của những ngày tung tăng, chạy nhẩy, đi thăm người yêu, đến nhà thằng bạn, con bạn, hoặc nếu có cụ nào từng "quậy" như con, lại nhớ đến ngày leo rào tường học, nhẩy ra ngoài, trốn một lớp có ông Thầy dậy Anh Văn hay "phe" với học trò gái, hoặc một ông Thầy Toán khó tính..
Con cũng cảm tạ Chúa vì cho đến hôm nay, con vẫn còn đi thăm người ta mà không cần ai thăm mình. Trong những căn nhà gọi là Hưu Dưỡng đó, con thấy không ít thanh niên nam, nữ, đã nằm đấy nhiều năm rồi. Có người nằm từ tuổi thanh niên, bây giờ đã râu ria đầy miệng. Có cô thiếu nữ kia, rất xinh đẹp, nhưng chỉ biết mở mắt nhìn lên trần từ mươi mười năm rồi. Họ đã có một thời bay bướm, hoa lá, chỉ biết yêu và mơ, nhưng một giây phút định mệnh cay nghiệt đã đến, hất họ tung lên không, rơi xuống, trong xe hơi của họ, hay ngoài đường phố, đầu đập vào sắt, vào xi măng, và thế là hết... Chấm dút hoa mộng. Chấm dứt yêu thương, chỉ còn một nỗi mong Thần Chết đến rước đi...
Con cũng cảm tạ Chúa, vì con còn gia đình, còn những người con chung quanh, cho dù chúng có ở xa, nhưng vẫn liên lạc gần gũi, không như ông kia, khoảng trên sáu mươi, ngồi xe lăn, vừa thấy con đến, lập tức lên tiếng:
-Ông chở tôi ra bến xe Cần Thơ đi!
Con đến, đẩy xe ông đi vòng chung quanh. Ông cứ thúc giục:
-Nhanh lên! Nhanh lên! Con tôi nó bảo chờ tôi ở bến xe Cần Thơ đó!
Khi tôi ra tới gần cửa chính, ông vui mừng chỉ tay vào cánh cửa kính:
-Đó, bến xe Cần Thơ đó! Con tôi nói nó chờ tôi ở đây!
Rồi ông yên lặng. Một lúc sau, ông cúi đầu:
-Thôi, ông chở tôi về. Nó lại bận rồi!
Lạy Chúa! Nước mắt con chẩy ra dàn dụa. Con ông đã không đến từ nhiều năm nay rồi. Nó đã bỏ ông vào cái nhà già này như vất một túi rác, rồi đi mất, biệt tăm biệt tích. Giờ này, nó đang vui cười bên vợ con nó, bên ly ruợu, ly cà phê, hoặc đang trong đám bạc, say sưa với tiền, mà quên rằng có một người cha đã từng nâng niu nó, bồng ẵm trên tay, hôn hít nó cũng rất say sưa...Người cha ấy đã đưa nó đi học những con chữ đầu đời, đã chở nó trên xe đạp, đã cầm tay nó để tập viết những con số, đã tạo cho nó một tương lai, để ngày hôm nay, nó dùng những con số ấy mà tính toán tiền nong với vợ, con, bạn, và casinô...

Vì thế, so với ông, con thật là kẻ hạnh phúc. Con cảm tạ Chúa vì không cần(hay chưa cần) phải nhờ ai đẩy xe lăn đi kiếm bến xe Sàigòn...
Nếu con muốn, con có thể mua vé máy bay trở về thăm lại những con đường quê hương thân yêu, con có thể hít thở hương ngọc lan, dạ lý hương, hay tô canh hoa Thiên Lý, canh hoa mướp, những món ăn mà con yêu thích ngày xưa. Con không cần phải nhờ ai đẩy xe mới tới được những nơi đó. Bây giờ, thì con chưa về, vì con không thích phải nhìn thấy những bin-đinh cao ngất, đầy mầu sắc, những sân gôn xanh mướt tận chân trời, những chiếc xe bóng lộn chạy vòng vèo bên cạnh những mẹ già, ngồi dúm dó bên nải chuối đã khô, bên ly chè nguội lạnh. Cũng bên cạnh đó, các em bé đánh giầy, bán vé xố, quên mất rằng mình có tuổi thơ. Xa hơn một chút, rẽ vào trong ngõ, thấy mấy em gái, khuôn mặt thơ ngây, đứng lấp ló bán hàng với bàn tay trơ. Trên tay các em không có hàng, vì hàng hóa mà các em muốn bán là chính thân thể khô cằn của em.
