Hôm nay,  

Vui Buồn Trong Năm

22/12/200800:00:00(Xem: 7926)

Vui Buồn Trong Năm

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
....nhìn lại một năm kỳ lạ chưa từng thấy...
Có lẽ năm nay là năm mà người ta mua thuốc an thần nhiều nhất - trừ phi là thuốc nhức tim... Năm nay cũng là năm hào hứng nhất cho giới làm truyền thông vì có quá nhiều biến cố bất ngờ không ai có thể đoán trước khi treo tấm lịch 2008.
Ta hãy nhẩn nha kể lại...
****
XĂNG VÀ DẦU
Đầu năm dương lịch, mùng một tháng Giêng 2008, một quái chiêu trên thị trường buôn bán thương phẩm (commodity - nguyên nhiên vật liệu, khoáng sản và lương thực) đã "chơi bạo lấy tiếng" khi mua dầu thô với giá 100 đô la một thùng. Một kỷ lục có giá trị tâm lý hơn là thực tế vì sau đó giá đã hạ. Lần trước, gần ba chục năm trước, dầu thô lên tới giá cao nhất là khoảng từ 92 đến 97 đồng mà thôi, tính theo hiện giá ngày nay. Thành thử, giá dầu một trăm là chuyện hy hữu!
Nhưng, đến giữa năm thì giá kỷ lục ấy đã bị vượt qua: ngày 11 tháng Bảy, dầu thô được bán với giá chưa từng thấy trong lịch sử cổ kim, là 147 đồng một thùng. Với giá ấy, xăng dầu tại Mỹ bật lên mức bất thường cho dân Mỹ là gần bốn đồng một galông và gây tranh luận om xòm trên thị trường và ngoài chính trường.
Thế rồi, đến cuối năm, dầu thô sụt mất ba phần tư, từ đỉnh cao 147 đồng nay chưa đạt tới 40 đô la một thùng. Giá hôm 19 chỉ còn chừng 35 đồng. Xăng dầu tại Mỹ cũng hạ giá, làm hạ hỏa cơn sốt năng lượng lẫn các cuộc tranh luận về tội ác của kỹ nghệ dầu hoả hay về nhu cầu đào thêm dầu của Mỹ.
Thế rồi, chuyện xăng dầu nóng lạnh ấy cũng bị thời sự vứt qua một bên...
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÁNH
Chuyện đáng nhớ nhất không phải là tổ hợp đầu tư Bear Sterns bị phá sản hồi tháng Ba mà là đại gia Lehman Brothers xụp đổ vào trung tuần tháng Chín sau 158 năm hiện hữu.
Đấy là "điểm lật", biến cố châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chánh Hoa Kỳ rồi toàn cầu. Từ điểm lật ấy, nhiều cơ sở tài chánh khác theo nhau đổ giàn, trong đó có Fannie Mae và Freddie Mac. Rồi Wall Street trở thành đồng nghĩa với bất cẩn, bất lương và bất lực. Toàn bộ hệ thống tài chánh và ngân hàng Mỹ đã thay thịt đổi da, ra màu nhợt nhạt, cho đến cuối năm vẫn chưa liền sẹo.
Đầu năm 2008, nhìn thấy trước nguy cơ suy trầm kinh tế sau sáu năm tăng trưởng, Chính quyền Bush xin Quốc hội cho phép kích cầu kinh tế với ngân khoản 143 tỷ đô la, cụ thể là trả lại cho mỗi người thọ thuế 600 bạc (hay 1.200 cho một hộ gia đình). Vô hiệu!
Kinh tế học giải thích lý do: dân chúng không đổi thói quen tiêu thụ nếu chỉ được một liều thuốc bổ nhất thời như vậy - họ lấy tiền kích cầu để trả nợ, hoặc thủ thân, hơn là kích thích tiêu thụ. Người ta chỉ đổi thói chi tiêu khi thấy lợi tức có thay đổi lâu dài, hơn là khi có một món bở bất ngờ - và chỉ một lần, nhận được vào khoảng tháng Năm, tháng Sáu.
