Hôm nay,  

Khả Năng Đối Phó Với Khủng Hoảng Của Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối Á Châu

25/02/200900:00:00(Xem: 6445)

Khả năng đối phó với khủng hoảng Của Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối Á Châu
Nguyễn Xuân Nghĩa và Thanh Hà RFI

...giảm bớt tầm ảnh hưởng của Âu Mỹ...
(Ngày 24/02/2009)
Khác hẳn với khủng hoảng tài chính Á châu 1997, giờ đây Asean +3 thừa khả năng tài chính để lập một quỹ dự trữ ngoại hối nhằm tự bảo vệ hệ thống tiền tệ trong khu vực. Phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính tổ chức tại Phuket - Thái Lan, vừa kết thúc hôm chủ nhật 22.02.09, Asean đã cùng với ba đối tác Đông Bắc Á, là Hàn Quốc Nhật Bản và Trung Quốc đồng ý thành lập quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 120 tỷ đô la, hoạt động dưới dạng gọi là «currency swap».
Mục tiêu đề ra nhằm hỗ trợ khẩn cấp hệ thống tiền tệ của các nước trong khu vực đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quyết định nói trên của các bộ trưởng tài chính khối Asean +3 sẽ được trình lên hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á vào cuối tuần này, nhưng sẽ phải có thêm thời gian để quỹ cứu trợ tài chính khẩn cấp nói trên chính thức đi vào hoạt động.
Quỹ Dự trữ Ngoại hối Châu Á
Mùa Thu năm ngoái, thể theo tinh thần của Sáng kiến Chiang Mai, các nước trong khu vực dự trù thành lập một khoản dự trữ tương đương với 80 tỷ đô la, nhưng trước những thách thức tài chính và kinh tế đang đặt ra cho khu vực, tại cuộc họp ở Phuket vừa qua, các bên đã quyết định nâng cao mức giao dịch ngoại hối lên thành 120 tỷ thay vì 80 như dự kiến ban đồng. Thêm vào đó, sự trợ giúp lẫn nhau không chỉ giới hạn trong ở mức song phương, mà được mở rộng ra thành đa phương.
Về khoản đóng góp của các bên, trên nguyên tắc Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ đóng góp đến 80% cho quỹ dự trữ ngoại hối. Năm nước phát triển nhất của Asean là Singapor, Malaysia, Inđônêxia, Philippines và Thái Lan, mỗi thành viên này sẽ tham gia khoảng ba tỷ rưỡi đô la. Năm nước nhỏ nhất của Asean (Brunei, Cam Bốt Lào, Miến Điện, Việt Nam) sẽ phải gánh vác sáu tỷ rưỡi cuối cùng trên tổng số 120 tỷ đô la.
Đề giải thích cho sự hình thành của quỹ cứu trợ khẩn cấp nói trên, bộ trưởng tài chính Asean +3 cho biết trong năm 2008 do  hậu quả của khủng hoảng trên thế giới, xuất khẩu của các nước trong vùng giảm mạnh, đầu tư đổ vào khu vực thưa thớt.
Bên cạnh đó giá trị tiền tệ của nhiều nước trong khu vực tuột dốc trầm trọng so với đô la : chẳng hạn như đồng won Hàn Quốc mất giá 37%, đồng rupia của Inđônêxia là 23%. Tiền của các nước trong vùng có nguy cơ còn sụt giảm thêm nữa nếu đầu tư trực tiếp của Âu Mỹ cứ cạn dần.
Quỹ dự trữ ngoại hối của khu vực sẽ vận hành ra sao, "curency swap" là gì, và quỹ cấp cứu tài chính ấy có thể cứu nguy được cho các thành viên khi họ gặp nạn hay không"
Để trả lời các câu hỏi trên, ban việt ngữ RFI đã tham khảo ý kiến của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, từ Hoa Kỳ.
Thanh Hà: Xin chào anh Nguyễn Xuân Nghĩa. Khối ASEAN vừa thỏa thuận với ba đối tác Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn cùng nâng mức trao đổi hối đoái, hay "currency swap" lên tới 120 tỷ đô la, thành một quỹ dự trữ ngoại tệ chung cho toàn khu vực. Trước hết, xin anh cho biết thể thức gọi là "currency swap" ấy là gì, nhắm vào mục tiêu gì và quyết định mở rộng việc hợp tác về ngoại hối đó có kết quả ra sao trong bối cảnh của những chấn động tài chính trên toàn cầu"
- Đây là một quyết định mở rộng phạm vi và nâng cao ngạch số hợp tác về ngoại tệ giữa 13 quốc gia này, và nó xuất phát từ thể thức đổi chác ngoại tệ đã có từ lâu trên doanh trường, mà chưa có tên gọi bằng Việt ngữ. Người Pháp cũng dùng chữ swap, tức là hoán đổi, thành swap des devises tức là hoán đổi ngoại tệ.
