Hôm nay,  

Cứu Nguy Toàn Cầu

2/26/200900:00:00(View: 5533)

Cứu nguy Toàn cầu

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...điều kiện ngặt nghèo của IMF lại gây hậu quả bất ổn chính trị...
Ngày 22 vừa qua, từ cả hai góc Âu-Á của địa cầu, các quốc gia tới tấp hội họp để tìm giải pháp cứu nguy kinh tế. Đông Á có hội nghị các Bộ trưởng Tài chính của khối ASEAN +3 ở Phuket tại Thái Lan, với đề nghị thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chung cho 13 quốc gia. Tại Berlin thuộc Đức, lãnh đạo sáu nước Âu châu trong nhóm G-20 thì đề nghị cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu và cấp thêm vốn hầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF có thể cứu nguy kinh tế Âu Châu. Mục Diễn đàn Kinh tế đài RFA tìm hiểu về các cuộc vận động ấy qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện sau đây...
Hỏi 1: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Ngày Chủ nhật 22 vừa qua đã có hai hội nghị cùng tiến hành tại Á châu và Âu châu nhằm tìm ra giải pháp cứu nguy kinh tế toàn cầu. Đó là thứ nhất hội nghị cấp Bộ trưởng Tài chính của 10 quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN và ba đối tác Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn gọi là khối ASEAN+3. Thứ hai là hội nghị cấp lãnh đạo sáu cường quốc kinh tế Âu châu nhằm thống nhất hành động trước thượng đỉnh của nhóm G-20 tới đây tại London.
Dư luận theo dõi các nỗ lực ấy từ cả hai góc Âu Á của địa cầu trước những chấn động tài chính hiện nay nên tiết mục chuyên đề của chúng ta đề nghị ông trình bày cho bối cảnh của vấn đề trước khi ta có thể biết thêm về nội dung và kết quả.
- Trước hết, xin hãy nói về hội nghị các Bộ trưởng Tài chính Á châu tại Phuket của Thái Lan. Tháng Bảy năm 1997, biến động hối đoái tức là ngoại hối tại Thái Lan đã gây khủng hoảng cho toàn khu vực trong các năm 1997-1998. Rút kinh nghiệm ấy, Nhật Bản đề nghị giải pháp ngăn ngừa là hợp đồng giao dịch ngoại tệ giữa hai nước, gọi là "currency swap". Đó là Sáng kiến Miyasawa, là tên ông Bộ trưởng Tài chính Nhật thời đó. Qua tháng Năm năm 2001, các nước Đông Nam Á khai triển sáng kiến ấy thành Sáng kiến Chiang Mai, tên địa danh của hội nghị tại Thái Lan nhằm mở rộng các hợp đồng giao dịch giữa các nước ASEAN với ba đối tác Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn. Khi vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ năm ngoái, các nước Đông Á đã nâng định mức hợp tác lên 83 tỷ đô la. Tại hội nghị Phuket tuần qua, họ còn tiến xa hơn, đó là tăng mức hợp tác thêm 50% lên tới 120 tỷ đô la và nghiên cứu việc thành lập một quỹ cứu trợ đa phương bằng ngoại tệ cho toàn khu vực thay vì là qua từng hợp đồng song phương giữa hai quốc gia với nhau. Đây là một tiến trình xoay chuyển kéo dài từ cả chục năm...
Hỏi 2: Đó là về phía Á châu. Còn về Âu châu thì thượng đỉnh tuần qua tại Berlin đã tính sao"
- Tại thượng đỉnh Berlin thì lãnh đạo Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hoà Lan muốn tiến tới một lập trường thống nhất của các nước Âu Châu trong nhóm G-20 về hai đề mục chính. Thứ nhất, phải tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp đầu tư tài chính như "quỹ đối xung" - hedge funds - để tránh những rủi ro quá lớn trên thị trường toàn cầu. Thứ hai, tăng vốn gần gấp đôi cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khoảng 250 tỷ đô la, hầu định chế này có thể cấp cứu các nước gặp nạn tại Âu Châu, nhất là các nước "tân hưng", mới nổi, của Đông Âu.
- Nhìn như vậy thì Đông Á lo cho hiệu ứng khủng hoảng cho một số quốc gia Á châu, còn Âu Châu thì nghĩ đến hậu quả dội ngược từ Đông Âu về Tây Âu. Nhưng cả hai phía đều đang muốn tiến tới một giải pháp phối hợp đồng bộ giữa các nước với nhau. Tại Đông Á, khối ASEAN+3 chuẩn bị sáng kiến cho thượng đỉnh ASEAN sắp tới tại Han Nin gần Bangkok, nếu như Thái chưa loạn vì tranh chấp nội bộ. Sau đó, họ trình bày đề nghị tại thượng đỉnh tháng tới của nhóm G-20 và hội nghị tại Bali thuộc Indonesia vào tháng Năm. Tại Âu Châu, các nước cũng sẽ đưa dự án này vào nghị trình của thượng đỉnh nhóm G-20. Đó là về bối cảnh chung.