Đấy là bài học về kích cầu: một liều thuốc bổ về tiền tệ không có ảnh hưởng bằng việc hạ lãi suất hoặc thuế suất, vốn sẽ gây ảnh hưởng lâu dài hơn với tâm lý của nhà đầu tư hay giới tiêu thụ. Yếu tố thời gian hay thời cơ là then chốt!
KÍCH CẦU NHƯ MƯA
Nói về kích cầu thì năm 2008 là năm thấy nhiều kế hoạch được ban hành ở nhiều nơi nhất, kể từ tháng Chín.
Vụ khủng hoảng tài chánh khiến cả Hoa Kỳ lẫn Âu Châu lật đật tung ra biện pháp đối phó, và sau mấy tuần tranh luận sảng, Quốc hội Mỹ đồng ý với kế hoạch cứu nguy tài chánh trị giá 700 tỷ. Mà cũng vô hiệu, vì chính trường chậm lụt đã bị thị trường vượt qua, và rớt xuống vực.
Nạn ách tắc tín dụng bùng nổ, không ai dám vay ai hoặc dám cho ai vay nên bộ máy sản xuất như bị trụy tim, chết đứng.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã thấy trước nguy cơ cạn kiệt thanh khoản, cho nên từ tháng Chín năm trước đã hạ lãi suất liên ngân hàng từ đỉnh cao 5,25% xuống dần, xuống dần và xuống nữa. Đến cuối năm 2008, lãi suất đó bò ngang mặt đất: được rớt vào biên độ 0% - 0,25%. Chuyện hy hữu là Ngân hàng Trung ương còn báo trước rằng lãi suất ấy sẽ được duy trì dưới đó rất lâu.
Nói cho dễ hiểu, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ chính thức thông báo chánh sách "lãi suất số không", thuật ngữ kinh tế gọi là "diệcp" ZIRP - cho nhau vay mà khỏi tính tiền lời. Để mong rằng lãi suất hạ sẽ khiến người ta vay mượn nhiều hơn. Ngoài hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ, nhiều ngân hàng trung ương khác tại Âu Châu và Nhật Bản cũng đi vào chánh sách ấy. Chuyện vô cùng hiếm hoi.
QUY Y VÀ HY VỌNG
Nhưng hy hữu hơn thế là quyết định in bạc để bơm tiền, thuật ngữ kinh tế gọi là "tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng", "quantitative easing" - QE, gọi là "quy y" chăng"..
Sau khi hạ lãi suất tới sàn, nạo sát tới xương mà chưa thấy kết quả, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã mở rộng (gia tăng) bảng kết số tài sản bằng cách lấy tiền mua thẳng các chứng phiếu tài chánh trên thị trường, chủ yếu là trái phiếu. Gia tăng kết số tài sản có nghĩa là in thêm giấy bạc, và mục là để bơm thêm tiền và giảm bớt phân lời trái phiếu hay lãi suất dài hạn. Từ tháng Chín đến cuối năm, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã nâng kết số tài sản lên 900 tỷ rồi 1.200 tỷ Mỹ kim, kín đáo nhưng còn lớn hơn kế hoạch cấp cứu 700 tỷ...
Xin được nói thêm một chút: loại biện pháp lãi suất số không và in tiền mua giấy nợ là chuyện chưa hề thấy trong kinh tế học, trừ có một lần tại Nhật sau khi Nhật Bản bị 10 năm giảm phát từ 1992 tới 2001. Vì vậy, sau này, trong học trình kinh tế, con em của chúng ta sẽ học thêm về khủng hoảng tài chánh và biện pháp vô cùng bất thường của năm 2008.