Lạy Chúa,
Khi nghĩ về những sự đau khổ, bất công đó, con hiểu rằng, có những điều xẩy ra trên trái đất này, mà con người không thể hiểu được. Con nhớ có một câu chuyện, đọc được đâu đó, có thể từ tòa giảng nhà thờ, về một vị Thánh kia cứ mãi suy tư về số phận con người chìm nổi trong ý định của Thiên Chúa. Ngày nào ông cũng tản bộ gần bãi biển, ngắm sóng vỗ, nhìn chim trời, và suy nghĩ tại sao lại có những mảnh đời khốn khổ, tại sao lại có những cuộc đời cực sang, cực quý, tại sao lại có sự cách biệt cùng cực giữa con người với con người. Sao có Sống" Sao có Chết" Một buổi kia, ông thấy một em bé, ngồi trên bãi cát, thận trọng dựng một ngôi nhà trên cát, làm đi làm lại, nhưng không thể nào hoàn tất được, vì cứ sau khi em làm gần xong, lại có một cơn sóng cuốn tới, làm trôi đi công trình của em. Vị Thánh tiến lại gần, hỏi em:
-Sao em cứ làm mãi một công việc vô ích thế" Sóng tới, sẽ làm công trình của em tan biến"
Em bé ngẩng đầu nhìn ông, nói:
-Suy nghĩ về việc Chúa làm cũng như thế mà thôi. Mãi mãi không bao giờ hiểu được đâu.
Nói xong, em bé biến mất.
Vị Thánh mới giật mình, tỉnh ngộ, và hiểu rằng, việc cai quản vũ trụ này có muôn vàn phức tạp, mà trí thức giới hạn của con người sẽ chỉ là sự giao thoa ngàn đời của cát và sóng, khi nghĩ về lý do tại sao Chúa lại làm thế này hay thế khác.
Vì thế, con vẫn cảm tạ Chúa với tất cả những gì Chúa cho con hôm nay, cũng như những gì Chúa "không" cho con hôm nay. "Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc". Cứ cho là đủ, thì mọi việc coi như đủ. Ngược lại với sự giới hạn của tri thức, lòng ham muốn của con người lại bao la như biển sâu, không bao giờ cạn. Cho nên, dù cho cuộc sống của con vẫn còn nhiều điều không thỏa mãn, dù cho chung quanh con còn dẫy đầy vấn nạn, những thiếu thốn, bất công, chán nản, mỏi mệt, thậm chí đôi khi còn tuyệt vọng nữa, nhưng con vẫn cám ơn Chúa, khi nghĩ lại suốt bao năm qua, con đã nhận biết bao ơn của Người, từ suy nghĩ, hiểu biết, thông cảm, chia xẻ, đến sức khỏe và năng lực. Không kể những ơn vật chất, các kỷ niệm vui tươi chất đầy trong kho ký ức đã là những dấu ấn mãi mãi khiến con phải tạ ơn Người. Nhất là ơn Yêu Đời và Yêu Người - dù người không yêu ta. Cho nên, khi kẻ mà chúng con gọi là kẻ "xấu", vì lý do nào đó, mà tấn công con với ác ý mỗi ngày, con vẫn không ghét họ, bởi họ cũng chỉ là những tạo vật và dụng cụ trong bàn tay Thiên Chúa. Chỉ vì "quan niệm" mà con người đặt ra, mới có "kẻ xấu" và "người tốt". Chỉ vì họ sinh trưởng trong môi trường như thế, học hành như thế, quen biết như thế,  nên họ mới có những cử chỉ, hành vi thiếu thân thiện như vậy. Với con, nếu có ánh sáng thì phải có bóng tối, có ban ngày thì phải có ban đêm. Bên cạnh con cờ đỏ, có quân cờ đen. Tất cả triệu, tỷ con người cũng chỉ là những con cờ trong ý niệm bao la của Thiên Chúa. Kẻ này đi lên, thì kẻ kia phải lùi xuống. Tiền bạc, nếu dồn vào tay nhóm người này, thì những người kia phải thiếu. Danh vọng, nếu người này chiếm, thì kẻ khác lại hư không.
Vì thế, con vẫn cảm tạ Chúa qua tất cả những gì con có và con không có.
Cảm tạ Chúa đã cho con nở những nụ cười. Cảm tạ Chúa đã làm cho con dàn dụa nước mắt; không chẩy nước mắt, con không thấy giá trị của nụ cười. Ngày hôm nay, con còn đi lại được, nhìn đời được, làm việc được, con vẫn vui sướng mà cất lời Tạ Ơn Chúa. Con chỉ muốn xin Chúa một điều đơn giản: cho mọi người biết "Thương Yêu" nhau, để bớt đi ân hận, khi ngày Tận Thế của từng cá nhân đến. Lúc mà người ta không còn di chuyển được, không còn cử động được, hơi thở ngưng, tim nghỉ vĩnh viễn, ngày "Tận Thế" của một cá nhân đã hiện diện.
Với con, nếu ngày ấy, thì coi như một cuộc đời đã hoàn tất, một con cờ đen hay đỏ đã bị bỏ ra ngoài cho con cờ khác tiến lên. Thế hệ sau sẽ đi tiếp những đoạn đường mà thế hệ trước dở dang, mãi mãi cho đến khi bàn cờ này được Thiên Chúa xếp lại và tất cả các con cờ đi vào một cõi đời đời: Cõi Tình Yêu Bất Tận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.