Hôm nay,  

Cứu Nguy Toàn Cầu

26/02/200900:00:00(Xem: 5531)

Cứu nguy Toàn cầu

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...điều kiện ngặt nghèo của IMF lại gây hậu quả bất ổn chính trị...
Ngày 22 vừa qua, từ cả hai góc Âu-Á của địa cầu, các quốc gia tới tấp hội họp để tìm giải pháp cứu nguy kinh tế. Đông Á có hội nghị các Bộ trưởng Tài chính của khối ASEAN +3 ở Phuket tại Thái Lan, với đề nghị thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chung cho 13 quốc gia. Tại Berlin thuộc Đức, lãnh đạo sáu nước Âu châu trong nhóm G-20 thì đề nghị cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu và cấp thêm vốn hầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF có thể cứu nguy kinh tế Âu Châu. Mục Diễn đàn Kinh tế đài RFA tìm hiểu về các cuộc vận động ấy qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện sau đây...
Hỏi 1: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Ngày Chủ nhật 22 vừa qua đã có hai hội nghị cùng tiến hành tại Á châu và Âu châu nhằm tìm ra giải pháp cứu nguy kinh tế toàn cầu. Đó là thứ nhất hội nghị cấp Bộ trưởng Tài chính của 10 quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN và ba đối tác Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn gọi là khối ASEAN+3. Thứ hai là hội nghị cấp lãnh đạo sáu cường quốc kinh tế Âu châu nhằm thống nhất hành động trước thượng đỉnh của nhóm G-20 tới đây tại London.
Dư luận theo dõi các nỗ lực ấy từ cả hai góc Âu Á của địa cầu trước những chấn động tài chính hiện nay nên tiết mục chuyên đề của chúng ta đề nghị ông trình bày cho bối cảnh của vấn đề trước khi ta có thể biết thêm về nội dung và kết quả.
- Trước hết, xin hãy nói về hội nghị các Bộ trưởng Tài chính Á châu tại Phuket của Thái Lan. Tháng Bảy năm 1997, biến động hối đoái tức là ngoại hối tại Thái Lan đã gây khủng hoảng cho toàn khu vực trong các năm 1997-1998. Rút kinh nghiệm ấy, Nhật Bản đề nghị giải pháp ngăn ngừa là hợp đồng giao dịch ngoại tệ giữa hai nước, gọi là "currency swap". Đó là Sáng kiến Miyasawa, là tên ông Bộ trưởng Tài chính Nhật thời đó. Qua tháng Năm năm 2001, các nước Đông Nam Á khai triển sáng kiến ấy thành Sáng kiến Chiang Mai, tên địa danh của hội nghị tại Thái Lan nhằm mở rộng các hợp đồng giao dịch giữa các nước ASEAN với ba đối tác Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn. Khi vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ năm ngoái, các nước Đông Á đã nâng định mức hợp tác lên 83 tỷ đô la. Tại hội nghị Phuket tuần qua, họ còn tiến xa hơn, đó là tăng mức hợp tác thêm 50% lên tới 120 tỷ đô la và nghiên cứu việc thành lập một quỹ cứu trợ đa phương bằng ngoại tệ cho toàn khu vực thay vì là qua từng hợp đồng song phương giữa hai quốc gia với nhau. Đây là một tiến trình xoay chuyển kéo dài từ cả chục năm...
Hỏi 2: Đó là về phía Á châu. Còn về Âu châu thì thượng đỉnh tuần qua tại Berlin đã tính sao"
- Tại thượng đỉnh Berlin thì lãnh đạo Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hoà Lan muốn tiến tới một lập trường thống nhất của các nước Âu Châu trong nhóm G-20 về hai đề mục chính. Thứ nhất, phải tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp đầu tư tài chính như "quỹ đối xung" - hedge funds - để tránh những rủi ro quá lớn trên thị trường toàn cầu. Thứ hai, tăng vốn gần gấp đôi cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khoảng 250 tỷ đô la, hầu định chế này có thể cấp cứu các nước gặp nạn tại Âu Châu, nhất là các nước "tân hưng", mới nổi, của Đông Âu.