Nói cách khác, chúng ta đang nằm giữa mắt bão và chóng mặt vì những con xoáy ở chung quanh có khi sẽ nhận chìm tất cả.
Có khi thôi!
Vì sao lại còn hy vọng lạc quan đó" Vì Nhật Bản đã mất 10 năm do dự mới đi vào giải pháp "quy y"  đó. Hoa Kỳ chỉ mất ba tháng! Yếu tố thời gian là then chốt! Nhanh như Mỹ chứ không lừ đừ như Nhật, hoặc khật khùng tính toán như Âu Châu vì Liên hiệp Âu châu cần sự đồng ý của ngần ấy quốc gia hội viên (15 nước trong khối Euro hoặc 27 nước trong Liên Âu). Và cả ngàn tỷ đã được Mỹ bơm vào kinh tế như vậy....
TRỰC THĂNG THẢ TIỀN
Năm 2008 mở màn với nguy cơ suy trầm đã được báo trước từ lâu - và được chính trường tranh cử thổi lên thành "khủng hoảng" cho tới khi khủng hoảng tài chánh bùng nổ mới chịu im. Mãi tới mùa Thu, dân Mỹ mới được cơ quan có thẩm quyền xác nhận: rằng kinh tế Mỹ bị suy trầm từ tháng 12 năm 2007, tính đến cuối năm thì đã tròn 12 tháng méo mặt.
Trong suốt năm 2008, ai ai cũng nói đến viễn ảnh Tổng khủng hoảng 1929-1933. Thực tế thì Mỹ bị suy trầm nặng như thời kỳ 1981-1982, một vụ suy trầm nặng nhất từ sau Thế chiến II. Nhưng lần đó thất nghiệp tăng mạnh hơn, số ngân hàng vỡ nợ cao hơn, số nhà bị kéo nhiều hơn và sau cùng thì kinh tế đã phục hồi mạnh và mở ra kỷ nguyên thịnh vượng kéo dài hơn hai chục năm, với hai vụ suy trầm nhẹ và ngắn thời 1991 và 2001.
Ông Ben Bernanke, Chủ tịch hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, là một giáo sư kinh tế học và một chuyên gia có thẩm quyền về vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933, đề tài được ông nghiên cứu từ lâu. Ông còn nổi tiếng ở một cách phát biểu rất lạ. Trong một số hoàn cảnh ngặt nghèo, Chính quyền có thể phải lấy trực thăng rải tiền xuống cho dân chúng xài thì mới cứu nguy được kinh tế. Vì vậy, ông có hỗn danh là "trực thăng Ben".
Mà không ngờ là có ngày đã phải lấy một quyết định rất lạ lùng ấy.
 Quả vậy, với loại biện pháp cấp cứu bất thường và dữ dội về phẩm - lãi suất số không - lẫn lượng - in tiền mua nợ - kinh tế Mỹ như thấy tiền rơi tựa lá thu. Và nhờ vậy, có hy vọng hồi phục kể từ giữa năm tới trở đi, sớm nhất trong các đầu máy kinh tế của thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu và Trung Quốc).
Nhưng đó là chuyện năm tới.
Chuyện năm nay, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ coi như mất toi 40% so với đầu năm, ai cũng than như vậy. Thật ra vẫn chưa thấm vào đâu nếu ta nhìn qua thị trường chứng khoán của các nước tân hưng hay đang phát triển (Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc hay các nước Đông Á ngoài Nhật. Họ mất trung bình 60%. Diễn giải cho dễ hiểu: bao nhiêu bạc tiền công lao dành dụm và đầu tư trong cả chục năm bỗng thành công cốc.
Nói cho phũ phàng hơn, Hoa Kỳ bị ngã mà còn có thể bò dậy, chứ các cứ khác sẽ còn nằm rất lâu ở dưới. Những ai dậy được thì sẽ ôm tiền chạy vào thị trường Mỹ. Thà cho vay không lời còn hơn là sạch cả vốn! Đô la Mỹ lên ngôi không vì Mỹ bảnh mà vì các xứ khác còn tệ hơn, kể cả Âu Châu và đồng Euro. Khi thấy Euro lên giá trong tháng 12 vừa qua, ta đừng vội lầm!