- Tôi xin lấy một thí dụ trên doanh trường cho dễ hiểu, trước khi ta nói đến thể thức hợp tác giữa các nước. Trong giao dịch ngoại thương, thí dụ như nếu một doanh nghiệp Anh mà cần tiền Thụy Sĩ và một doanh nghiệp Thụy Sĩ cần tiền Anh thì hai bên có thể ký kết với nhau một hợp đồng giao hoán, hay đổi chác, giao dịch, nôm na là có khả năng mượn nhau hai loại ngoại tệ ấy theo ba điều khoản: thứ nhất là mượn nhau với lãi suất nào, thứ hai là với định mức tối đa là bao nhiêu, và thứ ba là trong hạn kỳ là bao nhiêu năm. Có hợp đồng ấy trong tay rồi, hai doanh nghiệp có thể mượn nhau tiền khi có nhu cầu mà khỏi phải bước vào thị trường ngoại hối hay hối đoái với nhiều hạn chế hay bất trắc về hối suất. Một hợp đồng như vậy thường có hạn kỳ rất lâu, tới cả chục năm và nâng cao khả năng xoay trở cho hai công ty ấy.
Thanh Hà: Anh vừa trình bày nguyên tắc của nghiệp vụ giao dịch này giữa các doanh nghiệp với ai thí dụ hai doanh nghiệp Thụy Sĩ và Anh quốc với nhau. Thế còn chuyện giao dịch giữa các quốc gia thì sao"
- Bây giờ, từ doanh trường ta bước qua quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Sau vụ khủng hoảng hối đoái ngày hai tháng Bảy năm 1997 tại Thái Lan với hậu quả lan rộng là khủng hoảng kinh tế cho năm quốc gia Đông Á, các nước trong khu vực, trước nhất là Nhật Bản, mới tìm cách ngăn ngừa tái diễn một trường hợp tương tự khi có quốc gia bị thiếu ngoại tệ và phải phá giá đồng bạc.
- Một giải pháp là hai nước có thể ký kết một hợp đồng giao hoán ngoại tệ tức là currency sawp để nếu nhất thời mà cần tiền thì vay được nước khác theo những điều kiện thỏa thuận trước. Cụ thể là có lời hứa rằng hai ngân hàng trung ương sẽ trao đổi ngoại tệ với nhau. Ban đầu, Nhật Bản đưa ra sáng kiến đó vào năm 1998, gọi là Sáng kiến Miyasawa là tên của một nguyên Thủ tướng về sau là Bộ trưởng Tài chính Nhật. Sáng kiến ấy dẫn tới nhiều cam kết song phương giữa Nhật với một số quốc gia Đông Á như Mã Lai Á hay Malaysia và Hàn Quốc, định mức của các hợp đồng ấy lên tới con số tương đương với 30 tỷ Mỹ kim.
- Đến tháng 5 năm 2001, các nước Đông Á khai triển Sáng kiến Chiang Mai - Chiang Mai là tên địa danh tại Đông Bắc Á là nơi tổ chức hội nghị - làm khuôn khổ của nhiều hợp đồng giao hoán song phương với nhau. Hai sáng kiến ấy là nền tảng của các hợp đồng lên tới 75 tỷ vào năm 2006 và đến cuối năm ngoái, thì trị giá tổng cộng của các hợp đồng này lên tới hơn 80 tỷ. Bây giờ, các nước muốn tiến xa hơn Sáng kiến Chiang Mai là tiến tới một quỹ dự trữ ngoại tệ chung các cả khu vực và gia tăng số cam kết thêm 50%, từ 80 tỷ lên 120 tỷ.
Thanh Hà: Một cách cụ thể thì hợp đồng đổi chác này sẽ vận hành ra sao giữa các nước"
- Ta có 10 quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN. Bây giờ, ba xứ Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn cùng tham gia vào kế hoạch nhằm liên kết khối dự trữ ngoại tệ của 15 xứ với nhau để khi hữu sự thì có thể cứu nhau mà không cho khủng hoảng lan rộng.