Hỏi 3: Đi vào cụ thể thì đề nghị của phía Đông Á gồm có những gì"
- Từ nguyên thủy, ba nước đối tác Đông Bắc Á của khối ASEAN tại Đông Nam Á đã mở rộng thể thức giao dịch ngoại tệ bằng loại hợp đồng song phương là currency swap. Theo thể thức này thì hai quốc gia cam kết với nhau là nếu đồng bạc xứ này bị mất giá và có thể gây khủng hoảng ngoại hối thì nước kia sẽ cung cấp ngoại tệ theo một số điều kiện đôi bên định trước để ngừa biến động. Đó là sáng kiến của Nhật về sau được các nước khai triển thêm, với số lượng cam kết song phương gia tăng liên tục, mức cuối là hơn 80 tỷ vào mùa Thu năm ngoái.
- Bây giờ, khi nhiều nước Đông Á như Nam Hàn, Malaysia hay Indonesia đều bị chấn động vì đồng bạc mất giá quá nhanh, họ nghĩ đến việc nâng cao định mức lên 120 tỷ. Nhưng tại Phuket tuần rồi, các nước Đông Á không chỉ nghĩ đến lượng là tăng số tiền cam kết với nhau, mà còn tính đến phẩm, là lập ra quỹ cứu trợ ngoại hối cho toàn khu vực, theo đó xứ nào bị nạn thì sẽ được trợ giúp. Về phần đóng góp cho quỹ này thì trên nguyên tắc Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn sẽ châm vào 80%, năm xứ phát triển nhất ASEAN, là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, thì mỗi nước sẽ tham gia khoảng ba tỷ rưỡi đô la. Năm nước còn lại là  Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam sẽ chung nhau gánh sáu tỷ rưỡi sau cùng. Riêng Thái Lan còn muốn đề nghị trị giá quỹ này là 350 tỷ đô la nhưng đấy mới chỉ là đề nghị thôi.


Hỏi 4: Nếu phân tích kỹ thì kế hoạch cấp cứu Đông Á này có hy vọng thành công hay không"
- Tổng sản lượng GDP của 13 quốc gia Đông Á đó lên tới 10 ngàn tỷ đô la một năm, sau 14 ngàn tỷ của kinh tế Mỹ và 15 ngàn tỷ của khối Âu Châu. Rút tỉa bài học khủng hoảng từ thời 1997, các nước đều lập khối dự trữ ngoại tệ rất cao. Ba nước ngoài ASEAN hiện có tới hơn ba ngàn tỷ đô la, kể thêm lượng tiền của 10 nước ASEAN thì cũng là đáng kể. Kinh nghiệm thứ hai là khi bị khủng hoảng mà cần Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cấp cứu thì điều kiện ngặt nghèo của quỹ này lại gây hậu quả bất ổn về chính trị, cho nên đề nghị của Đông Á thực sự là giải pháp trợ giúp lẫn nhau mà không bị những ràng buộc khắt khe như của quỹ IMF. Với hoàn cảnh cạn kiệt thanh khoản hiện nay của nền kinh tế Tây phương, là Mỹ và Âu Châu, thì Á Châu có dư tiền đối phó. Vì vậy nội dung cấp cứu Đông Á còn hàm ý tách rời khỏi sự chi phối của IMF và các nước Âu-Mỹ.
- Tuy nhiên, và đây là mặt trái của vấn đề, hàng ngày, số giao dịch ngoại hối của các nước lên tới từ ngàn rưởi đến một ngàn sáu trăm tỷ đô la. So sánh thì quỹ dự trữ 120 thật ra rất nhỏ. Nếu chỉ một vài nước bị khủng hoảng về ngoại tệ thì còn cứu được, chứ cả khối mà bị chấn động thì 120 tỷ quả là không đủ và càng giàng với nhau thì càng dễ chết chìm với nhau.
- Ngoài ra, từ thể thức hợp tác song phương với các hợp đồng đổi chác ngoại tệ gọi là currency swap tới một thể thức đa phương, các nước Đông Á phải mất thời giờ nghiên cứu thể thức áp dụng là chuyện không dễ phối hợp. Chẳng hạn, Philippines thì dè dặt với sáng kiến đó vì đang chờ đợi được Ngân hàng Thế giới và IMF cứu trợ với 10 tỷ đô la. Cho nên đây là dự án không dễ thành hình ngay, khi mà khủng hoảng đã de dọa nhiều nước trong cuộc.