Những ly kỳ trên thị trường thật ra vẫn thua xa nhiều bất ngờ trên chính trường Hoa Kỳ. Ta bước qua chuyện khác của năm 2008, một năm bù.
***
Năm 2008 đang bẽn lẽn rút lui là một năm đã tốn rất nhiều bạc tiền của thị trường nhưng cũng sẽ tốn rất nhiều giấy mực cho chính trường Hoa Kỳ. Vụ tranh cử mang ý nghĩa lịch sử là lý do.
Bất ngờ sớm nhất là Nghị sĩ Hillary Clinton bị ngáng chân tại Iowa ngay từ ngày đầu năm, từ vòng bỏ phiếu sơ bộ của cuộc tranh cử trong đảng Dân Chủ.
LẦM NGƯỜI HILLARY
Bà Hillary là người đã chuẩn bị cuộc tranh cử từ trước năm 2000, trước khi nhảy dù vào New York chiếm một ghế trong Thượng viện Hoa Kỳ. Bà có đủ yếu tố thiên thời địa lợi nhân hoà vân vân... Tám năm của Bush, nỗi chán chường của cử tri với cuộc chiến Iraq và đảng Cộng hoà, sự xuất hiện của một ứng cử viên phụ nữ đầu tiên và nổi tiếng nhất, lại có bộ máy tranh cử và tiền bạc dồi dào, ân tình tích lũy từ tám năm làm Đệ nhất Phu nhân, v.v....
Ngần ấy yếu tố tất thắng lại khiến bà mắc bệnh chủ quan.
Hillary tranh cử với hai đặc điểm được dựng lên thành khẩu hiệu chiến lược. Thứ nhất là bà có kinh nghiệm, thứ hai là bà cương quyết bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ về đối ngoại. Bà lầm lẫn vì đi quá nhanh do đánh giá sai tâm lý của đảng viên Dân Chủ dưới cơ sở.
Họ muốn "đổi mới" nên bất cần "kinh nghiệm" của bà. Cơ sở đảng bên dưới lại kịch liệt phản chiến nên coi lập trường đối ngoại của bà là quá gần với chủ trương hung hăng của Bush. Chẳng những đánh giá sai cơ sở đảng, bà còn đánh giá sai một đối thủ bất ngờ là Nghị sĩ Barack Obama.
OBAMA BA HOA MÀ NÊN CHUYỆN
Ngoài hai cuốn hồi ký và nghệ thuật hùng biện ba hoa không thua gì Bill Clinton, Barack Obama là một thiên tài chính trị. Ông có khả năng tổ chức một bộ máy tranh cử xuất sắc, và lần lượt loại bỏ các đối thủ khác trong đảng. Không có kinh nghiệm gì đáng kể, ông tranh cử với khẩu hiệu đổi mới để triệt tiêu ảnh hưởng - và "kinh nghiệm" - của Hillary. Ông chú trọng tới các hội đồng bầu cử caucus trong đảng hơn là lá phiếu phổ thông.
Nhờ vậy, ông chặn đà tiến của Hillary và gây nội chiến trong đảng Dân Chủ cho tới hết vòng sơ bộ.
Đấy là sáu tháng nhức tim của năm 2008. Cho tới đầu tháng Sáu năm 2008, Ủy ban Điều lệ của đảng Dân Chủ phải áp dụng giải pháp chia con của vua Salomon để cứu đảng: chia đôi số phiếu cử tri đoàn của Michigan - nơi ông Obama không tranh cử - và Florida là nơi Obama thua phiếu Hillary. Kết cuộc là ngày mùng ba tháng Sáu, Obama chiếm đủ đa số - rất mỏng - để trở thành đại diện chính thức của đảng.