- Nhìn như vậy thì Đông Á lo cho hiệu ứng khủng hoảng cho một số quốc gia Á châu, còn Âu Châu thì nghĩ đến hậu quả dội ngược từ Đông Âu về Tây Âu. Nhưng cả hai phía đều đang muốn tiến tới một giải pháp phối hợp đồng bộ giữa các nước với nhau. Tại Đông Á, khối ASEAN+3 chuẩn bị sáng kiến cho thượng đỉnh ASEAN sắp tới tại Han Nin gần Bangkok, nếu như Thái chưa loạn vì tranh chấp nội bộ. Sau đó, họ trình bày đề nghị tại thượng đỉnh tháng tới của nhóm G-20 và hội nghị tại Bali thuộc Indonesia vào tháng Năm. Tại Âu Châu, các nước cũng sẽ đưa dự án này vào nghị trình của thượng đỉnh nhóm G-20. Đó là về bối cảnh chung.
Hỏi 3: Đi vào cụ thể thì đề nghị của phía Đông Á gồm có những gì"
- Từ nguyên thủy, ba nước đối tác Đông Bắc Á của khối ASEAN tại Đông Nam Á đã mở rộng thể thức giao dịch ngoại tệ bằng loại hợp đồng song phương là currency swap. Theo thể thức này thì hai quốc gia cam kết với nhau là nếu đồng bạc xứ này bị mất giá và có thể gây khủng hoảng ngoại hối thì nước kia sẽ cung cấp ngoại tệ theo một số điều kiện đôi bên định trước để ngừa biến động. Đó là sáng kiến của Nhật về sau được các nước khai triển thêm, với số lượng cam kết song phương gia tăng liên tục, mức cuối là hơn 80 tỷ vào mùa Thu năm ngoái.
- Bây giờ, khi nhiều nước Đông Á như Nam Hàn, Malaysia hay Indonesia đều bị chấn động vì đồng bạc mất giá quá nhanh, họ nghĩ đến việc nâng cao định mức lên 120 tỷ. Nhưng tại Phuket tuần rồi, các nước Đông Á không chỉ nghĩ đến lượng là tăng số tiền cam kết với nhau, mà còn tính đến phẩm, là lập ra quỹ cứu trợ ngoại hối cho toàn khu vực, theo đó xứ nào bị nạn thì sẽ được trợ giúp. Về phần đóng góp cho quỹ này thì trên nguyên tắc Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn sẽ châm vào 80%, năm xứ phát triển nhất ASEAN, là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, thì mỗi nước sẽ tham gia khoảng ba tỷ rưỡi đô la. Năm nước còn lại là  Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam sẽ chung nhau gánh sáu tỷ rưỡi sau cùng. Riêng Thái Lan còn muốn đề nghị trị giá quỹ này là 350 tỷ đô la nhưng đấy mới chỉ là đề nghị thôi.


Hỏi 4: Nếu phân tích kỹ thì kế hoạch cấp cứu Đông Á này có hy vọng thành công hay không"
- Tổng sản lượng GDP của 13 quốc gia Đông Á đó lên tới 10 ngàn tỷ đô la một năm, sau 14 ngàn tỷ của kinh tế Mỹ và 15 ngàn tỷ của khối Âu Châu. Rút tỉa bài học khủng hoảng từ thời 1997, các nước đều lập khối dự trữ ngoại tệ rất cao. Ba nước ngoài ASEAN hiện có tới hơn ba ngàn tỷ đô la, kể thêm lượng tiền của 10 nước ASEAN thì cũng là đáng kể. Kinh nghiệm thứ hai là khi bị khủng hoảng mà cần Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cấp cứu thì điều kiện ngặt nghèo của quỹ này lại gây hậu quả bất ổn về chính trị, cho nên đề nghị của Đông Á thực sự là giải pháp trợ giúp lẫn nhau mà không bị những ràng buộc khắt khe như của quỹ IMF. Với hoàn cảnh cạn kiệt thanh khoản hiện nay của nền kinh tế Tây phương, là Mỹ và Âu Châu, thì Á Châu có dư tiền đối phó. Vì vậy nội dung cấp cứu Đông Á còn hàm ý tách rời khỏi sự chi phối của IMF và các nước Âu-Mỹ.
