Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ Lìa Đời,chia Tay Sau 79 Mùa Xuân

17/01/200900:00:00(Xem: 10223)
NHẠC SĨ PHẠM THẾ MỸ Lìa Đời,CHIA TAY Sau 79 MÙA XUÂN
Trần Củng Sơn tổng hợp
Người bạn , cựu sinh viên Đại học Vạn Hạnh vừa gởi cho bản tin cho biết nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã qua đời tại nhà riêng ở Sài Gòn vào lúc 3 giờ sáng ngày 16-1-2009, hưởng thọ 79 tuổi, sau thời gian bị đột quỵ, liệt nữa người hơn một năm và sức khỏe yếu dần.
Tác giả bản Trăng Tàn Trên Hè Phố sinh năm 1930 tại Đập Đá, An Nhơn tỉnh Bình Định. Mới 15 tuổi đã sáng tác bản Đường Về Nhà Em. Năm 29 tuổi, vào học trường Quốc gia Aâm nhạc Sài Gòn. Sau đó dạy âm nhạc và Việt văn tại các trường tư thục ở Đà Nẵng, trưởng phòng Văn học Nghệ thuật Viện đại học Vạn Hạnh.
Một số nhạc phẩm đã xuất bản : Bóng Mát, Đan Aùo Mùa Xuân, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Aùi,  Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương, Nắng Lên Xóm Nghèo, Thương Quá Việt Nam, Tóc Mây, Bông Hồng Cài Aùo…
Những tập nhạc đã ấn hành: Lửa Thiêng, Con Đường Trước Mặt, Trang Sử Mới, Thêm Một Lần Hoa Nở, Sắc Lụa Trữ La, Tiếng Hát Dậy Từ Lòng Đất, Miếu Aâm Hồn, Trái Tim Việt Nam.
Hai năm trước, nghe tin ông bị bệnh, nhóm thân hữu cựu sinh viên Vạn Hạnh tổ chức văn nghệ gây quỹ được mấy ngàn Mỹ kim ở thành phố Houston, Texas gởi về giúp đỡ.
Trước năm 1975, khi còn tuyển lựa ca sĩ đài phát thanh, thính giả vẫn thường nghe các thí sinh hay chọn bản Trăng Tàn Trên Hè Phố để hát. Ra hải ngọai, ca sĩ mới của trung tâm Asia cũng chọn bản này để trình diễn. Có những câu hát khó quên: "Tôi lại gặp anh giờ đây nơi quán nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ", " Thôi mình chia tay, cầu mong anh chiến thắng, ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố. Thôi mình chia tay, rồi mai đây có về, quà cho tôi anh nhé, chép bài thơ".
Trong chủ đề nói về tình bạn của hai người lính, còn có thêm bản Những Ngày Xưa Thân Aùi , có câu hát : "Nghe tin anh gục ngã, dừng chân quán năm xưa, uống nước dừa hay nước mắt quê hương".

Bản Bông Hồng Cài Aùo, Phạm Thế Mỹ phổ từ bài thơ cùng tên của thiền sư Nhất Hạnh rất phổ biến. Những ngày lễ Mother's Day tại nước Mỹ, các đài phát thanh tiếng Việt và các buổi trình diễn đều hát nhạc phẩm này: "Một bông hồng cho anh , một bông hồng cho em, và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn…"
Ca khúc của Phạm Thế Mỹ đậm nét thân phận quê hương thời chiến tranh và những thao thức, mong đợi một tương lai hòa bình. Hiếm hoi, có  bản Tóc Mây ca ngợi vẻ đẹp mái tóc người yêu : "Oâi tóc mây bay ru lên điệu buồn, sợi tình theo gió vỗ cánh bay xa, ôi tóc mây thơm men say lạ thường, tình ta không lá tóc mây không vàng."
Trong dòng nhạc Xuân ca của vườn hoa nghệ thuật Việt, Phạm Thế Mỹ cũng góp phần với bản Đan Aùo Mùa Xuân : "Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ và lang thang chim én mang sầu về cuối trời…Anh sẽ về khi không còn tiếng súng, trời xanh cao tiếng hát , chim trổi nhạc đón mừng." Với một giọng nữ ngọt ngào, lời ca tha thiết của người yêu chờ người tình chinh chiến trở về khi mùa Xuân Tết đến, bài hát  cho thính giả cảm giác yêu thương đằm thắm. Tình yêu trong tưởng tượng bao giờ cũng đẹp.
Những người tán thưởng ca khúc quê hương u hòai sẽ nhớ nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với một số sáng tác của ông, ghi dấu một thời mười mấy năm chinh chiến của đất nước, khỏang đầu năm 60 đến năm 1975.
Còn mười mấy ngày nữa là Tết Kỷ Sửu và mùa Xuân đến. Lại nghe văng vẳng bản Đan Aùo Mùa Xuân . Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vừa chia tay cuộc đời và những người yêu nhạc ông. Sống lâu cỡ nào, hội ngộ vui vẻ rồi cũng " đừng lưu luyến gì đây, thôi bọn mình chia tay, thôi bọn mình chia tay". Xin hát lời ca cuối của bản Trăng Tàn Trên Hè Phố để tiễn đưa ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.