Đây là yếu tố bất ngờ nhất mà các học giả về bầu cử tại Mỹ sẽ còn phải nghiên cứu lại. Đảng Dân Chủ xử ép Hillary để cứu lấy sự thống nhất và tồn vong của đảng.
Từ chủ trương cực tả về kinh tế và xã hội và phản chiến về đối ngoại, sau mỗi đợt thắng lợi Obama lại tiến dần về phía trung dung. Khi trở thành Tổng thống tân cử thì áp dụng bài bản của... Hillary nhuốm mùi Bush, với đa số nhân viên nội các là di sản của Chính quyền Bill Clinton và hai nhân vật then chốt - Tổng trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia - là những người có thể tham dự nội các của nội các Bush III, tức là John McCain.
Màu da là một yếu tố quan trọng, nhưng không quyết định. Chiến lược tranh cử của Obama - vừa chạy đua vừa lách từ phía cực tả vào hướng trung dung để đóng chốt lá phiếu cực tả mà tranh thủ thêm lá phiếu ôn hoà - mới là chính.
Và sự thất bại của đối thủ làm nốt phần vụ còn lại.
McCAIN LÀ TRIỆU LOẠN 
Đối thủ của Barack Obama, Nghị sĩ John McCain bị loạn chiêu giữa cơn khủng hoảng tài chánh.
Trong các ứng cử viên bên Cộng Hoà, McCain là người mờ nhạt nhất.
Vào đầu năm 2008, người ta nói đến hy vọng của nguyên thị trưởng New York, Rudy Giuliani hay nguyên thống đốc Mitt Romney của Massachusetts. Nhưng cái gông Iraq trên cổ ông Bush lại là cái phao cho McCain, người đả kích Bush và chủ trương dồn quân đánh tới ngay từ năm kia. Ông có lý quá! Và càng có lý khi nguyên Thủ tướng Pakistan là bà Benazir Bhutto bị ám sát ngay trước Giáng sinh 2007: Thế giới loạn lạc này cần một người anh hùng như McCain.
Các ngôi sao Cộng Hoà kia đều rụng.
Nhưng, ngược với Obama, McCain là ứng cử viên có ban tranh cử tệ nhất và bản thân cũng phạm nhiều sai lầm nhất, một cách liên tục, bền bỉ. McCain đã tự làm mình mắc cạn.
Nhìn lại năm 2008, vụ khủng bố tại Mumbai của Ấn Độ ngày 26 tháng 11 đã xảy ra... quá trễ cho McCain. Tình hình có khi đã khác nếu quân khủng bố ra tay ngày 26 tháng Chín như đã trù tính. Ynhư vụ khủng bố tại Madrid năm 2004 - vài ngày trước khi dân Tây Ban Nha đi bầu khiến chính quyền chủ chiến bị thất cử sát nút - quân khủng bố cũng biết bỏ phiếu!
Cũng thế, vụ khủng hoảng tài chánh bùng nổ ngày 15 tháng Chín là yếu tố bất ngờ... quá sớm của thời thế.
Anh hùng McCain không khai thác được yếu tố ấy mà còn tự nhận chìm với một đòn tháu cáy kỳ lạ. Dám tháu cáy là có đởm lược, nhưng đi tiền rồi mới quay bài chạy là đòn tự sát chính trị! McCain tuyên bố ngưng tranh cử để về thủ đô bàn việc cấp cứu kinh tế. Nếu là ứng cử viên Cộng Hoà, chưa chắc Mitt Romney đã làm như vậy. Thế rồi, đang dẫn trước - một nghịch lý cho thấy sự yếu kém của Obama - McCain đã kiên trì tụt hậu vì quyết định bất thường đó.