Hỏi 5: Bước qua Âu Châu thì đề nghị cụ thể của các nước Âu Châu là gì"
- Các nước mạnh nhất Âu Châu thì muốn tiến tới một lập trường thống nhất cho toàn khối trước thượng đỉnh G-20 vào ngày hai tháng Tư tới đây tại London. Nhóm G-20 này gồm 19 quốc gia có trọng lượng nặng nhất về kinh tế, cộng thêm Liên hiệp Âu Châu mới ra con số 20.
- Nếu các nước Đông Á e ngại khủng hoảng ngoại hối bùng nổ tại Nam Hàn hay Đông Nam Á thì về phần Âu Châu, các nước Tây Âu lại sợ khủng hoảng bùng nổ từ các nước "tân hưng" mới nổi từ Đông Âu sẽ dội về hệ thống ngân hàng Tây Âu. Vì vậy, họ đề nghị tăng cường kiểm soát thị trường đầu tư và tài trợ trong tương lai nhưng ý kiến chính là cấp thêm vốn cho quỹ IMF có thể kịp thời cấp cứu các nước bị nạn. Nếu không, từng nước Tây Âu và nhất là Đức, sẽ phải nhảy vào trước khi khủng hoảng lan rộng hơn. Đề nghị tăng viện cho IMF vì vậy dễ được các nước ủng hộ vì cho tới nay định chế này đã thực tế giăng lưới cấp cứu nhiều nước trong cuộc, như Hungary, Iceland, Latvia, Serbia và nhất là Ukraine. Nói cho dễ hiểu thì các nước Âu Châu muốn bơm thêm nước cho định chế chữa cháy là IMF.
Hỏi 6: Nhưng liệu định chế này có khả năng chữa lửa hay không"
- Về kinh nghiệm, IMF có thừa khả năng miễn là họ rút tỉa được bài học của những liều thuốc đổ bệnh trong quá khứ như đòi tăng lãi suất, giảm chi hay tư nhân hoá hệ thống sản xuất. Chính vì liều thuốc đổ bệnh ấy mà Đông Á e ngại và lập ra định chế cấp cứu khác là sáng kiến họ đưa ra tuần qua. Lồng bên dưới, Nhật Bản hay Trung Quốc và nhiều xứ Đông Á khác cũng muốn nhân dịp này giảm bớt vai trò quá mạnh của Hoa Kỳ và Âu Châu trong tổ chức IMF.
- Về khả năng tài chính thì IMF hiện đang tung tiền cấp cứu chín quốc gia, trong đó có sáu nước Âu Châu và thật sự đang có nỗ lực gây vốn, ở vào khoảng 140 tỷ đô la tính đền tuần qua. IMF quả là đang cần thêm tiền và cần sớm để cấp cứu nhiều nền kinh tế Đông Âu đang bị nguy cơ khủng hoảng. Cuối cùng thì việc tăng vốn đó có hy vọng thành công vì các nước Âu Châu đều lo sợ cháy nhà từ hàng xóm sẽ gây họa cho mình.
Hỏi 7: Suốt giai đoạn ấy, khi khối Á Châu và Âu Châu tới tấp họp hành, người ta không nghe nói gì đến Hoa Kỳ. Trong vụ khủng hoảng này, Hoa Kỳ có thể làm được gì để cấp cứu xứ khác và nhân đó gia tăng ảnh hưởng của mình"
- Hoa Kỳ gây thất vọng lớn vì nội bộ còn bất định về vấn đề riêng, từ kế hoạch kích thích kinh tế tới chương trình cứu trợ gia cư hay kỹ nghệ xe hơi Mỹ và việc tiết giảm bội chi ngân sách vì tăng chi để kích cầu kinh tế. Tuần trước, nhân dịp Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm viếng Jakarta, bà Bộ trưởng Tài chính Indonesia gợi ý với Mỹ là nên ký kết một hợp đồng đổi chác ngoại tệ để cứu nguy đồng rupiah của xứ này mà chưa thấy có trả lời. Một dự án vài tỷ đô la thật ra không lớn và cũng có khả năng cấp cứu giới hạn nhưng ít ra chứng tỏ là Hoa Kỳ quan tâm đến nỗi lo của Đông Á trong khi Tây Âu đang lo về Đông Âu. Vậy mà chưa thấy lãnh đạo Hoa Kỳ chú ý đến chuyện này. Ta sẽ phải theo dõi xem bao giờ Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến chuyện này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện của Giannis Antetokounmpo cũng là câu chuyện của những người di dân Mỹ. Bất kể đến từ đâu, bất kể màu da, bất kể chủng tộc, giá trị của người di dân chỉ có thể được đánh giá trên sự phấn đấu và những đóng góp của họ cho quê hương mới.
Như vậy, thì “mạng xã hội” đã lũng đoạn thành công và làm tha hóa đảng Cộng sản chưa, hay là, nói như lời để lại ngày 15/09/2017 của Cố Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh (Trung Cộng) rằng: ”ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa.”