- Về sự vận hành cụ thể thì hãy lấy thí dụ như Nhật đã ký một hợp đồng đổi chác với Thái, gọi là Nhật/Thái trị giá sáu tỷ đô la tính từ tiền Yen Nhật qua tiền Bath của Thái. Thái ký hợp đồng Thái/Nhật với Nhật là ba tỷ đô la, tính từ tiền Bath của Thái qua đồng Yen Nhật. Nếu nhất thời mà tiền Thái bị sụt giá thì Nhật có thể dùng ba tỷ trong hợp đồng Thái/Nhật để mua tiền Bath của Thái hầu giữ cho tiền Thái khỏi mất giá. Trung Quốc cũng có những hợp đồng như vậy với Nhật Bản, Hàn Quốc và bốn trong năm nước ASEAN là Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Thái Lan.
- Nhìn rộng ra ngoài, mạng lưới bảo vệ hệ thống hối đoái hay ngoại hối của 13 quốc gia này thực tế đưa đến nỗ lực kết hợp chính sách hối đoái và tài chính của cả khối kinh tế Đông Á, từ Đông Bắc xuống Đông Nam Á là 10 nước của khối ASEAN, và có tham vọng ngầm là thay thế được mạng lưới bảo vệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI. Và đó là khía cạnh chính trị tiềm ẩn bên dưới nên có gặp những trở ngại hoặc phản đối ngầm của các quốc gia khác, nhất là Hoa Kỳ, và cả Âu Châu. Ngược lại, đó cũng là tham vọng của Nhật và Trung Quốc nhằm giữ các nước Đông Á trong vùng ảnh hưởng của mình.
Thanh Hà: Anh vừa nói đến nỗ lực của Đông Á để thay thế hệ thống Quỹ Tiền tệ Quốc FMI do Hoa Kỳ và Âu Châu thiết lập từ sau Thế chiến Hai. Thưa anh, với 120 tỷ dự trù tại Phuket tuần này thì liệu các nước có khả năng cứu nhau hay không"
- Trên thị trường hối đoái toàn cầu, mỗi ngày các nước giao dịch với nhau chừng từ 1.500 tới 1.600 tỷ đô la. Số 120 tỷ của Đông Á vì vậy chỉ có hơn 7% thôi nên thật ra là không đáng kể. Nếu chỉ có một vài loại ngoại tệ, như đồng Bath của Thái hay đồng Pesos của Phi mà bị ép thì kế hoạch 120 tỷ ấy có thể cứu được hai xứ đó. Nhưng nếu nhiều đồng tiền cùng bị khủng hoảng một lúc thì việc giàng tiền vào nhau trong một hệ thống chung sẽ khiến các nước dễ chết chìm với nhau. Hãy tưởng tượng đến cái thế liên hoàn của 15 con thuyền cùng neo vào nhau trong một cơn bão. Bão nhỏ thì thoát, bão lớn thì càng dễ chết chung!
- Ta không quên rằng bảy trong 10 quốc gia ASEAN đều bị chấn động vì vụ khủng hoảng hiện nay, nặng nhất là đồng won của Nam Hàn, đồng rupiah của Nam Dương, đồng ringgit của Mã Lai Á. Các nước kia là Việt Nam, Phi Luật Tân, Thái Lan và cả Singapore đều có bị chấn động.
Thanh Hà: Trở lại chuyện anh vừa nói là một hệ thống cấp cứu ngoại tệ Đông Á có thể thay thế hệ thống tiền tệ FMI. Vì sao anh lại kết luận như vậy"
- Có hai cách nhìn vấn đề. Thứ nhất là sự lạc quan Đông Á khi các nước trong khu vực tin là mình đã có thế lực kinh tế đủ nặng và gần như ngang bằng với Tây phương là Hoa Kỳ và Âu Châu. Đó là xu hướng đã thấy từ nhiều năm nay. Lẽ thứ hai, ngược lại là sự hốt hoảng đang xảy ra khi khủng hoảng hoành hành rất mạnh. Tháng 10 năm ngoái, 13 quốc gia này dự tính mở rộng khuôn khổ hợp tác của Sáng kiến Chiang Mai, và lập ra một "Quỹ khủng hoảng Á châu" để phòng ngừa khủng hoảng từ Âu-Mỹ lan vào châu Á.
- Tôi xin giải thích hai lý do đó. Về sự lạc quan thì tổng sản lượng của cả khu vực lên tới gần 10.000 tỷ đô la, nếu mình so với 14 ngàn tỷ của Hoa Kỳ, hay 15 ngàn tỷ của Âu Châu. Tổng số dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn lên tới hơn 3.000 tỷ, cộng thêm dự trữ của các xứ khác, như Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Mã Lai Á, Thái Lan, v.v... Cho nên họ có dư thừa ngoại tệ và thanh khoản, tức là hiện kim, tiền mặt, so với tinh trạng cạn kiệt thanh khoản hiện nay tại Mỹ và Âu Châu. Vì vậy, các nước mới bàn tính với nhau về một quỹ cứu trợ cho khu vực, thí dụ như Thái Lan là quốc gia đang là Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay còn đề nghị lập quỹ cứu trợ chừng 350 tỷ, chứ không phải là 120 tỷ mà thôi.