- Tuy nhiên, và đây là mặt trái của vấn đề, hàng ngày, số giao dịch ngoại hối của các nước lên tới từ ngàn rưởi đến một ngàn sáu trăm tỷ đô la. So sánh thì quỹ dự trữ 120 thật ra rất nhỏ. Nếu chỉ một vài nước bị khủng hoảng về ngoại tệ thì còn cứu được, chứ cả khối mà bị chấn động thì 120 tỷ quả là không đủ và càng giàng với nhau thì càng dễ chết chìm với nhau.
- Ngoài ra, từ thể thức hợp tác song phương với các hợp đồng đổi chác ngoại tệ gọi là currency swap tới một thể thức đa phương, các nước Đông Á phải mất thời giờ nghiên cứu thể thức áp dụng là chuyện không dễ phối hợp. Chẳng hạn, Philippines thì dè dặt với sáng kiến đó vì đang chờ đợi được Ngân hàng Thế giới và IMF cứu trợ với 10 tỷ đô la. Cho nên đây là dự án không dễ thành hình ngay, khi mà khủng hoảng đã de dọa nhiều nước trong cuộc.
Hỏi 5: Bước qua Âu Châu thì đề nghị cụ thể của các nước Âu Châu là gì"
- Các nước mạnh nhất Âu Châu thì muốn tiến tới một lập trường thống nhất cho toàn khối trước thượng đỉnh G-20 vào ngày hai tháng Tư tới đây tại London. Nhóm G-20 này gồm 19 quốc gia có trọng lượng nặng nhất về kinh tế, cộng thêm Liên hiệp Âu Châu mới ra con số 20.
- Nếu các nước Đông Á e ngại khủng hoảng ngoại hối bùng nổ tại Nam Hàn hay Đông Nam Á thì về phần Âu Châu, các nước Tây Âu lại sợ khủng hoảng bùng nổ từ các nước "tân hưng" mới nổi từ Đông Âu sẽ dội về hệ thống ngân hàng Tây Âu. Vì vậy, họ đề nghị tăng cường kiểm soát thị trường đầu tư và tài trợ trong tương lai nhưng ý kiến chính là cấp thêm vốn cho quỹ IMF có thể kịp thời cấp cứu các nước bị nạn. Nếu không, từng nước Tây Âu và nhất là Đức, sẽ phải nhảy vào trước khi khủng hoảng lan rộng hơn. Đề nghị tăng viện cho IMF vì vậy dễ được các nước ủng hộ vì cho tới nay định chế này đã thực tế giăng lưới cấp cứu nhiều nước trong cuộc, như Hungary, Iceland, Latvia, Serbia và nhất là Ukraine. Nói cho dễ hiểu thì các nước Âu Châu muốn bơm thêm nước cho định chế chữa cháy là IMF.
Hỏi 6: Nhưng liệu định chế này có khả năng chữa lửa hay không"
- Về kinh nghiệm, IMF có thừa khả năng miễn là họ rút tỉa được bài học của những liều thuốc đổ bệnh trong quá khứ như đòi tăng lãi suất, giảm chi hay tư nhân hoá hệ thống sản xuất. Chính vì liều thuốc đổ bệnh ấy mà Đông Á e ngại và lập ra định chế cấp cứu khác là sáng kiến họ đưa ra tuần qua. Lồng bên dưới, Nhật Bản hay Trung Quốc và nhiều xứ Đông Á khác cũng muốn nhân dịp này giảm bớt vai trò quá mạnh của Hoa Kỳ và Âu Châu trong tổ chức IMF.
- Về khả năng tài chính thì IMF hiện đang tung tiền cấp cứu chín quốc gia, trong đó có sáu nước Âu Châu và thật sự đang có nỗ lực gây vốn, ở vào khoảng 140 tỷ đô la tính đền tuần qua. IMF quả là đang cần thêm tiền và cần sớm để cấp cứu nhiều nền kinh tế Đông Âu đang bị nguy cơ khủng hoảng. Cuối cùng thì việc tăng vốn đó có hy vọng thành công vì các nước Âu Châu đều lo sợ cháy nhà từ hàng xóm sẽ gây họa cho mình.