Sóng radio, sóng ánh sáng lan tỏa trong không gian như thế nào ta đã biết. Chỉ còn một thắc mắc: Nguyên do nào khiến một vi phân tử, thí dụ như photon, “bay” nhanh đến thế – có thể nhanh nhất trong Vũ Trụ. Theo truyền thống, trước hết, thỉnh ý tiền nhân. Lên Gúc, tra cứu sách báo khoa học, không thấy các ngài – như Einstein, Newton – dạy bảo gì rõ ràng, dứt khoát về vụ này. Đành trông chờ ở các bậc cao minh của thời đại chúng ta.
Trong bóng hậu trường đàm phán có các sự thật khác mà hồi ký của Khrushchev hé lộ một phần trong chi tiết. Khrushchev kể lại nội dung trao đổi giữa Chu Ân Lai với Hồ Chí Minh. Về diễn tiến trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh cho biết tình hình chiến sự là tuyệt vọng, nếu không ngừng bắn sớm, Việt Minh không thể chống Pháp trong lâu dài. Trước nguy cơ này, Viêt Minh, khi cùng đường, có thể tháo chạy qua biên giới tìm nơi trú ẩn và xin Trung Quốc tiến quân sang Việt Nam, như đã làm ở Triều Tiên.
Với riêng những người dân Việt Nam, còn có thêm câu trả lời rằng, chính phủ Mỹ của tổng thống Joe Biden hiện nay cũng là một ân nhân khi đã viện trợ và chấp thuận các hãng chế tạo thuốc ngừa Covid của Mỹ được phép bán thuốc cho Việt Nam vì nội các tiền nhiệm của Trump đã từ chối tham gia chương trình viện trợ nhân đạo COVAX cho thế giới. Chích mũi thuốc Pfizer hay Moderna, hy vọng người dân Việt Nam sẽ nhớ đến điều này.
Đạo đức của thị trường không phải kinh doanh lương thiện mà chính ở chổ đầu tư khôn ngoan và chính chắn sẽ được thị trường tưởng thưởng, bằng ngược lại liều lỉnh hay lảng phí sẽ bị đào thải. Bàn tay vô hình thường xuyên tẩy sạch các sai lầm thì thị trường mới sinh hoạt tự do và lành mạnh. Sách báo kinh tế Hoa Kỳ lại nhắc đến “moral hazard” hay là rủi ro đạo đức. Giống như cháu hư tại bà tức có can thiệp từ bên ngoài - thường là do bàn tay hữu hình của nhà nước – dung dưỡng bao che khiến thị trường trở nên ỷ lại không cải sửa thói hư tật xấu. Thị trường không tự sửa sai sẽ có ngày vấp ngã giết chết nền kinh tế.
“Các ‘đại gia’ đó đã trở về Việt Nam từ thập niên 1990 khi đất nước bắt đầu mở cửa để đổi mới. Họ đầu tư chủ yếu vào bất động sản và xây dựng quan hệ là hai thứ tài sản có lợi nhất trong thời quá độ. Với túi tiền và kinh nghiệm tham nhũng ở Liên Xô và Đông Âu cũ, họ là những người cơ hội (như ‘carpetbaggers’) đặc trưng của thời kỳ tích tụ tư bản hoang dã.
Chuyện thứ nhì vui, tràn đầy hạnh phúc. Đoàn lính đang diễn hành, sắp tới khán đài. Bổng một anh lính trẻ, tân binh của Trường Võ bị, đưa tay ra hiệu vào nhóm người đừng trên lề đường coi lễ. Một cô đầm, xiêm y tươm tất, vội tiến ra tới gần anh lính. Anh lính liền bước ra khỏi hàng, quì xuống, móc túi lấy ra chiếc nhẫn đính hôn, đeo vào ngón tay áp út của cô đầm. Họ đứng dậy, dĩ nhiên là ôm nhau hôn tuy còn luật ngăn cách vì dịch vũ hán! Cấm hôn!
Theo bản tin đăng trên trang mạng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Blinken đã tái cam kết sự ủng hộ của Hoa Kỳ với khối ASEAN, xây dựng mối quan hệ chiến lược dựa trên nhân quyền và các quyền tự do phổ quát, sự thịnh vượng kinh tế và dựa theo lợi ích người dân. Ông cũng cam kết là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ các quốc gia trong khu vực chống lại đại dịch Covid-19 qua các chương trình viện trợ của Mỹ.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Geneva vào tháng trước, vũ khí mạng đóng vai trò lớn hơn trong chương trình nghị sự so với loại vũ khí hạt nhân. Rõ ràng thế giới đã thay đổi kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng Biden đã hoàn thành điều gì, nếu có?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.