 Thanh Hà: Thưa anh, liệu kế hoạch này có hy vọng được nhanh chóng thành hình hay không"
- Về thời điểm làm việc, họ dự trù sẽ trình bày dự án này lên Thượng đỉnh ASEAN sẽ họp tuần tới gần Bangkok, sau đó sẽ đưa ra hội nghị ở Bali vào tháng Năm này.
- Vấn đề là làm sao kịp thời thỏa thuận về một khuôn khổ hợp tác khi mỗi nước tại tính một khác" Thí dụ như Phi Luật Tân thì ngần ngại với sáng kiến đó và chờ đợi ngân khoản cấp cứu trị giá 10 tỷ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI. Thứ hai, làm sao thoả thuận về ngạch số, là bao nhiêu mới đủ, 120 hay 350 tỷ thì đã đủ hay chưa so với các chấn động trên thế giới" Thứ ba là làm sao quản trị và chia sẻ phí tổn của quỹ này" Ai sẽ quyết định là sẽ cứu ai, dựa trên tiêu chuẩn gì" Giữa các hợp đồng đổi chác song phương với một cơ chế đa phương này, sẽ phải thay đổi và quyết định ra sao"
- Nói tóm lại, nhân vụ khủng hoảng này chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của một cơ chế hợp tác khác tại châu Á, tương tự như sự hình thành của Thị trường Than và Thép rồi Thị trường chung của Âu Châu sau Thế chiến II. Chúng ta chưa rõ là họ có hy vọng thành công hay không.
Thanh Hà: Nếu như vậy, anh nghĩ sao về phản ứng hay khả năng góp phần giải quyết của các cường quốc ở bên ngoài châu Á, như Hoa Kỳ và Âu Châu"
- Chúng ta có nhìn thấy yếu tố chính trị là sự e ngại của Á Châu và những vấn đề ngổn ngang của các nước Âu-Mỹ. Thí dụ cụ thể là nhân chuyến thăm viếng Jakarta của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bà Bộ trưởng Tài chính của Indonesia có bắn tiếng hôm 20 vừa qua là muốn ký kết một hợp đồng đổi chác ngoại tệ với Mỹ. Đây là một cách thật ra rất mong manh vì rất ít hiệu quả cấp cứu với chỉ có vài ba tỷ cam kết, nhưng nó chứng tỏ mối quan tâm của Mỹ với nỗi âu lo của một xứ khác, tức là đạt được thắng lợi ngoại giao vào một thời điểm then chốt. Với một điều kiện là Hoa Kỳ hay Âu Châu biết nhìn ra khỏi cơn khủng hoảng của mình mà quan tâm đến xứ khác.
Thanh Hà: Xin cảm ơn anh Nguyễn Xuân Nghĩa.
Cách nay hơn 10 năm khi cơn bão tiền tệ Á châu ập vào Thái Lan, kéo theo Inđônêxia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông vào vòng xoáy của khủng hoảng. Khi đó Bangkok, Jakarta và Seoul đã phải vay Quỹ tiền tệ quốc tế 1.000 tỷ đô la với những điều kiện hết sức ngặt nghèo: FMI/IMF đã buộc các con nợ cắt giảm chi tiêu cộng cộng, tăng lãi suất, đồng thời tiến hành một loạt các cuộc tư hữu hóa.
Trong 12 năm qua, toàn cảnh tài chính, kinh tế trong khu vực đã thay đổi hẳn: tổng sản lượng của khối Asean +3 hiện đã lên tới 10 ngàn tỷ đô la, so với 14 ngàn tỷ của Hoa Kỳ và 15 ngàn tỷ của Liên Hiệp Châu Âu.
Chỉ riêng ba nước Đông Bắc Á, là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã tích lũy được một khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ khoảng 3.6 ngàn tỷ đô la, tương đương với ¼ dự trữ ngoại hối của thế giới.
Cho nên hơn bao giờ hết Asean, dưới bóng của Seoul, Tokyo và Bắc Kinh muốn từng bước thoát khỏi vòng kềm tỏa của Quỹ tiền tệ quốc tế, một định chế đặt dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ và Châu Âu. Nói cách khác, ngoài mục tiêu thuần túy kinh tế, Châu Á còn ấp ủ một tham vọng chính trị: giảm bớt tầm ảnh hưởng của Âu Mỹ.
Vấn đề còn lại là khu vực này có đủ sức để thực hiện tham vọng ấy hay không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.