Lý do là ông chẳng làm được gì có tính chất thuyết phục cho việc cấp cứu và còn tiêu hao mất vốn liếng chính trị thu hoạch được nhờ sự xuất hiện của Thống đốc Sarah Palin trong liên danh Cộng Hoà. Nước Mỹ hết lo chuyện Iraq và chẳng còn sợ khủng bố mà chỉ nhìn thấy bão tố tài chánh đang nổi lên. Người hùng McCain không chứng tỏ được sự quả cảm cần thiết của một thuyền trưởng giữa cơn bão.
Ông ủng hộ hay chống đối việc cấp cứu tài chánh" Ông có khả năng thuyết phục đảng viên Cộng Hoà ra sao" Không ai rõ sau khi đã thấy ông đòi ngưng tranh cử để cứu nguy tổ quốc. Chỉ biết rằng McCain ngưng có ba ngày mà chả cứu được gì. Trong khi ấy, Obama cứ lững lờ nước đôi, nghĩa là vẫn nổi chứ không chìm trong con xoáy khủng hoảng.
Quả  thật, McCain là người đáng kính, nhưng không đáng thắng cử vì tranh cử rất dở.
Ngoài tai nạn "cứu nguy tài chánh" mà thành mắc cạn, ông không điều khiển được ban tham mưu. Với tinh thần mã thượng rất chân phương, ông cấm không cho ban tranh cử đề cập tới nhiều nghi vấn về lý lịch của đối thủ và vì vậy gây bất mãn, tranh luận rồi tiết lộ từ nội bộ. Trong khi ấy truyền thông và đảng Dân Chủ tới tấp tấn công Sarah Palin bằng nhiều đòn rất bẩn. Việc truyền thông thiên vị không là yếu tố bất ngờ, đó là truyền thống.
Muốn lãnh đạo thì phải vượt được hàng rào này, McCain không vượt nổi.
Sau đấy, bây giờ, những xì căng đang liên tục xảy ra tại Chicago - thành trì của Barack Obama - là chuyện đã rồi. Không ai dám đẩy thêm một vụ khủng hoảng chính trị cho một Tổng thống tân cử chưa nhậm chức giữa một vụ khủng hoảng tài chánh lịch sử. Trong suốt một năm tranh cử, McCain bị treo lên cổ cái ách của Bush mà không giúp cho dư luận thấy những tỳ vết của Chicago và xuất xứ mờ ám của đối thủ. Ông thất cử vì tranh cử quá tệ!
****
Nhìn lại một năm tranh cử, với ngần ấy biến cố sôi nổi trong vòng sơ bộ bên đảng Dân Chủ, nối tiếp là khủng hoảng tái chánh bùng nổ khi dân Mỹ đi bầu, ta phải kết luận rằng Obama thắng cử là xứng đáng. Nhưng thành tích này không ghê gớm như đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả của Mỹ cứ phô trương trước một dư luận cả tin.
Còn khả năng lãnh đạo của Obama"
Chưa ai biết được. Nghi lắm, chỉ mong là ông đủ bản lãnh tiến hành đường lối trung dung đã chọn lựa sau khi đắc cử. Danh mục kể ra rất dài - tăng hay giảm thuế, cho ai; kích cầu mấy trăm tỷ mới đủ, để làm gì; có cải thiện được chế độ y tế, thoát khỏi vòng kềm tỏa của nghiệp đoàn hay không; có lui về chủ trương bảo hộ mậu dịch và tự cô lập hay không; ứng phó thế nào với Iran, Afghanistan và Liên bang Nga, v.v...
Những chuyện ấy, năm sau sẽ tính. Chứ năm nay, Hoa Kỳ đã có một cuộc khủng hoảng lịch sử và trong giông tố đã bầu lên một nhân vật cũng lịch sử. Xin chúc Obama một mùa Giáng Sinh vui vẻ với gia đình tại Hawaii, trước khi về đăng quang trong giông bão.
Còn chúng ta" Xin cài dây lưng an toàn....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.