Hỏi 7: Suốt giai đoạn ấy, khi khối Á Châu và Âu Châu tới tấp họp hành, người ta không nghe nói gì đến Hoa Kỳ. Trong vụ khủng hoảng này, Hoa Kỳ có thể làm được gì để cấp cứu xứ khác và nhân đó gia tăng ảnh hưởng của mình"
- Hoa Kỳ gây thất vọng lớn vì nội bộ còn bất định về vấn đề riêng, từ kế hoạch kích thích kinh tế tới chương trình cứu trợ gia cư hay kỹ nghệ xe hơi Mỹ và việc tiết giảm bội chi ngân sách vì tăng chi để kích cầu kinh tế. Tuần trước, nhân dịp Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm viếng Jakarta, bà Bộ trưởng Tài chính Indonesia gợi ý với Mỹ là nên ký kết một hợp đồng đổi chác ngoại tệ để cứu nguy đồng rupiah của xứ này mà chưa thấy có trả lời. Một dự án vài tỷ đô la thật ra không lớn và cũng có khả năng cấp cứu giới hạn nhưng ít ra chứng tỏ là Hoa Kỳ quan tâm đến nỗi lo của Đông Á trong khi Tây Âu đang lo về Đông Âu. Vậy mà chưa thấy lãnh đạo Hoa Kỳ chú ý đến chuyện này. Ta sẽ phải theo dõi xem bao giờ Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến chuyện này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
Một sự trùng hợp về thời gian 20 năm trong chiến tranh Việt Nam đã lập lại ở Afghanistan vào ngày 15/08/2021 với hình ảnh chiếc trực thăng di tản người Mỹ chạy thoát từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ trong lúc phiến quân Taliban đã chiếm dinh Tổng thống không tốn một viên đạn, ngay sau khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn ra nước ngoài.
Mùa Vu Lan hiếu hạnh – báo ân cha mẹ – là truyền thống lâu đời của người con hiếu thảo nhưng làm sao tạo được một cơ hội chia sẻ, an ủi và liên tưởng đến mặt phản diện của những đứa con bất hiếu chưa gặp duyên lành để biết ăn năn sám hối trở về với cha mẹ.
Nhận định của một số giới chức quân sự và chính trị cho đó là thất bại về tình báo từ phía Hoa Kỳ đã đánh giá sai về bộ đội cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam, nay lại sai về quân Taliban ở Afghanistan khiến Mỹ phải vội vàng di tản. Hình ảnh máy bay trực thăng di tản người Mỹ và những người đã hợp tác với Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn cuối tháng Tư 1975 và ngày 15/8 vừa qua ra khỏi Kabul sẽ còn in dấu trong tâm thức người Mỹ và dư luận thế giới trong nhiều năm.
Trên Bloomberg Opinion ngày 26 tháng 04 năm 2021, một trong hai tác giả là Cựu Đô đốc James G. Stavridis, trình bày kịch bản này trong bài “Four Ways a China-US War at Sea Could Play Out” mà bản dịch sau đây sẽ giới thiệu. Theo Stavridis,“bốn điểm nóng” mà Hải quân Trung Quốc có khả năng tấn công là eo biển Đài Loan, Nhật Bản và Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam và các vùng biển xa hơn xung quanh các nước Indonesia, Singapore, Australia và Ấn Độ. Nhưng nguy cơ cao nhất là Đài Loan.
Đó là lý do cần nhắc sơ lại Hòa Ước Doha 2020, bởi nếu xem chính phủ Afghanistan là một "đồng minh" của Hoa Kỳ thì đồng minh này đã bị phản bội và bức tử ngay tháng Hai năm 2020 theo sau Hòa Ước Doha của nội các Donald Trump ký với Taliban chứ không phải hôm nay. Liệu có cần nhắc lại hòa đàm Paris vào năm 1973 đã dẫn đến sự sụp đổ báo trước của miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975? Và giới sử gia thường nhắc lại vai trò của tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong việc bỏ rơi Nam Việt Nam chứ không phải tổng thống Gerald Ford, vị tổng thống Mỹ đương nhiệm năm 1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.